• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Văn hóa doanh nghiệp

1.2.4. Vai trò của văn hóa doanh nghiệp

Nếu như trước đây người ta ít chú trọng đến yếu tố văn hóa doanh nghiệp trong quản lý và kinh doanh, một mặt vì kinh doanh và sản xuất còn mang tính tự phát, mặt khác do ít phải cạnh tranh trong nước và quốc tế, thì hiện nay nó được coi như là một yếu tố không thể thiếu được nếu muốn phát triển doanh nghiệp với bộ máy quản lý chất lượng toàn diện và kinh doanh hiệu quả trong bối cảnh kinh tế ngày nay. Văn hóa doanh nghiệp có những vai trò cốt yếu như sau:

1.2.4.1. Văn hóa doanh nghiệp điều phối và kiểm soát hành vi của mỗi thành viên Văn hóa doanh nghiệp không những biểu hiện trong truyền thống của doanh nghiệp, được các thành viên chấp nhận và tuân thủ, mà còn tạo ra khuôn mẫu ứng xử của doanh nghiệp. Do đó, nó thể hiện sự hòa đồng bên trong doanh nghiệp và sự thống nhất của về hành vi của mỗi thành viên trong những tình huống cụ thể. Khi gặp các tình huống thực tế phức tạp, do sự khác nhau về nhận thức, về văn hóa địa

Đại học kinh tế Huế

phương của các thành viên nên mỗi thành viên sẽ có những cách giải quyết khác nhau. Nhưng với vai trò của mình, văn hóa doanh nghiệp sẽ có tác dụng thống nhất, điều phối và kiểm soát hành vi của các thành viên trong tình huống đó trên cơ sở chuẩn mực chung. Các hình thái giá trị, niềm tin, cách ứng xử và nhận thức chung đều được văn hóa doanh nghiệp thống nhất nhằm tạo ra sức mạnh để kiểm soát doanh nghiệp.

1.2.4.2. Văn hóa doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh

Các nhà nghiên cứu đã cho rằng một văn hóa doanh nghiệp mạnh sẽ tạo được lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Bởi vì văn hóa doanh nghiệp sẽ tạo được sự thống nhất, giảm thiểu rủi ro, tăng cường sự phối hợp và thúc đẩy động cơ làm việc của các thành viên, tăng hiệu suất và hiệu quả của doanh nghiệp. Từ đó nâng cao sức cạnh tranh và tạo ra thành công cho doanh nghiệp trên thị trường. Hơn nữa, văn hóa doanh nghiệp hình thành trong một thời gian khá dài. Chính vì thế, mặc dù các đối thủ cạnh tranh biết văn hóa doanh nghiệp mang lại sự khác biệt nhưng cũng không thể bắt chước ngay được mà cần có thời gian. Một ví dụ liên quan đến sự ảnh hưởng của văn hóa tổ chức đến kết quả kinh tế: Kết quả điều tra của một đợt khảo sát được tiến hành với một số lượng lớn các công ty. Trong nghiên cứu kéo dài 11 năm với 207 công ty của Kotter và Hettsket, một kết quả đáng chú ý là các công ty với văn hóa nhấn mạnh đến các thành viên quan trọng trong mặt quản lý (khách hàng, cổ đông, nhân viên) có những kết quả kinh doanh vượt trội so với số lượng lớn các công ty không có đặc điểm văn hóa này. Trong quãng thời gian 11 năm này, nhóm công ty đề cao văn hóa doanh nghiệp có mức tăng doanh thu đạt 682% trong khi nhóm công ty không chú trọng đến văn hóa doanh nghiệp chỉ đạt 166%. Xét đến yếu tố nguồn lao động, nhóm công ty chú trọng văn hóa doanh nghiệp phát triển thêm 282% so với tỉ lệ 36% của các nhóm không chú trọng. Sự tương phản càng dễ nhận thấy qua giá cổ phiếu: tỉ lệ tăng đạt 901% so với 74%; và mức độ tăng thu nhập tịnh 756% so với 1%.(WilliamH. Mobley, Lena Wang & Kate Fang, 2010, p. 3).

Đại học kinh tế Huế

1.2.4.3. Văn hóa doanh nghiệp tạo động lực làm việc và tăng cường sự gắn bó của người lao động

Người lao động có khuynh hướng gắn bó với những doanh nghiệp có văn hóa phù hợp với những giá trị cá nhân và có thể giúp họ đạt được thành công trong sự nghiệp. Và Google đã làm được điều đó khi xây dựng cho mình một văn hóa tự do, sáng tạo, các ý tưởng mới luôn được ủng hộ, nhân viên được chăm sóc tận tình: xe bus đón đưa, bể bơi, 3 bữa một ngày, quán cà phê, khu thể thao…tất cả nhằm đảm bảo nhân viên có thời gian và cảm hứng để đưa ra các ý tưởng. Hầu hết các doanh nghiệp đều cố gắng tạo động lực làm việc cho người lao động thông qua cơ chế thưởng phạt.

Tuy nhiên lý thuyết về động cơ làm việc cho rằng, mong muốn làm việc của người lao động còn chịu tác động của các động cơ khác như ý nghĩa và sự thích thú đối với công việc, họ cảm thấy giá trị của công việc và được đảm bảo an toàn trong công việc. Do đó, việc xây dựng môi trường văn hóa doanh nghiệp phù hợp và thống nhất sẽ tạo ra sự trung thành, khuyến khích mọi thành viên mang hết nhiệt huyết để phục vụ doanh nghiệp. Điều đó sẽ tạo ra động cơ làm việc cao cho người lao động. Và kết quả là, khi nhân viên có động lực để làm việc, có một công việc mà họ mong muốn, có một môi trường làm việc tốt để họ phát triển thì lúc đó họ sẽ gắn bó lâu dài và tận tâm với doanh nghiệp.

1.2.4.4. Văn hóa doanh nghiệp tạo nên sự ổn định của tổ chức

Có thể nói rằng, để tồn tại và đáp ứng được sự thay đổi của môi trường thì những vấn đề quan trọng mà hầu hết các tổ chức đều phải đối mặt đó là tạo sự thống nhất cao trong việc thực hiện chức năng, chiến lược và mục tiêu đặt ra của tổ chức. Văn hóa doanh nghiệp là công cụ cho phép thực hiện được điều đó. Không chỉ đưa ra những chuẩn mực để định hướng suy nghĩ và hành vi của tất cả các thành viên, văn hóa doanh nghiệp còn khẳng định mục tiêu của tổ chức, hướng dẫn, uốn nắn những hành vi và cách ứng xử của các thành viên, đánh giá, lựa chọn và đưa ra lợi ích chung cho hành động của các thành viên.(Nguyễn Thị Trinh, 2016)

Đại học kinh tế Huế

1.3. Mô hình nghiên cứu