• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG III:ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM

3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TRA,

3.3.1. Tăng cường nghiệp vụ kiểm tra, giám sát hải quan

Nhằm nâng cao công tác kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu yêu cầu thực hiện mộ số giải pháp sau:

Một là, thực hiện đúng các quy định pháp luật, quy trình kiểm tra, giám sát hàng hóa đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh.

Hai là, trang bị và đưavàoứng dụng các trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác kiểm tra, giám sát như: Máy soi container di động, máy đọc mã vạch, máy định vị,...

Ba là, triển khai có hiệu quả Luật Hải quan 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành; rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy trình, thủ tục hải quan theo hướng đơn giản, thuận tiện cho người khai hải quan và đảm bảo yêu cầu quản lý của cơ quan hải quan.

Bốn là, tiếp tục duy trì, nâng cao hiệu quả Hệ thống thông quan điện tử VNACCS/VCIS, đảm bảo vận hành ổn định, bền vững; mở rộng thực hiện thanh toán điện tử, cơ chế một cửa quốc gia, tiến tới kết nối cơ chế một cửa ASEAN.

Năm là, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực hải quan

như: ứng dụng công nghệ định vị GPS trong quản lý, giám sát bí mật hàng hóa quá cảnh vận chuyển bằng container.

Sáu là, giảm tỷ lệ kiểm tra, nâng cao chất lượng kiểm tra:

- Triển khai đề án “Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu” theo Quyết định số 2026/QĐ-TTg ngày 17/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ, để giảm thời gian thông quan hàng hóa, tạo điều kiện thuận lời khuyến khích xuất khẩu hàng hóa, bảo đảm hàng rào kỹ thuật bảo vệ môi trường, sức khỏe cộng đồng;

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Tăng cường chất lượng, hiệu quả triển khai thực hiện các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ QLRR trong phân luồng và chuyển luồng kiểm tra hải quan bằng cách tăng cường năng lực thu thập, xử lý thông tin, phân tích rủi ro, xác định trọng điểm kiểm tra:

+ Ban hành văn bản và Sổ tay hướng dẫn công tác thu thập, xử lý thông tin phục vụ QLRR; phân tích rủi ro, xác định trọng điểm kiểm tra;

+ Thu thập, phân tích thông tin hàng hóa XNK, hành khách XNC trước khi đến hoặc rời cửa khẩu;

+ Xây dựng, cung cấp đầy đủ các nguồn thông tin liên quan cho cán bộ, công chức QLRR đượctiếp cận, khai thác phục vụ phân tích;

+ Xây dựng các chuyên đề, định hướng các hoạt động thu thập, xử lý thông tin phục vụ QLRR;

+ Xây dựng giáo trình, tài liệu, tổ chức đào tạo, tập huấn chuyên sâu về kỹ thuật thu thập, xử lý thông tin phục vụ QLRR; phân tích rủi ro, xác định trọng điểm kiểm tra.

- Hoàn thiện kỹ thuật thiết lập, áp dụng tiêu chí lựa chọn kiểm tra; đảm bảo việc lựa chọn đúng lô hàng trọng điểm;

Bảy là,tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, chấn chỉnh và xử lý nghiêm đối với các đơn vị, cá nhân vi phạm các quy định, hướng dẫn về phân luồng, chuyển luồng và thực hiện kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa.

- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc thiết lập áp dụng tiêu chí lựa chọn kiểm tra đối với đơn vị QLRR các cấp; đảm bảo việc áp dụng tiêu chí phải đúng trọng tâm trọng điểm, đảm bảo việc kiểm soát được các rủi ro trên địa bàn quản lý của Chi cục; phù hợp với nguồn lực thực tế và đảm bảo tạo thuận lợi thương mại, không gây khó khăn cho doanh nghiệp tham gia hoạt động XNK;

- Lãnhđạo Chicục tăng cường công tác kiểm soát vàứng dụng Trung tâm chỉ huy để giám sát, kiểm tra việc thực hiện kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa nhằm đảm bảo việc kiểm tra được thực hiện đúng, đầy đủ theo quy trình, quyđịnh.

- Tăng cường theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc phân luồng, chuyển luồng và

Trường Đại học Kinh tế Huế

thực hiện kiểm tra tại Chi cục. Theo dõi, kiểm tra thực hiện phân luồng, thực hiện kiểm tra trong thực hiện thủ tục hải quan; dưới các hình thức rà soát, phân tích số liệu trên hệ thống;

- Triển khai hoạt động rà soát phân tích dữ liệu trong và sau khi tiến hành thủ tục hải quan để phát hiện và xử lý kịp thời các sơ hở thiếu sót, các hành vi gian lận trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan.

Tám là, tiếp tục thực hiện đo thời gian giải phóng hàng, đánh giá đúng thời gian thực tế làm thủ tục hải quan đáp ứng với lộ trình giảm thời gian thông quan như ngành Hải quan đã cam kết; tổng hợp, báo cáo những bất cập, khó khăn lên cấp trên để đưa ra các quyết sách phù hợp, điều chỉnh nếu thời gian chưa phù hợp nhằm tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp cũng như tạo môi trường thông thoáng cho phát triển kinh tế đất nước.

Chín là, đẩy mạnh ứng dụng CNTT, đầu tư trang thiết bị CNTT hiện đại phục vụ cho công tác quản lý, điều hành của Chi cục; triển khai tốt các dịch vụcông trực tuyến nhằm đẩy mạnh cải cách hiện đại hóa hải quan một cách toàn diện và hiệu quả.

3.3.2. Nâng cao năng lực, đạo đức tác phong của cán bộ hải quan

Với phương châm: “Chuyên nghiệp, minh bạch, hiệu quả”, do đó Chi cục cần phải xây dựng đội ngủ cán bộ công chức liên chính, có phẩm chất đạo đức tốt, có trìnhđộ chuyên môn nghiệp vụ sâu, có trách nhiệm tận tụy với công việc, có thái độ ứng xử văn minh lịch sự.Thực hiện tốt tuyên ngôn phục vụ khách hàng thể hiện sự cam kết của ngành Hải quan trước cộng đồng xã hội về việc đảm bảo thuận lợi, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động thương mại, đầu tư và du lịch quốc tế.

Ngày 02/02/2017, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đã ban hành Quyết định số 188/QĐ-TCHQ về Quy chế hoạt động công vụ của Hải quan Việt Nam, theo đó, để nâng cao năng lực, đạo đức tác phong của cán bộ công chức Hải quan, Chi cục cần cụ thể hóa để triển khai thực hiện một cách chuyên nghiệp và có hiệu quả QĐ này. Đối với mỗi cán bộ công chức phải tự giác nêu cao tinh thần trách

Trường Đại học Kinh tế Huế

nhiệm trong thực thi công vụ, hết lòng phục vụ cộng đồng doanh nghiệp và người dân, cụ thể:

Một là, Chi cục tổ chức phổ biến đến toàn thể CBCC về quết định nêu trên để nghiên cứu và áp dụng trong thực thi công vụ.

Hai là, thành lập bộ phận kiểm tra công vụ của đơn vị mình nhằm phát hiện, đánh giá và xử lý các vướng mắc phát sinh thuộc thẩm quyền của Chi cục khi triển khai thực hiện quyết định.

Ba là, tổng hợp, báo cáo các vướng mắc, phát sinh chưa phù hợp vượt thẩm quyền lên đơn vị cấp trên để sửa đổi, bổ sung phù hợp.

3.3.3 Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho cộng đồng doanh nghiệp Trong những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hải quan đã được triển khai trong toàn ngành Hải quan nhằm nâng cao nhận thức pháp luật về hải quan cho CBCC, người dân và công đồng doanh nghiệp thông qua nhiều hình thức và đa dạng. Tuy nhiên, trước nhu cầu cần thiết về pháp luật để thực hiện các hoạt động thương mại ngày càng cao, các văn bản quy phạm pháp luật của nước ta thay đổi liên tục, thiếu tính ổn định làm cho công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật càng trở nên cấp bách. Để công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hải quan triển khai đến CBCC hải quan, người dân và cộng đồng doanh nghiệp nắm bắt một cách nhanh và chính xác nhất,phục vụ hiệu quả trong hoạt động thương mại thì cần định hướng một số công việc sau:

Một là, xây dựng chương trình và thực hiện đầy đủ các hình thức và nội dung tuyên truyền, hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân và cộng đồng doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu thực tế và chuẩn mực quốc tế.

Hai là, chuẩn hóa công tác tuyên truyền, hỗ trợ và cung cấp thông tin cho các tổ chức, cá nhân và cộng đồng doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu thực tế và chuẩn mực quốc tế theo nguyên tắc coi các tổ chức, cá nhân và cộng đồng doanhnghiệp là khách hàng, được DN hài lòng và tin tưởng ở chất lượng phục vụ; nhằm từng bước nâng cao chất lượng công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật về thuế, pháp luật hải quan và pháp luật có liên quan đến công tác hải quan.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Ba là, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền cho cán bộ công chức trong Chi cục, các tổ chức, cá nhân và cộng đồng doanh nghiệp về chính sách, pháp luật, các quy trình thủ tục hải quan thông qua bản tin công tác hải quan và mở các lớp tập huấn.

Bốn là, tiếp tục duy trì có hiệu quả chuyên mục tư vấn thủ tục Hải quan trên trang Website Hải quan Quảng Bình; Tham mưu xây dựng các chuyên mục Hải quan đồng hành cùng doanh nghiệp, giải đáp trực tuyến trên các phương tiện thông tin đại chúng như: báo Quảng Bình,Đài phát thanh truyền hình Quảng Bình,...

Năm là, Nhằm thúc đẩy môi trường kinh doanh an toàn và thuận lợi thông qua việc tăng cường mối quan hệ đối tác, hợp tác giữa Chi cục HQCK Cha Lo và cộng đồng doanh nghiệp. Trong đó, xác định diễn đàn đối thoại giữa cơ quan hải quan và doanh nghiệp có vai trò, vị trí quan trọng nhằm tăng cường thông tin cho cộng đồng doanh nghiệp về thủ tục hải quan; thúc đẩy trao đổi thông tin và hiểu biết giữa cơ quan hải quan và cộng đồng doanh nghiệp; tăng cường mối quan hệ đối tác, hợp tác giữa hải quan và cộng đồng doanh nghiệp góp phần thực hiện mục tiêu tạo thuận lợi thương mại và đầu tư.

3.3.4 Công tác phối, kết hợp giữa các lực lượng trong quá trình làm thủ tục hải quan tại Cửa khẩu

Để công tác quản lý hải quan nhất là công tác kiểm tra, giám sát hải quan đạt hiệu quả cao, cần phải có sự phối, kết hợp chặt chẽ giữa các ngành chức năng như Biên phòng, Kiểm dịch, Y tế, Hải quan Lào, Công an Lào, các cơ quan liên quan như Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Tài nguyên, Khoa học và Công nghệ, các tổ chức tín dụng, Chính quyền địa phương,...

bước đầu đã mang lại hiệu quả trong công tác kiểm tra, giám sát hải quan. Tuy nhiên để công tác phối, kết hợp tốt hơn cần thực hiện một số việc sau:

Một là, tiếp tục xây dựng và triển khai hiệu quả kế hoạch phối kết hợp thiết thực giữa lực lượng Hải quan và các lực lượng khác. Nghiên cứu tổng hợp và rút ra những bài học kinh nghiệm để đưa xây dựng và hoàn thiện kế hoạch triển khai trong thời gian tới.

Hai là, thường xuyên tổ chức các buổi tra đổi nghiệp vụ, phát huy thế mạnh

Trường Đại học Kinh tế Huế

của từng lực lượng (về phương thức, thủ đoạn cất giấu; sử dụng các biện pháp nghiệp vụ....) trong công tác đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại; Làm tốt công tác dự báo, cảnh báo, phòng ngừa và thông tin kịp thời khi có thông tin, dấu hiệu vi phạm giữa các đơn vị; Xây dựng và triển khai Kế hoạch tuần tra, kiểm soát chung giữa hai lực lượng trong địa bàn nhằm phát huy hết thế mạnh của mỗi lực lượng.

Ba là, Hải quan Việt Nam cần tiếp tục tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau với tổ chức Hải quan các nước trên thế giới, trong đó đặc biệt tăng cường quan hệ với Hải quan các nước ASEAN, Hải quan các nước láng giềng như Lào, Thái Lan.

Bốn là, xây dựng quy trình phối hợp chung của các lực lượng chức năng hai nước, giải pháp về tránh chồng chéo trong quản lý cũng như việc chỉ đạo các cơ quan chức năng của Việt Nam và Lào phải tuân thủ thực hiện theo các Thỏa thuận đãđược ký... Khắc phục được những tồn tại, hạn chế, những vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện mô hình "một cửa một lần dừng" mới tạo được một môi trường thân thiện, đơn giản, thông thoáng cho các hoạt động xuất nhập khẩu.

Trường Đại học Kinh tế Huế

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ