• Không có kết quả nào được tìm thấy

CƯ SỬ NÓI NĂNG LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI

TIẾT 62: THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ NƠI CHỐN CHO CÂU

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu (trả lời CH Ở đâu?)

- Nhận biết được trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu (BT1, mục III); bước đầu biết thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu chưa có trạng ngữ (BT2); biết thêm những bộ phận cần thiết để hoàn chỉnh câu có trạng ngữ cho trước (BT3).

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ NL tự học, NL ngôn ngữ, NL sáng tạo, NL giao tiếp.

+ Tích cực tham gia các hoạt động học tập II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Bảng phụ

- HS: SGK, VBT, vở ghi

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Khởi động: 4’

*Chơi trò chơi Chuyền điện + Trạng ngữ có tác dụng gì?

- Đặt câu có thành phần trạng ngữ và nêu ý nghĩa của trạng ngữ.

- Nhận xét, đánh giá. Giới thiệu bài:

Hs lần lượt truyền, kết thúc - trả lời - Trạng ngữ là thành phần phụ của câu xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích,... của sự việc nêu trong câu.

- Sáng nay, chúng em kiểm tra toán.

Trên sân trường, các bạn học sinh nô đùa rất nhộn nhịp.

2.HĐHình thành kiến thức mới (12’) Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu.

+ Muốn tìm đúng trạng ngữ, các em phải tìm thành phần nào trước?

- Yêu cầu HS xác định trạng ngữ trong hai câu trên

+ Trạng ngữ trong mỗi câu bổ sung ý nghĩa gì cho câu?

Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu

+ Em hãy đặt câu hỏi cho các bộ phận trạng ngữ tìm được trong các câu trên?

+ Trạng ngữ chỉ nơi chốn có ý nghĩa gì?

+ Trạng ngữ chỉ nơi chốn trả lời cho câu hỏi nào?

+ Qua bài cần ghi nhớ điều gì?

- Yêu cầu HS đặt câu có trạng ngữ chỉ nơi chốn.

* Trạng ngữ chỉ nơi chốn thường đứng ở vị trí nào trong câu?

3- HĐ Luyện tập, thực hành. (18’) Bài 1: (6’)

- Gọi HS đọc yêu cầu + Bài yêu cầu gì?

- 1 HS làm bảng phụ, lớp làm VBT - HS đọc bài

- Nhận xét

* Trong câu thứ nhất trạng ngữ có tác dụng gì cho câu này ?

I. Nhận xét - 1HS đọc

- Muốn tìm đúng trạng ngữ, ta phải tìm thành phần CN - VN của câu.

a) Trước nhà, mấy cây hoa giấy nở tưng bừng

b) Trên lề phố, trước cổng các cơ quan, trên mặt đường nhựa, từ khắp năm cửa ô đổ vào, hoa sấu vẫn nở, vẫn vương vãi khắp thủ đô.

- Trạng ngữ chỉ nơi chốn.

a) Ở đâu mấy cây hoa giấy nở tưng bừng?

- Mấy cây hoa giấy nở tưng bừng ở đâu?

b) Ở đâu hoa sấu vẫn nở, vẫn vương vãi khắp thủ đô?

- Hoa sấu vẫn nở, vẫn vương vãi ở đâu?

- Trạng ngữ chỉ nơi chốn cho ta biết rõ nơi chốn diễn ra sự việc trong câu.

- Trạng ngữ chỉ nơi chốn trả lời cho câu hỏi Ở đâu ?

II.Ghi nhớ:

- Gọi HS đọc ghi nhớ.

VD:

Trước cửa lớp em, sừng sững một cây bàng.

Trong lớp, cô giáo đang giảng bài.

+ Trạng ngữ chỉ nơi chốn thường đứng ở đầu câu

III. Luyện tập

- HS nêu

Trước rạp, người ta dọn dẹp sạch sẽ, sắp một hàng ghế dài.

Trên bờ, tiếng trống càng thúc dữ dội.

Dưới những mái nhà ẩm nước, mọi người vẫn thu mình trong giấc ngủ mệt mỏi.

- Cho ta thấy rõ người ta dọn dẹp sạch sẽ, sắp một hàng ghế dài ở trước rạp chứ

Bài 2: (5’)

- Gọi HS đọc yêu cầu + Bài yêu cầu gì?

+ Để thêm được đúng trạng ngữ vào mỗi câu ta phải dựa vào đâu?

- 1 HS làm bảng phụ, lớp làm VBT - Gọi HS đọc bài

- Nhận xét

* Tại sao ở câu thứ nhất em lại thêm cụm từ ở nhà mà không cho cụm từ khác để điền vào ?

Bài 3: (6’)

- Gọi HS đọc yêu cầu + Bài yêu cầu gì?

+ Bộ phận cần điền để hoàn thiện các câu văn là bộ phận nào?

+ Để thêm được những bộ phận cần thiết để hoàn chỉnh câu ta phải dựa vào đâu?

- Yêu cầu HS làm bài - Gọi HS đọc bài - Nhận xét

* Ngoài cách đặt câu trên của bạn ai còn có cách đặt câu khác?

4. Hoạt động vận dụng (5’)

+ Trạng ngữ chỉ nơi chốn có ý nghĩa gì?

+ Trạng ngữ chỉ nơi chốn trả lời cho câu hỏi nào?

+ Trang ngữ chỉ nơi chốn thường đứng ở vị trí nào trong câu?

không phải là ở chỗ khác.

- HS nêu

- Để thêm được đúng trạng ngữ vào mỗi câu ta phải dựa vào nội dung câu đã cho a) Ở nhà, em giúp bố mẹ làm việc gia đình

b) Ở lớp, em rất chăm chú nghe thầy côc giảng bài.

c) Ngoài vườn, hoa đã nở.

- Vì bộ phận chính CN và VN nói đến hoạt động giúp bố mẹ công việc gia đình nên con chỉ có thể điền cụm từ ở nhà là phù hợp

- HS nêu

- Bộ phận cần điền để hoàn thiện các câu văn là bộ phận CN, VN trong câu

- Để thêm được những bộ phận cần thiết để hoàn chỉnh câu ta phải dựa vào trạng ngữ cho sãn của mỗi câu

a) Ngoài đường, xe cộ đi lại tấp nập.

b) Trong nhà, bố em đang ngồi đọc báo.

c) Trên đường đến trường, em giúp một bà cụ sang đương.

d) Bên kia sườn núi, hoa ban nở trắng cả một vùng trời.

- Ngoài đường, các vận động viên đang tập chạy.

. Trong nhà, mọi người đang nói chuyện sôi nổi.

. Trên đường đến trường, em gặp cô giáo.

. Ở bên kia sườn núi, cây cối như tươi xanh, um tùm hơn.

- Trạng ngữ chỉ nơi chốn cho ta biết rõ nơi chốn diễn ra sự việc trong câu

- Trạng ngữ chỉ nơi chốn trả lời cho câu hỏi ở đâu?

- Thường đứng ở đầu câu.

* Củng cố - Dặn dò - Nhận xét tiết học.

- Dặn dò HS về nhà học thuộc ghi nhớ, chuẩn bị bài sau

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe, thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

TẬP LÀM VĂN