• Không có kết quả nào được tìm thấy

Một số quá trình thường gặp ở giai đoạn tinh chế

2. Lọc

2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lọc

Thực tế, các hạt trong lớp bã có kích thước không đồng đều. Các hạt lớn sẽ tạo thμnh những mao quản có đường kính lớn, còn các hạt dạng cầu bé hơn sẽ dễ chui vμo mao quản lớn lμm choán mất thể tích tự do. Vμ do kích thước các hạt lớn nhỏ khác nhau nên dễ tạo khả năng bắc cầu, do đó khi kích thước hạt không đồng đều thì trở lực lớp bã cμng lớn. Lớp bã gồm các hạt lớn sẽ tạo thμnh mạng mao quản có kích thước lớn vμ dòng chất lỏng chảy qua sẽ dễ dμng hơn. Lớp bã có những hạt nhỏ sẽ có tổng diện tích bề mặt lớn hơn so với lớp bã của những hạt lớn, còn ẩm thì được phân bố đều khắp các bề mặt của hạt. Nói chung lớp bã mμ có những hạt lớn thì quá trình lọc sẽ thuận lợi hơn.

2.2.3. ảnh hưởng của bề mặt hạt, dạng hạt vμ tính ỳ của hạt

Bề mặt của hạt có ảnh hưởng đến cấu tạo của lớp bã. Bề mặt hạt gồ ghề sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hiện tượng bắc cầu, tạo khả năng tốt cho sự tạo ẩm. Dạng hạt vμ tích ỳ của hạt cũng ảnh hưởng đến sự hình thμnh lớp bã.

Hình dạng hạt rất đa dạng, có thể lμ hình đa diện, hình tròn, dạng sợi hay dạng tấm. Thể trạng hạt có thể lμ cứng hay mềm, có thể lμ đμn hồi hoặc dẻo. Bã có thể lμ tập hợp những hạt rắn có cấu tạo đa dạng. Các hạt đa diện (nhiều góc cạnh) dễ bắc cầu hơn các hạt tròn, khả năng tiếp xúc nhau của chúng nhiều hơn. Các hạt hình đa diện vμ các hạt dμi khi đi qua mao quản dễ gây tắc hơn so với các hạt hình tròn. Nhất lμ những hạt có dạng tấm, do chúng xếp lên nhau vμ tạo ra lớp bã có rất ít mao quản cho chất lỏng đi qua. Các hạt có tính đμn hồi hoặc tính dẻo cao cũng dễ lấp kín các mao quản, hạn chế hiện tượng bắc cầu, đặc biệt lμ ở áp suất cao hay ở độ chân không cao. Việc lọc các loại huyền phù có chứa loại bã nμy rất khó khăn, thực tế người ta áp dụng phương pháp lọc đặc biệt, như lọc ở áp lực nhỏ vμ có sử dụng chất trợ lọc.

2.2.4. ảnh hưởng của dòng chảy

Huyền phù chứa các hạt rắn dạng đa diện vμ dạng thanh nói chung có trở lực dòng chảy thấp, nhất lμ nếu các thanh được xếp theo hướng của dòng.

Trong nhiều trường hợp khi tốc độ dòng chảy mạnh thì sẽ có một lượng lớn các thanh đến vách ngăn, lμm bít kín các mao quản, lμm cho trở lực lọc tăng nhanh. Nếu vận tốc dòng bé thì sẽ có một lượng nhỏ các hạt có cạnh dμi đến vách ngăn vμ bắc ngang qua mao quản, do đó sẽ tạo ra hiện tượng bắc cầu hợp lý vμ lớp bã hình thμnh xốp hơn.

2.2.5. ảnh hưởng của chênh lệch áp suất

Độ chênh áp ở hai phía vách lọc ảnh hưởng đến dòng chảy của nước trong. Theo lý thuyết, tốc độ dòng chảy của nước trong qua mao quản tỷ lệ với áp lực. áp lực thay đổi lμm ảnh hưởng đến các yếu tố khác trong quá trình lọc.

Lọc ở áp suất thuỷ tĩnh sẽ tạo ra được lớp lọc xốp nhất. Lọc ở chân không có độ chênh áp lớn sẽ tạo ra lớp bã dμy.

Lọc có áp lực thường có vùng lμm việc với khoảng áp suất dư từ 1 ữ 1,5 at. Nếu lọc ở áp suất cao, áp suất dư có thể đến 35at hoặc lớn hơn, lμm lớp bã bị nén mạnh vμ mất khả năng xốp, nên vận tốc lọc giảm (Hình 15.7) vì các hạt rắn (bã) bị nén mạnh lμm mất khả năng bắc cầu, thậm chí các cầu đã được lập cũng có thể bị bẻ gẫy.

Giới hạn nén của áp suất ở lớp bã có tính đμn hồi thì nhỏ hơn so với ở lớp bã có hạt tinh thể dạng cứng. áp suất cμng tăng thì trở lực lớp bã cμng lớn. Bã cμng được nén chặt thì độ ẩm của bã cμng giảm (bã cμng khô) (Hình 15.8).

Như vậy, để có lớp bã trở lực bé nhất cần lọc ở áp suất thuỷ tĩnh, còn muốn bã khô hơn thì phải lọc ở áp suất cao, nên việc chọn áp suất lọc lμ do yêu cầu cụ thể của thực tế.

2.2.6. ảnh hưởng của nồng độ huyền phù

Nồng độ các hạt rắn trong huyền phù cμng lớn, các hạn rắn cμng gần nhau vμ tiếp xúc với nhau cμng thường xuyên hơn, sẽ lμm giảm sự cản trở lẫn nhau vμ lμm đồng nhất quãng đường lắng. Huyền phù có chuyển động theo nhiều hướng khác nhau trên bề mặt lớp bã, nên các hạt rắn được giữ lại ở đó một cách lộn xộn tạo thμnh lớp tự nhiên, để nước trong đi qua dễ dμng hơn so với các lớp sắp xếp đều đặn, vì các mao quản được tạo thμnh do tính bắc cầu của các hạt nhiều hơn.

Khi có cùng chiều dμy lớp bã, nếu huyền phù có nồng độ lớn hơn thì bã sẽ khô hơn (Hình 15.9).

Khi nồng độ huyền phù tăng thì lượng bã thu được trong một đơn vị thời gian trên một đơn vị diện tích bề mặt lọc (năng suất lọc) cũng sẽ tăng theo (Hình 15.10).

Hình 15.8. Quan hệ giữa áp suất với trở lực và độ ẩm

Hình 15.7. Quan hệ giữa áp suất và vận tốc

2.2.7. ảnh hưởng của nhiệt độ Nhiệt độ của huyền phù có ảnh hưởng đến độ nhớt huyền phù, do đó có ảnh hưởng đến tốc độ chảy của nước trong qua lớp bã. Khi nhiệt độ huyền phù tăng lên thì độ nhớt huyền phù sẽ giảm xuống vμ tốc độ nước trong sẽ tăng lên. Ví dụ: nhiệt độ huyền phù tăng từ 100C đến 400C thì vận tốc lọc có thể tăng lên gấp đôi. Tuy nhiên, thực tế còn có nhiều nguyên nhân khác có ảnh hưởng đến quá trình lọc như ảnh hưởng của vách lọc, năng suất lọc,…. do đó khi tăng nhiệt độ thì vận tốc lọc sẽ tăng không lớn lắm. Quan hệ giữa nhiệt độ với năng suất lọc vμ với

độ ẩm của bã được thể hiện ở hình 15.11.