• Không có kết quả nào được tìm thấy

Những tồn tại, hạn chế trong công tác kiểm tra, giám sát hải quan tai Chi cục

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA,

2.4. NHẬN XÉT CHUNG VỀ NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ HẠN CHẾ

2.4.2. Những tồn tại, hạn chế trong công tác kiểm tra, giám sát hải quan tai Chi cục

Bên cạnh những kết quả đạt được trong thời gian qua, hoạt động kiểm tra, giám sát hải quan tại Chi cục Hải quan CK Cha Lo vẫn còn nhiều mặt còn hạn chế cần được hoàn thiện nhưu sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Một là, về công tác tổ chức bộ máy còn thiếu so với quy mô cũng như bố trí công việc trong các khâu tại Chi cục, nhất là tại Chi cục HQCK Cha Lo đang áp dụng thực hiện thời gian mở cửa khẩu từ 7 giờ đến 22 giờ. Trong khi chế độ nghỉ theo quy định cần phải đảm bảo. Việc bố trí CBCC làm việc tại hai cửa khẩu Việt Nam và Lào làm cho lực lượng bị phân tán. Mặt khác thời gian tới Chi cục đưa vào hoạt động nhà ga làm việc mới cũng như dự báo lưu lượng hàng hóa sẽ có xu hướng tăng lên.

Hai là, chế độ chính sách pháp luật của nước ta về quản lý hải quan cũng như các quy định, văn bản liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát hải quan chưa ổn định, thường xuyên thay đổi và có một số văn bản còn mang tính chung chung cụ thể:

+ Theo Điều 1 Thông tư 22/2009/TT-BCT ngày 04/8/2009 quy định về quá cảnh hàng hóa của nước CHDC Nhân dân Lào qua lãnh thổ nước CHXH Chủ nghĩa Việt Nam. Theo đó, một số mặt hàng khoáng sản quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam phải đươc Bộ Công thương Việt Nam cấp giấy phép. Về bản chất, việc quá cảnh khoáng sản từ nước ngoài khi đến cửa khẩu Việt Nam được kiểm tra, giám sát đảm bảo nguyên trạng bằng Seal Hải quan và theo dõi từ cửa khẩu nhập đến cửa khẩu xuất, khó xảy ra hiện tượnggian lận trong quá trình vận chuyển.

+ Theo quy định tại Nghị định 112/2014/NĐ-CP ngày 21/11/2014 của Chính phủ, lực lượng Biên phòng cửa khẩu có chức năng kiểm tra đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Việc cơ quan Biên phòng Việt Nam tham gia kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất nhập tại địa điểm kiểm tra chung thể hiện những bất cập sau:

- MOU Việt Nam – Lào năm 2005 và cụ thể là Bản đính kèm 1: Các quy trình đối với kiểm tra một cửa, một lần dừng (Attachment 1: Procedures for single – window and single–stopinspection) không quy định cho lực lượng xuất nhập cảnh hai nước thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa tại địa điểm kiểm tra chung. Quy định về kiểm tra chung đối với hàng hóa, theo điểm iii, khoản 9, mục C2, Bản đính kèm 1 nêu trên, quy định rõ trách nhiệmnày thuộc về cơ quan Hải quan hai Bên.

- Tổng cục Hải quan Lào (thay mặt Bộ Tài chính Lào) đã ký Biên bản ghi nhớ năm 2014 về thực hiện mô hình kiểm tra “một cửa, một lần dừng” với Tổng cục Hải

Trường Đại học Kinh tế Huế

quan Việt Nam (thay mặt Bộ Tài chính Việt Nam) và không ký một văn bản nào tương tự với cơ quan xuất nhập cảnh của Việt Nam vì không phải là đối tác quản lý xuất nhập khẩu của mỗi Bên, vì vậy không có cơ sở pháp lý cụ thể để Biên phòng Việt Nam tham gia kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu khi cơ quan Hải quanhai nước đang thực hiện kiểm tra chung tại địa điểm kiểm tra chung. Hải quan cửa khẩu Đensavẳn (Lào) đã có phản ứng về thực tế này.

+ Thông tư 38/2015/TT-BCT của Bộ Tài chính ban hành ngày 23/5/2015 mới ban hành và hiện tại đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến góp ý để sửa đổi bổ sung.

Ba là, Quy trình kiểm tra, giám sát chưa nhất quán, cụ thể hiện Chi cục HQCK Cha Lo đang áp dụng quy trình kiểm tra, giám sát hải quan theo Quyết định 1966/QĐ-TCHQ của Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan. Việc áp dụng Quy trình kiểm tra, giám sát hải quan tại Cửa khẩu Cha Lo ngoài Quy trình của Tổng Cục Hải quan ban hành còn phải thực hiện kiểm tra chung theo mô hình “Một cửa, một lần dừng” tại cặp cửa khẩu Lao Bảo –Nà Phàu.

Việc giám sát hàng hóa quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam đang còn lỏng lẽo do bàn giao hàng hóa cho doanh nghiệp vận chuyển và tự quản lý nên có một số trường hợp tự ý bán hàng hóa đang chịu sự giám sát của cơ quan hải quan ra thị trường Việt Nam.

Bốn là, Một số CBCC chưa nắm vững chức năng nhiệm vụ và quyền hạn được giao, chưa cóý thức trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, chưa thực hiện đúng; một số CBCC chưa có đủ năng lực do công tác đào tạo, phát triển chưa hợp lý, không sát với thực tế.

Năm là, công tác tuyên truyền chưa đổi mới, nội dung chưa đầy đủ, thông tin mới đến với doanh nghiệp chưa kịp thời, đội ngũ CBCC còn thiếu kỷ năng, chưa được đào tạo chuyên sâu về công tác tuyên truyền, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm… Vì vậy, hiệu quả của công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hải quan hiệu quả mang lại chưa cao. Thực tế, trong thời gian vừa qua cho thấy nhiều doanh nghiệp chưa nắm bắt đầy đủ, kịp thời chính sách thuế nên đã bỏ qua cơ hội kinh doanh hoặc không tuân thủ tốt pháp luật về thuế, về tính chất mặt hàng, sở hữu trí

Trường Đại học Kinh tế Huế

tuệ, nhãn mác nên có thể dẫn đến vi phạm pháp luật về hải quan trong quá trình tham gia hoạt động XNK.

Sáu là, Công tác phối kết hợp giữa cơ quan Hải quan và các lực lượng khác tại Chi cục như Hải quan Lào, Công an, Biên Phòng, bằng ban hành các Quy chế phối hợp giữa Cơ quan Hải quan với các lực lượng. Tuy nhiên, hiện nay vẫn đang còn nhiều cơ quan mới chỉ dừng lại ở mức phối hợp cung cấp thông tin, chưa phát huy hết tiềm năng vốn có như các ngành vận tải, ngân hàng, bảo hiểm,... việc tra đổi thông tin và cung cấp một số hồ sơ tài liệu liên quan đến lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu là rất cần thiết và không những để xác định đúng đối tượng kiểm tra, giám sát hải quan, chống buôn lậu, gian lận thương mại một cách chặt chẽ mà còn tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và quá cảnh hàng hóa của thương nhân.