• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải VBT Sinh học 8 Bài 39: Bài tiết nước tiểu | Giải vở bài tập Sinh học 8

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải VBT Sinh học 8 Bài 39: Bài tiết nước tiểu | Giải vở bài tập Sinh học 8"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 39: BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU

I. Bài tập nhận thức kiến thức mới

Bài tập 1 (trang 104-105 VBT Sinh học 8):

1. Sự tạo thành nước tiểu gồm những quá trình nào? Chúng diễn ra ở đâu?

Trả lời:

Sự tạo thành nước tiểu gồm 3 quá trình:

- Quá trình lọc máu: diễn ra ở cầu thận và tạo ra nước tiểu đầu

- Quá trình hấp thụ lại: diễn ra ở ống thận giúp hấp thu lại các chất dinh dưỡng, nước, các ion cần thiết

- Quá trình bài tiết tiếp: diễn ra ở ống thận giúp bài tiết tiếp các chất cặn bã (creatin, axit uric,…)

(2)

2. Thành phần nước tiểu đầu khác với máu ở chỗ nào?

Trả lời:

Thành phần nước tiểu đầu khác với máu là:

- Nước tiểu đầu không có các tế bào máu và protein - Huyết tương có các tế bào máu và protein

3. Nước tiểu chính thức khác với nước tiểu đầu ở chỗ nào? (bằng cách điền vào bảng sau)

Trả lời:

Nước tiểu đầu Nước tiểu chính thức

- Các chất dinh dưỡng nhiều, chất cặn bã ít

- Nồng độ các chất hòa tan loãng - Các ion cần thiết: Na+, Cl-, …

- Các chất cặn bã nhiều: axit uric, crêatin…

- Nồng độ các chất hòa tan cao - Các ion thừa: H+, K+, …

Bài tập 2 (trang 105 VBT Sinh học 8): Sự tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thân diễn ra liên tục, nhưng sự bài tiết nước tiểu ra khỏi cơ thể chỉ xảy ra vào những lúc nhất định. Có sự khác nhau đó là do đâu?

Trả lời:

Sự bài tiết nước tiểu chỉ xảy ra vào những lúc nhất định do:

- Máu được tuần hoàn liên tục qua cầu thận nên nước tiểu được hình thành liên tục.

Nhưng nước tiểu chỉ được bài tiết ra khỏi cơ thể khi lượng nước tiểu trong bóng đái lên đến 200ml, đủ áp lực gây cảm giác buồn đi tiểu và cơ vòng bóng đái dãn ra phối hợp với sự co cơ vòng bóng đái và cơ bụng giúp bài tiết nước tiểu.

II. Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản

Bài tập (trang 105-106 VBT Sinh học 8): Điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các thông tin dưới đây bằng cách chọn các cụm từ thích hợp trong số các cụm từ sau: lọc máu ở cầu thận, ống dẫn nước tiểu, nước tiểu chính thức, nước tiểu đầu, hấp thụ lại, bể thận, bóng đái.

Trả lời:

(3)

Nước tiểu được tạo thành ở các đơn vị chức năng của thận. Bao gồm quá trình lọc máu ở cầu thận để tạo thành nước tiểu đầu, quá trình hấp thụ lại các chất còn cần thiết và bài tiết tiếp các chất độc và không cần thiết ở ống thận để tạo nên nước tiểu chính thức và ổn định một số thành phần của máu.

Nước tiểu chính thức đổ vào bể thận qua ống dẫn nước tiểu xuống tích trữ ở bóng đái, rồi được thải ra ngoài nhờ hoạt động của cơ vòng ống đái, cơ bóng đái và cơ bụng.

III. Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức

Bài tập 1 (trang 106 VBT Sinh học 8): Thực chất quá trình tạo thành nước tiểu là gì?

Trả lời:

- Thực chất quá trình tạo thành nước tiểu là quá trình lọc máu ở cầu thận; thải bỏ các chất cặn bã, các chất độc, các chất thừa ra khỏi cơ thể

Bài tập 2 (trang 106 VBT Sinh học 8): Sự bài tiết nước tiểu diễn ra như thế nào?

Trả lời:

Sự bài tiết nước tiểu diễn ra ở các đơn vị chức năng của thận gồm:

- Quá trình lọc máu ở cầu thận: Máu theo động mạch tới các cầu thận (do chênh lệch áp suất) tạo ra lực đẩy nước và các chất hòa tan có các kích thước nhỏ qua lỗ lọc (30 – 40 Å) vào nang cầu thận, các tế bào máu và các phân tử prôtêin có kích thước lớn nên không qua lỗ lọc. Kết quả là tạo nên nước tiểu đầu trong nang cầu thận.

- Quá trình hấp thụ lại nước và các chất cần thiết (các chất dinh dưỡng, các ion Na+, Cl-…)

- Quá trình bài tiết tiếp các chất độc và các chất không cần thiết khác (axit uric, creatin, các chất thuốc, các ion H+, K+… ). Kết quả là tạo nên nước tiểu chính thức.

- Nước tiểu chính thức vào bể thận, qua ống dẫn nước tiểu xuồng bóng đái chờ thải ra ngoài nhờ hoạt động của cơ vòng ống đái, bóng đái và cơ bụng.

Bài tập 3 (trang 106 VBT Sinh học 8): Hãy đánh dấu × vào ô ở đầu câu trả lời đúng.

(4)

Sự tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận diễn ra liên tục, nhưng sự bài tiết nước tiểu ra khỏi cơ thể lại vào lúc nhất định. Có sự khác nhau đó là do:

a) Nước tiểu chính thức liên tục được đổ vào bể thận, qua ống dẫn nước tiểu xuống tích chữ ở bóng đái (khi lượng nước tiểu trong bóng đái khoảng 200ml).

b) Nước tiểu được thải ra ngoài nhờ hoạt động của cơ vòng ống đái, cơ bóng đái.

c) Nhờ hoạt động của cơ bụng.

d) Chỉ a và b.

e) Cả a, b và c.

Trả lời:

Đáp án: e

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Các bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng các cơ chế thực bào, tạo kháng thể để vô hiệu hóa kháng nguyên, phá hủy các tế bào đã bị nhiễm bệnh. Miễn dịch là khả năng

Tiểu cầu đã tham gia bảo vệ cơ thể chống mất máu như sau: khi có vết thương cháy máu, tiểu cầu tạo búi tơ máu ôm giữ lấy các tế bào màu thành một khối máu đông để

Vai trò cuả hệ tuần hoàn máu: đảm bảo máu lưu thông liên tục, thực hiện sự trao đổi chất ở tế bào và máu (vòng tuần hoàn lớn) và sự trao đổi khí giữa máu và phổi

Căn cứ vào chiều dài quãng đường mà máu được bơm qua, dự đoán xem ngăn tim nào có thành cơ dày nhất (để có thể khi co sẽ tạo lực lớn nhất đẩy máu đi) và ngăn nào có

Huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vẫn vận chuyển được qua tĩnh mạch về tim là nhờ các tác động chủ yếu bởi: sức đẩy tạo ra do sự co bóp của các cơ bắp quanh

Những đặc điểm cấu tạo nào của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng làm ẩm, làm ấm không khí khi đi vào phổi và đặc điểm nào tham gia bảo vệ phổi tránh khỏi

- Các cơ quan bài tiết giúp cơ thể lọc thải các chất dư thừa và chất độc hại khác để duy trì tính ổn định của môi trường trong cơ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho

- Ăn uống đủ bữa, không bỏ bữa. - Khẩu phần ăn uống hợp lí. - Vệ sinh thân thể hàng ngày - Không nhịn đi vệ sinh quá lâu. Thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài