• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC

2.3 Phân tích các yếu tố tạo động lực làm việc cho nhân viên tại Công ty Trách nhiệm

2.3.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysic - EFA)

Tiếp tục tiến hành chạy lại Cronbach’s Alpha lần 3 cho yếu tố 4 và yếu tố 7, cho ra kết quả ở bảng sau:

Bảng 2.7: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha lần 3 Yếu tố Số biến quan sát Cronbach’s Alpha

4 5 0,780

7 4 0,910

(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra năm 2017) Lần kiểm định thứ 3 này, có 1 biến quan sát: LD2 “Cấp trên làm việc nghiêm túc, gương mẫu, công tư phân minh” (Alpha nếu loại biến này=0,792) tuy có Tương quan so với biến tổng Alpha lớn hơn 0,3 nhưng nếu loại biến này thì Alpha chung cho nhân tố này sẽ lớn hơn (từ 0,780 lên 0,792) nên tác giả tiến hành loại biến này.

Tiếp tục tiến hành chạy lại Cronbach’s Alpha lần cho yếu tố 4, cho ra kết quả ở bảng sau:

Bảng 2.8: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha lần 4 Yếu tố Số biến quan sát Cronbach’s Alpha

4 4 0,792

(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra năm 2017) Lần kiểm định thứ 4 này, tất cả các biến còn lại đều tốt (bao gồm 7 yếu tố và 30 biến quan sát) và nó sẽ được sử dụng cho các phân tích tiếp theo.Vì vậy, có thể kết luận rằng thang đo được sử dụng trong nghiên cứu sau khi loại biến là phù hợp và đáng tin cậy, đảm bảo trong việc phân tích nhân tố khám phá EFA.

Trong nghiên cứu, chúng ta có thể thu nhập một số lượng biến khá lớn và hầu hết các biến này có liên hệ với nhau và số lượng của chúng phải được giảm bớt xuống đến một lượng mà chúng ta có thể sử dụng được, nhằm tăng ý nghĩa của mô hình nghiên cứu và chuẩn bị cho các nghiên cứu tiếp theo (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Phân tích nhân tố chỉ được sử dụng khi hệ số KMO (Kaiser – Meyer – Olkin) có giá trị từ 0,5 trở lên, các biến có hệ số tải nhân tố (factor loading) nhỏ hơn 0,5 sẽ bị loại. Để đảm bảo "giá trị phân biệt" thì các hệ số tải của cùng biến quan sát đó khi tải lên các nhân tố phải chênh nhau hơn 0,3 thì lúc đó chúng ta sẽ giữ lại biến quan sát này và phân nó vào nhân tố mà nó tải lên cao nhất (kèm điều kiện phải thỏa mãn hệ số tải lớn hơn 0.5). Thang đo sẽ được chấp nhận khi tổng phương sai trích (Cumulative % Extraction Sum of Squared Loading) lớn hơn hoặc bằng 50% và Eigenvalue (đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố) có giá trị lớn hơn 1 (Hoàng Trọng

& Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).

(a) Kết quả phân tích nhân tố khám phá:

Sau khi loại đi 1 nhân tố và 16 biến quan sát khỏi mô hình ở giai đoạn phân tích độ tin cậy của thang đo. Với 8 nhân tố tương ứng với 46 biến quan sát thì nay chỉ còn lại 7 nhân tố với 30 biến quan sát được đưa vào phân tích nhân tố. Quá trình phân tích nhân tố được thực hiện qua 2 lần như sau:

 Lần thứ nhất:

Bảng 2.9: Kết quả kiểm định KMO and Bartlett's Test lần 1 Yếu tố cần đánh giá Giá trị chạy bảng So sánh

Hệ số KMO 0,629 0,5<0,629<1

Giá trị Sig trong Kiểm định Bartlett

0,000 0,000<0,05

Phương sai trích (%) 75,178 75,178>50

Giá trị Eigenvalue

Trường ĐH KInh tế Huế

1,023 1,023>1

Đặt giả thiết:

H0: Không có mối tương quan giữa các biến quan sát trong phạm vi tổng thể.

H1: Có mối tương quan giữa các biến quan sát trong phạm vi tổng thể.

Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s trong phân tích nhân tố cho thấy:

- Mức ý nghĩa Sig.= 0,000 < 0,05 bác bỏ H0, chấp nhận H1. Vậy có mối tương quan giữa các biến quan sát với nhau xét trong phạm vi tổng thể.

- Hệ số KMO = 0,629> 0,5 chứng tỏ phân tích nhân tố để nhóm các biến lại với nhau là thích hợp.

- Với giá trị Eigenvalues 1,023 > 1 (đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố, thì nhân tố rút ra có ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt nhất): đã có 9 nhân tố được rút ra.

- Tổng phương sai trích là 75,178% (> 50%), điều này cho thấy 9 nhân tố trên giải thích được 75,178% biến thiên của dữ liệu.

Dựa vào bảng: Rotated Compoment Matrix chúng ta sẽ loại những biến nhỏ hơn 0,5. Bên cạnh đó, để đảm bảo "giá trị phân biệt" thì các hệ số tải của cùng biến quan sát đó khi tải lên các nhân tố phải chênh nhau hơn 0.3 thì lúc đó chúng ta sẽ giữ lại biến quan sát này và phân nó vào nhân tố mà nó tải lên cao nhất. Quan sát bảng (xem phần phụ lục), ta xét thấy:

o Biến quan sát số 31: “Công ty thực hiện tốt các quy định theo Luật Lao động (như chế độ BHYT, BHXH, nghỉ phép, nghỉ bệnh,…)” có hệ số tải trong cùng biến quan sát đó khi tải lên các nhân tố chênh nhau chưa đến 0,3 nên tác giả tiến hành loại biến này (0,714-0,458=0,256).

o Biến quan sát số 20: “Cấp trên có giúp đỡ và hỗ trợ nhân viên hoàn thành tốt công việc được giao” có hệ số tải trong cùng biến quan sát đó khi tải lên các nhân tố chênh nhau chưa đến 0,3 nên tác giả tiến hành loại biến này (0,676-0,378=0,298).

o Biến quan sát số 24: “Anh/Chị được quyền đề xuất một số công việc phù hợp với năng lực của bản thân” có hệ số tải trong cùng biến quan sát đó khi tải lên các nhân tố chênh nhau chưa đến 0,3 nên tác giả tiến hành loại biến này

(0,579-0,444=0,135).

Trường ĐH KInh tế Huế

o Biến quan sát số 27: “Anh/Chị được linh động công việc trong giới hạn cho phép” có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0,5 nên tác giả tiến hành loại biến này.

 Lần thứ 2:

Sau khi loại đi biến quan sát số 31, 20, 24, 27 ở lần thứ nhất, còn lại 26 biến tiếp tục đưa vào phân tích nhân tố. Kết quả như sau:

Bảng 2.10: Kết quả kiểm định KMO and Bartlett's Test lần 2 Yếu tố cần đánh giá Giá trị chạy bảng So sánh

Hệ số KMO 0,600 0,5<0,600<1

Giá trị Sig trong Kiểm định Bartlett

0,000 0,000<0,05

Phương sai trích (%) 71,537 71,537<50

Giá trị Eigenvalue 1,305 1,305>1

(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra năm 2017) Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s lần 2 trong phân tích nhân tố cho thấy:

- Mức ý nghĩa Sig.= 0,000 < 0,05 bác bỏ H0, chấp nhận H1. Vậy có mối tương quan giữa các biến quan sát với nhau xét trong phạm vi tổng thể.

- Hệ số KMO = 0,600> 0,5 điều này kết luận lại một lần nữa phân tích nhân tố là thích hợp.

- Với giá trị Eigenvalues 1,305 > 1 (đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố, thì nhân tố rút ra có ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt nhất): đã có 7 nhân tố được rút ra.

- Tổng phương sai trích là 71,537% (> 50%), điều này cho thấy 7 nhân tố trên giải thích được 71,537% biến thiên của dữ liệu.

Các biến quan sát lần này đều có hệ số tải nhân tố >0.5 thỏa mãn yêu cầu phân tích nhân tố.

Trường ĐH KInh tế Huế

Bảng 2.11: Ma trận nhân tố đã xoay

Yếu tố

1 2 3 4 5 6 7

Đồng nghiệp đáng tin cậy và

trung thực. .933

Anh/Chị có mối quan hệ tốt với

các đồng nghiệp trong Công ty. .874 Anh/Chị và các đồng nghiệp

phối hợp làm việc tốt. .869

Đồng nghiệp của Anh/Chị sẵn sàng giúp đỡ Anh/Chị trong công việc.

.840 Anh/Chị thấy văn hóa Công ty

phù hợp. .840

Công ty thường tham gia các

hoạt động xã hội. .836

Anh/Chị tự hào về văn hóa Công

ty. .790

Công ty thực hiện đúng những

cam kết đã đưa ra .733

Anh/Chị có đồng phục thoải mái

và lịch sự. .698

Công ty có chế độ phụ cấp tốt. .828

Tiền lương tương xứng với công

sức làm việc mà Anh/Chị bỏ ra. .787

Anh/Chị được phổ biến rõ về

chính sách lương/thưởng. .775

Anh/Chị được xét thưởng công bằng khi hoàn thành tốt công việc.

.746 Tiền lương trả đầy đủ, đúng hạn

và thỏa đáng. .729

Cấp trên có năng lực và trình độ

chuyên môn cao. .831

Cấp trên nắm bắt được tâm lý nhân viên và tiếp thu lắng nghe ý kiến đóng góp, sáng kiến của Anh/Chị.

.824 Cấp trên có cung cấp thông tin phản

hồi giúp nhân viên cải thiện hiệu suất công việc.

.808 Anh/Chị cảm thấy nơi làm việc

của mình an toàn, thoải mái và sạch sẽ.

.847 Anh/Chị được cung cấp đầy đủ

trang thiết bị cần thiết hỗ trợ cho công việc của mình.

.810 Điều kiện làm việc đảm bảo sức

khỏe cho nhân viên. .755

Anh/Chị tin rằng Công ty đang

hoạt động ổn định và hiệu quả. .820

Anh/Chị không cảm thấy lo lắng

về vấn đề mất việc ở Công ty. .791

Công ty chưa có sự luân chuyển

làm việc giữa các bộ phận. .744

Anh/Chị được tham gia vào các quyết định có ảnh hưởng đến công việc của mình

.817 Anh/Chị được phân công công

việc rõ ràng, hợp lý. .800

Anh/Chị năm rõ quy trình làm

việc của mình. .662

(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra năm 2017)

Trường ĐH KInh tế Huế

Như vậy, kết quả phân tích nhân tố lần 2 đã thỏa mãn yêu cầu với 7 nhân tố tương ứng với 26 biến quan sát được tạo thành có tiêu chuẩn Eigenvalues > 1 và tổng phương sai trích = 71,537% > 50%, hệ số tải nhân tố > 0,5, thỏa mãn điều kiện yêu cầu của phân tích nhân tố. Các nhân tố này sẽ được kiểm định Cronbach Alpha lần 2 để đánh giá độ tin cậy thang đo này.

(b) Đặt tên và giải thích tên nhân tố:

Căn cứ vào kết quả ma trận nhân tố đã xoay lần 2 và bảng hỏi điều tra ban đầu để đặt tên nhân tố:

Nhân tố 1: có các biến quan sát của nhân tố 7 cũ trong bảng hỏi gồm:

o Đồng nghiệp đáng tin cậy và trung thực.

o Anh/Chị có mối quan hệ tốt với các đồng nghiệp trong Công ty.

o Anh/Chị và các đồng nghiệp phối hợp làm việc tốt.

o Đồng nghiệp của Anh/Chị sẵn sàng giúp đỡ Anh/Chị trong công việc.

Do đó, nhân tố sẽ có tên gọi là “quan hệ đồng nghiệp”.

Nhân tố 2: có các biến quan sát của nhân tố 8 cũ trong bảng hỏi gồm:

o Anh/Chị thấy văn hóa Công ty phù hợp.

o Công ty thường tham gia các hoạt động xã hội.

o Anh/Chị tự hào về văn hóa Công ty.

o Công ty thực hiện đúng những cam kết đã đưa ra.

o Anh/Chị có đồng phục thoải mái và lịch sự.

Do đó, nhân tố sẽ có tên gọi là “Văn hóa doanh nghiệp”.

Nhân tố 3: có các biến quan sát của nhân tố 6 cũ trong bảng hỏi gồm:

o Công ty có chế độ phụ cấp tốt.

o Tiền lương tương xứng với công sức làm việc mà Anh/Chị bỏ ra.

o Anh/Chị được phổ biến rõ về chính sách lương, thưởng.

o Anh/Chị được xét thưởng công bằng khi hoàn thành tốt công việc.

o Tiền lương trả đầy đủ, đúng hạn và thỏa đáng.

Do đó, nhân tố sẽ có tên gọi là “lương và chế độ phúc lợi”.

Nhân tố 4: có các biến quan sát của nhân tố 4 cũ trong bảng hỏi gồm:

Trường ĐH KInh tế Huế

o Cấp trên nắm bắt được tâm lý nhân viên và tiếp thu lắng nghe ý kiến đóng góp, sáng kiến của Anh/Chị.

o Cấp trên có cung cấp thông tin phản hồi giúp nhân viên cải thiện hiệu suất công việc.

Do đó, nhân tố này sẽ có tên gọi là “phong cách lãnh đạo”.

Nhân tố 5: có các biến quan sát của nhân tố 1 cũ trong bảng hỏi gồm:

o Anh/Chị cảm thấy nơi làm việc của mình an toàn, thoải mái và sạch sẽ.

o Anh/Chị được cung cấp đầy đủ trang thiết bị cần thiết hỗ trợ cho công việc của mình.

o Điều kiện làm việc đảm bảo sức khỏe cho nhân viên.

Do đó, nhân tố này sẽ có tên gọi là “Môi trường điều kiện làm việc”.

Nhân tố 6: có các biến quan sát của nhân tố 2 cũ trong bảng hỏi gồm:

o Anh/Chị tin rằng Công ty đang hoạt động ổn định và hiệu quả.

o Anh/Chị không cảm thấy lo lắng về vấn đề mất việc ở Công ty.

o Công ty chưa có sự luân chuyển làm việc giữa các bộ phận.

Do đó, nhân tố này sẽ có tên gọi là “Sự ổn định trong công việc”.

Nhân tố 7: có các biến quan sát của nhân tố 5 cũ trong bảng hỏi gồm:

o Anh/Chị được tham gia vào các quyết định có ảnh hưởng đến công việc của mình.

o Anh/Chị được phân công công việc rõ ràng, hợp lý.

o Anh/Chị nắm rõ quy trình làm việc của mình.

Do đó, nhân tố này sẽ có tên gọi là “sự tự chủ trong công việc”.

Thông qua đánh giá sự phù hợp của các biến bằng hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, mô hình nghiên cứu được hiệu chỉnh như sau:

Trường ĐH KInh tế Huế

Sơ đồ 2.2: Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh sau khi phân tích nhân tố khám phá