• Không có kết quả nào được tìm thấy

Thực tiễn và Kinh nghiệm mốt số Cục, Chi cục hải quan trong nước về công

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA,

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.2.1. Thực tiễn và Kinh nghiệm mốt số Cục, Chi cục hải quan trong nước về công

đó việc kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh ngày àng lớn, đòi hỏi cần đầu tư trang thiết bị hiện đại để phục vụ trong quá trình thông quan hàng hoá.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin là phương thức tốt nhất, hiệu quả nhất trong việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính rút ngắn thời gian thông quan.

Đặc điểm của công tác kiểm tra, giám sát hải quan là phải kiểm tra, giám sát trực tiếp từng lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, số lượng tờ khai lớn, công tác quản lý rất phức tạp. Do vậy, nếu chỉ thực hiện thủ công thì cần rất nhiều nhân lực, chi phí cao. Nếu được trang bị trang thiết bị hiện đại như máy soi container, máy kiểm tra độ sâu, máy đọc mã vạch, máy tính, các hệ thống CNTT thì quá trình kiểm tra, giám sát hải quan sẻ được tự động hoá cao giúp thông quan hàng hoá nhanh chóng, thuận lợi cho hoạt động XNK mà vẫn quản lý chặt chẽ và hiệu quả.

1.1.5.6. Sự hợp tác của các lực lượng tham gia quá trình kiểm tra, giám sát Công tác quản lý nhà nước về hải quan muốn thực hiện hiệu quả thì cần phải có sự phối hợp rất nhiều lực lượng cùng tham gia cả trong và ngoài ngành như: Biên phòng, Công an, Quản lý thị trường, Khoa học công nghệ, nông - lâm nghiệp, kiểm dịch, ... chính vì vậy công tác phối kết hợp giữa cơ quan hải quan với các ngành liên quan là hết sức quan trọng. Nếu công tác phối hợp chặt chẽ, đúng chức năng và quyền hạn thì làm giảm thời gian thông quan, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về hải quan. Cơ chế quản lý nhà nước về hải quan hiện nay cũng đòi hỏi sự hợp tác, cung cấp thông tin doanh nghiệp của các ngân hàng.

thí điểm mô hình theo Hiệp định GMS/CBTA về tạo thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa qua biên giới. Mô hình này đã giảm đáng kể thời gian thông quan hàng hóa XNK, phương tiện, hành khách XNC, đáp ứng được yêu cầu về quản lý, chống buôn lậu, chống thất thu ngân sách, hạn chế và chống các biểu hiện phiền hà, sách nhiễu của nhân viên thực thi công vụ tại cửa khẩu hai nước.

1.2.1.2 Kinh nghim ca Cc Hi quan tnh Lào Cai

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, Cục Hải quan tỉnh Lào Cai luôn chủ động, sáng tạo trong tổ chức công việc nghiệp vụ, động viên, khích lệ cán bộcông chức trong toàn Cục thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư, dịch vụ qua địa bàn. Cục Hải quan Lào Cai đã tổchức thwujc hiện khá tốt công tác quản lý, đặc biệt là công tác kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu, thường xuyên kiểm soát chặt chẽ công tác cán bộ, góp ý những tồn tại, hạn chế đối với cán bộ được giao nhiệm vụkiểm tra, giám sát.

1.2.1.3 Kinh nghim ca Cc Hi quan Qung Ninh

Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh do địa bàn hoạt động rất rộng, có hoạt động nhập khẩu trên cả 3 đường: đường bộ, đường biển và đường hàng không. Để hoàn thành tốt công tác quản lý xuất nhập khẩu, Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh đã chủ động, sáng tạo trong công việc, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của doanh nghiệp, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn chodoanh nghiệpđểquản lý tốt hơn. Trong đó, đáng quan tâm là công tác kiểm tra, giám sát hàng hóa thông quan, luôn quan tâm và nâng cao đạo đức, vai trò và trách nhiệm cũng như trình độchuyên môn, nghiệp vụcủa cán bộ, bộphân trực tiếp kiểm tra, giám sát tại các Chi cục....

1.2.1.4. Kinh nghim ca Cc Hi quan Hà Tĩnh

Cửa khẩu quốc tế cầu treo thuộc tỉnh Hà Tĩnh giáp với nước bạn Lào, nơi đây có địa hình lưu thông hiểm trở, hàng hóa lưu thông từ nước bạn Lào cũng như Thái Lan… vận chuyển bằng đường bộ qua đây ngày càng tăng nhanh, đặc biệt tăng mạnh vào dịp Tết Nguyên đán sắp tới. Lượng hàng hóa và con người về Việt Nam

Trường Đại học Kinh tế Huế

trong những ngày giáp Tết qua cửa khẩu nhiều nên việc kiểm tra, phòng chống nạn buôn lậu hết sức khó khăn và nhạy cảm, cần tập trung tối đa lực lượng để bảo đảm sự bình yên cũng như an toàn cho nhân dân khi sử dụng hàng nước ngoài tràn về.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Cục Hải quan Hà Tĩnh về việc tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan những tháng cuối năm 2017, Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Cầu Treo đã yêu cầu các bộ phận chuyên trách đẩy mạnh công tác rà soát, thu thập thông tin, chú trọng nâng cao chất lượng các cuộc kiểm tra sau thông quan, đặc biệt là các cuộc kiểm tra sau thông quan tại cửa khẩu. Qua kiểm tra, đã phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu, tiến hành ấn định thuế, phạt chậm nộp, phạt vi phạm hành chính, tăng thu NSNN để cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao”.

1.2.2. Bài học kinh nghiệm công tác kiểm tra, giám sát hải quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Cha Lo, Quảng Bình

Một là, chú trọng công tác cán bộ, thường xuyên đào tạo bồi dưỡng cán bộ để nâng cao năng lực chuyên môn, phân công cán bộ hợp lý, đúng chuyên môn, có kinh nghiệm trong kiểm tra, giám sáthàng hóa về hải quan.

Hai là, nâng cao công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật nhà nước về hải quan và hỗ trợ, giải đáp kịp thời cho người dân và cộng đồng doanh nghiệp trong quá trình làm thủ tục hải quan.

Ba là, các bộ phận, cán bộ được phân công phải thực hiện đúng quy trình về kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh theo đúng quy định của pháp luật và của ngành đã ban hành.

Bốn là, báo cáo kịp thời các phát sinh vướng mắc với cấp trên để có hướng xử lý ngay nhằm tạo thuậnlợi tối đa cho hoạt động XNK mà vẫn đảm bảo quản lý chặt chẽ tránh lợi dụng của một số doanh nghiệp làm ăn không chân chính.

Năm là, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng liên quan đến quá trình kiểm tra, giám sát thủ tục hải quan nhằm thực hiện kiểm tra giám sát hiệu quả, tránh chồng chéo.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Sáu là, thường xuyên năm bắt tình hình hoạt động XNK, xây dựng kế hoạch, tổng hợp, theo dõi, phân tích dự báo tình hìnhđể có sự chuẩn bị, điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với tình hình thực tế (như chuẩn bị về con người, cơ sở hạ tầng, triển khai các ứng dụng CNTT, chế độ quản lý kiểm tra, giám sát phù hợp,...) nhằm ổn định hoạt động XNK và hoàn thành tốt nghĩa vụ thu thuế được giao.

Bảy là, tranh thủ sự ủng hộ của các cấp chính quyền, chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan nhằm áp dụng các biện pháp cần thiết trong hoạt động kiểm tra, giám sát hải quan.

Trường Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA GIÁM SÁT HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU CHA LO,

CỤC HẢI QUAN QUẢNG BÌNH

2.1 TỔNG QUAN VỀ CỤC HẢI QUAN QUẢNG BÌNH VÀ CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU CHALO

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Cửa khẩu quốc tế Cha Lo là điểm đầu của Quốc lộ 12A huyền thoại và lịch sử, tiếp giáp với nước bạn Lào là cửa khẩu Na Phàu (tỉnh Khăm muộn). Đây là tuyến đườngngắn nhất và rất thuận lợi trong việc giao thương từ các tỉnh Đông bắc Thái Lan qua trung Lào, về các cảng biển Miền trung Việt Nam và theo đường mòn Hồ Chí Minh về các tỉnh phía Bắc sau đó xuất sang nước thứ ba. Theo từng giai đoạn phát triển của cửa khẩu Cha Lo, hoạt động giám sát quản lý của lực lượng Hải quan Cha Lo trong 30 năm xây dựng và phát triển có những dấu mốc đáng ghi nhận.

Ngày 28/3/1987, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ký Quyết định số 85/TCHQ-TCCB thành lập Hải quan cửa khẩu Cha Lo trực thuộc Hải quan tỉnh Bình Trị Thiên. Qua 02 lần tách ra từ Hải quan Bình Trị Thiên và Hải quan Quảng Trị, Hải quan cửa khẩu Cha Lo chính thức trực thuộc Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình từ năm 1993 đến nay. Qua 30 năm hình thành, xây dựng và phát triển, một đơn vị Hải quan cửa khẩu gắn liền với địa danh thuộc mảnh đất gắn với lịch sử hào hùng của quê hương Quảng Bình nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung, Hải quan cửa khẩu Cha Lo đã để lại nhiều dấu ấn về một lực lượng gác cửa nền kinh tế đất nước nơi miền Tây tổ quốc.

Trên chặng đường chưa dài nhưng cũng không quá ngắn, Hải quan Cha Lo có lúc thăng lúc trầm lúc khó khăn, lúc thuận lợi, nhưng ba mươi năm với một chữ ĐỒNG, cán bộ công chức Chi cục Hải quan cửa khẩu (HQCK) Cha Lo đã gặt hái được nhiều thành tích trên con đường đảm nhận trọng trách mà Đảng và Nhà nước giao phó.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bên cạnh đó, chủ trương mở cửa, cơ chế thị trường bên cạnh những mặt tích cực cũng nảy sinh nhiều tiêu cực. Tình trạng buôn lậu và gian lận thương mại diễn ra phức tạp, đa dạng với những thủ đoạn tinh vi đòi hỏi phải có sự đấu tranh bền bỉ lâu dài. Hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Cha Lo là hoạt động đa dạng trên nhiều hình thức với nhiều đối tượng tham gia, liên quan đến nhiều cấp chính quyền, nhiều ngành trong việc cấp giấy phép kinh doanh, giấy xuất nhập cảnh gây khó khăn cho việc kiểm tra, kiểm soát làm thủ tục hải quan và tính thuế thu thuế.

Trãi qua 30 năm xây dựng và phát triển, Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cha Lo đã ngày càng lớn mạnh về mọi mặt, thể hiện được niềm tin, uy tín đối với các cơ quan ban ngành trong và ngoài tỉnh cũng như cộng đồng doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu Cha Lo. Cửa khẩu Chalo là cửa khẩu có lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, phương tiện xuất nhập cảnh lớn nhất trong số các cửa khẩu có biên giới giáp Lào.

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và đặc điểm hoạt động của Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình và Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cha Lo

Căn cứ Quyết định số 1919/QĐ-BTC ngày 06 tháng 9 năm 2016 của Bộ Tài chính, Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình có chức năng, nhiệm vụ sau:

2.1.2.1 Chức năng

Cục Hải quan tỉnhQuảng Bình là tổ chức trực thuộc Tổngcục Hải quan, có chức năng giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quản lý nhà nước về hải quan và tổ chức thực thi pháp luật về hải quan, các quy định khác của pháp luật có liên quan trên địa bàn hoạt động của Cục Hải quantỉnh Quảng Bình theo quy định của pháp luật.

Cục Hải quantỉnh Quảng Bìnhcó tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mởtài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Chi cục HQCK Cha Lo là đơn vị trực thuộc Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình, có chức năng trực tiếp thực hiện các quy định quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và thu khác đối với

Trường Đại học Kinh tế Huế

hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, theo quy định của pháp luật.

2.1.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn

Đối với Cục Hải quan tỉnh QuảngBình

Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện các quy định củanhà nước về hải quan trên địa bàn hoạt động của Cục Hải quantỉnh QuảngBình, gồm:

Thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển cửa khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh tại các địa bàn hoạt động hải quan và các địa điểm khác theo quy định của pháp luật;

Tổ chức thực hiện các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan;

Áp dụng biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan để phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; phòng, chống ma túy và bảo vệquyền sở hữu trí tuệ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và địa bàn hoạt động được giao theo quy định của pháp luật;

Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

Kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật;

Tổ chức thực hiện chế độ ưu tiên đối với doanh nghiệp theo quy định của pháp luật vềhải quan;

Áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành QĐ hành chính thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

Thống kê nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thuộc phạm vi quản lý của Cục Hải quantỉnh QuảngBìnhtheo quy định của pháp luật.

-Hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra các Chi cục Hải quan, Đội Kiểm soát hải quan và tương đương thuộc đơn vị trong việc tổ chức, triển khai nhiệm vụ được giao.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về hải quan theo quy địnhcủapháp luật.

- Xử lý vi phạm hành chính hoặc khởi tố đối với các vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới theo quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại đối với các QĐ hành chính của các đơn vị trực thuộc và giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

- Kiến nghị những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung các quy định của Nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quácảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; các quy định của Tổng cục Hải quan về chuyên môn nghiệp vụ và quản lý nội bộ; báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan những vướng mắc phát sinh, các vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết củaCục Hải quantỉnh QuảngBình.

- Tổ chức triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và phương pháp quản lý hải quan hiện đại vào hoạt động của Cục Hải quan tỉnh QuảngBình.

- Phối hợp với các đơn vị trên địa bàn, cơ quan nhà nước và các tổ chức có liênquan để thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Tuyên truyền,hướng dẫn chính sách, pháp luật về hải quan trên địa bàn.

- Hướng dẫn, giải thích các vấn đề thuộc phạm vi quản lý của Cục Hải quan tỉnh QuảngBìnhtheo quy định của pháp luật.

- Hợp tácquốc tế về hải quan theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.

- Tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả hoạt động của Cục Hải quantỉnh QuảngBình; thực hiện chế độ báo cáo theo chế độ quy định.

- Quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng công chức, người lao động của Cục Hải quantỉnh Quảng Bìnhtheo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài chính.

- Quản lý, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế; quản lý, sử dụng phương tiện, trang bị kỹ thuật và kinh phí hoạt động của Cục Hải quantỉnh QuảngBình theo quy định của pháp luật.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan giao và theo quy định của pháp luật.

- Bên cạnh đó, trong quá trình hoạt độngCục Hải quan tỉnh Quảng Bình luôn tổ chức thực hiện tốt pháp luật về hải quan, về thuế và các pháp luật khác có liên quan, tiếp nhận, giải quyết thủ tục hải quan, thông quan hàng hoá nhanh chóng, thuận lợi, không để ách tắc, chậm trễ được cộng đồng doanh nghiệp và chính quyền địa phương đánh giá cao vàủng hộ. Thực hiện tốt việc hỗ trợ và cung cấp thông tin cho người khai Hải quan, người nộp thuế theo quy định của Ngành Tài chính. Việc hỗ trợ, cung cấp thông tin được thực hiện thường xuyên tại Cục trong giờ làm việc hoặc thông qua các hình thức điện thoại, email, hội nghị đối thoại và tại trụ sở các doanh nghiệp khi các doanh nghiệp có yêu cầu. Duy trì tốt khối đoàn kết nội bộ tốt, kỷ luật, kỷ cương hành chính nghiêm minh, nhiều năm liên tục đơn vị không để xảy ra tham nhũng, tiêu cực, hoặc có hành vi gây phiền hà, sách nhiễu doanh nghiệp, khách hàng làmảnh hưởng đến uy tín của Ngành, đơn vị.

Đối với Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cha Lo

+ Thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển khẩu, quá cảnh, tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập, gia công, đầu tư, chế xuất, hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan và phương tiện vận tải

+ Thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển khẩu, quá cảnh, tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập, gia công, đầu tư, chế xuất, hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, trung chuyển tại các địa bàn hoạt động hải quan và các địa điểm khác được giao theo quy định của pháp luật.

+ Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan để phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, ma túy qua biên giới; phòng, chống gian lận thương mại trong phạm vi chức năng, nhiệmvụ, quyền hạn và địa bàn hoạt động được giao theo quy định của pháp luật.

Trường Đại học Kinh tế Huế