• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chương 4: BÀN LUẬN

4.1. Kiến thức, thái độ và thực hành về các biện pháp tránh thai

4.1.2. Thái độ về các biện pháp tránh thai

Kết quả thảo luận nhóm với SV của chúng tôi cũng cho thấy đa số SV đều chưa có hiểu biết đầy đủ về các BPTT; SV chưa hiểu biết về BPTT hiệu quả cao, hiệu quả thấp và BPTT phù hợp nhất với đối tượng SV. Đặc biệt, SV thiếu kiến thức về cách sử dụng và cách khắc phục các sự cố khi sử dụng các BPTT. Việc 72% SV khi xa gia đình, sống ở môi trường mới có rất nhiều sự thay đổi về văn hóa, kinh tế, xã hội khi chưa có đầy đủ các kiến thức nói chung cũng như các kiến thức về các BPTT nói riêng có thể đẩy họ đến một số các nguy cơ như: có thai ngoài ý muốn, mắc STDs, viêm nhiễm sinh dục...

nguy cơ”. Điều này cho thấy SVcó niềm tin các BPTT nhưng họ cũng tin các BPTT có nhiều tác dụng phụ và nguy cơ, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe hiện tại và tương lai của họ. Đây chính là một cản trở làm cho giới trẻ có hiểu biết về BPTT cao nhưng tỷ lệ sử dụng các BPTT còn thấp.

Có 31,3% SV rất không đồng ý với quan điểm “Sử dụng BPTT khi QHTD sẽ không chứng tỏ được tình yêu đích thực”. Tuy nhiên, vẫn còn 43,2% SV rất đồng ý/đồng ý với quan điểm “Một bạn VTN&TN mang BPTT theo người là một việc xấu” và có 30,8% SV rất đồng ý/đồng ý với quan điểm

“Vị thành niên/thanh niên rất khó sử dụng BPTT cho lần đầu quan hệ với người yêu/bạn tình”. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Zhou H. và cs cho thấy 29,7% có thái độ tiêu cực đối với BPTT [45]. Việc thiếu niềm tin vào cách sử dụng các BPTT cũng như ngại ngùng với việc mang theo các BPTT có thể đẩy việc các bạn sinh viên không thực hiện được vì họ không có được các BPTT phù hợp trong những lúc cần thiết.

4.1.2.2. Thái độ về biện pháp tránh thai bao cao su

Kết quả bảng 3.8 cho thấy có 53,8% SV rất không đồng ý/không đồng ý với quan điểm “Nếu một VTN&TN mang theo BCS, người đó có thể là không đứng đắn”; 66,9% SV rất không đồng ý/không đồng ý quan điểm

“BCS chỉ dành cho người mua/bán dâm và người không chung thủy” và có 50,4% SV đồng ý với quan điểm “Tôi tin BCS là lựa chọn tốt nhất cho các bạn VTN&TN”. Kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thanh Phong và cộng sự tại trường Cao đẳng Y tế Hà Nội cho thấy có 64,9%

SV đồng ý với quan điểm “Tôi tin BCS là lựa chọn tốt nhất cho các bạn trẻ VTN” [8]. Đây là những kết quả rất đáng mừng vì các bạn trẻ ngày càng có nhiều hiểu biết và niềm tin hơn về BCS cũng như có cách nhìn thoải mái hơn với những người mang BCS theo người và từ đó họ có thể mang theo BCS mà không thấy ngại ngùng. Điều này thực sự có giá trị bởi đa số các bạn trẻ đều

quan hệ lần đầu khi không có sự chuẩn bị trước. Việc mang theo BCS sẽ giúp họ tránh thai tốt hơn trong lần quan hệ đầu tiên và cả những lần sau này.

Tuy nhiên, kết quả cũng cho thấy có 27,2% SV rất đồng ý/đồng ý với quan điểm “Tôi tin rằng BCS làm giảm khoái cảm tình dục” và 24,8% SV rất đồng ý/đồng ý với quan điểm “Nếu phải đi mua BCS, tôi sẽ cảm thấy xấu hổ”.

Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Lê Văn Bào, Phạm Văn Thảo và SAVY 2. Tác giả Lê Văn Bào và Phạm Văn Thao khi nghiên cứu về tình hình sử dụng BCS và thuốc tránh thai tại 3 tỉnh Bắc Giang, Thanh Hóa, Kiên Giang cho thấy một số lý do làm khách hàng không sử dụng BCS là ngại đi mua, giảm khoái cảm và bất tiện [113]. Theo SAVY2, có 3 lí do chính khiến những người trẻ không chịu dùng BCS là họ cảm thấy xấu hổ khi hỏi mua - Sợ bị người quen nhìn thấy - BCS không sẵn có [6]. Điều này cho thấy giới trẻ vẫn còn ngại ngùng với những cái nhìn của cộng đồng và xã hội, vì vậy, cần phát triển hơn nữa các hệ thống cung cấp BCS như máy mua tự động, nhà hàng, khách sạn… để giới trẻ có thể dễ dàng tiếp cận được biện pháp này hơn nữa giúp họ tránh thai và STDs. Tỷ lệ STDs và HIV/AIDS ngày càng gia tăng đặt các bạn trẻ đứng trước những thử thách và nguy cơ quá lớn cho tương lai của mình. Nếu các bạn trẻ không được tuyên truyền, tư vấn về STDs, cách phòng bệnh, dấu hiệu của bệnh đầy đủ sẽ làm họ dễ mắc phải những bệnh lý nguy hiểm này, ảnh hưởng đến sức khỏe, kinh tế và cuộc sống không chỉ của riêng họ mà còn ảnh hưởng đến cả gia đình và xã hội. Vì vậy, mục tiêu thiên niên kỷ số 6 đã đưa ra là phải chặn đứng HIV/AIDS vào năm 2015 và đẩy lùi sự lây truyền của HIV/AIDS [114]. Việc lựa chọn biện pháp BCS là cách tốt nhất, hiệu quả nhất để dự phòng lây nhiễm các bệnh lý này.

4.1.2.3. Thái độ về viên thuốc tránh thai hàng ngày

Kết quả bảng 3.9 cho thấy có 33,5% SV rất không đồng ý/không đồng ý với quan điểm “Nếu một VTN&TN sử dụng VTTT hàng ngày, bạn đó không

đứng đắn”, có 33,5% SV rất không đồng ý/không đồng ý với quan điểm

“Nếu phải mua VTTT, tôi sẽ cảm thấy rất xấu hổ”. Kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thanh Phong và cộng sự tại trường Cao đẳng Y tế Hà Nội cho thấy có 62,9% SV không đồng ý với quan điểm “Nếu một bạn sử dụng VTTT hàng ngày, bạn đó không đứng đắn” [8]. Như vậy, SV cũng có thái độ khá tích cực hơn về VTTT hàng ngày. Việc mua cũng như sử dụng thuốc đã được các bạn trẻ có cách nhìn tích cực hơn.

Tuy nhiên, có 28,2% SV không chắc chắn về quan điểm “Sử dụng VTTT hàng ngày là sự lựa chọn tốt nhất cho các VTN&TN có QHTD”. Điều này cho thấy SV có thái độ chưa rõ ràng với BPTT này. Đây là biện pháp được sử dụng hàng ngày vào một giờ nhất định làm cho người sử dụng dễ quên, vì vậy, việc sử dụng cho các bạn trẻ nhiều công việc cộng thêm tần xuất quan hệ ít đôi khi không phù hợp.

Kết quả bảng 3.9 cũng cho thấy có 27,2% SV rất đồng ý/đồng ý với quan điểm “Tôi tin sử dụng VTTT hàng ngày sẽ giảm khả năng sinh con”;

15,7% SV rất không đồng ý/không đồng ý với quan điểm “Tôi tin sử dụng VTTT hàng ngày đúng sẽ không làm da tôi xấu đi”. Kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu Thực trạng cung cấp và sử dụng dịch vụ chăm sóc SKSS tại 07 tỉnh tham gia chương trình quốc gia 07 do UNFPA tài trợ cho thấy có 46,4% khách hàng cho rằng sợ các tác dụng phụ của thuốc tránh thai đến sức khỏe [13]. Việc các bạn SV lo lắng về việc sử dụng VTTT hàng ngày ảnh hưởng đến sắc đẹp cũng như khả năng sinh con sau này của họ sẽ làm cho họ mất niềm tin vào biện pháp và không lựa chọn biện pháp này là BPTT thường xuyên, do vậy đây cũng là nội dung cần quan tâm, giáo dục.

4.1.2.4. Thái độ về viên thuốc tránh thai khẩn cấp

Có 41% SV rất không đồng ý/không đồng ý với quan điểm “Sử dụng VTTT khẩn cấp thường xuyên thể hiện trách nhiệm và sự quan tâm đến

nhau”; 35,1% SV không đồng ý với quan điểm “Sử dụng VTTT khẩn cấp là sự lựa chọn tốt nhất cho các VTN&TN có QHTD” và 51% SV không đồng ý với quan điểm “VTTT khẩn cấp chỉ dành cho người mua/bán dâm và người không chung thủy”(bảng 3.10). Kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thanh Phong và cs tại trường Cao đẳng Y tế Hà Nội cho thấy có 64,3% SV không đồng ý với quan điểm “Sử dụng VTTT khẩn cấp là sự lựa chọn tốt nhất cho các vị thành niên có QHTD” [8]. Kết quả này cho thấy thái độ của SV về BPTT khẩn cấp là khá đúng đắn do đây là BPTT được sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp, không phải là biện pháp được khuyến cáo dùng thường xuyên do một số tác dụng phụ của biện pháp gây ra.

Có 10,7% SV rất đồng ý/đồng ý với quan điểm “Tôi thấy hoàn toàn thoải mái khi thường xuyên mua VTTT khẩn cấp tại hiệu thuốc” và 11,3%

sinh viên rất không đồng ý/không đồng ý với quan điểm “Tôi tin sử dụng VTTT khẩn cấp thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh con của tôi”

(bảng 3.10). Kết quả của chúng tôi thấp hơn nghiên cứu của Miller L.M.

(2011) trên 692 SV ở Pennsylvania, Edinboro, Mỹ cho thấy 50% cho rằng họ sẽ cảm thấy thoải mái sử dụng BPTT khẩn cấp, và 58% cảm thấy rằng BPTT khẩn cấp nên có sẵn mà không cần toa bác sĩ [49]. Nghiên cứu của Silva F.C.

và cs tại Brazil cũng cho thấy 35% SV coi VTTT khẩn cấp như một cách để phá thai và 81% nghĩ VTTT khẩn cấp có ảnh hưởng đến sức khỏe [50].

Nghiên cứu của Bozkurt N. và cs cho thấy có 70,5% SV nam và 72% SV nữ cho rằng sẽ sử dụng VTT khẩn cấp khi cần thiết [52]. Những thái độ này có thể đẩy các bạn trẻ đến việc lựa chọn VTTT khẩn cấp như một biện pháp tốt nhất, ưu việt nhất khi QHTD, để thể hiện tình cảm và sự quan tâm đến nhau.

Điều đó sẽ làm tăng tỷ lệ có thai ngoài ý muốn do hiệu quả của biện pháp không cao, từ đó làm tăng tỷ lệ nạo hút thai. Theo nghiên cứu của Phạm Thị Thanh Hiền và cs, chỉ trong 05 tháng từ 01/04/2013 đến 31/08/2013, đã có 384

phụ nữ chưa có con đến phá thai đến 12 tuần tại Trung tâm tư vấn SKSS- Kế hoạch hóa gia đình, Bệnh viện Phụ sản Trung Ương [115].

4.1.2.5. Đánh giá mức độ thái độ của sinh viên về các biện pháp tránh thai Kết quả của chúng tôi cho thấy có 10,5% SV có thái độ tốt về các BPTT và 89,5% SV có thái độ về các BPTT chưa tốt (biểu đồ 3.3). Qua thảo luận nhóm, chúng tôi nhận thấy họ vẫn chưa thực sự thoải mái khi tiếp cận các biện pháp cũng như tin tưởng vào hiệu quả và độ an toàn của các BPTT.

Kết quả này thấp hơn nghiên cứu của Alves A.S. và Lopes M.H. (2008) cho thấy: thanh niên có thái độ tích cực trong việc phòng tránh thai. Có 92,6%

thanh niên cho rằng nên sử dụng các BPTT khi QHTD [54].