• Không có kết quả nào được tìm thấy

1.2.1. Tổng quan về thị trường bán lẻ Việt Nam Vềtổng quan thị trường:

- Thị trường bán lẻViệt Nam được đánh giá là phát triển khá mạnh trong những năm gần đâykhi tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội có mức tăng trưởng nhanh. Giai đoạn từ 2017 đến 2019, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội tăng so với năm trước từ 11,5-11,8%. Trong khi đó, năm 2019, tổng mức bán lẻ hàng hóa doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt gần 4,9 triệu tỷ đồng, tăng 11,8% so với năm 2018, đây là mức tăng đột phá và cao nhất trong 5 năm trở lại đây(Báo cáo của Bộ Công thương, 2019).

- Thị trường bán lẻ ở các thành phố, các đô thị phát triển với các hình thức tổ chức văn minh hiện đại; thị trường bán lẻ ở vùng nông thôn cũng được quan tâm phát triển, mở rộng với đa dạng các loại hình, thương mại điện tửbán lẻ đang trên đà phát triển mạnh mẽ.

- Môi trường kinh doanh trên thị trường bán lẻ ngày càng thuận lợi và cạnh

Trường Đại học Kinh tế Huế

tranh lành mạnh, tạo điều kiện cho các chủthể tham gia trao đổi, mua bán có nhiều cơ hội để mởra hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Công tác quản lý thị trường, truy xuất nguồn gốc và vệsinh an toàn thực phẩm trong hoạt động kinh doanh về cơ bản được bảo đảm, chất lượng hàng hóa được nâng lên, đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của người dân và doanh nghiệp.

Vềphát triển cơ sởhạtầng:

- Hệthống hạtầng thương mại có sựbiến chuyển phù hợp với phát triển kinh tế xã hội và quá trình hội nhập, mở cửa, từng bước tạo kênh phân phối thông suốt theo hướng văn minh hiện đại, áp dụng các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm, truy suất nguồn gốc phục vụtốt cho nhu cầu của người dân.

- Các hình thức hạtầng bán lẻhiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại có sự tăng trưởng nhanh chóng. Nếu năm 2017 cả nước có khoảng 8.539 chợ, 957 siêu thịvà gần 189 trung tâm thương mại thì đến năm 2019 có 8.660 chợ, hơn 1.000 siêu thị và 200 trung tâm thương mại cùng hàng nghìn cửa hàng tiện lợi hoạt động theo mô hình chuỗi phát triển mạnh mẽ ởcác thành phốlớn (Báo cáo của Bộ Công thương, 2019).

1.2.2 .Cơ hội và thách thức của thị trường bán lẻ Việt Nam trong bối cảnh mới 1.2.2.1.Cơ hội và tiềm năng của thị trường bán lẻ

Thị trường sẽ sôi động, đa dạng hơn rất nhiều vì một số mặt hàng được nhập khẩu nhiều hơn do xóa bỏ rào cản về thuế. Điển hình là AEC, đây là cơ hội lớn cho ngành bán lẻ Việt Nam trong việc thu hút dòng vốn từ ASEAN, bởi vì từ năm 2018, thuếsuất nhập khẩu của hầu hết các mặt hàng đều giảm mạnh.

Cơ hội tăng cường lưu thông hàng hóa trong nước thông qua việc mở rộng quy mô và mạng lưới kinh doanh của các nhà bán lẻ nước ngoài bởi họ sẽ tìm kiếm các nước trong cùng một khu vực có vịtrí gần kề đểphát triển thị trường.

Thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá là thị trường hấp dẫn, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội để phát triển kinh tế trong nước, qua đó có nhiều điều kiện và dư địa đểphát triển thị trường bán lẻ.

Tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, người dân ngày càng có thu nhập cao hơn và thói quen mua sắm càng phổbiến đã tạo sức hấp dẫn cho thị trường bán lẻ.

Hành vi tiêu dùng của người dân thay đổi theo xu hướng hiện đại, từ việc mua sắm hàng ngàyởcác chợ truyền thống chuyển sang mua sắm tại các siêu thị, trung tâm

Trường Đại học Kinh tế Huế

thương mại chính là động lực thúc đẩy sự dịch chuyển từ kênh bán lẻ truyền thống sang kênh bán lẻhiện đại diễn ra nhanh hơn.

1.2.2.2. Thách thức đối với sự phát triển bền vững thị trường bán lẻ Việt Nam

Cung –cầu hàng hóa được bảo đảm nhưng còn thiếu tính bền vững do thiếu liên kết giữa các bên trong chuỗi cung ứng, từnhà sản xuất, nhàphân phối, nhà vận chuyển đến người tiêu dùng.

Vẫn còn tình trạng ép cấp, ép giá trong thu mua hàng nông sản và cungứng cho thị trường bán lẻ.

Tình trạng buôn lậu và gian lận thương mại hàng giả, hàng nhái kém chất lượng và mất an toàn vệsinh thực phẩm tuy đãđược kiểm soát nhưng vẫn còn xuất hiện trên thị trường.

Vẫn còn nhiều lo ngại vềhiện tượng báo lỗ đểchuyển giá, trốn thuế.

Các doanh nghiệp, hàng hóa Việt Nam gặp khó khăn khi tham gia vào chuỗi phân phối của các siêu thị.

1.2.3. Những tác độngcủa thị trường bán lẻ đến người lao động

Xu thế ngày càng phát triển theo hướng hiện đại của ngành bán lẻ khiến người lao động gặp một số khó khăn như:

Kỹ năng thực tế: Công việc bán hàng không quá khó khăn bởi vì nhân viên đã được đào tạo các công việc đơn giản khi mới vào việc (cách xếp hàng hóa lên kệ, nguyên tắc xếp hàng “dễthấy-dễlấy”, bảo quản hàng hóa luôn sạch sẽ) nhưng để làm nổi bật các sản phẩm hàng hóa của công ty mình so với công ty đối thủthì nhân viên phải có tư duy về thẩm mỹ. Ngoài công việc tư vấn hàng hóa cho đại lý bán lẻ thì người lao động cần phải tư vấn sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng. Vì vậy đòi hỏi người lao động phải có tư duy học hỏi và quan sát thực tế.

Lao động ngành bán lẻ sẽ thiếu hụt trong các thời điểm cuối năm, vì vậy các công ty sẽphải tuyển dụng thêm lao động thời vụ đểbù vào nhu cầu lao động của công ty. Điều này sẽ khiến cho việc đào tạo kỹ năng chuyên môn cho những lao động thời vụ này không được đáp ứng và làm cho chất lượng dịch vụ bán hàng của công ty giảm sút. Vì vậy doanh nghiệp cần đào tạo kỹ năng chéo cho nhân viên của mình để những thời điểm thiếu hụt nguồn nhân lực có thể điều động đủnhân viên.

Trường Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG