• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan trong nước và nước ngoài

Phạm Thụy Bích Uyên (2016). “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thương mại di động của người tiêu dùng tỉnh An Giang”. Nghiên cứu đã xác định

Trường Đại học Kinh tế Huế

các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thương mại di động của người tiêu dùng tỉnh An Giang dựa trên việc kế thừa 3 yếu tố truyền thống của mô hình TRA và mô hình TAM.

Nguyễn Thị Ngọc Giàu (2016). “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng điện trực tuyến tại Thành phố Hồ Chí Minh”. Nghiên cứu đã xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng điện trực tuyến tại Thành phố Hồ Chí Minh dựa trên sự kết hợp mô hình TAM và TPB (C-TAM-TPB) của Taylor và Todd (1995).

Nghiên cứu đã đo lường nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng thương mại điện tử tại khu nghỉ dưỡng Làng hành hương dựa vào mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) và mô hình chấp nhận sử dụng TMĐT (e-CAM).

1.3.2. Các nghiên liên quan nước ngoài

Ajzen và Fishbein, (1975). đề xuất mô hình lý thuyết hành vi hoạch định trên cơ sở phát triển lý thuyết hành động hợp lý với giả định rằng một hành vi có thể được dự báo hoặc giải thích bởi các quyết định để thực hiện hành vi đó.

Taylor và Todd (1995). đề xuất kết hợp mô hình TAM và mô hình TPB thành mô hình C-TAM-TPB, mở rộng cho ra kết quả rằng mô hình TAM tốt hơn trong việc dự báo quyết định sử dụng công nghệ, mô hình TPB mở rộng cung cấp một sự hiểu biết toàn diện hơn về quyết định hành vi.

Liu Xiao (2004). đã mở rộng mô hình TAM để nghiên cứu quyết định sử dụng TMĐT. Bên cạnh yếu tố nhận thức sự hữu ích và nhận thức tính dễ sử dụng, các tác giả đã đưa vào mô hình TAM yếu tố nhận thức rủi ro tác động vào ý định sử dụng.

Joongho Ahn, Jinsoo Park, và Dongwon Lee (2001). đã xây dựng mô hình chấp nhận sử dụng thương mại điện tử E-CAM bằng cách tích hợp mô hình TAM với thuyết nhận thức rủi ro

Hua Dai , Prashant Palvia (2008). “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng thương mại di động: Một nghiên cứu đa văn hóa ở Trung Quốc và Hoa Kỳ”. Công nghệ truyền thông di động đã thâm nhập vào thị trường tiêu dùng trên toàn thế giới.

Nó có khả năng tạo ảnh hưởng sâu sắc đến các hoạt động kinh doanh, hành vi của người tiêu dùng và thị trường quốc gia và toàn cầu. Do đó, việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng thương mại di động sẽ có giá trị đáng kể. Nghiên cứu xác

Trường Đại học Kinh tế Huế

định chín yếu tố (Nhận thức giá trị gia tăng (PVA), Nhận thức sự riêng tư (PC1), Sự sáng tạo (I), Nhận thức sự hữu ích (PU), Nhận thức tính dễ sử dụng (PEU), Nhận thức chi phí (PC2), Khả năng tương thích (C), Nhận thức sự thích thú (PE), Chuẩn chủ quan (SN))ảnh hưởng đến việc áp dụng thương mại di động của người tiêu dùng, dựa trên nghiên cứu được công bố tại cùng thời điểm. Nhiều so sánh ở Trung Quốc và Hoa Kỳ đã được tiến hành để làm rõ khả năng áp dụng các yếu tố này ở hai khu vực. Một cuộc khảo sát đã được thực hiện trên 190 người dùng thương mại di động cá nhân ở Trung Quốc và Mỹ đã tìm thấy sự khác biệt đáng kể giữa các tiền đề và tác động của chúng đối với Ý định sử dụng thương mại di động của người tiêu dùng. Nghiên cứu cũng rút ra một số hiểu biết thực tế và cung cấp cho các nhà cung cấp tìm cách thâm nhập thị trường Trung Quốc và Hoa Kỳ với thông tin cụ thể về nhận thức và ý định của người dùng thương mại điện tử.

Trivei, J. & Kumar, S. (2014).“Các yếu tố quyết định chấp nhận thương mại di động giữa Gen Y”. (Tạp chí quản lý tiếp thị Tháng 6 năm 2014, Tập. 2, số 2, trang 145-163 được xuất bản bởi Viện nghiên cứu phát triển chính sách Hoa Kỳ). Sự bùng nổ điện thoại thông minh trên thế giới và ở Ấn Độ đã đưa TMĐT lên một cấp độ hoàn toàn mới, đặc biệt là với sự xuất hiện của TMDĐ. Rất nhiều nghiên cứu ủng hộ thực tế rằng Gen Y là nhóm người dùng di động lớn nhất. Trong nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng mô hình TAM kết hợp thêm hai nhân tố đó là Nhận thức sự tin tưởng và Tự đánh giá năng lực để nghiên cứu các yếu tố quyết định chấp nhận TMDĐ ở Ấn Độ. Như vậy, mô hình nghiên cứu bao gồm các biến độc lập là Nhận thức tính dễ sử dụng (PEU), Nhận thức sự hữu ích (PU), Nhận thức sự tin cậy (PT), Tự đánh giá năng lực (SE) và Chuẩn chủ quan (SN). Các biến phụ thuộc là Thái độ và Ý định thực hiện hành vi. Kết quả nghiên cứu cho thấy PEU và PU là hai yếu tố quan trọng, trong khi PEU ảnh hưởng trực tiếp đến ý định hành vi thì PU lại ảnh hưởng gián tiếp đến ý định hành vi qua yếu tố trung gian là Thái độ. Bên cạnh đó, SN đã được tìm thấy không có tác động đáng kể đến ý định hành vi. Ngoài ra, PT và SE đã được tìm thấy có tác động không đáng kể đến sự hình thành thái độ đối với TMDĐ nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến ý định hành vi đối với việc sử dụng TMDĐ.

M. Krishna Moorty, Chan Wai Sann, Chan Yee Ling, Tee Pei Yin, Wan Ka

Trường Đại học Kinh tế Huế

Yan and Yip Yuin Ee (2014). “Thông qua thương mại di động ở Malaysia: Nhận thức thế hệ Y”. Đây là nghiên cứu tương tự nghiên cứu đã nêu trên nhưng được thực hiện tại Malaysia. Cuộc khảo sát tiến hành trên 350 người thuộc thế hệ Y tại 3 thành phố lớn là Selangor, Johor và Perak. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả sáu biến độc lập (nhận thức sự tin cậy, nhận thức sự hữu ích, nhận thức tính dễ sử dụng, nhận thức sự thích thú, ảnh hưởng xã hội, khả năng tương thích) đều có tác động tích cực đến ý định hành vi sử dụng TMDĐ của thế hệ Y ở Malaysia, trong đó, khả năng tương thích là yếu tố quyết định nhất.

Khushbu Madan and Rajan Yadav (2016). “Một cuộc thăm dò các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng thương mại di động ở Ấn Độ”. (Những tiến bộ trong quản lý kinh tế và kinh doanh (AEBM) Tập 3, số 1; Tháng 1-Tháng 3 năm 2016, trang 1-6) Sự thâm nhập ngày càng tăng của điện thoại di động cùng với lối sống thay đổi của con người đã làm điện thoại di động trở thành thiết bị không thể thiếu trong cuộc sống.

Điều này đã dẫn đến sự phát triển của nhiều ứng dụng cho phép người tiêu dùng giao dịch trên các thiết bị di động, tạo ra một thị trường mới của TMĐT thường được gọi TMDĐ. Tuy nhiên, TMDĐ vẫn đang trong giai đoạn ban đầu. Các nghiên cứu khác nhau đã được thực hiện trên khắp thế giới để xác định các yếu tố ngăn cản sự chấp nhận TMDĐ của người tiêu dùng ở các quốc gia khác nhau nhưng không được thực hiện nhiều trong bối cảnh Ấn Độ. Mục đích của nghiên cứu này là xác định và kiểm tra tác động của các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến ý định áp dụng TMDĐ của người tiêu dùng Ấn Độ. Mô hình nghiên cứu bao gồm các nhân tố: Nhận thức sự hữu ích (PU), Nhận thức tính dễ sử dụng (PEU), Nhận thức rủi ro (PR), Sự đa dạng của dịch vụ (VOS), Ảnh hưởng của xã hội (SI). Nghiên cứu được thực hiện khảo sát trực tuyến trên 170 người trả lời Ấn Độ. Nghiên cứu chỉ ra rằng các yếu tố như PU, VOS, SI có ảnh hưởng tích cực đến Ý định áp dụng TMDĐ của người tiêu dùng Ấn Độ. Trong khi đó PR có ảnh hưởng tiêu cực còn PEU được coi là không đáng kể.

Arshan Bhullar , Pushpinder Singh Gill (2018).“Tương lai của thương mại di động: Một nghiên cứu thăm dò về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định hành vi của người dùng di động”(Tạp chí quốc tế về toán học, kỹ thuật và khoa học quản lý. Tập 4, Số 1, 245 Từ 258, 2019.)Sự thành công của TMĐT mang lại tiềm năng lớn cho sự phát triển

Trường Đại học Kinh tế Huế

của TMDĐ ở Ấn Độ. Khi các công nghệ TMĐT phát triển và trưởng thành, chính trải nghiệm của người dùng và việc áp dụng TMDĐ sẽ thúc đẩy sự phát triển của nó. Sự chấp nhận của người dùng đối với TMDĐ phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau, ảnh hưởng đến hành vi của người dùng đối với TMDĐ. Nghiên cứu dã thực hiện khảo sát 150 người dùng di động tại thành phố Chandigarh dựa trên mô hình bao gồm các nhân tố: Nhân thức tính hữu ích (PU), Tính thức tính dễ sử dụng (PEU), Nhân thức sự thích thú (PE), Niềm tin (T), Nhận thức về chi phí (PC), Ảnh hưởng xã hội (SI). Kết quả cho thấy rằng PE và PU là những yếu tố quan trọng nhất, tiếp theo là sự tin tưởng và chi phí cảm nhận ảnh hưởng đến ý định hành vi của người dùng. Nhận thức tính dễ sử dụng và ảnh hưởng xã hội không được tìm thấy có ảnh hưởng đáng kể đến ý định hành vi của người dùng.

1.4. Xây dựng mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu