• Không có kết quả nào được tìm thấy

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết thêm một số từ ngữ (kể cả tục ngữ, từ Hán Việt) nói về ý chí, nghị lực của con người; bước đầu biết xếp các từ Hán Việt (có tiếng chí) theo hai nhóm nghĩa (BT1); hiểu nghĩa từ nghị lực (BT2); điền đúng một số từ (nói về ý chí, nghị lực) vào chỗ trống trong đoạn văn (BT3); hiểu ý nghĩa chung của một số câu tục ngữ theo chủ điểm đã học (BT4).

- HS biết tìm những từ Hán Việt nói về ý chí nghị lực, hiểu một số câu thành ngữ, tục ngữ.

- Góp phần phát triển các năng lực:

+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Giáo dục HS biết yêu tiếng Việt, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, biết sử dụng đúng các từ ngữ trong khi nói và viết.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: + Bảng phụ viết nội dung bài tập 3, 4.

- HS: vở BT, bút, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1- HĐ Mở đầu: (5’)

- Gv cho hs chơi trò chơi ”Chiếc hộp bí mật”.Trả lời câu hỏi:

- Tính từ là gì

- Nêu tên các bài tập đọc đã học thuộc chủ điểm có chí thì nên?

- Nội dung các bài tập đọc đó nói lên điều gì?

- GV nhận xét, đánh giá - GV giới thiệu, ghi đầu bài

- LPHT điều hành, tổ chức cho lớp chơi trò chơi. Lớp trả lời - nhận xét:

- Những từ miêu tả đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động trạng thái của người, sự vật được gọi là tính từ.

- Ông trạng thả diều, Có chí thì nên,

“Vua tàu thủy “ Bạch Thái Bưởi - Ý chí, nghị lực của con người - HS lắng nghe

- 4 HS nhắc lại tên đầu bài 2- HĐ Luyện tập, thực hành.

Bài 1: 8’

Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.

+ Bài yêu cầu gì?

- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ.

- Gọi 1, 2 nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

=> Bài tập giúp biết xếp các từ Hán Việt theo hai nhóm có nghĩa

- Yêu cầu đặt câu với 1 từ vừa xếp

- Thực hiện theo yêu cầu của GV.

+ Xếp các từ có tiếng chí vào hai nhóm thích hợp

- HS thảo luận nhóm 4, làm bài.

- Đại diện các nhóm trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Chí: có nghĩa là rất, hết sức (biểu thị mức độ cao nhất)

Chí phải, chí lý, chí thân, chí tình, chí công.

Chí: có nghĩa là ý muốn bền bỉ theo đuổi một mục đích tốt đẹp.

ý chí, chí khí, chí hướng, quyết chí.

- HS đặt câu

* Kết luận: Từ “chí” có hai nghĩa, để hiểu nghĩa của từ cần phải phân tích nghĩa của từng tiếng

Bài 2: 8’

Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.

- Bài yêu cầu gì?

- Sử dụng KT khăn trải bàn.

- Nhận xét, động viên.

- 2 em đọc yêu cầu của bài, cả lớp đọc thầm suy nghĩ làm bài

- Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “nghị lực”

- Hs làm bài nhóm 4 (bảng phụ), báo cáo:

+ Dòng b nêu đúng nghĩa của từ nghị lực.

- Nhận xét, bổ sung

- Các dòng cò lại có nghĩa là gì?

- Thế nào là nghị lực

-GV giúp HS hiểu thêm các nghĩa của câu a, c, d.

+ Làm việc liên tục, bền bỉ là nghĩa của từ nào?

+ Chắc chắn, bền vững, khó phá vỡ là nghĩa của từ nào?

+ Có tình cảm rất chân tình sâu sắc là nghĩa của từ nào?

-Đặt câu với các từ : nghị lực, kiên trì, kiên cố, chí tình

- Hs phát biểu cá nhân:

+ dòng: a) là kiên trì, + dòng c) là kiên cố,

+ dòng d) là chí tình, chí nghĩa.

- HS nêu : Là người có quyết tâm, vượt qua khó khăn, thử thách,…

+ Là....kiên trì

+Là .... kiên cố.

+ Là nghĩa của từ chí tình, chí nghĩa.

-HS đặt câu.

- Nhận xét, bổ sung.

- Bài 3: 7’

- Gọi Hs đọc yêu cầu - - - Bài yêu cầu gì?

-- -- -- Yêu cầu hs làm bài cặp đôi.

- Nhận xét chốt lại lời giải đúng.

- 2 em đọc đề bài.

- Chọn các từ trong ngoặc đơn để điền vào ô trống:

- Làm việc cặp đôi

- Đọc thầm đoạn văn làm bài

- 2 nhóm báo cáo: nghị lực, nản chí, quyết tâm, kiên nhẫn, quyết chí, nguyện vọng.

- HS lắng nghe Bài 4 : 7’

- Gọi Hs đọc yêu cầu - Bài yêu cầu gì

- Yêu cầu hs làm bài nhóm 4.

- - Nhận xét chốt lại lời giải đúng.

- Gv giúp HS hiểu nghĩa đen của các câu tục ngữ (theo SGV)

- Giáo dục HS ý chí, nghị lực vươn lên

- 2hs đọc yêu cầu

- Mỗi câu tục ngữ sau đây khuyên chúng ta điều gì?

Thảo luận theo nhóm 4.

- Đại diện một số em trình bày

a. Người phải thử thách gian nan với biết nghị lực , tài năng

b, Từ nước lã mà làm thành hồ, từ tay không mà làm cơ đồ mới thật là tài giỏi c, Phải vất vả lao động mới gặt hái được thành công. Không thể tự dưng mà thành đạt

* KL : Những câu thành ngữ, tục ngữ là nhưng câu văn vần, ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc, đúc kết lại kinh nghiệm sống quý báu của cha ông.

3- HĐ Vận dụng. (5’)

- G cho học sinh đọc yêu cầu, xác định yêu cầu

+ Bài yêu cầu gì?

- H thực hiện

- Kể về một người do có ý chí, nghị lực

- - Cho HS suy nghĩ 2 phút rồi trình bày - Gv nhận xét.

Củng cố - dặn dò:

- Tiết học giúp em có thêm kiến thức gì?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn dò: Về nhà : Nói cho người thân nghe về nội dung bài đã học. Chuẩn bị bài: Câu hỏi và dấu chấm hỏi.

nên đã vượt qua nhiều thử thách đạt được thành công..

- Hs trình bày - HS lắng nghe

- Hs nêu

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

TẬP ĐỌC