• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN THỰC TIỄN VỀ HIỆU

1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.2.1 Khái quát chung ngành dệt may Việt Nam

Ngành công nghiệp dệt may là một ngành có truyền thống lâu đời ở Việt Nam. Đây là một ngành quan trọng trong nền kinh tế nước ta vì nó phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người, là ngành giải quyết nhiều việc làm cho xã hội và là ngành có thế mạnh trong xuất khẩu, hàng năm mang về cho nước ta một lượng ngoại tệ lớn, có kim nghạch xuất khẩu dẫn đầu trong những năm qua và trở thành một ngành công nghiệp then chốt của nước ta.

Do đặc điểm của ngành công nghiệp dệt may là một ngành công nghiệp nhẹ, yêu cầu kỹ thuật không quá phức tạp như những ngành kinh tế khác, đòi hỏi nhiều lao động, vốn đầu tư không quá lớn và thời gian thu hồi vốn tương đối nhanh so với các ngành công nghiệp khác. Vì vậy mà nó có được những lợi thế trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay.

- Lợi thế về con người: Nước ta có dân số đông, cơ cấu dân số trẻ do đó mà những người trong độ tuổi lao động rất cao, hàng năm được bổ sung một lực lượng khá lớn. Điều đó đã làm cho nguồn cung về lao động ở nước ta hết sức dồi dào; Chất lượng lao động không ngừng được nâng lên về mặt kỹ thuật lẫn văn hóa, tinh thần; giá nhân công lao động trong ngành dệt may

Trường Đại học Kinh tế Huế

của nước ta rẽ hơn một số nước khác trong khu vực và thế giới nên đó là một lợi thế lớn cho ngành dệt may trong thời gian qua.

- Lợi thế về điều kiện tự nhiên:Nước ta có vị trí thuận lợi nằm ở trung tâm Đông Nam Á, tiếp giáp với nhiều nước bạn nên thuận lợi cho việc giao lưu hàng hóa, đặc biệt là xuất khẩu hàng dệt may, chuyển giao công nghệ, học hỏi và kế thừa kinh nghiệm của các nước đi trước làm cho sản phẩm dệt may của nước ta phong phú và đa dạng hơn.

- Lợi thế về truyền thống: Ngành dệt may là ngành truyền thống của nước ta, là ngành mà nguyên vật liệu của nó là các sợi bông, đay, tơ tằm nên có quan hệ mật thiết với ngành nông nghiệp. Mà điều kiện của nước ta có thể cho phép phát triển các vùng nguyên liệu đó phục vụ cho ngành dệt may, thay thế cho việc nhập khẩu lượng lớn nguyên liệu cho ngành dệt may.

- Lợi thế về thị trường: Xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới đã đưa Việt Nam đến với thị trường rộng lớn, mở rộng quan hệ ngoại giao, thiết lập mối quan hệ kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Đã mở ra cho nền kinh tế nói chung cũng như ngành công nghiệp dệt may nói riêng cơ hội phát triển về thị trường tiêu thụ, khoa học công nghệ, vốn đầu tư nước ngoài...

- Lợi thế về chính sách Nhà nước: Chính phủ sẽ hỗ trợ tối đa về chính sách đẩy mạnh xuất khẩu, lao động, tài chính và thuế nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắt trong sản xuất, xuất khẩu và giải quyết việc làm cho người lao động. Do đó, đã tạo điều kiện cho ngành dệt may phát triển hơn.

Với những đặc điểm, lợi thế trên mà ngành dệt may Việt Nam ngày càng phát triển, thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài. Góp phần tăng trưởng kinh tế, tạo sự ổn định chính trị, xã hội và trở thành ngành công

Trường Đại học Kinh tế Huế

nghiệp mũi nhọn có vai trò quan trọng trong nền công nghiệp nước nhà.

1.2.2 Khái quát chung về thị trường ngành dệt may Thừa Thiên Huế

Trong quy hoạch ngành dệt may giai đoạn 2016-2020, tỉnh Thừa Thiên Huế dự tính sẽ đầu tư 6.622 tỷ đồng để xây dựng nơi đây trở thành một trong những trung tâm dệt may của miền Trung.Theo đó, tỉnh sẽ tập trung phát triển tối đa thị trường nội địa, mở rộng thị trường xuất khẩu, lấy xuất khẩu làm mục tiêu cho sự phát triển của ngành; đồng thời, đẩy mạnh khâu nghiên cứu và thiết kế sản phẩm, xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm; hình thành và phát triển ngành công nghiệp thời trang; phát triển ngành gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và xu thế dịch chuyển lao động nông nghiệp nông thôn.

Ông Nguyễn Văn Cao, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, nhằm đưa lĩnh vực dệt may phát triển theo hướng bền vững và đảm bảo đủ nguyên phụ liệu sản xuất cho các doanh nghiệp, tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Ban điều phối Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung triển khai Đề án "Phát triển khu công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may tại Thừa Thiên Huế", với diện tích khoảng 400 ha, tại khu công nghiệp Phong Điền.

Đánh giá cao đề án này, nhiều doanh nghiệp ngành may tại khu công nghiệp (KCN) Phong Điền như: Công ty Huayan, Công ty Freetex Elastic (Thái Lan)... khẳng định tiếp tục đầu tư và mở rộng nhà máy. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may, trước mắt các doanh nghiệp phải chuyển dần từ hình thức gia công sang làm hàng FOB và ODM (tự thiết kế, sản xuất và bán sản phẩm) hay OMB (sản xuất nhãn hiệu gốc).

Các doanh nghiệp ngành dệt may cho rằng, muốn hình thành trung tâm dệt may, trước hết, các nhà máy công nghiệp hỗ trợ dệt may đáp ứng nhu cầu nguyên phụ liệu tại chỗ, cần kêu gọi các tập đoàn lớn từ Mỹ, Hàn Quốc, Canada để sản xuất nguyên phụ liệu chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của

Trường Đại học Kinh tế Huế

nhiều đối tác. Bên cạnh đó, để sản xuất nguyên phụ liệu theo quy trình khép kín, tỉnh đang nghiên cứu đầu tư hệ thống xử lý nước thải hiện đại, đảm bảo môi trường và góp phần tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp.

Tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có 6 khu công nghiệp với 50 doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may, tổng cộng có tới 300 dây chuyền may và 500.000 cọc sợi. Công ty cổ phần Dệt may Huế hiện đang ổn định việc làm cho hơn 4.000 công nhân, với mức thu nhập bình quân 5,6 triệu đồng/người/tháng.

Năm 2016, Công ty phấn đấu đạt doanh thu 1.900 tỷ đồng, nộp ngân sách hơn 30 tỷ đồng.

Hiện giá trị xuất khẩu mỗi năm của đơn vị đạt khoảng 60 - 70 triệu USD; trong đó, tỷ trọng hàng may mặc chiếm 70% xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Nhật; 30% còn lại là hàng sợi xuất khẩu sang thị trường Thổ Nhĩ Kỳ, Bồ Đào Nha và một số nước châu Á.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH