• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 29

Thứ hai ngày 4 tháng 4 năm 2022 Đạo đức: ( lớp 4D3)

Bài 13: TÔN TRỌNG LUẬT GIAO THÔNG (tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Học sinh hiểu cần phải tôn trọng Luật giao thông. Đó là cách bảo vệ cuộc sống của mình và mọi người.

- Có kĩ năng lựa chọn hành vi đúng một cách phù hợp; Có kĩ năng và thói quen hành vi đúng. HS biết tham gia giao thông an toàn. Vận dụng ứng xử hằng ngày một cách hợp lí.

- Giáo dục học sinh có thái độ tôn trọng Luật Giao thông , đồng tình với những hành vi thực hiện đúng Luật Giao thông. Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác. Năng lực nhận thức chuẩn mực hành vi, đánh giá hành vi của bản thân và người khác, điều chỉnh hành vi, tự nhận thức bản thân.

*GDKNS:

- KN tham gia giao thông đúng luật.

- KN phê phán những hành vi vi phạm luật giao thông.

*GDANQP: HS hiểu ý nghĩa của việc tôn trọng luật GT, giữ gìn được tính mạng và tài sản của bản thân và cộng đồng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: Máy tính, máy chiếu.

- Học sinh: Vở bài tập, sách giáo khoa Đạo đức 4.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Mở đầu: 5 phút

- GV gọi hai HS trả lời câu hỏi:

? Tại sao cần phải thực hiện đúng luật giao thông?

? Tai nạn giao thông gây ra những tác hại nào? Em đã thực hiện tốt luật ATGT chưa?

- GV gọi HS nhận xét.

- GV chốt bài . Dẫn vào bài mới.

- Thực hiện Luật Giao thông là trách nhiệm của mỗi người dân để tự bảo vệ mình,...

- Có thể bị thương, bị chết, kinh tế bị thiệt hại...

2. Hoạt động Luyện tập, thực hành: 25 phút

a. HĐ 1: Bài 1. Trò chơi tìm hiểu biển báo giao thông.

- GV chia lớp thành 3 nhóm và phổ biến cách chơi, luật chơi: Khi cô giơ biển lên, các nhóm nói ý nghĩa của biển báo:

+ Mỗi nhận xét đúng được 1 điểm.

- Biển báo cấm đi bộ ...

- Biển báo cấm đi xe đạp ...

- Biển báo đèn giao thông...

...

(2)

+ Nếu các nhóm cũng giơ tay thì viết vào giấy.

+ Nhóm nào nhiều điểm nhất là nhóm đó thắng.

- HS quan sát biển báo GT.

- Cán sự lớp điều khiển cuộc chơi.

- GV cùng HS đánh giá kết quả.

- GV kết luận. => Mỗi biển báo có một giá trị, tác dụng riêng. Nhận biết được ý nghĩa của biển báo giao thông sẽ giúp ta tự tin tham gia giao thông an toàn.

b. Hoạt động 2: Bài 3: Em sẽ làm gì?

- HS đọc yêu cầu bài 3.

? Bài yêu cầu gì ?

- Chia lớp thành 3 nhóm thảo luận 6 tình huống và cách giải quyết hợp lý nhất.

- Lần lượt các nhóm báo cáo kết quả và giải thích tại sao

- Nhóm khác nhận xét, bổ sung - GV đánh giá kết quả từng nhóm.

- GV kết luận.

Bài 3: Em sẽ làm gì trong các tình huống sau:

a. ...Bạn nói thế không đúng: Luật giao thông cần thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc.

b. ... Không được thò đầu, tay ra ngoài xe, rất nguy hiểm.

c. ...Ném đất đá lên tàu sẽ gây nguy hiểm cho khách và hỏng tàu.

d. .. Đề nghị bạn dừng lại, nhận lỗi và giúp người bị nạn.

đ. ... Không nên xúm lại xem vì sẽ gây cản trở giao thông, ảnh hưởng đến các chú công an khi quan sát hiện trường đó.

e. ... Lòng đường là nơi dành cho phương tiện GT khác, rất nguy hiểm.

=> Có rất nhiều tình huống giao thông khác trên đường, ở mọi địa phương. Nh- ưng dù ở địa phương nào, nơi nào, ta cũng cần đảm bảo đúng luật GT.

c. Hoạt động 3: Trình bày kết quả điều tra thực tiễn.

HS đọc yêu cầu, xác định yêu cầu.

- Lần lượt HS trình bày kết quả điều tra của mình. HS khác nhận xét, bổ sung.

? Để hạn chế tai nạn giao thông, địa phương đã làm những biện pháp gì?

- GV nhận xét kết quả làm việc của HS.

Bài 4: Tìm hiểu, nhận xét về thực hiện luật giao thông ở địa phương:

+ Phương tiện.

+ Giao thông công cộng.

+ Ý thức người dân.

(3)

3. Hoạt động Vận dụng: 5 phút

- Tìm hiểu, thực hiện và vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện Luật giao thông ở nơi em sống.

? Em hãy nêu việc thực hiện luật an toàn giao thông ở quê hương em như thế nào?

* Củng cố dặn dò:

? Nắm được kiến thức gì qua tiết học ?

? Vì sao phải nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông?

- GV nhận xét giờ học, dặn dò HS.

- HS thực hiện theo yêu cầu.

- Về học bài; chuẩn bị : Bài 14.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

………

………

………...

Đạo đức : (lớp 5E3)

TIẾT 30. BẢO VỆ CÁI ĐÚNG, CÁI TỐT (Tiết 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nhận biết được cái đúng, cái tốt cần bảo vệ. Biết vì sao phải bảo vệ cái đúng, cái tốt. Biết một số cách đơn giản để bảo vệ cái đúng, cái tốt.

- Mạnh dạn bảo vệ cái đúng, cái tốt.

-Trung thực: dám bảo vệ cái đúng cái tốt. HS nhận biết được cái đúng, cái tốt cần phải bảo vệ. HS biết phân biệt cái đúng, cái tốt và biết được vì sao cần phải bảo vệ cái đúng, cái tốt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tình huống, câu chuyện, tranh ảnh có liên quan đến cái đúng, cái tốt cần bảo vệ.

- Sưu tầm một số câu chuyện, tấm gương về việc bảo vệ cái đúng, cái tốt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- GV cho HS nêu những việc làm tốt em đã làm trong tuần qua?

- GV chốt khen ngợi và dẫn dắt giới thiệu vào bài.

- Nhận xét, đánh giá.

- Giới thiệu bài - Ghi bảng.

2. Hoạt động luyện tập, thực hành: (25 phút) Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến

Bài tập 2: Theo em, những việc làm nào dưới đây thể hiện việc bảo vệ cái đúng, cái tốt?

a) Tích cực hưởng ứng phong trào ủng hộ đồng

- HS nối tiếp nhau trả lời.

+ HS nghe ...

- HS ghi vở

- HS nêu.

(4)

bào Miền Trung bị lũ lụt

b) Tuyên truyền mọi người thực hiện việc đeo khẩu trang để phòng chống dịch Covid

c) Có thái độ phản ứng khi bị người khác nhắc nhớ bỏ rác đúng quy định.

- Yêu cầu HS bày tỏ ý kiến cá nhân qua mỗi việc làm trên

- Cho HS nhận xét, chia sẻ ý kiến - GV nhận xét, kết luận

Hoạt động 4: Đóng vai

Bài tập 3: Em hãy đóng vai để xử lí các tình huống sau:

a/ Tình huống 1: Trong giờ ra chơi, Nam và Tuấn đanh nhau. Hùng đứng bên cạnh vỗ tay cổ vũ. Nếu em là người chứng kiến sự việc thì em sẽ làm gì?

b/ Tình huống 2: Trong giờ kiểm tra, Hải phát hiện Nam sử dụng tài liệu. Hải liền lên báo với cô giáo và bị Nam dọa đánh. Nếu em là người chứng kiến sự việc, em sẽ làm gì?

c/ Tình huống 3: Trên đường đi học về, Nam dừng xe, bê hòn đá to giữa đường bỏ vào lề, Hùng thấy vây trề môi, nói: Hơi đâu mà Nam làm như vậy? Nếu em là người chứng kiến sự việc, em sẽ làm gì?

- GV cho HS thảo luận nhóm để chuẩn bị đóng vai xử lí tình huống.

- GV tổ chức cho HS đóng vai.

- Cho các nhóm nhận xét, chia sẻ ý kiến - GV nhận xét, kết luận

3. Hoạt động vận dụng: (5 phút)

- Sưu tầm những câu chuyện/tình huống về tấm gương biết bảo vệ cái đúng, cái tốt.

- GV nêu yêu cầu: Các nhóm tự kể trong nhóm, thống nhất chọn câu chuyện/ tình huống phù hợp, sau đó cử đại diện lên kể trước lớp.

- GV nhận xét, tuyên dương

*Củng cố, dặn dò:

- GV nhận xét tiết học.

- HS trình bày ý kiến và giải thích sự lựa chọn của mình.

- HS nhận xét, chia sẻ ý kiến của mình.

- HS trao đổi trong nhóm.

- HS đóng vai xử lí tình huống.

- Các nhóm nhận xét.

- HS thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

Thứ ba ngày 5 tháng 4 năm 2022

(5)

Đạo đức: (Lớp 3C5)

TIẾT 29: CHĂM SÓC CÂY TRỒNG VẬT NUÔI (TIẾT 1) I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- Học sinh hiểu: Cây trồng, vật nuôi cung cấp lương thực, thực phẩm và tạo niềm vui cho con người, vì vậy cần được chăm sóc, bảo vệ.

- Học sinh biết cách chăm sóc cây trồng, vật nuôi.

- Hình thành phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm.

Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL phát triển bản thân, NL điều chỉnh hành vi đạo đức.

* KNS: - Kĩ năng lắng nghe tích cực.

- Kĩ năng trình bày .

- Kĩ năng thu thập và xử kí thông tin . - Kĩ năng ra quyết định.

- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm.

* GD TKNL&HQ: Chăm sóc cây trồng, vật nuôi là góp phần giữ gìn, bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên, góp phần làm trong sạch môi trường, giảm độ ô nhiễm môi trường, giảm hiệu ứng nhà kính do các chất thải gây ra, tiết kiệm năng lượng.

* GD BVMT: Tham gia bảo vệ, chăm sóc cây trồng, vật nuôi là góp phần phát triển, giữ gìn và BVMT.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- GV: Tranh MH bài tập 2 - HS: VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động Mở đầu (3 phút):

- Giới thiệu bài mới – Ghi bài lên bảng

- HS hát: “Cá vàng bơi”

- Lắng nghe 2. HĐ Luyện tập, thực hành: (30 phút)

2.1:Hoạt động 1: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.

+ Yêu cầu học sinh chia thành các nhóm thảo luận về các bức tranh và trả lời các câu hỏi:

1. Trong tranh, các bạn nhỏ đang làm gì?

2. Việc làm của các bạn có tác dụng gì với cây trồng và vật nuôi?

+ Học sinh chia thành các nhóm 4, nhận các tranh vẽ, thảo luận và trả lời các câu hỏi.

-> Tranh 1. Vẽ bạn nhỏ đang bắt sâu cho cây trồng. Nhờ vậy, cây sẽ xanh tươi, không bị sâu ăn lá

->Tranh 2. Bạn nhỏ đang cho đàn gà ăn.

Được cho ăn đàn gà sẽ mau lớn.

->Tranh 3. Các bạn nhỏ đang tưới nước cho cây non mới trồng để giúp cây thêm khỏe mạnh, cứng cáp.

->Tranh 4. Bạn gái đang tắm cho đàn lợn. Nhờ vậy, đàn lợn sẽ sạch sẽ, mát

(6)

+ Vì sao cần phải chăm sóc cây trồng, vật nuôi?

* Giáo dục BVMT và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm năng lượng

=>Gv kết luận: Các tranh đều cho thấy các bạn nhỏ đang chăm sóc cây trồng, vật nuôi trong gia đình. Cây trồng, vật nuôi cung cấp cho con người thức ăn, lương thực, thực phẩm cần thiết với sức khỏe. Để cây trồng, vật nuôi mau lớn, khỏe mạnh chúng ta phải chăm sóc chu đáo cây trồng, vật nuôi.

2.2:Hoạt động 2: Cách chăm sóc cây trồng, vật nuôi

+ Yêu cầu học sinh chia thành nhóm, mỗi thành viên trong nhóm sẽ kể tên một vật nuôi, một cây trồng trong gia đình mình rồi nêu những việc mình đã làm để chăm sóc con vật /cây trồng đó và nêu những việc nên tránh đối với cây trồng, vật nuôi. Ý kiến của các thành viên được ghi vào bản báo cáo.

mẻ, chóng lớn.

+ Cây trồng, vật nuôi là thức ăn, cung cấp rau cho chúng ta. Vì thế, chúng ta cần chăm sóc cây trồng, vật nuôi.

+ Chăm sóc cây trồng, vật nuôi là góp phần giữ gìn, bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên, góp phần làm trong sạch môi trường, giảm độ ô nhiễm môi trường, giảm hiệu ứng nhà kính do các chất thải gây ra, tiết kiệm năng lượng.

+ Chăm sóc cây trồng, vật nuôi là góp phần phát triển, giữ gìn và BVMT.

- HS lắng nghe

+ Học sinh chia thành nhóm thảo luận theo hướng dẫn và hoàn thành bản báo cáo của nhóm.

Tên vật nuôi

Những việc em làm để

chăm sóc

Những việc nên tránh để bảo vệ

Cây trồng

Những việc em làm để

chăm sóc cây

Những việc nên tránh để

bảo vệ cây

+ Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình

=> Rút ra các kết luận:

+ Chúng ta có thể chăm sóc cây trồng, vật nuôi bằng cách bón phân, chăm sóc, bắt sâu bỏ lá già, cho con vật ăn, làm sạch chỗ ở, tiêm thuốc phòng bệnh.

+ Đại diện các nhóm trình bày.

+ Các nhóm khác theo dõi, bổ sung.

- HS lắng nghe

(7)

+ Được chăm sóc chu đáo, cây trồng vật nuôi sẽ phát triển nhanh. Ngược lại cây sẽ khô héo, dễ chết, vật nuôi gầy gò, dễ bệnh tật.

- Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK - HS đọc phần ghi nhớ SGK 3. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm

(2 phút):

* Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Thực hành chăm sóc cây trồng, vật nuôi có trong gia đình

- Gieo một hạt đỗ, rau,... Chăm sóc và thực hiện theo dõi quá trình lớn lên của cây đó.

- Lắng nghe, ghi nhớ.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (NẾU CÓ)

………

………...

...

Đạo đức: ( lớp 4D2)

Bài 13: TÔN TRỌNG LUẬT GIAO THÔNG (tiết 2) (Đã soạn ở thứ 2/4/4/2022)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO Mở rộng quan hệ quốc tế.. Việt Nam – Trung

*Trong tự nhiên, chim sống theo đàn hay cặp. Chúng thường biết

Gà Trống

Trường: Tiểu học Kim Đồng Trường: Tiểu học Kim Đồng.. Đông Triều – Quảng Ninh Đông Triều –

Bài thơ cho chúng ta thấy sự thương nhớ, lòng biết ơn sâu sắc của gia đình em bé đối với người liệt sĩ đã. hi sinh vì

Một số học sinh chen lấn, xô đẩy như vậy làm ồn ào, gây cản trở cho việc biểu diễn văn nghệ.. Như thế làm mất trật

a/ Trong gìơ sinh hoạt đầu tuần của toàn trường ,em đang chăm chú nghe cô hiệu trưởng nói thì một bạn ngồi cạnh hỏi chuyện em .Em hãy dùng hình thức câu hỏi để nói với

- Biết nhắc nhở bạn bè phải đoàn kết, thân ái, giúp đỡ nhau trong học tập và trong vui chơi.. - Đoàn kết, thân ái với bạn bè