• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chương 1: TỔNG QUAN

1.4. Một số can thiệp cộng đồng tới kiến thức, thái độ, thực hành về

1.4.2. Một số can thiệp cộng đồng tại Việt Nam

1.4.1.3. Một số can thiệp cộng đồng tại châu Mỹ

* Can thiệp cộng đồng tại Paraguay:

Kết hợp truyền thông với các trường học: chương trình đã tăng cường kiến thức về các vấn đề SKSS cho VTN; thúc đẩy tình dục an toàn; tăng cường các thông tin về SKSS VTN trên các phương tiện truyền thông...

Bài học từ chương trình là bổ sung thêm các thông tin khác ngoài vấn đề tình dục vào các tài liệu truyền thông và các hoạt động can thiệp; sử dụng ngôn ngữ phù hợp với thanh niên sẽ giảm bớt rào cản về truyền thông [98].

* Chương trình giáo dục đồng đẳng trong trường học tại Colombia:

Chương trình giáo dục về phòng chống HIV. Chương trình đã có tác động tích cực trên kiến thức và thái độ của VTN về HIV/AIDS [99].

phường, xã ở Thái Bình (2000-2002). Chương trình đã thành lập phòng tư vấn sức khỏe VTN; tổ chức các buổi giảng dạy ngoại khóa và thành lập được 07 câu lạc bộ sức khỏe VTN tại trường [100].

* Dự án VIE/97/P19+ Dự án Hỗ trợ tư vấn phát thanh về Dân số và Phát triển Dự án do Cơ quan Phát triển quốc tế Đan Mạch, Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA), Đoàn thanh niên, Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước triển khai trong 2 giai đoạn (I: 1999 - 2001; II: 2001- 2005). Kết quả chính: chương trình “Cửa sổ tình yêu” trên Đài phát thanh trung ương; duy trì website cuasotinhyeu.vn để cung cấp thông tin về SKSS vị thành niên [7].

* Dự án VIE/01/P11: Giáo dục về Dân số và SKSS trong trường học

Dự án do Bộ Giáo dục đào tạo triển khai trong thời gian: 2002 - 2005.

Dự án đã lồng ghép giáo dục SKSS vị thành niên vào các môn học trong trường như sinh học, địa lý, công dân; phát triển tài liệu hướng dẫn dạy và học cho giáo viên và học sinh; phát triển hoạt động ngoại khóa cho giáo dục SKSS VTN và các hoạt động vận động khác về SKSS VTN [101].

* Tăng cường chất lượng và sử dụng dịch vụ SKSS ở 12 tỉnh

Chương trình do UNFPA triển khai tại 12 tỉnh, thời gian: 2002 - 2005.

Chương trình đã tập huấn cho lãnh đạo cơ quan y tế và những giảng viên chính của tuyến tỉnh về dân số và SKSS; tổ chức hội nghị vận động cho SKSS VTN trong trường học; cung cấp các trang thiết bị thiết yếu cho hệ thống quản lý thông tin y tế cấp tỉnh và huyện; tập huấn về quản lý, sử dụng, nâng cấp cho hệ thống thông tin y tế [7], [102].

* Chương trình sáng kiến Chăm sóc SKSS VTN&TN Việt Nam (RHIYA)

Chương trình được điều phối bởi Trung ương Đoàn thanh niên, Hội kế hoạch hóa gia đình và UNFPA. Địa điểm thực hiện tại 07 tỉnh/thành, thời gian: 2004 - 2006. Kết quả của chương trình: xây dựng môi trường hỗ trợ cho cung cấp thông tin và dịch vụ cho VTN các cấp, cụ thể là “Luật thanh niên”

và “Kế hoạch tổng thể quốc gia về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ của VTN&TN Việt Nam 2006 - 2010 và tầm nhìn đến 2020”... [103].

* Cải thiện chất lượng chăm sóc sức khoẻ sinh sản ở Việt Nam

Chương trình do Pathfinder International, EngenderHealth và Ipas phối hợp cùng Bộ Y tế triển khai, thực hiện tại 11 tỉnh/thành, từ 1994 đến 2010.

Chương trình đã thành lập dịch vụ “Dấu hỏi xanh”; thành lập và triển khai mô hình dịch vụ SKSS thân thiện với thanh thiếu niên tại Hà Nội, Hồ Chí Minh và An Giang; nhiều các sản phẩm truyền thông như tờ rơi, sách mỏng (Điều không còn gì là khó nói, Tuổi chúng mình: quả táo còn xanh) … [104].

1.4.2.2. Một số can thiệp cộng đồng do cá nhân thực hiện

Trần Thị Nga và cs sử dụng 3 hoạt động can thiệp tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, năm 2010 là: TT-GDSK nhóm nhỏ, tư vấn SKSS và cung cấp tài liệu SKSS cho học sinh. Kết quả chương trình có tác dụng cải thiện kiến thức, thực hành của VTN về chăm sóc SKSS của học sinh [105].

Ngô Thị Lương thực hiện các phương pháp TT-GDSK trực tiếp, gián tiếp với học sinh trung học phổ thông thành phố Bắc Giang nhằm chia sẻ những thông tin, kiến thức, thái độ, tình cảm và kỹ năng cho học sinh có sự hiểu biết về chăm sóc SKSS dẫn đến những thay đổi trong nhận thức, thái độ và hành động đúng của học sinh [106].

* Như vậy, qua việc tổng kết các nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy:

- Trước năm 2000 chỉ có những can thiệp truyền thông đơn giản và thường lồng ghép chung với nhiều các nội dung và đối tượng can thiệp khác.

Sau năm 2000, rất nhiều can thiệp như chương trình sáng kiến Chăm sóc SKSS VTN&TN Việt Nam (RHIYA), chương trình thí điểm về chăm sóc SKSSVTN,… không những mang quy mô lớn hơn mà còn dành riêng cho đối tượng VTN. Một trong những lý do chính dẫn đến những thay đổi này là SKSS VTN được nhắc đến như một ưu tiên trong các chiến lược quốc gia về

dân số giai đoạn 2001 - 2010 và chiến lược quốc gia về SKSS giai đoạn 2001 - 2010. Bên cạnh đó, những chiến lược vận động của các tổ chức quốc tế đã giúp lãnh đạo và những nhà hoạch định chính sách thấy được nhu cầu cần phải có những văn bản hỗ trợ cho các vấn đề SKSS mà VTN đang đối mặt.

- Các can thiệp ở Việt Nam đã phát triển cả về quy mô lẫn phương pháp can thiệp từ sau năm 2000 trở lại đây. Những can thiệp này không chỉ đơn thuần làm nhiệm vụ truyền thông mà còn cung cấp dịch vụ kết hợp với vận động tạo môi trường hỗ trợ cho VTN. Những thành công nổi bật của các can thiệp có thể kể đến như việc ra đời của các chính sách như luật thanh niên, kế hoạch tổng thể quốc gia về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ của VTN&TN,… hay việc áp dụng mô hình Góc thân thiện để cung cấp dịch vụ SKSS cho VTN; và/hoặc tăng cường nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng phải cởi mở trao đổi các vấn đề SKSS vị thành niên,… Đây là những tiền đề rất tốt cần tiếp tục phát triển trong tương lai và cần thu hút sự tham gia của các cán bộ chuyên ngành Sản phụ khoa và KHHGĐ.

Tuy nhiên, các can thiệp về SKSS VTN&TN còn một số hạn chế:

. Các can thiệp thường chú ý nhiều đến truyền thông, thiếu những nội dung, đặc biệt là những kỹ năng cụ thể về chuyên ngành Sản phụ khoa cho VTN&TN.

. Việc giáo dục sức khỏe, hướng dẫn các kỹ thuật chuyên ngành về chăm sóc SKSS còn ít được quan tâm đúng mức.

. Các can thiệp thường tập trung nhiều hơn vào đối tượng VTN, chưa tập trung vào đối tượng SV các trường Đại học, Cao đẳng.

. Các can thiệp thường rộng nhưng chưa sâu, chưa tập trung vào từng lĩnh vực nên hiệu quả cụ thể chưa cao; chưa duy trì được tính bền vững.