• Không có kết quả nào được tìm thấy

Oxy hoá

3. Các tác nhân oxy hoá

Tác nhân oxy hoá lμ những hợp chất có thể nhường oxy, loại hydro hoặc điện tử của các phân tử khác để lμm tăng độ oxy hoá của chúng.

Người ta phân các tác nhân oxy hoá thμnh ba nhóm sau:

ư Không khí vμ khí oxy.

ư Các hợp chất chứa oxy hoạt động.

ư Các hợp chất của các kim loại có hoá trị thay đổi.

3.1. Không khí vμ khí oxy

Thμnh phần không khí có 21% oxy, do đó có thể dùng lμm tác nhân oxy hóa. Trước khi sử dụng, không khí cần phải được lμm sạch. Quá trình lμm sạch gồm hai giai đoạn:

ư Lọc tạp chất cơ học bằng cách nén không khí qua một phin lọc khí.

ư Loại các tạp chất ở thể hơi để tránh ngộ độc xúc tác (bằng cách cho không khí qua cột chứa than hoạt tính).

Trong công nghiệp, người ta đã sản xuất vμ sử dụng khí oxy sạch (hμm lượng oxy 94-96%). Oxy được chứa trong bình áp lực dưới dạng lỏng.

Phản ứng oxy hoá bằng khí oxy thường được tiến hμnh trong môi trường nước để tránh cháy nổ. Chỉ những hợp chất có khả năng phản ứng kém mới tiến hμnh trong dung môi hữu cơ.

Cả không khí lẫn khí oxy đều tạo hỗn hợp nổ với các hợp chất hữu cơ, do đó cần nghiên cứu cẩn thận giới hạn nổ trước khi sử dụng. Các thiết bị oxy hoá cần lắp thêm một “đĩa nổ” để đảm bảo an toμn.

3.2. Các hợp chất chứa oxy hoạt động

Tác nhân nμy gồm hai nhóm hợp chất: nhóm peroxyd (các hợp chất chứa liên kết -O-O-), nhóm hypoclorid vμ dẫn chất (chứa nhóm chức -O-Cl).

3.2.1. Nhóm peroxyd

Lμ những hợp chất vô cơ hay hữu cơ được tạo thμnh từ hydrogen peroxyd (H2O2), trong đó một hoặc cả hai nguyên tử hydro được thay bằng nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử vô cơ hoặc hữu cơ. Nhóm nμy gồm các tác nhân sau:

Hydrogen peroxyd (H2O2):

Trên thị trường có các loại nồng độ 30%, 70% hoặc 100%. Loại nồng độ 30% trong nước không bền vững, nên thường phải cho thêm urê hoặc chất tạo phức để tăng độ bền vững của dung dịch. Loại 70% hoặc 100% lμ chất lỏng sánh, không mμu, phản ứng mạnh với các hợp chất hữu cơ.

Các peroxyd vô cơ:

Hydro của H2O2 có tính acid, có thể thay thế bằng kim loại. Các peroxyd kim loại (K-, Na-, Ba-peroxyd) cũng lμ những tác nhân oxy hoá tốt.

Persulfuric (H2SO5) lμ tác nhân oxy hoá quan trọng trong số các peracid vô cơ. Phương pháp điều chế đơn giản nhất lμ cho H2SO4 phản ứng với H2O2. H2SO5 lμ chất không mμu, nóng chảy ở 450C. Người ta sử dụng tác nhân nμy để oxy hoá các ceton thμnh ester.

Các peroxyd hữu cơ:

Các tác nhân điển hình của nhóm nμy lμ acid percarboxylic. Gồm có: acid peracetic, trifluor-peracetic, perbenzoic, monoperphthalic.

Trong phân tử của chúng chứa nhóm chức peracid, cấu trúc như sau:

C O O

OH

Peracid có số carbon thấp lμ chất lỏng (peracetic), các peracid có số carbon lớn hơn lμ chất rắn.

Phản ứng oxy hoá với tác nhân peroxyd được tiến hμnh trong dung môi lμ dẫn chất halogen hữu cơ, nhiệt độ 0-100C.

3.2.2. Nhóm hypoclorid

Gồm các dạng muối Ca(OCl)2, NaOCl, KOCl. Các muối nμy gặp ẩm dễ bị phân huỷ, cần bảo quản trong túi nhựa hoặc lọ kín.

Trong môi trường acid, nó phân huỷ vμ giải phóng Cl2. Khi oxy hoá olefin cần chú ý tới sản phẩm phụ do phản ứng cộng hợp với Cl2 hoặc HOCl.

3.3. Các hợp chất của kim loại có hoá trị thay đổi

Các tác nhân thường sử dụng lμ hợp chất của crom (CrVI) vμ mangan (MnVII).

3.3.1. Các hợp chất crom

Nhóm tác nhân nμy gồm anhydrid cromic (CrO3), natri vμ kali dicromat (Na2Cr2O7, K2Cr2O7). Phản ứng oxy hoá tiến hμnh trong môi trường acid, trong quá trình phản ứng Cr (III) được tạo thμnh.

ư Anhydrid cromic (CrO3): Dạng tinh thể mμu hồng, trong không khí hút ẩm tạo thμnh acid cromic. Oxy hoá các hợp chất hữu cơ một cách mãnh liệt theo phương trình sau:

2CrO3 → Cr2O3 + 3O

Phản ứng oxy hoá tiến hμnh trong dung môi hữu cơ (benzen, dicloromethan, ether…) hoặc trong acid acetic băng. Thời gian gần đây, người ta thường sử dụng phức [(pyridin)2CrO3] vμ tiến hμnh phản ứng trong pyridin hoặc các dung môi clor hữu cơ vì nó hoμ tan tốt trong các dung môi nμy.

ư Kali hoặc natri dicromat: Dạng tinh thể mμu vμng cam. Trong môi trường acid nó giải phóng oxy nguyên tử theo phản ứng sau:

K2Cr2O7 + 4H2SO4 → K2SO4 + Cr2(SO4)3 + 3O + H2O

Tác nhân nμy không mạnh như CrO3, thường sử dụng trong môi trường acid (sulfuric hoặc acetic).

3.3.2. Các hợp chất mangan

Trong các hợp chất của mangan, có hai loại thường được sử dụng lμm tác nhân oxy hóa lμ kali hoặc natri permanganat vμ dioxyd mangan.

ư Các permanganat lμ tinh thể mμu tím. Natri permanganat dễ hút ẩm vμ chảy nước nên kali permanganat được dùng nhiều hơn. Hợp chất nμy có thể oxy hoá trong môi trường acid, trung tính hoặc kiềm:

2KMnO4 + 3H2SO4 → 2MnSO4 + K2SO4 + 5O + 3H2O 2KMnO4 + H2O → 2MnO2 + KOH + 3O

Phản ứng trong môi trường trung tính tạo ra KOH, nên cần thêm MgSO4 hoặc phóng khí CO2 vμo để giữ cho pH không chuyển sang kiềm.

MgSO4 + KOH → MgO + K2SO4

Dư phẩm của phản ứng lμ mangan dioxyd, dễ dμng lọc bỏ hoặc tinh chế lại lμm tác nhân oxy hoá.

Dung môi phản ứng thường lμ benzen hoặc dẫn xuất clor hữu cơ.

Ngoμi ra còn có thể sử dụng aceton, acid acetic vμ pyridin. Nếu dùng dung dịch nước cần thêm chất hoμ tan chuyển pha lμ terc-butanol hoặc acid acetic.

ư Mangan dioxyd (MnO2) lμ tác nhân oxy hoá yếu hơn permanganat.

Trong công nghiệp, có thể sử dụng thẳng MnO2 tự nhiên. Với những phản ứng cần MnO2 chất lượng cao hơn thì có thể nhiệt phân mangan oxalat hoặc mangan carbonat. MnO2 có chất lượng tốt nhất lμ loại được khử hoá từ permanganat.

Tác nhân MnO2 trong phản ứng oxy hóa ở dạng huyền phù. Chất cần oxy hoá có thể hoμ tan trong các dung môi như nước, acid acetic, CCl4, CHCl3, CH2Cl2, benzen, tetrahydrofuran, isopropanol, ethylacetat, ether, pyridin, acetonitril.