• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 02/09/2014 Tiết: 04

BÀI 4: ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG

I . MỤC TIÊU 1. Kiến thức:

- Biết được khái niệm ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.

- Biết nội dung định luật phản xạ ánh sáng.

- Biết cách biểu diễn gương phẳng và các tia sáng.

2. Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng làm TN, vẽ biểu diễn gương phẳng và các tia sáng, vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng.

3. Thái độ:

- Trung thực, thận trọng, an toàn trong khi làm TN

- Say mê tìm tòi, nghiên cứu khoa học, yêu thích môn học, có thái độ học tập đúng đắn .

II . CÂU HỎI QUAN TRỌNG

1. Gương phẳng là gì? Hình quan sát được trong gương gọi là gì?

2.Thế nào là tia phản xạ, tia phản xạ nằm trong mặt phẳng nào?

3. Phương của tia phản xạ quan hệ như thế nào với phương của tia tới?

4. Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng.

5. Hãy nêu cách vẽ tia phản xạ khi cho tia tới , vẽ tia tới khi cho tia phản xạ, vẽ cách đặt mặt gương khi cho tia tới và tia phản xạ?

6. Nội dung các câu hỏi C3, C4.

III . ĐÁNH GIÁ

- HS trả lời được các câu hỏi trong SGK dưới sự hướng dẫn của GV.

- Biết cách dùng dụng cụ để làm TN quan sát tia phản xạ, biết đo góc phản xạ và góc tới.

- Thảo luận nhóm sôi nổi. Biết vận dụng kiến thức của bài vào làm bài tập C3, C4.

- Tỏ ra yêu thích bộ môn.

IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên:

(2)

- Chuẩn bị để chiếu Hình 4.1 - Mỗi nhóm HS: (5 nhóm) + 1 Bảng 1 phóng to, in sẵn + 1 đèn pin bịt kính có lỗ nhỏ.

+ 1 gương phẳng, 1 mặt phẳng + 1 Thước đo góc.

2. Học sinh:

- Học bài cũ và chuẩn bị trước bài 4.

V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC Hoạt động 1: Ổn định tổ chức (1 phút)

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - Kiểm tra sĩ số, ghi tên học sinh vắng

- Ổn định trật tự lớp;....

Cán bộ lớp (Lớp trưởng hoặc lớp phó) báo cáo.

Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ. Tạo tình huống học tập 1 . Kiểm tra bài cũ :

- Mục đích/ thời gian: (4 phút) + Kiểm tra bài cũ

- Phương pháp: Đàm thoại, vấn đáp

- Phương tiện: SGK, vở BT, vở ghi của HS.

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Thế nào là vùng bóng tối, thế nào là vùng

bóng nửa tối?

Thế nào là nhật thực toàn phần, thế nào là nhật thực một phần

HS lên bảng trả lời.

HS dưới lớp nhận xét

- 1 HS khác lên bảng trả lời - HS khác nhận xét

2. Tạo tình huống học tập

- Mục đích/ thời gian: Tạo tình huống học bài mới (2phút) - Phương pháp: thuyết trình.

- Phương tiện: SGK

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - Dùng đèn pin chiếu một tia sáng lên HS nghe, có thể dự đoán

(3)

gương phẳng ta thu được một vệt sáng trên tường. Hiện tượng đó gọi là gì? tia sáng đó gọi là gì? Muốn biết ta học bài “Định luật phản xạ ánh sáng”

Hoạt động 3: Gương phẳng . - Mục đích/ thời gian:(8 phút)

+ Cho HS soi gương, hỏi hình ảnh của ta trong gương gọi là gì?

+ Quan sát gương phẳng nêu một số vật được gọi là gương phẳng.

- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp

- Phương tiện, tư liệu: SGK, đồ dùng TN, máy chiếu

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Yêu cầu HS thực hiện thí

nghiệm Hình 4.1

- Gọi 1 đại diện của nhóm nhận xét điều rút ra được từ thí

nghiệm.

- Yêu cầu HS nêu một số vật được gọi là gương phẳng trả lời C1 .

Các nhóm thực hiện thí nghiệm, thảo luận nêu nhận xét .

à Đại diện nhóm phát biểu nhận xét của nhóm.

- Các nhóm đại diện nêu, chỉ rõ đặc điểm của gương phẳng

Hoạt động 4: Định luật phản xạ ánh sáng.

- Mục đích/ thời gian: (20 phút)

+ HS hiểu được hiện tượng phản xạ ánh sáng.

+ Biết làm TN để xác định tia phản xạ nằm trong mặt phẳng nào? Số đo góc phản xạ so với số đo góc tới như thế nào .

- Phương pháp: Quan sát, làm TN, thuyết trình, vấn đáp - Phương tiện, tư liệu: SGK, máy chiếu.

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - Chiếu hình ảnh giới thiệu hiện tượng

phản xạ ánh sáng, tia phản xạ.

- Phát dụng cụ cho các nhóm - Hướng dẫn HS làm TN câu C2 - Đại diện các nhóm nêu kết luận.

- Phát bảng phô tô sẵn cho các nhóm

- HS quan sát trên màn chiếu để thấy hiện tượng, hiểu khái niệm

- HS các nhóm trưởng lấy dụng cụ.

- Quan sát cách làm TN.

- Làm TN, quan sát thảo luận, rút ra kết luận

- Nhóm trưởng nêu kết luận.

(4)

- Nêu cách làm TN, rút ra định luật phản xạ ánh sáng

- Hướng dẫn cách biểu diễn gương phẳng, pháp tuyến và tia sáng tới trên hình vẽ

- Nhận bảng pô tô, tìm hiểu các góc tới cần đo và các góc phản xạ tương ứng

- HS làm TN, đo ghi Kq vào bảng và rút ra kết luận.

- HS phát biểu định luật phản xạ ánh sáng

- HS dựa vào định luật phản xạ ánh sáng để vẽ tia phản xạ

Hoạt động 5: Vận dụng - Mục đích/ thời gian: (8 phút)

+ Vận dụng các kiến thức cơ bản của bài vào làm bài tập vận dụng C4 - Phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại, vấn đáp.

- Phương tiện, tư liệu: SGK, SBT, máy chiếu.

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - Yêu cầu HS tự đọc các câu hỏi phần

vận dụng. Thảo luận nhóm để trả lời.

- Gv vẽ (H4.4) để HS dễ dàng quan sát - GV gợi ý, Hoặc vẽ cả tia tới và tia phản xạ để HS vẽ vị trí đặt gương

- HS đọc câu hỏi C4

C4: HS vẽ tia phản xạ khi gương đặt thẳng đứng .

- HS đọc nội dung phần b*

- HS vẽ cách đặt gương vào vở Hoạt động 6: Củng cố

- Mục đích/ thời gian: (2 phút) + Củng cố kiến thức của bài học - Phương pháp: Trực quan, vấn đáp.

- Phương tiện, tư liệu: SGK, SBT

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - GV Gọi HS phát biểu ghi nhớ.Định luật

phản xạ ánh sáng

- Đọc và giải thích phần có thể em chưa biết

- Hai HS nêu và đọc SGK - Trả lời

Hoạt động 7: Hướng dẫn về nhà - Mục đích/ thời gian: (2phút)

+ Học bài cũ và chuẩn bị trước bài 5.

(5)

- Phương pháp: Vấn đáp

- Phương tiện, tư liệu: SGK, vở BT .

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - Học bài theo nội dung ghi vở và kết hợp ghi nhớ

SGK.

- Làm các bài tập trong vở bài tập.

- Chuẩn bị nội dung bài 5

- Ghi chép, đánh dấu vào vở BT

VI . TÀI LIỆU THAM KHẢO 1).Sách giáo khoa vật lý 7.

2). Sách bài tập vật lý 7, vở BT vật lí 7.

3). Sách giáo viên vật lý 7.

VII . RÚT KINH NGHIỆM

1).Phân chia thời gian ………..

2).Phương pháp ………

3).Phương tiện sử dụng ……….

4).Học sinh ………...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Vì ở nửa cầu Bắc tạp trung nhiều lục địa nên còn được gọi là “lục bán cầu” và đại dương tập trung nhiều ở nửa cầu Nam nên được gọi là “thủy bán cầu”?. Để hiểu rõ hơn cô và

Sử dụng được công cụ Tìm kiếm và Thay thế để chỉnh sửa các lỗi chính tả, thay thế các từ viết tắt trong một số tệp văn bản các em đã tạo ra.. - NLe: Hợp

- Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu các HS trong nhóm thực hành tập hợp và bổ sung thêm nội dung để hoàn thành cuốn sổ lưu niệm:.. Tập hợp các nội dung đã có từ bài học trước

Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng gọi là tia sáng.. Trên hình 2.3, đoạn thẳng SM biểu diễn một tia sáng đi

Hãy phân biệt từ nào (những từ in nghiêng) chỉ vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo hay chất trong các câu sau:1. Trong quả chanh có nước, axit xitric (vị chua) và

- Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thể tích - Biết cách sử dụng kính lúp cầm tay và kính hiển vi quang học - Nêu được các quy định an toàn khi học trong

- Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thể tích - Biết cách sử dụng kính lúp cầm tay và kính hiển vi quang học - Nêu được các quy định an toàn khi học trong

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.. B1: GV yêu cầu các nhóm HS So