• Không có kết quả nào được tìm thấy

Lý thuyết Sinh học 8 Bài 55 (mới 2022 + Bài Tập): Giới thiệu chung về hệ nội tiết

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Lý thuyết Sinh học 8 Bài 55 (mới 2022 + Bài Tập): Giới thiệu chung về hệ nội tiết"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 55: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ NỘI TIẾT I. ĐẶC ĐIỂM HỆ NỘI TIẾT

- Vai trò: Góp phần quan trọng trong việc điều hòa các quá trình sinh lí của cơ thể, đặc biệt là quá trình trao đổi chất, quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong các tế bào của cơ thể.

- Đặc điểm:

+ Các tuyến nội tiết sản xuất các hoocmôn theo đường máu đến các tế bào hoặc cơ quan đích.

+ Tác động chậm nhưng kéo dài và trên diện rộng hơn.

II. PHÂN BIỆT TUYẾN NỘI TIẾT VỚI TUYẾN NGOẠI TIẾT

A. Tuyến ngoại tiết B. Tuyến nội tiết

- So sánh tuyến ngoại tiết và tuyến nội tiết:

Đặc điểm Tuyến ngoại tiết Tuyến nội tiết Giống nhau

- Đều là các tuyến trong cơ thể có các tế bào tuyến.

- Đều tạo ra sản phẩm tiết tham gia xúc tác, điều hòa các quá trình sinh lí của cơ thể.

Khác nhau - Kích thước thường lớn hơn. - Kích thước thường nhỏ hơn.

- Có ống dẫn chất tiết. - Không có ống dẫn chất tiết.

(2)

- Sản phẩm của tuyến ngoại tiết tập trung vào ống dẫn để đổ ra ngoài hoặc vào các ống tiêu hóa.

- Sản phẩm của tuyến nội tiết là hoocmôn, sau khi tiết ra ngấm thẳng vào máu.

- Các tuyến nội tiết chính trong cơ thể người:

- Một số tuyến vừa làm nhiệm vụ nội tiết vừa làm nhiệm vụ ngoại tiết. Ví dụ: Tuyến tuỵ.

III. HOOCMÔN

1. Tính chất của hoocmôn - Tính đặc hiệu:

+ Mỗi hoocmôn chỉ ảnh hưởng đến một hoặc một số cơ quan xác định (gọi là cơ quan đích). Tế bào đích phải có thụ thể phù hợp với cấu trúc của hoocmôn tương ứng.

+ Ví dụ: Insulin do tụy tiết ra chỉ có tác dụng làm hạ đường huyết.

(3)

- Hoạt tính sinh học cao:

+ Chỉ với một lượng nhỏ hoocmôn cũng gây những phản ứng rõ rệt.

+ Ví dụ: Ở trẻ em, hoocmôn tăng trưởng GH nếu tiết nhiều làm tăng kích thước cơ thể quá mức (bệnh người khổng lồ), tiết ít làm giảm chiều cao quá mức (bệnh lùn).

- Không mang tính đặc trưng cho loài:

+ Có thể dùng hoocmôn của loài này cung cấp cho loài khác.

+ Ví dụ: Người ta dùng insulin của bò để chữa bệnh tiểu đường cho người.

2. Vai trò của hoocmôn

- Duy trì tính ổn định môi trường bên trong cơ thể.

(4)

- Điều hoà các quá trình sinh lí diễn ra bình thường.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ Các sợi nhánh: Xuất phát từ thân nơron tạo nên chất trắng của hệ thần kinh, có nhiệm vụ tiếp nhận và dẫn truyền xung thần kinh từ các nơron khác xuống

→ Sự phối hợp giữa việc thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện là hai quá trình thuận nghịch, có quan hệ mật thiết với nhau, là cơ sở để hình thành thói quen, tập

+ Nếu tuyến giáp hoạt động quá mạnh tiết nhiều TH làm tăng quá trình trao đổi chất quá mức sẽ gây bệnh bazơđô.. Người mắc bazơđô sẽ luôn trong trạng thái căng thẳng,

+ Khi lượng đường trong máu giảm sau các hoạt động mạnh hoặc đói kéo dài, không chỉ các tế bào α của đảo tụy hoạt động tiết glucagôn mà còn có sự phối hợp hoạt

Mẹ bị bệnh lậu con sinh ra có thể bị mù lòa - Con đường lây truyền: Thường lây qua quan hệ tình dục.. - Biện pháp

- Giống nhau: Đều tạo ra sản phẩm tiết tham gia điều hòa các quá trình sinh lí của cơ thể (trao đổi chất, chuyển hóa vật chất và năng lượng...)...

- Do tuyến giáp hoạt động mạnh tiết nhiều hoocmôn làm tăng cường trao đổi chất tăng tiêu dùng oxi, nhịp tim tăng, người bệnh luôn trong trạng thái

- Duy trì được tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể. - Điều hòa các quá trình sinh lí diễn ra bình thường. Do đó, sự mất cân bằng trong hoạt động nội