• Không có kết quả nào được tìm thấy

Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh khác

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH

2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty dệt may PPJ Huế

2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh

2.2.2.3 Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh khác

so với năm 2016 và năm 2018 đạt 1,26 lần tăng so với năm 2017. Vì những năm qua tốc độ tăng của doanh thu và chi phí tiền lương chênh lệch khá nhiều làm chỉ số này biến động đáng kể trong những năm qua. Với sự tăng lên của doanh thu thì tiền lương người lao động cũng tăng lên cho thấy sự quan tâm của Công ty trong việc bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực và chăm lo đến đời sống công nhân viên nhằm kích thích tinh thần làm việc công nhân viên và góp phần tăng NSLĐ cho Công ty.

 Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế/Chi phí tiền lương

Năm 2016, lợi nhuận sau thuế/Chi phí tiền lương của Công ty là 23,95 lần, có nghĩa là khi Công ty bỏ ra một đồng chi phí tiền lương sẽ thu được 23,95 đồng lợi nhuận. Năm 2017, chỉ tiêu này giảm 23,09 lần so với năm 2016. Đến năm 2018, chỉ tiêu này tăng lên 0,70 lần so với năm 2017.

Với tốc độ tăng lên của chi phí tiền lương, sự biến động không ổn định của lợi nhuận đã ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tiền lương của Công ty.

Qua phân tích các chỉ tiêu hiệu quả lao động của Công ty, ta thấy Công ty đã thực hiện tốt công tác quản lý nguồn lực lao động, làm cho NSLĐ không ngừng tăng lên qua các năm. Công ty đã quan tâm hơn trong việc bồi dưỡng, nâng cao đời sống của người lao động. Tuy nhiên, năm 2017 và năm 2018 sự sụt giảm của lợi nhuận đã làm ảnh hưởng tới một số chỉ tiêu hiệu quả lao động trong năm nhưng năm 2018 kết quả đã cho thấy sự nổ lực của Công ty trong công tác kiểm soát chi phí, quản lý và sử dụng lao động. Vì vậy, trong những năm tới Công ty cần quản lý và sử dụng nguồn lao động tốt hơn nữa nhằm khai thác tối đa năng suất lao động và sử dụng lao động có hiệu quả hơn.

2.2.2.3 Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh khác

tài sản, TSLN trên VCSH của Công ty trong 3 năm qua (2016 - 2018).

Trường Đại học Kinh tế Huế

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh 55 Bảng 9: Hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2016-2018

Chỉ tiêu ĐVT

2016 2017 2018 Năm 2017/Năm

2016

Năm 2018/Năm 2017

Giá trị Giá trị Giá trị Tăng, giảm

% tăng, giảm

Tăng, giảm

% tăng, giảm 1. Tổng chi phí Đồng 9,63 12.033,45 40.561,66 12.023,82 99,92 28.528,20 70,33 2. Tổng doanh thu Đồng 82,46 5.061,81 35.870,76 4.979,34 98,37 30.808,95 85,89 3. Tổng tài sản Đồng 10.789,04 65.221,43 90.519,82 54.432,38 83,46 25.298,38 27,95 4. Vốn chủ sở hữu Đồng 10.065,97 19.202,16 18.553,28 9.136,19 47,58 -648,88 -3,5 5. Lợi nhuận sau thuế Đồng 56,33 -4.690,89 -6.915,30 -4.634,55 98,8 -2.224,40 47,42

6. Hàng tồn kho Đồng 10,00 1.782,34 14.189,18 1.772,34 99,44 12.406,83 87,44

7. Nợ ngắn hạn Đồng 723,07 6.213,68 17.765,71 5.490,60 88,36 11.552,02 65,02

8. Vốn lưu động Đồng 7.383,37 7.345,94 28.440,83 -37,43 -0,51 21.094,89 74,17 9. TSLN trên chi phí (5/1) Lần 5,85 -0,39 -0,17 5,46 93,34 0,22 -56,26 10. TSLN trên doanh thu

(5/2) Lần 0,68 -0,93 -0,19 -0,24 26,28 0,73 -79,2

11. TSLN trên tổng tài

sản (5/3) Lần 0,01 -0,07 -0,08 -0,06 83,42 0,01 -13,9

12. TSLN trên VCSH

(5/4) Lần 0,01 -0,24 -0,37 -0,25 92,36 -0,13 52,58

13. KNTT hiện thời (8/7) Lần 10,21 1,18 1,6 -9,03 -88,42 0,42 35,41

14. KNTT nhanh ((8-6)/7) Lần 10,2 0,9 0,8 -9,3 -91,22 -0,09 -10,41

Nguồn: Tổng hợp từ phòng Tài chính-Kế toán

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Một số chỉ tiêu về Tỷ suất lợi nhuận ( TSLN)

 Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí

Qua bảng 15, kết quả phân tích cho thấy Tỷ suất lợi nhuận trên Chi phí của Công ty qua 3 năm có sự biến động. Năm 2016, Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí là 5,85 lần, sang năm 2017 giảm xuống còn 0,39 lần, có nghĩa là nếu năm 2017 Công ty đầu tư một đồng chi phí thì mang lại 0,39 đồng lợi nhuận, giảm 5,46 đồng so với năm 2016 là do năm 2017, lợi nhuận giảm nhưng chi phí lại tăng nhanh. Đến năm 2018, chỉ số này tiếp tục giảm 0,22 lần so với năm 2017, đây là dấu hiệu xấu cho Công ty trong việc sử dụng chưa hợp lý các khoản chi phí làm cho tốc độ tăng của lợi nhuận thấp hơn tốc độ tăng của chi phí

 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2016 là 0,68 lần nghĩa là lợi nhuận thu được trên một đồng doanh thu năm 2016 là 0,68 đồng. Đến năm 2017, con số này giảm xuống còn âm 0,93 lần. Và năm 2018 con số này giảm còn âm 0,19 lần. Sự biến động cho thấy Công ty đã kịp thời có những biện pháp khắc phục để gia tăng Tỷ suất lợi nhuận cho Công ty.

 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản

Chỉ số này phản ánh khả năng sinh lời của một đồng tài sản được đầu tư vào hoạt động SXKD. Chỉ số này đạt 0,01 lần năm 2016 và âm 0,07 lần vào năm 2017 tức giảm 83,42% tương ứng với 0,06 lần so với năm 2016 có nghĩa là lợi nhuận thu về trên một đồng tài sản năm 2017 giảm 0,06 đồng so với năm 2016. Đến năm 2018 chỉ số này tiếp tục giảm 0.01 lần. Sự sụt giảm này là điều không tốt cho thấy Công ty chưa khai thác tốt hiệu quả của tài sản Công ty.

 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

Chỉ số này là thước đo tốt về khă năng sinh lợi vốn chủ sở hữu của Công ty và là mối quan tâm của các nhà đầu tư trong việc đưa ra các quyết định đầu tư quan trọng. Năm 2017, chỉ số này âm 0,24 lần giảm 0,25 lần so

Trường Đại học Kinh tế Huế

với năm 2016, có nghĩa là một đồng VCSH được đầu tư sẽ âm 0,24 đồng lợi nhuận trong năm 2017 giảm 0,25 đồng so với năm 2016. Là do lợi nhuận năm 2017 giảm 98,80% trong khi VCSH tăng lên 47,58% nên kéo chỉ số này giảm xuống. Đến năm 2018, tỷ suất lợi nhuận trên VCSH giảm 0,37 lần và giảm 0,13 lần so với năm 2017. Tình hình này là tín hiệu xấu cho Công ty khi các nhà đầu tư ít tin tưởng vào khả năng quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn VCSH và ít tạo cơ hội cho Công ty trong việc gia tăng nguồn vốn từ hoạt động đầu tư, góp vốn của các cổ đông và nhà đầu tư khác.

Nhìn chung, các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận có chiều hướng biến động chưa tích cực nên Công ty cần có những giải pháp để gia tăng các chỉ số, góp phần nâng cao hiệu quả SXKD cho Công ty.

- Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán (KNTT)

 Khả năng thanh toán hiện thời

Khả năng thanh toán hiện thời là công cụ đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty. Trong 3 năm qua, chỉ số này đều lớn hơn 1 chứng tỏ Công ty đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi tới hạn. Tuy nhiên, chỉ số này còn thấp và có xu hướng giảm dần. Năm 2016, khả năng thanh toán hiện thời của Công ty là 10,21 lần, có nghĩa là Công ty có 10,21 đồng vốn lưu động có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt để thanh toán một đồng nợ ngắn hạn. Năm 2017, chỉ số này giảm 88,42%

tương ứng với giảm 9.03 lần so với năm 2016 và năm 2018 giảm 35,41% so với năm 2017. Là do trong những năm qua tốc độ tăng của nợ ngắn hạn cao hơn tốc độ tăng của vốn lưu động nên làm giảm khả năng thanh toán hiện thời. Điều này phản ánh khả năng tài chính của Công ty ngày càng giảm. Vì vậy, trong thời gian tới Công ty cần nâng cao hơn nữa tốc độ tăng của chỉ tiêu khả năng thanh toán hiện thời để nâng cao khả năng tài chính đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đồng thời nâng cao uy tín của Công ty trên thương trường.

 Khả năng thanh toán nhanh

Trường Đại học Kinh tế Huế

Chỉ số này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của Công ty mà không cần dùng tới hàng tồn kho. Trong 3 năm qua, Công ty chưa đủ khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ vì chỉ tiêu này trong 3 năm đều nhỏ hơn 1. Khả năng thanh toán nhanh năm 2011 là 0,83 lần, đến năm 2017 là 0,90 lần và năm 2018 là 0,80 lần cho biết lần lượt 0,79; 0,8 đồng tài sản lưu động thanh khoản cao đảm bảo trả cho một đồng nợ ngắn hạn. Kết quả tính toán cho thấy hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn làm giảm khả năng thanh toán nhanh của Công ty, giảm hiệu quả luân chuyển vốn lưu động. Tuy nhiên, đây là một đặc thù chung của các Công ty dệt may nên Công ty cần có chính sách nhằm nâng cao khả năng thanh toán nhanh cho Công ty, giúp Công ty linh hoạt hơn trong hoạt động SXKD.

Nhìn chung, khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn còn thấp, đặc biệt là khả năng thanh toán nhanh Công ty chưa đảm bảo sẵn sang chi trả cho các khoản nợ khi đến hạn. Vì vậy, Công ty cần có giải pháp trong kiểm soát các khoản nợ và huy động thêm các tài sản có tính thanh khoản cao nhằm nâng cao khả năng thanh toán, tăng khả năng tài chính cho Công ty.

2.2.3 Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty