• Không có kết quả nào được tìm thấy

2.4.1. Giới thiệu dịch vụ Sacombank mBanking (Mobile Banking)

Ngày nay, chiếc điện thoại thông minh (Smart phone) đang dần trở nên quan trọng và là vật thiết yếu trong cuộc sống của tất cả mọi người, bất kể tuổi tác cũng như ngành nghề. Ngoài các chức năng của một chiếc điện thoại thông thường như nghe, gọi, nhắn tin… thì điện thoại thông minh còn được sử dụng tích cực trong việc tìm kiếmthông tin, sản phẩm, mua hàng và thanh toán. Chính sự thuận tiện đó đã tạo nên một xu hướng hoàn toàn mới là thực hiện các giao dịch Ngân hàng qua điện thoại di động (Mobile Banking).

Đón đầu xu thế phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, từ những năm 2009, Sacombank là một trong số ít các ngân hàng tiên phong triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam. Sacombank hiện đang sở hữu hệ thống ngân hàng điện tử với nhiều tính năng và tiện ích nổi trội đãđược hàng trăm ngàn khách hàng tin dùng. Năm 2014, Sacombank được bình chọn là ngân hàng điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam – My Ebank do báo VnExpress bình chọn dưới sự bảo trợ của Ngân hàng Nhà nước [9]. Đối với dịch vụ Mobile Banking, Sacombank đang không ngừng phát triển và cải tiến ứng dụng để trở thành một phương tiện giao dịch ngân hàng và quản lý tài chính thông minh cho người dùng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.4.2 Tính năng sản phẩm

Với dịch vụ này, chỉ cần điện thoại có kết nối Internet và đăng nhập vào ứng dụng Sacombank mBanking hoặc website www.mSacombank.com.vn là khách hàng có thể thực hiện mọi lúc mọi nơi các giao dịch tiện ích như:

Quản lý thông tin tài khoản: Khách hàng có thể xem thông tin chi tiết của tất cả các loại tài khoản tiền gửi, tiền vay, ký quỹ, truy vấn thông tin giao dịch và đặc biệt khách hàng được lựa chọn theo ngày hoặc theo số tiền giao dịch để dễ dàng thấy giao dịch cần tìm hơn.

Chuyển khoản trực tuyến: Bên cạnh tính năng cơ bản là chuyển khoản đến tài khoản của tất cả các ngân hàng trong nước mà người nhận có thể nhận bằng Tài khoản/CMND/Hộ chiếu/Thẻ thì Sacombank mBanking còn có thêm nhiều tiện ích khác như chọn ngày chuyển khoản trong tương lai giúp khách hàng chủ động lên kế hoạch thanh toán, tự động lưu thông tin người thụ hưởng, thuận tiện cho các lần chuyển kế tiếp.

Thanh toán trực tuyến: là dịch vụ thanh toán hóa đơn điện, nước, điện thoại cố định, điện thoại di động, internet, truyền hình cáp… khách hàng có thể chọn thanh toán theo từng lần hoặc chọn chế độ tự động thanh toán khi đến kỳ.

Gửi tiền trực tuyến: Với dịch vụ này khách hàng có thể trích tiền từ tài khoản thanh toán để gửi tiền có kỳ hạn bằng VND hoặc ngoại tệ tương ứng với đa dạng kỳ hạn gửi. Đặc biệt, khi gửi tiền trực tuyến qua Sacombank mBanking, khách hàng sẽ được hưởng mức lãi suất ưu đãi hơn so với gửi tại quầy giao dịch, số tiền gửi tối thiểu mỗi lần là 1.000.000 đồng.

Bán/chuyển đổi ngoại tệ: Sacombank vừa triển khai thêm chức năng bán/

chuyển đổi ngoại tệ qua Sacombank mBanking, khi có tài khoản bằng tiền USD hoặc ngoại tệ khác, khách hàng được chủ động thực hiện chuyển vào tài khoản tiền VND với với tỷ giá ngoại tệ được cập nhật ngay tại thời điểm khách hàng giao dịch. Ngoài ra, khách hàng còn có thể chọn chuyển từ tài khoản ngoại tệ này sang tài khoản ngoại tệ khác.

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.4.3. Điều kiện sử dụng dịch vụ

- Khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp có Tài khoản thanh toán VNĐ tại Sacombank

- Đăng kí dịch vụ Sacombank mBanking tại các điểm giao dịch của Sacombank trên toàn quốc hoặc kênh ngân hàng trên internet: www.isacombank.com.vn

2.4.4. Quy mô dịch vụ Mobile Banking tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín –PGD Triệu Hải

Bảng 2.4: Số lượng tài khoản đăng kí dịch vụ Mobile Banking tại Sacombank Triệu Hải giai đoạn 2015- 2017

2015 2016 2017 2016/2015

+/-2017/2016 +/-Số lượngTài khoản thanh toán 9408 10233 11819 825 1586 TKTT có đăng kí dịch vụ Mobile Banking 1235 1558 2376 323 818

Tỉ lệ MB/TKTT (%) 13,1% 15,2% 20,1% 2,1% 4,9%

(Nguồn: Sacombank Triệu Hải cung cấp) Theo ta thấy , số lượng mở Tài khoản thanh toán và số lượng người đăng ký dịch vụ MB tại Phòng giao dịch Triệu Hải tăng qua các năm từ 2015 – 2017. Năm 2015 số lượng người đăng kí dịch vụ MB là 1235 chiếm 13,1% trong tổng số TKTT. Con số này tăng lên 1558 tương ứng 15,2% so với số lượng TKTT ở năm 2016. Qua năm 2017 con số này tăng mạnh lên 2376 và chiếm đến 20,1% so với số lượng TKTT tại Phòng giao dịch Triệu Hải. Sở dĩ có sự tăng mạnh như vậy vì Mobile Banking được Ngân hàng Sacombank chú trọng đầu tư, có nhiều tiện ích đa dạng, khả năng bảo mật cao, tiết kiếm thời gian, chí phí mạng lại nhiều hiệu quả đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Đi cùng với đó là sự phát triển mạnh mẽ của Internet (3G, 4G, Wifi…) trong những năm gần đây giúp phủ sóng hơn 50 triệu người (chiếm 53% dân số Việt Nam), đặc biệt là cách mạng bùng nổ của điện thoại thông minh (Smart phone) ước tính có 55%

người Việt Nam sử dụng Smart phone[9]. Đồng thời chính phủ cũng có những chính sách hỗ trợ phát triển thương mại điện tử đến mọi cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức tài chính… kích thích nhu cầu người dân sử dụng dịch vụ Ngân hàng điện tử nói chung và Mobile Banking nói riêng ngàycàng được tăng cao.

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.5. Kết quả nghiên cứu