• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2 Cơ sở thực tiễn về ngân hàng số

1.2.1 Thực trạng ngân hàng số tại Việt Nam

Tại Việt Nam hiện nay, chưa có NHS thuần túy, xét theo cách hiểu về NHS là mô hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong kỷ nguyên số, ứng dụng nền tảng công nghệ mới nhất đối với tất cả các chức năng và dịch vụ của ngân hàng, và ở mọi cấp độ trong hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng Timo đang được gọi là NHS duy nhất tại Việt Nam. Ngân hàng mẹ của Timo là VPBank, đã tách hẳn kênh phân phối dịch vụ NHS thành một chi nhánh hoạt động độc lập trên nền tảng số, những sản phẩm và dịch

Trường Đại học Kinh tế Huế

vụ, chính sách marketing hoàn toàn độc lập với ngân hàng mẹ. Ngân hàng Timo vẫn sử dụng lại hệ thống back-end của ngân hàng mẹ. Do đó, mô hình hoạt động của Timo là mô hình hoạt động NHS chi nhánh, theo phân loại hình thái mô hình hoạt động NHS của IBM (2015), mà không phải là mô hình NHS thuần túy [10].

Phần lớn các ngân hàng nội địa Việt Nam hiện tại đều có chiến lược số hóa, và định hướng phát triển NHS.Theo kết quả khảo sát của NHNN vào tháng 4/2018, hiện nay toàn hệ thống đã có 94% ngân hàng bước đầu triển khai hoặc đang nghiên cứu, xây dựng chiến lược chuyển đổi số, chỉ có 6% ngân hàng chưa tính đến việc xây dựng một chiến lược chuyển đổi số tổng thể. Trên thị trường, mỗi ngân hàng đang có một định hướng khác nhau về NHS, tùy thuộc vào đối tượng khách hàng của họ. Chẳng hạn, NHTMCP Phương Đông (OCB) đẩy mạnh bán lẻ và phục vụ khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa chú trọng phát triển ngân hàng số để đem lại sự tiện lợi và nhiều dịch vụ nhất cho khách hàng. Nếu như NHS Timo đi đầu cho cách mạng ngân hàng số với chủ trương ít chi nhánh, ít phòng giao dịch, thì Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) lại có chiến lược hướng đến việc phủ sóng mật độ các cây ATM tự động (LiveBank) [10].

Hình 2.5. Mức độ nghiên cứu, triển khai chiến lược chuyển đổi số của NHTM Việt Nam

6%

35%

59%

Ngân hàng chưa tính đến việc xây dựng chiến lược chuyển đổi số

Ngân hàng đang nghiên cứu xây dựng chiến lược chuyển đổi số

Ngân hàng đaã bước đầu triển khai quá trình chuyển đổi số

Trường Đại học Kinh tế Huế

Mức độ số hóa của các ngân hàng, phần lớn đang ở cấp độ Phi tập trung (Decentralized) và Chia sẻ dịch vụ (Shared Services).Phần lớn các ngân hàng nội địa Việt Nam đã triển khai NHS ở cấp độ chuyển đổi về quy trình và kênh giao tiếp, chỉ có một số ít ngân hàng chuyển đổi số hóa ở nền tảng dữ liệu. Về mặt quy trình, hầu hết các ngân hàng tốp đầu và tốp giữa (như BIDV, Techcombank, Vietcombank, TPBank, VPBank, ...) đều đã hoàn thiện hệ thống giao dịch tự động, ứng dụng một phần dữ liệu lớn. Về mặt kênh giao tiếp, một số ngân hàng đã ứng dụng công nghệ trí thông minh nhân tạo, máy tự học (learning machine) và đưa ra các dịch vụ tư vấn tự động 24/7, thông qua các hộp hội thoại (chat box) tự động trên website ngân hàng hoặc các kênh mạng xã hội (MB, Techcombank, ...). Đối với văn phòng phía trước (front office), các ngân hàng đều đang cung cấp các dịch vụ NHS, như kiểm tra số dư, thanh toán hóa đơn, chuyển khoản, đặt vé máy bay với giao diện người dùng thân thiện, dễ sử dụng và không ngừng nâng cấp (iFast của Techcombank, E-mobile banking của Agribank, ...).

Một số dịch vụ khác chỉ được 1 số ít ngân hàng cung cấp như đầu tư (Agribank, Techcombank), mua sắm trực tuyến (Agribank, Vietinbank), chuyển khoản qua mạng xã hội (Techcombank), ... [10]

Các NHTM Việt Nam đã và đang tập trung đầu tư công nghệ, số hóa các nghiệp vụ lõi của ngân hàng nhằm thay đổi hệ thống quản lý, dịch vụ phục vụ khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh. Trong một báo cáo mới đây, Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) nhận định, ngành tài chính đang đối mặt với những thay đổi lớn do các thành tựu công nghệ mang lại. Nằm trong nhóm các quốc gia đang phát triển, Việt Nam đang ở những bước đầu phát triển dịch vụ tài chính trên di động và thị trường còn rất nhiều tiềm năng để khai thác. Nắm bắt được xu thế này, nhiều NHTM đã tập trung đầu tư công nghệ nhằm thay đổi hệ thống quản lý, dịch vụ phục vụ khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh trong cuộc CMCN 4.0. Đã có 93%

ngân hàng phản hồi khảo sát của Vietnam Report cho biết, hiện đang đầu tư đổi mới công nghệ và phát triển kênh bán hàng qua công nghệ số (internet banking, mobile banking…); 80% cho biết đang số hóa các nghiệp vụ lõi của ngân hàng và thu hút lao động trong lĩnh vực công nghệ cao và công nghệ thông tin [10].

1.2.2 Xu hướng phát triển ngân hàng số trong thời gian tới [[10]]

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trên toàn cầu, hệ sinh thái NHS đang có xu hướng hình thành vào năm 2025 do những thay đổi từ xu hướng tiêu dùng của khách hàng, mô hình hoạt động, mô hình doanh thu, nền tảng ngân hàng số, dữ liệu ngành Ngân hàng và chuỗi giá trị ngân hàng [[30]]. Các loại hình ngân hàng mới có khả năng hình thành trong hệ sinh thái NHS gồm Ngân hàng giao dịch và lưu ký số (Digital custody and transaction bank), NHS tư vấn (Digital advisory bank), NHS sinh thái (Digital ecosystem bank) và NHS chuỗi khối (Digital blockchain bank) [10].

Hình 2.6. Hệ sinh thái NHS 2025

(Nguồn: Gasser, 2017) Xu hướng hợp tác giữa các tổ chức tài chính và các công ty Fintech trong phát triển NHS sẽ tăng lên. Tăng trưởng về quy mô và số lượng của các công ty Fintech trên toàn cầu từ năm 2015 tới nay đã buộc các ngân hàng phải công nhận áp lực cạnh tranh từ các công ty Fintech, và có những thay đổi trong chiến lược kinh doanh, chuyển hướng sang chú trọng vào các sản phẩm và dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao hơn. Trong tương lai, xu hướng hợp tác giữa các công ty Fintech và ngân hàng được dự báo tiếp tục gia tăng với ước khoảng trung bình 82% số ngân hàng trên toàn cầu sẽ hợp tác với các công ty Fintech trong vòng 3 đến 5 năm tới. Kết quả các cuộc

Trường Đại học Kinh tế Huế

khảo sát của các công ty uy tín trên toàn cầu như KPMG (2017), PwC (2017), Capgemini (2018) đều cho thấy sự dịch chuyển trong suy nghĩ của ngân hàng, từ việc coi các công ty Fintech là các đối thủ cạnh tranh sang đối tác phát triển chiến lược [10].

Trong quá trình chuyển đổi và phát triển NHS, dịch vụ thanh toán số sẽ tiếp tục là một trong các dịch vụ có tốc độ phát triển mạnh mẽ nhất, đặc biệt tại các quốc gia mới nổi và đang phát triển. Nhóm khách hàng sinh ra trong kỷ nguyên số (những khách hàng sinh sau năm 2000) và những khách hàng am hiểu công nghệ (những khách hàng sinh sau năm 1990) tạo ra xu hướng sử dụng các dịch vụ NHS trong những năm tới, đặc biệt là dịch vụ thanh toán số. Theo Báo cáo về xu hướng thanh toán do Tập đoàn Tài chính J.P. Morgan Chase phát hành trong năm 2017, ví điện tử và thanh toán số sẽ là bước phát triển tất yếu của thế giới. Forrester Research Inc. ước tính thanh toán di động sẽ vượt mức 142 tỷ USD vào năm 2019, trong đó có vô số cơ hội cho nền tảng thanh toán di động như Samsung Pay [10].

Các đơn vị cung cấp dịch vụ thanh toán số ngày càng đa dạng, với sự tham gia của các ngân hàng, các công ty Fintech, các công ty lớn trong lĩnh vực công nghệ.

Các ngân hàng, công ty thanh toán thẻ như MasterCard, Visa, các tập đoàn công nghệ lớn như Apple, Google, Samsung cho đến mạng lưới công ty Fintech đều chạy đua phát triển ví điện tử và thanh toán số. Không chỉ có thể thanh toán bằng điện thoại thông minh mà còn thông qua đồng hồ như Apple Watch hay Samsung Galaxy Gear, Fitbit Ionic. Các ngân hàng trên thế giới hiện cũng đang chuẩn bị cho quá trình kết nối các thẻ với NFC vào năm 2020. Các ngân hàng như Barclays và Wells Fargo còn phát triển thêm loại ví tiền di động cho các dòng điện thoại chạy trên hệ điều hành Android [10].

Xu hướng phát triển của NHS tại Việt Nam cũng không nằm ngoài những xu hướng trên. Việt Nam có tiềm năng phát triển NHS từ nhu cầu lớn của thị trường, với các đặc điểm như dân số trẻ, nhóm khách hàng sử dụng điện thoại thông minh hiện nay hầu hết là những người trẻ, có kiến thức và sẵn sàng đón nhận và chuyển sang tiêu dùng các sản phẩm dịch vụ tài chính mới, tỷ lệ dân số sử dụng Internet cao

Trường Đại học Kinh tế Huế

và có tốc độ tăng trưởng tốt 1. Thanh toán qua điện thoại di động đang trở thành xu hướng trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam. Sự tăng trưởng của mảng dịch vụ này tại Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục khởi sắc trong tương lai do tỷ lệ người sử dụng điện thoại thông minh ngày càng tăng và phương thức thanh toán qua điện thoại di động bắt đầu phổ biến, thị trường tiêu dùng bán lẻ phát triển. Theo báo cáo thị trường điện thoại di động tại Việt Nam năm 2017 của Appota (nhà cung cấp các nền tảng trên điện thoại thông minh), tỷ lệ dân số dùng điện thoại thông minh đã tăng từ 20%

trong năm 2013 lên 72% vào năm 2016. Tính đến hết tháng 6/2017, Việt Nam có khoảng 48 triệu thuê bao di động băng rộng gồm cả 3G và 4G. Về tốc độ tiêu dùng, Việt Nam nằm trong nhóm 3 điểm đến của các nhà đầu tư tại thị trường bán lẻ châu Á 2. Mặc dù hiện nay vấn đề hợp tác giữa ngân hàng truyền thống và các công ty Fintech trong cung cấp giải pháp tài chính công nghệ tại Việt Nam còn khá đơn điệu, nhưng vấn đề này sẽ sớm được cải thiện trong tương lai khi các công ty Fintech phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai và các ngân hàng đang dần thay đổi quan điểm cạnh tranh với công ty Fintech [10].

[1]: 52% dân số sử dụng Internet và có tốc độ tăng trưởng Internet lên tới 9%, đứng thứ 15 trên thế giới vào năm 2017.

[2]: Kết quả nghiên cứu khảo sát công bố tại Hội thảo Giới thiệu triển vọng tương lai cho ngành bán lẻ

Trường Đại học Kinh tế Huế