• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 1:MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG

1.4. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động Marketing Mix

1.4.1. Phân tích môi trường vĩ mô:

- Môi trường nhân khẩu học:

+ Độ tuổi: Các nhà marketing chia doanh số thành sáu nhóm tuổi: trẻ em mẫu giáo, trẻ em tuổi đi học, thiếu niên, người lớn trẻ tuổi từ 20 đến 40, tuổi trung niên 40-65 và người lớn trên 40-65 tuổi để tìm hiểu về sở thích, thái độ và hành vi mua của người tiêu dùng.

+ Chủng tộc: Đa sắc tộc và chủng tộc là khác nhau giữa các quốc gia. Ơ Việt Nam, có 54 dân tộc nhưng tỷ lệ dân số thuộc dân tộc Kinh chiếm trên 85%, nên hầu hết các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, dịch vụ và tổ chức các hoạt động Marketing nhắm tới cá nhóm người tiêu dùng có ảnh hưởng, đông và phát triển nhanh nhất này.

+ Trình độ: Dân số trong xã hội thường rơi vào năm nhóm trình độ: mù chữ, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, đại học và sau đại học. Trình độ giáo dục liên quan đến quyết định lựa chọn và tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ của người tiêu dùng.

Nghiên cứu trình độ giáo dục ở từng vùng, quốc gia sẽ giúp cho doanh nghiệp có những quyết định Marketing phù hợp hơn.

+ Hộ gia đình: Mỗi nhóm hộ gia đình có nhu cầu và thói quen mua sắm khác nhau. Do đó, nghiên cứu cấu trúc của hộ gia đình giúp chúng ta hiểu được xu hướng tiêu dùng của những nhóm hộ gia đình khác nhau từ đó cung ứng những sản phẩm, dịch vụ phù hợp.

- Môi trường kinh tế:

+ Tâm lý người tiêu dùng: Một số chuyên gia tin rằng suy thoái kinh tế đã cơ bản làm lung lay niềm tin của người tiêu dùng đối với nền kinh tế và tình hình tài chính cá nhân của họ. Họ phải suy nghĩ trước khi chi tiêu; sẵn sàng so sánh các cửa hàng, mặc cả và sử dụng phiếu giảm giá khi lựa chọn và mua sắm sản phẩm, dịch vụ. Thắt chặt

Đại học kinh tế Huế

Đại học kinh tế Huế

chi tiêu phản ảnh một ràng buộc kinh tế đơn thuần chứ không phải là thay đổi cơ bản về hành vi. Chi tiêu của người tiêu dùng sẽ trở lại bình thường khi kinh tế được cải thiện.

+ Phân bố thu nhập: Các nhà marketing thường nghiên cứu nền kinh tế các nước theo các loại sau đây: nền kinh tế tự cung tự cấp, có rất ít cơ hội cho marketing; nền kinh tế xuất khẩu nguyên liệu, phát triển các thị trường thiết bị, vật tư và dụng cụ; nền kinh tế công nghiệp hóa nơi tập hợp nhu cầu của tầng lớp giàu có và tầng lớp trung lưu về các sản phẩm, hàng hóa mới; nền kinh tế công nghiệp là thị trường phong phú để phát triển tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ. Marketing cũng thường phân các quốc gia theo năm nhóm thu nhập: thu nhập rất thấp, chủ yếu là thu nhập thấp, thu nhập trung bình, thu nhập cao và thu nhập rất cao. Việc phân chia các nền kinh tế cũng như mức thu nhập của các quốc gia giúp cho các nhà marketing hiểu rõ hơn về cơ hội marketing cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

+ Thu nhập, tiết kiệm, nợ và tín dụng: Chỉ tiêu của người tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi thu nhập thấp, tiết kiệm, tình hình nợ và tín dụng. Các doanh nghiệp cần hiểu về thực trạng thu nhập, tiết kiệm, nợ và tín dụng để đưa ra những quyết định marketing phù hợp, đạt được mục tiêu kinh doanh.

Ngoài những yếu tố trên thì các nhà marketing cũng cần phải phân tích thêm các yếu tố sau:

+ Tốc độ tăng trưởng nền kinh tế, cán cân xuất nhập khẩu, tình trạng lạm phát, tỷ giá, tốc độ đầu tư,… từng yếu tố này biến đổi có thể gây nên thuận lợi hay khó khăn cho doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp phải thích ứng.

+ Chu kỳ kinh doanh phản ánh những biến động có tính chất lặp đi lặp lại trong hoạt động kinh tế nói chung ảnh hưởng tới vấn đề thất nghiệp, lạm phát và mức chi tiêu hay tiết kiệm của người tiêu dùng, từ đó ảnh hưởng tới hoạt động marketing.

+ Cơ cấu cạnh tranh trên thị trường ảnh hưởng mạnh mẽ tới giá cả. Có 4 hình thái cơ bản của cơ cấu cạnh tranh trên thị trường: Cạnh tranh hoàn hảo (perfect competition), cạnh tranh có tính độc quyền (monopolistic competition), độc quyền đa phương (oligopoly) và độc quyền (monopoly).

Đại học kinh tế Huế

Đại học kinh tế Huế

- Môi trường văn hóa- xã hội:

+ Tính bền vững của giá trị văn hóa cốt lõi: Niềm tin và giá trị cốt lõi được truyền từ đời này sang đời khác và củng cố bởi các tổ chức xã hội, trường học, nhà thờ, các doanh nghiệp và chính phủ. Các doanh nghiệp nên tìm cách thích ứng với những giá trị văn hóa cốt lõi thay vì nổ lực làm thay đổi nó.

+ Giá trị xã hội: Là sự biểu hiện một phần tư tưởng quan niệm về những gì đúng đắn của văn hóa, sự bày tỏ cách hành động mà người ta cho là tốt hơn. Các nhà marketing phải hiều được môi trường xã hội, phản ánh được những giá trị văn hóa và lòng tin trong chiến lược marketing.

- Môi trường tự nhiên:

+ Ngày nay, cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp là những hậu quả không mong muôn về môi trường ô nhiễm. Chính vì vậy, quy định về môi trường được đặt ra nhằm vào các doanh nghiệp công nghiệp – những ngành tạo ra ô nhiễm công nghiệp nhiều nhất. Các doanh nghiệp này phải đầu tư thiết bị kiểm soát ô nhiễm, sử dụng nguyên liệu thân thiện với môi trường và thực hiện những hành động bảo vệ môi trường thường xuyên. Cơ hội đang chờ đợi những doanh nghiệp có thể dung hòa giữa phát triển sản xuất với bảo vệ môi trường.

+ Các doanh nghiệp nhận ra sự cần thiết phải tích hợp các vấn đề môi trường vào chiến lược của doanh nghiệp.

- Môi trường công nghệ:

+ Tác động mạnh mẽ nhất đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và đang thay đổi nhanh chóng. Công nghệ mới có thể đem lại cơ hội kinh doanh, tạo ra những thị trường và cơ hội mới cho doanh nghiệp, qua đó kích thích tăng trưởng nền kinh tế.

+ Nhà marketing cần hiểu được một số khuynh hướng công nghệ sau: công nghệ đang thay đổi với tốc độ nhanh chóng; cơ hội không giới hạn cho sự thay đổi công nghệ; ngân sách cho nghiên cứu và phát triển ở những nước phát triển trên thế giới đang tăng lên; tăng quyền hạn và quy định về thay đổi công nghệ.

- Môi trường chính trị - pháp luật:

+Môi trường chính trị bao gồm: các đường lối, chính sách, cấu trúc chính trị, hệ thống quản lý - hành chính.

Đại học kinh tế Huế

Đại học kinh tế Huế

+Môi trường pháp luật bao gồm: Các bộ luật và sự thể hiện của các quy định.

Có thể cản trở hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động marketing của doanh nghiệp. Điều tiết vĩ mô đối với hoạt động của doanh nghiệp bằng pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi giữa các doanh nghiệp với nhau, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng như bảo vệ các lợi ích xã hội.

1.4.2. Phân tích môi trường vi mô