• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA ĐỒNG

2.2 Kết quả nghiên cứu

2.2.4 Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis – EFA)

Bng 2.11: Kiểm định KMO và Bartlett’s Test biến độc lp KMO and Bartlett’s Test

TrịsốKMO (Kaiser Meyer-Olkin of Sampling Adequacy) 0,877 Đại lượng thống kê

Bartlett’s Test

Approx. Chi-Square 800,806

df 153

Sig. 0,000

(Nguồn: Kết quả điều tra xửlý của tác giả năm 2021)

Trước khi tiến hành phân tích nhân tốkhám phá, nghiên cứu cần kiểm định KMO để xem xét việc phân tích này có phù hợp hay không. Việc kiểm định được thực hiện thông qua việc xem xét hệ số KMO (Kaiser Meyer-Olkin of Sampling Adequacy) và

Bartlett’s Test.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Giá trị KMO là một chỉ tiêu dùng để xem xét sự thích hợp của EFA. Nội dung kiểm định: hệsốKMO phải thỏa mãnđiều kiện 0,5≤ KMO ≤ 1, chứng tỏ bước phân tích nhân tốkhám phá EFA là phù hợp trong nghiên cứu này.

Kết quả thu được như sau:

- Giá trịKMO bằng 0,877 lớn hơn 0,05 cho thấy phân tích EFA là phù hợp.

- Mức ý nghĩa Sig. của kiểm định Bartlett’s Test nhỏ hơn 0,05 nên các biến quan sát được đưa vào mô hình nghiên cứu có tương quan với nhau và phù hợp với phân tích nhân tốkhám phá EFA.

2.2.4.2 Phân tích nhân tốkhám phá EFA biến độc lập

Trong nghiên cứu này, khi phân tích nhân tố khám phá EFA đề tài sử dụng phương pháp phân tích các nhân tố chính (Principal Components) với số nhân tố (Number of Factor) được xác định từ trước là 6 theo mô hình nghiên cứu đề xuất. Mục đích sửdụng phương pháp này là đểrút gọn dữ liệu, hạn chếvi phạm hiện tượng đa cộng tuyến giữa các nhân tốtrong việc phân tích mô hình hồi quy tiếp theo.

Phương pháp xoay nhân tố được chọn là Varimax procedure: xoay nguyên gốc các nhân tố đểtối thiểu hóa số lượng biến có hệsốlớn tại cùng một nhân tốnhằm tăng cường khả năng giải thích nhân tố. Những biến nào có hệsốtải nhân tố< 0,5 sẽbị loại khỏi mô hình nghiên cứu, chỉ những biến nào có hệ số tải nhân tố > 0,5 mới được đưa vào các phân tích tiếp theo.

Ở nghiên cứu này, hệsốtải nhân tố (Factor Loading) phải thỏa mãnđiều kiện lớn hơn hoặc bằng 0,5. Theo Hair & ctg (1998), Factor Loading là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA, Factor Loading > 0,3 được xem là mức tối thiểu và được khuyên dùng nếu cỡ mẫu lớn hơn 350. Factor Loading > 0,4 được xem là quan trọng, Factor Loading > 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn, và nghiên cứu này chọn giá trị Factor Loading > 0,5 với cỡmẫu là 100.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bng 2.12: Rút trích nhân tbiến độc lp Biến quan sát

Nhóm nhân tố

1 2 3 4 5

THAIDO2 0,785

THAIDO3 0,713

THAIDO1 0,663

SUDUNG2 0,653

SUDUNG1 0,562

SUDUNG3 0,502

RUIRO2 0,800

RUIRO3 0,741

RUIRO1 0,546

HUUDUNG3 0,815

HUUDUNG2 0,800

HUUDUNG1 0,650

CHATLUONG3 0,764

CHATLUONG2 0,675

CHATLUONG1 0,625

GIACA2 0,646

GIACA3 0,601

GIACA1 0,580

HệsốEigenvalue 7,036 8,598 9,752 10,89 11,906

Phương sai tiến

lũy tiến (%) 39,091 47,77 54,18 60,5 66,15

(Nguồn: Kết quả điều tra xửlý của tác giả năm 2021)

Thực hiện phân tích nhân tốlần đầu tiên, đưa 18biến quan sát trong 6 biến độc lập ảnh hưởng đến ý định mua sắm đồng phục trực tuyến tại công ty vào phân tích nhân tố theo tiêu chuẩn Eigenvalue lớn hơn 1 đã có 5 nhân tố được tạo ra.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Như vậy, sau khi tiến hành phân tích nhân tốkhám phá EFA, sốbiến quan sát vẫn là 18, được rút trích lại còn 5 nhân tố. Không có biến quan sát nào có hệ số tải nhân tố (Factor Loading) bé hơn 0,5 nên không loại bỏ biến, đề tài tiếp tục tiến hành các bước phân tích tiếp theo.

Kết quả phân tích nhân tố được chấp nhận khi Tiêu chuẩn phương sai trích (Variance Explained Criteria) > 50% và giá trị Eigenvalue lớn hơn 1 (theo Gerbing &

Anderson, 1998). Dựa vào kết quả trên, tổng phương sai trích là 65,15% > 50% do đó phân tích nhân tốlà phù hợp.

Đặt tên cho các nhóm nhân tố:

- Nhân tố 1 (Factor 1) gồm 6 biến quan sát : SUDUNG1, SUDUNG2, SUDUNG3, THAIDO1, THAIDO2, THAIDO3. Nghiên cứu đặt tên nhân tố mới này là “Tính dễsửdụng và thái độ”

- Nhân tố 2 (Factor 2) gồm 3 biến quan sát: RUIRO1, RUIRO2, RUIRO3. Nghiên cứu đặt tên nhân tốmới này là “Nhận thức rủi ro”.

- Nhân tố 3 (Factor 3) gồm 3 biến quan sát: HUUDUNG1, HUUDUNG2, HUUDUNG3. Nghiên cứu đặt tên nhân tốmới này là “Nhận thức hữu dụng”.

- Nhân tố 4 (Factor 4) gồm 3 biến quan sát: CHATLUONG1, CHATLUONG2, CHATLUONG3. Nghiên cứu đặt tên nhân tố mới này là “Cảm nhận về chất lượng”.

- Nhân tố5 (Factor 5) gồm 3 biến quan sát: GIACA1, GIACA2, GIACA3. Nghiên cứu đặt tên nhân tốmới này là “Cảm nhận vềgiá cả”.

2.2.4.3 Kiểm định KMO và Bartlett’s Test biến phụthuộc

Các điều kiện kiểm định KMO và Bartlett’s Test biến phụthuộc tương tự các điều kiện kiểm định của biến độc lập. Sau khi tiến hành phân tíchđánh giá của khách hàng về ý định mua sắm đồng phục trực tuyến tại công ty qua 3 biến quan sát, kết quảcho chỉ số KMO là 0,716 (lớn hơn 0,05), và kiểm định Bartlett’s Test cho giá trị Sig. = 0,00 (bé hơn 0,05) nên dữ liệu thu thập

Trường Đại học Kinh tế Huế

được đáp ứng được điều kiện đểtiến hành phân tích nhân tố.

Bng 2.13: Kiểm định KMO và Bartlett’s Test biến phthuc KMO and Bartlett’s Test

TrịsốKMO (Kaiser Meyer-Olkin of Sampling Adequacy) 0,712

Đại lượng thống kê Bartlett’s Test

Approx. Chi-Square 96,995

df 3

Sig. 0,000

(Nguồn: Kết quả điều tra xửlý của tác giả năm 2021)

2.2.4.4 Phân tích nhân tốkhám phá EFA biến phụthuộc

Bng 2.14: Rút trích nhân tbiến phthuc

Ý định sửdụng Hệsốtải

YDINH1 0,852

YDINH2 0,849

YDING3 0,840

Phương sai tích lũy tiến (%) 71,709

(Nguồn: Kết quả điều tra xửlý của tác giả năm 2021)

Kết quả phân tích nhân tố khám phá rút trích ra được một nhân tố, nhân tố này được tạo ra từ 3 biến quan sát mà đề tài đã đề xuất từ trước, nhằm mục đích rút ra kết luận về ý định mua sắm đồng phục trực tuyến của khách hàng tại công ty TNHH Thương mại và Dịch vụLion Group. Nhân tố này được gọi là “Ý định sửdụng”.

Nhận xét:

Quá trình phân tích nhân tố khám phá EFA trên đã xác định được 5 nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua đồng phục trực tuyến tại công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Lion Group, đó là “Tính dễ sử dụng và thái độ”, “Nhận thức rủi ro”, “Nhận thức hữu dụng”, “Cảm nhận về

Trường Đại học Kinh tế Huế

chất lượng”,“cảm nhận vềgiá cả”.

Như vậy, mô hình nghiên cứu sau khi phân tích nhân tốkhám phá EFA không có gì thay đổi đáng kể so với ban đầu, không có biến quan sát nào bị loại ra khỏi mô hình trong quá trình kiểm định độ tin cậy thang đo và phân tích nhân tố khám phá. Chỉ có 6 biến quan sát từ 2 biến độc lập mà nghiên cứu đề xuất ra ban đầu là “thái độ” và “Nhận thức dễsửdụng”được rút trích lại còn 1 biến độc lập“Tính dễsửdụng và thái độ”.