• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH ĐÃI NGỘ TÀI CHÍNH TẠI

2.2. Thực trạng chính sách đãi ngộ tài chính tại khách sạn Hương Giang Resort & Spa

2.2.1. Các chính sách đãi ngộ tài chính

2.2.1.1. Chính sách tiền lương

Trong quá trình nâng cao hiệu quảkinh tếcủa doanh nghiệp, thì sửdụng chi phí như thế nào cho hợp lý là một vấn đề mà các nhà quản lý doanh nghiệp thường quan tâm. Chi phí tiền lương trong doanh nghiệp chiếm một tỷtrọng không nhỏtrong tổng chi phí của doanh nghiệp, nên nó cũng ảnh hưởng lớn tới kết quả kinh doanh. Ngày nay, các doanh nghiệp ngoài việc phải tiết kiệm một cách hợp lý các khoản chi phí, thì doanh nghiệp còn phải nhận thức và đánh giá đầy đủ lợi ích của việc sửdụng chi phí này. Việc tiết kiệm chi phí tiền lương trong doanh nghiệp không có nghĩa là giảm bớt quỹ tiền lương trả cho người lao động mà là tăng năng suất lao động sao cho với một đồng chi phí trả lương thì sẽtạo nhiều doanh thu hoặc lợi nhuận hơn.

Qui chếtrả lương của khách sạn:

Căn cứ vào mức độ phức tạp công việc của từng người, tính trách nhiệm của công việc, đểhình thành hệsốcủa nhóm chức danh công việc (có 8 nhóm từnhóm C1 đến nhóm L1). Căn cứ vào mức độ hoàn thành công việc và chất lượng của công việc đểxếp hạng thành tích đạt được (từhạng 1 đến hạng 4), cộng với một phần lương cấp bậc và phụcấp (nếu có), sốngày công thực tế đểtrả lương.

Ta có:

Hạng 1 là xuất sắc khi: Hoàn thành suất sắc nhiệm vụ được giao, theo đúng tiến độkếhoạch công ty quy định, có chất lượng cao, với hệsố1.1

Hạng 2 là tốt khi: Hoàn thành tốt công việc, với hệsố1,05

Hạng 3 là đạt khi: Hoàn thành công việcởmức độbình thường, với hệsố1 Hạng 4 là chưa đạt khi: Hoàn thành công việcởmức độthấp, với hệsố0.85.

Ta đi cụthểvào: hình thức trả lương như sau:

Hình thức trả lương theo thời gian:

Hằng tháng NLĐ đi làm đều được trả lương tháng. Lương tháng của mỗi NLĐ gồm 2 phần, lương phần I và lương phần II

Trường Đại học Kinh tế Huế

Lương phần I: Dựa trên cơ sở quá trình công tác cống hiến của mỗi cán bộ, nhân viên trên căn cứ: Mức lương cơ bản, số ngày công thực tế và hệ số lương. Với cách tính

Khách sạn căn cứ bậc lương và thời gian làm việc của nhân viên trong tháng để tính lương. Với cách tínhnhư sau

Lương phần I = ụ ấ Trong đó:

- N: số ngày công nhân làm trong tháng - Công chuẩn: 26

- Lcb:Lương cơ bản

- Lcb =Hệ số x Lương tối thiểu vùng II

- Hiện nay khách sạn chia mức lương thành 12 cấp bậc và mức lương tối thiểu đang áp dụng là 3.710.000(đồng).

- Lương phần II: trả theo hiệu quả và mức độ phức tạp của công việc, tính trách nhiệm của công việc, căn cứvào mức độvà chất lượng hoàn thành công việc đểxếp hạng (1, 2, 3, 4) và sốngày công thực tế để tính lương cho mỗi nhân viên.

Lương phần II được tính bằng cách lấy lương phần I nhân với hệsố phân chia theo hạng.

Hình thức trả lương khoán: là hình thức trả lương khi người lao động hoàn thành xong khối lượng công việc theo đúng chất lượng đãđược giao. Hình thức này áp dụng đối với những nhân viên làm thêm, hợp đồng, thời vụ. Với cách tính như sau:

Lương = mức lương khoán x tỷlệ(%) hoàn thành công việc

Vào những mùa cao điểm của du lịch (từ đầu tháng 10 đến tháng 3, 4 của năm sau) số lượng du khách và thực khách tăng vọt khiến cho nhà hàng, khách sạn không đủ nguồn nhân lực cung ứng thì khách sạn sẽ sử dụng biện pháp thuê nhân viên bán thời gian theo nhu cầu của đơn vịmình

Nhận xét: Tuy khách sạnđã căn cứvào mức độvà chất lượng hoàn thành công viêc để xếp hạng nhưng việc giám đốc quy đinh hệ số lương cho các chức danh trong khách sạn còn chưa hợp lý, mang tính áp đặt chưa dựa trên cơ sở phân tích khoa học

Trường Đại học Kinh tế Huế

và bàn bạc với những cán bộ hưởng lương theo chức danh này. Ngoài ra còn kết hợp tính lương theo sốngày công dựa vào bảng chấm công thực tế, tuy nhiên việc giám sát hiệu quả thời gian làm việc theo ngày còn nhiều thiếu sót. Bởi vì thời gian tính lương phải là thời gian làm việc thực tế nhưng nhiều khi người lao động đủcông trong tháng nhưng thời gian sửdụng trong ngày không được sửdụng hết cho công việc. Việc quản lý thời gian đó là chưa xác thực. Người lao động còn lãng phí nhiều thời gian nhưng mức lương vẫn được hưởng đầy đủ.

Bảng 2.4 : Mức lương bình quân của người lao động tại khách sạn Hương Giang Resort & Spa

Năm 2015 2016 2017

So sánh

2016/2015 2017/2016

± % ± %

Mức lương bình

quân/Tháng/LĐ (triệu đồng)

4,363 4,839 6,543 476 10.9 1704 35.2

Nguồn: Phòng tổchức hành chính

Nhìn vào bảng sốliệu ta thấy mức lương bình quân tăng dần theo hăng năm và thực tế tốc độ tăng của năm 2017/2016 là 35.2% cao hơn tốc độ tăng năm 2016/2015 là 10.9%. Nguyên nhân do năm 2017 khách sạn tuyển dụng nhân viên có trình độ cao hơn đòi hỏi mức lương phải trả cao hơn mặc khác với lĩnh vực kinh doanh dịch vụ là khách sạn - nhà hàng ngày một phát triển đòi hỏi họ phải tăng mức lương lên để thu hút, động viên người lao động làm việc có chất lượng hơn.

+ Khách sạn trả lương cho NLĐ qua chuyển thẻ ngân hàng đối với người lao động làm việc chính thức một lần vào ngày mồng 7 của tháng kế tiếp và chuyển tiền tiền mặt trực tiếp cho những lao động bán thời gian, làm việc thời vụ vào ngày mùng 10 của tháng tiếp theo

+ Đối với những lao động làm việc trực tiếp sẽ không được nghỉ định kì thứ7 hoặc chủnhật thay vào đó họsẽ được nghỉ vào những ngày bù trong tuần.

Trường Đại học Kinh tế Huế