• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
29
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

T

UẦN 25 Ngày soạn: 11/05/2020

Ngày giảng: Thứ hai 18/05 /2020

Toán

CÁC SỐ TỪ 111 ĐẾN 200 I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nhận biết các số từ 111 đến 200.

- Biết cách đọc, viết các số từ 111 đến 200.

- Biết so sánh các số từ 111 đến 200.

- Biết thứ tự các số 111 đến 200.

2.Kĩ năng: Áp dụng làm được các bài tập trong SGK.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ

I. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Kiểm tra bài cũ .( 4’)

- Gọi 2 hs lên bảng so sánh các số sau.

300 và 500 500 và 700 800 và 800 400 và 300 - GV nhận xét

B. Bài mới.

1. Giới thiệu bài( 1’)

2. Đọc và viết số từ 111 đến 200 (10’) Gắn lên bảng hình biểu diễn số 100 và hỏi:

? Có mấy trăm?

Gắn thêm một hình chữ nhật biểu diễn một chục, 1 hình vuông nhỏ và hỏi:

? Có mấy chục và mấy đơn vị?

- Yêu cầu học sinh lên gắn thẻ tương ứng - Để chỉ có một trăm, một chục và 1 hình vuông trong toán học người ta dùng số một trăm mười một và viết là 111.

Gv gắn số 111, yêu cầu học sinh đọc số và viết số.

Gắn thêm một hình chữ nhật biểu diễn một chục, 2 hình vuông nhỏ và hỏi :

? Có mấy chục và mấy đơn vị ?

- Yêu cầu học sinh lên gắn thẻ tương ứng Gắn thêm một hình chữ nhật biểu diễn một chục, 5 hình vuông nhỏ và hỏi :

? Có mấy chục và mấy đơn vị ?

- Gv đưa mẫu trong SGK, hướng dẫn HS thảo luận và nêu các số còn lại trong bảng.

118,120,121,122,127,135.

- Gọi hs đọc số vừa lập

- HS lên bảng so sánh.

300 < 500 500 < 700 800 = 800 400 > 300

- Lớp lắng nghe, nhắc lại đầu bài.

- Lớp quan sát.

- Có một trăm.

- Có 1 chục và 1 đơn vị.

- HS lên gắn 1 chục vào cột chục, 1 vào cột đơn vị.

- HS đọc số và viết số.

+ Có một chục và 2 đơn vị.

- Gắn 1 vào cột chục, 2 vào cột đơn vị.

+ Có 1 chục và 5 đơn vị.

- Học sinh thảo luận để viết số còn thiếu vào trong bảng sau đó một học sinh lên bảng viết.

- Hs đọc số

(2)

3. Thực hành:( 20’)

Bài 1: Gọi hs nêu yêu cầu của bài tập.

- Gọi h/s lên bảng làm bài.

- GV nhận xét, chữa bài Bài 2: (Trò chơi tiếp sức) - Hướng dẫn cách chơi.

- Yêu cầu h/s lần lượt lên điền.

? Đứng sau số 111 là số nào?

? Số 112 hơn số 111 mấy đơn vị ?

? Vậy sau số 112 là số nào?

- Chia lớp thành 3 đội, mỗi đội cử 4 bạn lên tham gia trò chơi.

- Gv nhận xét, chữa bài.

Bài 3: Gọi h/s lên bảng làm bài.

- Gv nhận xét, chữa bài C. Củng cố - Dặn dò ( 2’) - Nhận xét giờ học.

- Dặn dò học sinh.

- HS đọc y/c đề bài.

- HS lên bảng làm bài.

110 Một trăm mười 111 Một trăm mười một 117 Một trăm mười bảy 154 Một trăm năm mươi tư 181 Một trăm tám mươi mốt 195 Một trăm chín mươi lăm - Lớp lắng nghe.

- HS lên bảng điền.

+ Số 112

+ Số 112 hơn số 111 là 1 đơn vị + Là số 113

a. 111; 112; 113; 114; 115; 116; 117;

118; 119; 120...130.

b. 151; 152; 153; 154; 155; 156; 157;

158; 159; 160...170

c. 191; 192; 193; 194; 195; 196; 197;

198; 199; 200

- HS lên bảng làm bài.

123 < 124 120 < 152 129 > 120 186 = 186 126 > 122 136 > 125 136 = 136 148 > 128 155 < 158 199 < 200 - Lắng nghe.

____________________________________________

Tập đọc – kể chuyện KHO BÁU I. MỤC TIÊU

Tập đọc

1. Kiến thức: Học sinh hiểu nghĩa các từ khó, hiểu lời khuyên của câu chuyện.

- Đọc trôi chảy toàn bài, bước đầu thể hiện giọng nhân vật của người cha và lời kể của người dẫn chuyện.

- Hiểu nội dung câu chuyện: Ai yêu quý đất đai, ai chăm chỉ lao động, chăm chỉ trên đồng ruộng người đó có cuộc sống ấm no hạnh phúc.

2. Kĩ năng: Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch, quý trọng người lao động

3. Thái độ: Giáo dục học sinh chăm học, chăm làm sẽ thành công, hạnh phúc và có nhiều niềm vui.

Kể chuyện:

(3)

1. Kiến thức: Dựa vào trí nhớ và gợi ý kể lại được toàn bộ câu chuyện bằng lời của mình với giọng điệu thích hợp và điệu bộ, nét mặt.

- Biết lắng nghe và ghi nhớ lời kể của bạn để nhận xét hoặc kể tiếp.

2. Kĩ năng: Rèn kn kể chuyện đủ ý, đúng trình tự, nghe bạn kể để đánh giá đúng.

3. Thái độ: Hs lắng nghe bạn kể, tích cực kể chuyện.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh trong SGK III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Tiết 1

1. Giới thiệu bài (1’) 2. Luyện đọc(25’)

-GV đọc mẫu toàn bài, gọi hs đọc câu l1 - Hướng dẫn đọc từ khó.

Hướng dẫn đọc câu

+ Ngày xưa,/có hai vợ chồng người nông dân kia/quanh năm hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu.//Hai ông bà thường ra đồng từ lúc gà gáy sáng/và trở về khi đã lặn mặt trời.//

- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu.

- HS tự tìm từ khó đọc:

+ Ví dụ: cấy lúa, làm lụng. Quanh năm.

- HS luyện đọc lại từ khó.

- HS luyện đọc câu dài.

- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.

- HS đọc các từ chú giải cuối bài đọc.

- Thi đọc từng đoạn - cả bài.

- Cả lớp đọc đồng thanh.

Tiết 2

3. Tìm hiểu bài(15’)

- Tìm những từ nói lên sự cần cù chịu khó của 2 vợ chồng người nông dân?

- Hai người con có chăm làm như cha mẹ họ không?

- Trước khi mất người cha cho các con biết điều gì?

- Theo lời cha, hai người con đã làm gì?

- Vì sao mấy vụ liền bội thu?

- Cuối cùng kho báu mà hai người con tìm được là gì?

- Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì?

4. Luyện đọc lại(10’) - Gọi hs đọc toàn bài - Hd hs thi đọc theo đoạn 5. Hướng dẫn kể chuyện(25’) a) Kể từng đoạn theo gợi ý

- Hai sương một nắng, cày sâu cuốc bẫm, ra đồng từ lúc gà gáy sáng ...

chẳng lúc nào ngơi tay.

- Không, họ ngại làm việc, chỉ mơ chuyện hão huyền.

- Dặn các con: ruộng nhà có 1 kho báu, các con tự đào lên mà dùng.

- Đào bới cả đám ruộng lên tìm kho báu - Vì ruộng được 2 anh em đào bới nên đất được làm kĩ, lúa tốt.

- Đất dai màu mỡ, lao động chuyên cần.

- Hạnh phúc chỉ đến với người chăm chỉ lao động.

- Hs nhắc lại nội dung

- Học sinh thi đọc lại bài.

(4)

- GV gọi HS đọc lại yêu cầu của bài tập 1 và các gợi ý của từng đoạn (GV treo bảng phụ)

- Giới thiệu: Đây là các ý, các sự việc chính của từng đoạn, các em bám sát và bổ sung chi tiết cho đầy đủ, phong phú.

5. Củng cố, dặn dò:(3’)

* TH: Quyền có gia đình, anh em.

- Bổn phận lao động

- HS đọc các câu gợi ý, kể từng đoạn.

+ Đoạn 1: Hai vợ chồng chăm chỉ ...

thức khuya dậy sớm.

- Không lúc nào ngơi tay.

- Kết quả tốt đẹp

+ Đoạn 2, 3 : tương tự.

- HS dựa vào lời kể - nhận xét bổ sung.

- 3 HS kể nối tiếp từng đoạn câu chuyện.

BUỔI CHIỀU

Chính tả KHO BÁU I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nghe viết chính xác, trình bày đúng một đoạn văn trích trong truyện Kho báu.

- Làm đúng các bài tập có âm vần dễ lẫn.

2. Kĩ năng: Rèn viết đúng, trình bày sạch- đẹp.

3. Thái độ: Có ý thức viết đẹp, giữ vở sạch.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ viết nội dung bài tập 2.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Giới thiệu bài

2. Hướng dẫn nghe viết(25’) - GV đọc một lần bài chính tả - Gọi HS đọc bài .

+ Nội dung của đoạn văn là gì ?

+ Những từ ngữ nào cho em thấy họ rất cần cù ?

* Luyện viết

- Yêu cầu HS tìm và nêu từ khó . - GV chốt lại và ghi bảng:

- GV nhận xét sửa sai .

* Hướng dẫn trình bày + Đoạn văn có mấy câu ?

+ Trong đoạn văn những dấu câu nào được sử dụng?

+ Những chữ nào phải viết hoa ? Vì sao ?

- GV đọc bài, yêu cầu HS viết vào vở - GV đọc lại bài.

- GV chấm - chữa bài.

- 2 HS đọc lại bài.

- Đức tính chăm chỉ làm lụng của hai vợ chồng.

- HS tự tìm từ khó viết:

+ Ví dụ: quanh năm, ruộng, lặn...

- HS viết từ khó vào bảng con.

- Có 3 câu .

- Dấu chấm, dấu phẩy.

- Chữ Ngày, Hai, Đến viết hoa vì là chữ cái đầu câu

- HS viết bài.

- HS soát bài.

3. Hướng dẫn làm bài tập(8’)

(5)

Bài 2: Điền vào chỗ trống ua hay uơ ?

- GV nhận xét sửa sai (Gv gắn bảng phụ) .

Bài 3: Điền vào chỗ trống a. l hay n ?

- Gọi HS lên bảng làm, lớp làm vào vở . - GV nhận xét sửa sai .

- Gọi HS đọc .

4. Củng cố, dặn dò: (2’) -Nhận xét tiết học

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài.

- Chữa bài - nhận xét.

- 2 HS làm bảng, lớp làm vào VBT.

voi huơ vòi, mùa màng thuở nhỏ, chanh chua - HS đọc yêu cầu .

- Cả lớp làm vở BT.

- Chữa bài.

Bồi dưỡng Tiếng Việt LUYỆN VIẾT CHỮ HOA X I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức: Học sinh luyện tập viết đúng chữ hoa X

- Biết viết ứng dụng câu “Xuân về đào nở” theo cỡ chữ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.

b)Kỹ năng: Rèn kn viết đúng chữ hoa X

c)Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong rèn chữ viết đúng và đẹp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Vở Hạ Long III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. KTBC: 5’

- Nhắc lại cách viết chữ hoa V 2. Bài mới

a. Gv giới thiệu bài b. Hd hs luyện tập:32’

* Học sinh luyện viết chữ hoa X vào bảng con 3 lần, giáo viên theo dõi nhận xét sửa sai

* Hương dẫn viết câu ứng dụng - Giới thiệu câu:

- Giải thích nghĩa của câu - Hdẫn viết chữ Xuân và cả câu - Hỏi: Độ cao của các chữ cái

- Các chữ X ( X hoa cỡ nhỏ) và chữ đ cao mấy li?

- Những chữ còn lại: u,â,ê,a,ơ,v,n cao mấy li?

- Cách đặt dấu thanh ở các chữ?

- Hỏi: Các chữ (tiếng) viết cách

- Học sinh quan sát mẫu chữ hoa V nêu cấu tạo của chữ và cách viết

- Xuân về đào nở - ...

(6)

nhau một khoảng bằng chừng nào?

c. Hdẫn học sinh viết vào vở li - Giáo viên nêu yêu cầu viết

- Giáo viên theo dõi, giúp đỡ học sinh yếu kém viết đúng quy trình, hình dáng và nội dung.

d. Chấm, chữa bài.

- Giáo viên chấm khoảng 5, 7 bài.

- Nx để cả lớp rút kinh nghiệm.

3. Củng cố, dặn dò.2’

- Giáo viên nhận xét tiết học.

- Khen HS viết đúng, đẹp, nhanh.

- Viết 1 dòng chữ hoa Vcỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ

- Viết 2 dòng từ Xuân

- Viết 2 dòng câu Xuân suối băng rừng cỡ nhỏ

––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Ngày soạn: 16/05/2020

Ngày giảng: Thứ ba 19/05/2020

Toán

CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nhận biết được các số có ba chữ số, biết cách đọc, viết.

- Nhận biết các số có ba chữ số gồm số trăm, số chục, số đơn vị.

2. Kĩ năng: Áp dụng làm tốt các bài tập trong SGK.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bộ đồ dùng học tập

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

A. Kiểm tra bài cũ (5’) - Gọi học sinh đọc các số sau:

157; 464; 133; 185.

- Nhận xét.

B. Bài mới(30’) 1. Giới thiệu bài.

- GV giới thiệu bài, ghi bảng.

2. Đọc và viết số theo hình biểu diễn.

* Gv hdẫn HS đọc các số trong SGK.

- Gắn lên bảng 2 hv biểu diễn 2 trăm và hỏi:

Có mấy trăm?

- Gắn tiếp 4 hcn biểu diễn 4 chục và hỏi: Có mấy chục ?

- Gắn tiếp 3 hình vuông biểu diễn 3 đơn vị và hỏi: Có mấy đơn vị ?

- Gọi hs viết số gồm 2 trăm, 4 chục và 3 đvị - Gọi h/s đọc.

? Số hai trăm bốn mươi ba gồm mấy trăm, mấy chục và mấy đơn vị ?

- Gắn lên bảng 2 hv biểu diễn 2 trăm và hỏi:

Có mấy trăm ?

- HS đọc.

- HS lắng nghe, nhắc lại đầu bài.

- HS đọc số lần lượt như SGK + Có 2 trăm.

+ Có 4 chục + Có 3 đơn vị - HS viết : 243

- HS đọc : Hai trăm bốn mươi ba.

+ Gồm: 2 trăm, 4 chục, 3 đơn vị.

+ Có 2 trăm.

+ Có 3 chục.

(7)

- Gắn tiếp 3 hình chữ nhật biểu diễn 3 chục và hỏi: Có mấy chục ?

- Gắn tiếp 5 hình vuông biểu diễn 5 đơn vị và hỏi: Có mấy đơn vị ?

- Hãy viết số gồm 2 trăm, 3 chục và 5 đơn vị.

- Gọi h/s đọc.

- Gắn lên bảng 3 hình vuông biểu diễn 3 trăm và hỏi: Có mấy trăm ?

- Gắn tiếp 1 hcn bdiễn 1 chục: Có mấy chục?

- Hãy viết số gồm 3 trăm, 1 chục và 0 đơn vị.

- Gọi h/s đọc.

- Tiến hành các số còn lại tương tự.

- Gọi h/s lên bảng viết, đọc.

3. Thực hành:

Bài 1: Gọi 1 hs đọc đề bài

- GV hdẫn hs qsát kĩ hình và yêu cầu hs thực hiện nối hình với số tương ứng

- Gọi 1 số hs nêu kq. GV Nhận xét Bài 2: Gọi h/s đọc y/c đề bài.

- Yêu cầu lớp làm bài. (Cặp đôi).

- Gv nhận xét, chữa bài.

Bài 3: Gọi h/s đọc y/c đề bài.

- Yêu cầu lớp làm bài vào vở.

Đọc số Viết số

Tám trăm hai mươi 820 Chín trăm mười một

Chín trăm chín mươi mốt11

991

Sáu trăm bảy mươi ba 673 Sáu trăm bảy mươi lăm 675

Bảy trăm linh năm 705

Tám trăm 800

- Gv nhận xét, chữa bài.

C. củng cố - Dặn dò: ( 4’) - Nhận xét giờ học

+ Có 5 đơn vị - HS viết: 235.

- HS đọc : Hai trăm ba mươi lăm.

+ Có 3 trăm.

+ Có 1 chục.

- HS viết: 310.

- HS đọc : Ba trăm mười.

- HS lên bảng thực hiện.

- 1 hs đọc, Lắng nghe, thực hiện a) 310 b) 132 c) 205 d) 110 e) 123

- HS đọc y/c đề bài.

- Lớp làm bài.

311 a) Bốn trăm linh năm 315 b) Bốn trăm năm mươi 322 c) Ba trăm mười một 521 d) Ba trăm mười lăm 405 e) Năm trăm hai mươi mốt 450 f) Ba trăm hai mươi hai - HS đọc y/c đề bài.

- Lớp làm bài.

Đọc số Viết số

Năm trăm sáu mươi 560 Bốn trăm hai mươi bảy 427 Hai trăm ba mươi mốt 231

Ba trăm hai mươi 320

Chín trăm linh một 901 Năm trăm bảy mươi lăm 575 Tám trăm chín mươi mốt 891

- Lắng nghe.

_____________________________________________

(8)

Luyện từ và câu

TỪ NGỮ VỀ CÂY CỐI. ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI ĐỂ LÀM GÌ? DẤU CHẤM, DẤU PHẨY

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Mở rộng vốn từ về cây cối

- Biết đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ: để làm gì?

- Ôn luyện cách dùng dẫu chấm, dấu phẩy.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ: để làm gì?

3. Thái độ: Hs chăm chú nghe giảng và phát biểu tích cực II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Máy tính, máy chiếu, phông chiếu III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Giới thiệu bài

2. Hướng dẫn giải bài tập(30’)

Bài 1: GV gọi HS nêu yêu cầu, kể tên các loài cây em biết.

- Hd hs thảo luận nhóm, phân loại cây theo các nhóm VBT

- Đại diện nhóm dán kết quả - Gọi hs nx bài của bạn, hs nx.

- Gv nx, tuyên dương

- Slide 1,2,… Gv cho hs xem thêm một số loài cây đã sưu tầm được.

Bài 2: Tổ chức cho HS đặt câu với cụm từ "Để làm gì?"

- Hs làm việc theo nhóm bàn, 1 hs hỏi, 1 hs trả lời và ngược lại.

- Đại diện các nhóm hỏi đáp trước lớp - Hs nx, Gv nx chốt ý đúng.

Bài 3: GV gọi HS đọc yêu cầu của bài - Hs làm bài cá nhân

- Slide 16: Gv đưa nội dung bài

? Ô trống thứ nhất con điền dấu gì?VS

? Dấu phẩy dùng đẻ làm gì?

?Ô trống thứ 2 con điền dấu gì?VS?

?Dấu chấm dùng để làm gì?

3. Củng cố, dặn dò: (5’) - Gv nx tiết học

Bài 1: 1 HS đọc yêu cầu, kể tên các loài cây

- Cả lớp làm việc theo nhóm: nêu tên các loài cây theo yêu cầu

- Cả lớp nhận xét, bổ sung.

- HS đặt câu với cụm từ.

+ Ví dụ: Người ta trồng lúa để làm gì?

- Người ta trồng lúa để lấy gạo ăn.

- Nhận xét, bổ sung.

Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài.

- Cả lớp làm vào vở bài tập.

- Chữa bài - nhận xét.

Bài 3: Hs đọc yêu cầu - Hs làm bài

- Hs quan sát nọi dung bài - Chưa phải là 1 câu

- Dùng để ngăn cách các bp trong câu - Đã diễn đạt đủ ý là 1 câu.

- Kết thúc một câu.

––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

BUỔI CHIỀU

Tập đọc + T ập làm văn

CÂY DỪA. ĐÁP LỜI CHIA VUI - TẢ NGẮN VỀ CÂY CỐI I. MỤC TIÊU

A. Tập đọc

(9)

1. Kiến thức: Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài thơ, nghỉ hơi đúng sau dấu câu và mỗi dòng thơ.

- Biết đọc bài thơ với giọng nhẹ nhàng, hồn nhiên.

- Học sinh hiểu nghĩa các từ khó.

- Hiểu ND: Cây dừa giống như con người, biết gắn bó với đất trời, với thiên nhiên - Học thuộc lòng 8 dòng thơ đầu bài thơ.

2. Kĩ năng: Rèn đọc đúng với giọng rõ ràng, rành mạch, dứt khoát.

3. Thái độ: Yêu quý cây dừa, yêu quý những đức tính tốt đẹp của cây dừa B. Tập làm văn

1. Kiến thức: Đọc đoạn văn tả quả măng cụt, biết trả lời các câu hỏi về hình dáng, mùi vị của quả.

- Viết câu trả lời đủ ý, đúng ngữ pháp, đúng chính tả.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nói, biết đáp lời chia vui.

3. Thái độ: Học sinh tích cực học tập

*TH : Quyền được tham gia (đáp lại lời chia vui)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Máy tính, máy chiếu, phông chiếu

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Giới thiệu bài

- Slide 1: Giới thiệu qua tranh SGK 2. Bài Mới

A. Tập đọc

1. Luyện đọc(10’) - GV đọc mẫu

- Slide 2: Hướng dẫn đọc từ khó - Luyện đọc câu

- Slide 3:

+ Cây dừa xanh/ toả nhiều tàu + Thân dừa / bạc phếch tháng năm/

+ Quả dừa-/ dàn lợn con/ nằm trên cao//

+ Ai đeo/ bao hũ rượu/ quanh cổ dừa //

2. Hướng dẫn tìm hiểu bài(5’)

- Các bộ phận của cây dừa được so sánh với hình ảnh nào?

- Cây dừa gắn bó với thiên nhiên như thế nào?

- Em thích những câu thơ nào? Vì sao?

B. Tập làm văn

Hướng dẫn làm bài tập(20p) Bài 1: GV gọi 1 HS đọc yêu cầu - Yêu cầu hs đóng vai

- Hs thực hành trước lớp.

- Hs nx, gv nx

- HS nối tiếp nhau đọc từng câu.

- HS tự tìm từ khó đọc:

+ Ví dụ: rượu, hoa nở, chải...

- HS luyện đọc từ khó - HS luyện đọc câu.

- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.

- HS đọc các từ chú giải cuối bài đọc.

- Cả lớp đọc đồng thanh

- Lá như bàn tay ... đón gió - Thân dừa: mặc tấm áo bạc màu.

- Quả dừa như đàn lợn, hũ rượu - Dang tay đón gió ... trăng.

- Làm dịu nắng trưa - HS trả lời - nhận xét.

- HS luyện đọc thuộc bài thơ.

- 1 em đọc

- 2 HS thực hành đóng vai: một em nói lời chúc mừng, 1 em đáp

- 1 vài nhóm thực hành trước lớp.

(10)

*TH : Quyền được tham gia (đáp lại lời chia vui)

Bài 2: Gọi 1 HS đọc đoạn văn - Gv giới thiệu quả măng cụt

- Gv gọi HS đứng dậy hỏi - đáp trước lớp.

C. Củng cố, dặn dò: (2’) - Nhận xét tiết học.

- Dặn dò học sinh đọc bài

- Nhận xét.

+ Ví dụ:- chúng mình chúc mừng cậu đã đạt giải cao trong kì thi vừa rồi.

- Mình cảm ơn các câu!

- 1 HS đọc.

- HS thực hành hỏi - đáp theo cặp - Nhận xét , bổ sung.

Ngày soạn: 17/05/2020

Ngày giảng: Thứ tư 20/05/2020

Toán

SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết cách so sánh các số có ba chữ số - Nắm được thứ tự các số ( không quá 1000 )

2. Kĩ năng: So sánh các số có ba chữ số thành thạo

3. Thái độ: Tích cực, tự giác trong học tập, cẩn thận, chính xác trong tính toán.

II. CHUẨN BỊ: Bộ ô vuông biểu diễn số III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A.Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Gọi h/s lên xác định số trăm, chục, đơn vị của số: 325.

- Dưới lớp làm vào bảng con: Điền dấu:

36 ... 33 28... 20 + 8 45 ... 47 99 ... 100 - Gọi hs nhận xét. GV nhận xét

B. Bài mới: (30’)

* Giới thiệu bài

* Bài mới.

1. Giới thiệu bài.

- GV giới thiệu bài, ghi bảng

1. Hdẫn so sánh các số có ba chữ số So sánh số 234 và 235

- GV yêu cầu HS lấy và gv cùng lấy:

Nhóm 1: 2 hình vuông to, 3 hình chữ nhật và 4 ô vuông nhỏ

Nhóm 2: 2 hình vuông to, 3 hình chữ nhật và 5 ô vuông nhỏ

- Yêu cầu HS dựa vào trực quan viết số tương ứng dưới hình

- Yêu cầu HS điền dấu so sánh 2 số trên

- H/s thực hiện theo y/c của gv.

36 > 33 28 = 20 + 8 45 < 47 99 < 100

- HS lắng nghe, nhắc lại đầu bài

- HS lên bảng viết : 234 235 234 < 235

(11)

+ Nêu cách so sánh 2 số trên

+ So sánh 235 và 234.

- Y/c hs đọc 2 dòng trên.

So sánh hai số 194 và 139

-Yêu cầu HS lấy trực quan và hướng dẫn so sánh tương tự trên.

+ Nêu cách so sánh

So sánh hai số 199 và 215

( hướng dẫn từng bước tương tự như 2 VD trên )

* Nêu cách so sánh các số có ba chữ số

* GV kết luận: So sánh chữ số hàng trăm, số nào có chữ số hàng trăm lớn hơn thì số đó lớn hơn.

- So sánh nếu cùng chữ số hàng trăm, thì so sánh số hàng chục. Số nào có chữ số hàng chục lớn hơn thì số đó lớn hơn.

- Nếu cùng chữ số hàng trăm và hàng chục, thì so sánh số hàng đơn vị, số nào có chữ số hàng đơn vị lớn hơn thì số đó lớn hơn.

2. HĐ2: Luyện tập.

Bài 1: Gọi hs đọc yêu cầu - Yêu cầu lớp so sánh.

- Nhận xét, chữa bài

Bài 2: Gọi h/s lên bảng tìm và khoanh vào số lớn nhất.

- Chữ số hàng trăm: đều là 2 - Chữ số hàng chục: đều là 3 - Chữ số chỉ đơn vị: 4 < 5 Nên 234 < 235 ( điền dấu < ) 235 > 234

- HS đọc lại 2 dòng trên 194 > 139

139 < 194

- Chữ số hàng trăm đều là 1

- Chữ số hàng chục 9 > 3 nên 194 >

139

199 < 215 215 > 199

- Chữ số hàng trăm 1 < 2 nên 199 <

215

hoặc chữ số chỉ trăm 2 > 1 nên 215 >

199

- So sánh từng cặp chữ số kể từ trái sang phải:

+ Số nào có chữ số chỉ trăm lớn hơn thì số đó lớn hơn và ngược lại...

+ Nếu chữ số chỉ trăm giống nhau thì căn cứ vào chữ số chỉ chục....

+ Nếu chữ số chỉ trăm và chục giống nhau thì căn cứ vào chữ số chỉ đơn vị...

- Lắng nghe.

- Hs đọc yêu cầu - Lớp so sánh:

127 > 121 865 = 865 124 < 129 648 < 684 182 < 192 749 > 549 - HS lên bảng tìm.

(12)

- Gv nhận xét, chữa bài.

Bài 3: Gọi hs đọc yêu cầu

- Yêu cầu lớp làm dòng đầu của bài 3.

- Yêu cầu lớp thi tiếp sức.

- Nhận xét, tuyên dương h/s.

C. Củng cố - Dặn dò : ( 5’)

- Nêu cách so sánh các số có ba chữ số?

- Nhận xét tiết học.

a. Số: 695

b, 979 c, 751 - Lớp làm bài.

- Lớp thi tiếp sức.

971; 972; 973; 974; 975; 976; 977;

978; 979; 980 - Hs trả lời.

_______________________________________________

Tập viết CHỮ HOA Y I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Học sinh biết viết chữ hoa Y theo cỡ vừa và nhỏ.

- Viết đúng mẫu, đúng cỡ các cụm từ ứng dụng cỡ nhỏ. Nối chữ đúng quy định.

- Viết đẹp, giữ vở sạch.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết đúng, viết đẹp

3. Thái độ: Ý thức rèn tính cẩn thận, giữ gìn vở sạch sẽ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Chữ mẫu. Bphụ ghi sẵn từ ứng dụng trên dòng kẻ li.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Giới thiệu bài

2. Hướng dẫn viết chữ hoa: Y(8’) - GV treo chữ mẫu

- Phân tích chữ hoa Y

- GV viết mẫu và phân tích cách viết 3. Hdẫn viết cụm từ ứng dụng (5’) - Giới thiệu từ ứng dụng: GV treo bảng phụ viết sẵn cụm từ:

"Yêu luỹ tre làng"

- GV giải nghĩa.

- Cho HS quan sát nhận xét độ cao các chữ cái.

3- Học sinh viết vào vở. (15’) - Gv thu nhận xét.

4. Củng cố, dặn dò (2’) - Nhận xét tiết học

- Nhắc HS về luyện viết

- HS quan sát chữ mẫu và nêu được:

- Chữ hoa Y cao 8 li, gồm 2 nét là nét móc 2 đầu và nét khuyết ngược.

- HS viết bảng con chữ hoa Y.

- HS quan sát cụm từ và nhận xét:

+ Chữ Ycao 4 li + Chữ g, y, l : 2,5 li + Chữ t: 1,5 li + Chữ r: 1,25 li

+ Các chữ còn lại cao 1 li - HS viết bảng con chữ Yêu - HS viết vở từng dòng.

Ngày soạn: 17/05/2020

Ngày giảng: Thứ năm 21/05/2020

Toán LUYỆN TẬP

(13)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết cách đọc, viết các số có ba chữ số - Biết cách so sánh các số có ba chữ số.

- Nắm được thứ tự các số không ( quá 1000 )

2. Kĩ năng: Đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số thành thạo 3.Thái độ: Chịu khó suy nghĩ ,cẩn thận chính xác trong học toán II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A.Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Gọi h/s lên bảng so sánh:

321 và 312 567 và 576 - Gọi hs nhận xét.

- Gv nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài ( 1’) 2. Bài tập

Bài 1: Gọi hs đọc yêu cầu - Yêu cầu lớp làm bài vào vở.

- GV nhận xét, chữa bài

Bài 2: Gọi hs đọc yêu cầu

- Yêu cầu lớp làm bài vào vở, đó nối tiếp nêu kết quả.

- Gv nhận xét, chữa bài Bài 3: Gọi hs đọc yêu cầu

- Yêu cầu lớp làm bài theo nhóm.

- Gv nhận xét, chữa bài Bài 4: Gọi hs đọc yêu cầu - Y/cầu cầu lớp làm bài vào vở.

- Nhận xét, chữa bài.

Bài 5: GV gọi HS đọc yêu cầu - Hdẫn HS thực hành xếp hình trên bộ đồ dùng theo nhóm đôi

- 2HS lên bảng so sánh.

321 > 312 567 < 576 Dưới lớp làm vào bảng con:

- Hs nhận xét.

Bài 1

- Lớp làm bài vào vở.

V số Trăm Chục Đvị Đọc số

116 1 1 6 một trăm mười sáu

815 8 1 5 Tám trăm mười lăm

307 3 0 7 Ba trăm linh bảy

475 4 7 5 bốn trăm bảy mlăm

900 9 0 0 Chín trăm

802 8 0 2 Tám trăm linh hai

Bài 2

- Lớp làm bài vào vở, nối tiếp nêu kết quả.

a. 400 ; 500 ; 600 ; 700 ; 800 ; 900

b. 910 ; 920 ; 930 ; 940 ; 950 ; 960 ; 970 ; 980 ; 990 ; 1000

Bài 3

- Lớp làm bài theo nhóm.

543 < 590 342 < 432 670 < 676 987 > 897 699 < 701 695 = 600 + 95 Bài 4

- Lớp làm bài vào vở.

299 ; 420 ; 875 ; 1000.

Bài 5: HS đọc yêu cầu

- HS thực hành xếp hình trên bộ đồ dùng theo nhóm đôi

(14)

- GV nhận xét

C. Củng cố - Dặn dò (2’) - Nhận xét tiết học.

- Nhắc HS ôn bài.

- HS lắng nghe

_______________________________________

Tập viết CHỮ HOA Y I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Học sinh biết viết chữ hoa Y theo cỡ vừa và nhỏ.

- Viết đúng mẫu, đúng cỡ các cụm từ ứng dụng cỡ nhỏ. Nối chữ đúng quy định.

- Viết đẹp, giữ vở sạch.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết đúng, viết đẹp

3. Thái độ: Ý thức rèn tính cẩn thận, giữ gìn vở sạch sẽ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Chữ mẫu. Bphụ ghi sẵn từ ứng dụng trên dòng kẻ li.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Giới thiệu bài

2. Hướng dẫn viết chữ hoa: Y(8’) - GV treo chữ mẫu

- Phân tích chữ hoa Y

- GV viết mẫu và phân tích cách viết 3. Hdẫn viết cụm từ ứng dụng (5’) - Giới thiệu từ ứng dụng: GV treo bảng phụ viết sẵn cụm từ:

"Yêu luỹ tre làng"

- GV giải nghĩa.

- Cho HS quan sát nhận xét độ cao các chữ cái.

3- Học sinh viết vào vở. (15’) - Gv thu nhận xét.

4. Củng cố, dặn dò (2’) - Nhận xét tiết học

- Nhắc HS về luyện viết

- HS quan sát chữ mẫu và nêu được:

- Chữ hoa Y cao 8 li, gồm 2 nét là nét móc 2 đầu và nét khuyết ngược.

- HS viết bảng con chữ hoa Y.

- HS quan sát cụm từ và nhận xét:

+ Chữ Ycao 4 li + Chữ g, y, l : 2,5 li + Chữ t: 1,5 li + Chữ r: 1,25 li

+ Các chữ còn lại cao 1 li - HS viết bảng con chữ Yêu - HS viết vở từng dòng.

Tập đọc + Kể chuyện NHỮNG QUẢ ĐÀO I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; bước đầu đọc phân biệt được lời kể chuyện và lời nhân vật.

- Hiểu nội dung bài: Nhờ quả đào, biết tính các cháu. Ông khen ngợi các cháu biết nhường nhịn quả đào cho bạn, khi bạn ốm. (trả lời được các câu hỏi trong sgk).

*KC: Biết tóm tắt nội dung mỗi đoạn truyện bằng 1 cụm từ hoặc 1 câu - Biết kể lại từng đoạn câu chuyện dựa vào tóm tắt.

(15)

- Biết theo dõi bạn kể và biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.

2. Kỹ năng: Biết ngắt nghỉ hơi đúng, đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện.

- Biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với từng nội dung của chuyện, từng nv.

3. Thái độ: Giáo dục h/s chịu khó lao động và quý trọng những người lao động.

* QTE: Quyền được có gia đình, được kết bạn, được khen ngợi khi làm việc tốt (HĐ2)

II. CÁC KNS ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI: ( HĐ củng cố) - Tự nhận thức: xác định giá trị bản thân

- Ra quyết định. Thể hiện sự tự tin.

III. CHUẨN BỊ: Máy tính, máy chiếu, phông chiếu; Bảng phụ viết BT 1 IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TẬP ĐỌC

A. Kiểm tra bài cũ( 5’)

- Gọi h/s lên bảng đọc thuộc bài “Cây dừa”

- Nhận xét – đánh giá.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1’): Ghi bảng.

2. Luyện đọc (7’) - GV đọc mẫu toàn bài

- Gv giới thiệu giọng đọc :khoan thai, rành mạch ; giọng ông ôn tồn, hiền hậu, hồ hởi khi chia quà cho các cháu, thân mật, ấm áp khi hỏi các cháu , ngạc nhiên khi hỏi Việt, cảm động, phấn khởi khi khen Việt có tấm lòng nhân hậu; giọng Xuân hòn nhiên, nhanh nhảu; giọng Vân ngây thơ; giọng Việt lúng túng, rụt rè.

- Yêu cầu h/s đọc nối tiếp câu lần 1.

- Từ khó:hài lòng,tiếc rẻ,thốt lên - Gọi h/s đọc từ khó.

- Yêu cầu h/s đọc nối tiếp câu lần 2.

- Yêu cầu h/s đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- Hướng dẫn đọc câu văn dài.

- Gv đọc hs phát hiện chỗ ngắt nghỉ - Hs đọc lại câu dài.

- Yêu cầu h/s đọc nối tiếp đoạn lần 2.kết hợp với giải thích chú giải

- Hs đặt câu với từ hài lòng - Yêu cầu h/s luyện đọc nhóm 4.

- Gọi đại diện nhóm thi đọc.Nx - Gv gọi đại diện tổ thi đọc.

- HS lên bảng đọc.

- Lớp lắng nghe, nhắc lại đầu bài.

- Lớp theo dõi lắng nghe.

- HS đọc nối tiếp câu lần 1.

- HS đọc từ khó.

- HS đọc nối tiếp câu lần 2.

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.

+ Cháu ấy ạ ?/ cháu mang đào cho Sơn. Bạn ấy bị ốm./ Nhưng bạn ấy không muốn nhận.// Cháu đặt quả đào trên giường rồi trốn về.//

- Hs đọc

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- HS đọc chú giải và giải thích - 3->4 hs đặt câu

- Lớp luyện đọc trong nhóm 4.

- Đại diện nhóm đọc.

- Đại diện tổ thi đọc

(16)

- Nhận xét- tuyên dương.

- Lớp đọc đồng thanh đoạn 1,2 3. Tìm hiểu bài( 8’)

? Người ông dành những quả đào đó cho ai ?

?Cậu bé Xuân đã làm gì với quả đào ông cho?

- Ông đã nhận xét như thế nào về Xuân, vì sao ông lại nhận xét như vậy?

? Cô bé Vân đã làm gì với quả đào ? - Ông đã nhận xét như thế nào về Vân?

Vs

? Còn Việt thì làm gì với quả đào ông cho

? Ông nhận xét gì về Việt ? Vì sao ông nói vậy?

? Em thích nhân vật nào nhất ? Vì sao?

* QTE: Theo em hành động của bạn Việt như vậy có đáng khen không? Vì sao?

=> Nhờ quả đào mà ông biết được tính nết của từng cháu.Ông khen Việt là người có tấm lòng nhân hậu...

? Qua câu chuyện em đã rút ra bài học gì cho bản thân mình ?

=> Đây cũng chính là nội dung câu chuyện đấy các con ạ

- Gọi h/s nhắc lại.

4. Luyện đọc lại ( 10’)

- Trong bài gồm có mấy nhân vật? Đó là những nhân vật nào?

- Yêu cầu hs đọc phân vai. Gv nhận xét, -Y/c học sinh nhắc lại nội dung bài.

C.Củng cố dặn dò( 2’)

* KNS: Hàng ngày các con đã được ăn rất nhiều loại quả. Vậy sau khi ăn xong phần hạt các con đã xử lí như thế nào?

- Lớp đọc đồng thanh.

+ người đàn ông dành những quả đào cho vợ và bà cháu.

+ Xuân đem hạt trồng vào cái vò

+ông nói Xuân sẽ làm vườn giỏi vì xuân biết đem hạt gieo trồng thành cây.

+ Vân ăn hết quả đào rồi ném hạt đi.

+ Vân còn thơ dại quá. Vì Vân hay ăn , ăn hết phần của mình vẫn thấy thèm.

+ Việt dành quả đào cho bạn Sơn bị ốm. Sơn không nhận , Việt đặt quả đào trên giường bạn rồi trốn về.

+ Ông khen Việt có tấm lòng nhân hậu vì Việt biết thương bạn và nhường miếng ngon cho bạn.

+ Ông : Vì ông quan tâm đến các cháu + Vân: Vì cô bé rất hồn nhiên, ngây thơ

+ Việt: Vì bạn là người có tấm lòng nhân hậu

+ Xuân : Vì bạn là 1 cô bé biết lo xa.

- Hs trả lời.

- Lắng nghe.

+ Cần phải biết quan tâm đến người khác

=> Nội dung: Câu chuyện cho biết ai cũng cần có tấm lòng nhân hậu đối với mọi người.

- Người dẫn chuyện, ông, Xuân, Vân, Việt.

- Hs đọc

- 2 học sinh nhắc lại - Hs trả lời.

- Lắng nghe

(17)

KỂ CHUYỆN

A.Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi HS nối tiếp nhau mỗi em kể lại 1 đoạn câu chuyện Kho báu.

+ Nội dung câu chuyện nói lên điều gì?

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài ( 1’): Ghi bảng.

2. Hướng dẫn kể chuyện( 10’)

- GV tóm tắt nd từng đoạn câu chuyện - Yêu cầu h/s tóm tắt nội dung từng đoạn câu chuyện theo gợi ý của GV.

- Yêu cầu kể chuyện theo nhóm 4.

a. Kể từng đoạn câu chuyện( 15’) Kể lại từng đoạn câu chuyện

- GV chia 4em 1nhóm, yêu cầu HS tập kể trong nhóm ( dựa vào nội dung tóm tắt từng đoạn )

- Gọi đại diện các nhóm thi kể

- Gọi HS nhận xét theo các tiêu chí:

- GV nhận xét - đánh giá.

C. Củng cố - dặn dò (2’) + Câu chuyện nói lên điều gì

* Em thích nhân vật nào nhất, vì sao:

- Nhận xét tiết học.

- 2 HS nối nhau kể 3 đoạn của câu chuyện Kho báu.

- Ai yêu quý đất đai, ai chăm chỉ lao động, người đó có cuộc sống ấm no, hạnh phúc

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe - HS tóm tắt.

+ Đoạn 1: Quà của ông.

+ Đoạn 2: Chuyện của Xuân/ Xuân làm gì với quả đào? / Xuân ăn đào như thế nào?

+ Đoạn 3: Chuyện của Vân/ Vân ăn đào như thế nào?/ Cô bé thơ ngây + Đoạn 4: Chuyện của Việt/ Việt làm gì với quả đào/ Tấm lòng nhân hậu.

- Các nhóm tập kể lại theo nhóm 4.

- HS nêu yêu câu

- 4 em ở 2 bàn quay vào nhau thành 1 nhóm, lần lượt mỗi em kể 1 đoạn - Đại diện 2 - 3 nhóm thi kể, cả lớp nghe, nhận xét.

+ Câu chuyện cho biết ai cũng cần có tấm lòng nhân hậu đối với mọi người.

- Hs trả lời theo ý thích của mình.

- Lắng nghe.

Ngày soạn: 17/05/2020

Ngày giảng: Thứ sáu 22/05/2020

Toán TIẾT 145: MÉT I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức

- Nắm được tên gọi , kí hiệu, độ lớn của đơn vị mét (m ). Làm quen với thước mét - Nắm được quan hệ giữa dm, cm và m

- Biết làm các phép tính cộng, trừ ( có nhớ ) trên số đo với đơn vị mét

(18)

2. Kĩ năng

- Cộng, trừ trên số đo với đơn vị mét thành thạo

- Rèn kĩ năng ước lượng độ dài trong một số trường hợp đơn giản 3.Thái độ: Chịu khó suy nghĩ, tính toán cẩn thận, chính xác.

* MT riêng HS Đông Phông: Bị câm điếc; khả năng nhận biết số và giải toán kém chỉ hiểu thông tin qua trực quan, làm mẫu; khả năng tính toán chậm.)

a. Kiến thức: Qua quan sát được giáo viên hướng dẫn hs bước đầu nhận biết về tên gọi , kí hiệu, độ lớn của đơn vị mét.

b. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính cộng, trừ trên số đo với đơn vị mét.

c. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Phấn màu; Bảng phụ.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HĐ của GV HĐ của HS A.Kiểm tra bài cũ(5’)

- Gọi 2 hs lên bảng điền vào chỗ chấm

1 dm = ... cm 10 cm = ... dm 30 cm = ... dm 50 cm = ... dm - Dưới lớp làm vào bảng con:

- Giáo viên và học sinh nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài.(1’)

- GV giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng.

2. Tìm hiểu bài(12’)

a. Làm quen với đơn vị mét.

- Gv hướng dẫn HS chỉ ra trên thước kẻ đoạn thẳng có độ dài 1cm, 1dm.

- Vẽ trên giấy các đoạn thẳng có độ dài 1cm, 1dm.

- Chỉ ra trên thực tế các đồ vật có độ dài khoảng 1dm.

b. Giới thiệu đơn vị đo độ dài mét và thước mét.

- GV hướng dẫn HS quan sát thước mét.

- Đưa ra một chiếc thước mét, chỉ cho học sinh thấy rõ vạch 0, vạch 100 và giới thiệu: Độ dài từ vạch 0 đến vạch 100 là 1 mét.

- Vẽ đoạn thẳng dài 1m và giới thiệu: đoạn thẳng này dài 1mét.

Mét là đơn vị đo độ dài, mét viết tắt là “ m ”

- 2 hs lên bảng làm bài. Lớp làm vào bảng con:

1 dm = 10 cm 10 cm = 1 dm 30cm = 3dm 5dm = 50 cm -

- Lớp nhận xét

- HS lắng nghe, nhắc lại đầu bài.

- Lớp quan sát.

- Lớp quan sát, lắng nghe.

- Lớp quan sát, nhận biết.

- Lớp quan sát, nhận biết.

- Một số học sinh lên bảng thực hành đo.

+ Dài 10dm.

(19)

- Viết m lên bảng.

- Yêu cầu học sinh dùng thước loại 1m để đo độ dài đoạn thẳng trên.

? Đoạn thẳng trên dài mấy đê-xi- met ?

? Giới thiệu: 1m bằng 10 dm và viết lên bảng: 1m = 10 dm.

- Yêu càu học sinh quan sát thước mét và hỏi:

? 1m dài bao nhiêu xăng-ti-mét ? - Nêu: 1 mét dài bằng 100 xăng-ti- mét và viết lên bảng : 1m= 100cm.

- Gọi h/s đọc.

1 m = 10 dm 1 m = 100 cm

? Độ dài 1m được tính được tín từ vạch nào đến vạch nào trên thước mét?

- Cho học sinh xem tranh vẽ trong toán học lớp 2.

3. Luyện tập( 17’) Bài 1: (150)Số?

- Yêu cầu lớp làm bài cá nhân.

- Gọi học sinh lên bảng làm bài.

- GV nhận xét, chữa bài.

Bài 2: (150) Tính

- Yêu cầu lớp làm bài theo nhóm vào phiếu học tập.

- Gọi các nhóm dán bài lên bảng.

- Gv nhận xét, chữa bài.

Bài 3: (150)

- Gọi h/s đọc y/c đề bài.

-+Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- GV nêu câu hỏi kết hợp tóm tắt.

Tóm tắt

Cây dừa : 8m Cây thông hơn cây dừa : 5m

Cây thông: ... m?

- Gọi h/s lên bảng giải, lớp làm vào vở.

+ 1 mét bằng 100 xăng-ti-mét.

- HS đọc: 1mét bằng 100 xăng-ti-mét.

+ Tính từ vạch 0 đến vạch 100.

- Lớp xem tranh.

- Lớp làm bài vào vở..

- HS lên bảng làm bài.

1 dm = 10 cm 100 cm = 1 m 1 m = 100 cm 10 dm = 1 m

- Lớp làm bài theo nhóm vào phiếu.

- Các nhóm dán bài lên bảng.

17m + 6m = 23m 8m + 30m = 38m 47m + 18m = 65m - HS đọc y/c đề bài.

- Cây dừa cao 8m, cây thông cao hơn cây dừa 5m.

- Hỏi cây thông cao bao nhiêu mét ? - HS trả lời.

- 2HS đọc BT

- H Đ tập thể ( Nghe + phát biểu) - HS lên bảng giải, lớp làm vào vở.

Bài giải:

Cây thông cao là:

(20)

- Gv nhận xét, chữa bài.

Bài 4

- HS nêu yêu cầu và tự làm bài - HS viết các số đã cho trên tia số.

Đáp án: Thứ tự các số cần điền là:

198, 199, 200, 201, 202, 203, 204, 205, 206

C. Củng cố, dặn dò: (2’) - Gọi HS nhắc KT mới học.

- Nhắc HS về ôn bài + chuẩn bị bài sau

8 m + 5 m = 13 ( m ) Đáp số: 13 mét

Bài 4

- HS nêu yêu cầu và tự làm bài - HS viết các số đã cho trên tia số.

Đáp án: Thứ tự các số cần điền là:

198, 199, 200, 201, 202, 203, 204, 205, 206

- Mét

_________________________________________________________

Chính tả (Nghe – viết) HOA PHƯỢNG I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng bài thơ mỗi dòng có 5 chữ

- Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có âm, vần dễ lẫn: s/ x; in/ inh 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nghe - viết đúng chính tả.

3.Thái độ: viết cẩn thận , nắn nót.

* MT riêng : (HS Phông: Bị câm điếc, chỉ hiểu thông tin qua trực quan, làm mẫu.) a. Kiến thức: Qua quan sát được giáo viên hướng dẫn hs hai câu thơ đầu trong bài.

b. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết.

c. Thái độ: Ham học, có ý thức khi viết.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Bảng phụ: đoạn chép chính tả. Bảng cài, bút dạ.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HĐ của GV HĐ của HS A.Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Gọi 2 học sinh lên bảng lớp: Củ sâm, xâm lược

- Cả lớp viết bảng con những từ ngữ sau: xâu kim, chim sâu,

- Gọi hs nhận xét.

- Giáo viên nhận xét.

B.Bài mới: (30’) 1. Giới thiệu bài(1’) 2.Hướng dẫn nghe viết.

a. H/d Hs ghi nhớ nội dung đoạn thơ.

- Giáo viên đọc toàn bài chính tả

-2 hs lên bảng làm.

- Dưới lớp viết bảng con.

- Hs nhận xét.

- HS lắng nghe, nhắc lại đầu bài - Lớp lắng nghe.

- 2 hs đọc.

(21)

một lượt.

- 2 hs đọc lại bài.

+ Bài thơ nói gì ?

b. H/d cách trình bày:

? Bài hoa phượng gồm có mấy khổ thơ? Mỗi khổ thơ gồm có mấy tiếng?

? Giữa hai khổ cách nhau mấy dòng

?

? Chữ cái đầu mỗi dòng ta nên viết như thế nào ?

c. H/d viết từ khó.

- Từ khó: lấm tấm, lửa thẫm, rừng rực...

- Gọi h/s đọc.

- Yêu cầu lớp viết bảng con.

- Nhận xét, chỉnh sửa.

d.Học sinh viết bài vào vở.

- Đọc cho HS nghe và viết bài.

e. Soát lỗi

- GV đọc cho HS soát lỗi g.Nhận xét, chữa bài:

- Giáo viên nhận xét nhanh khoảng 7 bài, nhận xét.

3. Luyện tập

* Bài 2b (98).

- Gọi HS đọc y/c đề bài.

- YC làm bài tập vào vở.

- Nhận xét.

C. Củng cố, dặn dò: (1’) - Giáo viên nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà làm nốt bài tập chưa hoàn thành.

+ Bài thơ là lời của của một bạn nhỏ nói với bà, thẻ hiện sự bất ngờ và thán phục trước vẻ đẹp của hoa phượng.

+ Bài hoa phượng gồm có 3 khổ thơ, mỗi khổ có 5 tiếng.

+ Giữa hai khổ cách nhau một dòng li.

+ Chữ cái đầu mỗi dòng ta cần viết hoa.

- HS đọc.

- Lớp viết bảng con.

- HS chú ý lắng nghe, viết bài.

- HS soát lỗi.

- HS đọc y/c đề bài.

Lớp làm bài tập vào vở.

b. Chú Vinh là thương binh. Nhờ siêng năng, biết tính

xinh sắn, vườn cây đầy trái chín thơm lừng. Chú hay giúp đỡ mọi người nên được gia đình và làng xóm tin yêu, kính phục.

- Lắng nghe.

_______________________________________________________

Hoạt động ngoài giờ Văn hóa giao thông

(22)

Bài 6: NẾU BẠN LÀM EM NGÃ

Bài 6: NẾU EM BỊ BẠN LÀM NGÃ

I.Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Giáo dục học sinh hiểu việc tha thứ và cảm thông khi bị bạn làm ngã..

2.Kĩ năng:

Biết tha thứ và cảm thông khi bạn không cố ý làm mình ngã; biết bỏ qua, chia sẻ khi bạn đã nhận lỗi.

3. Thái độ:

- Có thái độ và hành vi cư xử đúng mực khi bạn mắc lỗi và biết nhận lỗi.

II. Chuẩn bị:

- GV : Tranh ảnh trong SGK và sưu tầm thêm.

- HS: Sách văn hóa giao thông lớp 2

III. Hoạt động dạy học:

HĐ của GV HĐ của HS

I.Ôn định II.Bài mới.

1. HĐ trải nghiệm:

+ Trong lớp, có bạn nào bị vấp ngã là do lỗi của người khác không?.

+ Khi bạn làm em ngã em sẽ cư xử như thế nào?

- GV nhận xét; giới thiệu bài mới:

NẾU EM BỊ BẠN LÀM NGÃ

2. HĐ 1: Phân tích truyện: “Có nên như thế không?”

- YC HS đọc nội dung câu chuyện.

- Cho HS thảo luận nhóm đôi, trả lời các câu hỏi:

Câu 1: Phúc đi đâu và vì sao bị ngã?

Câu 2: Khi làm Phúc bị ngã , Toàn đã ứng xử như thế nào?

Câu 3: Toàn ứng xử như thế, Phúc đã làm gì?

Câu 4: Theo em, Phúc cư xử như thế có đúng không? Tại sao?

Câu 5: Nếu bạn vô ý làm em ngã và bạn đã xin lỗi thì em sẽ tỏ thái độ thế nào?

- Lớp hát tập thể

- HS đưa tay

- Hs nêu theo suy nghĩ của mình

- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.

- Các nhóm thảo luận; trình bày:

Câu 1: Phúc đi mua đồ ăn sáng, khi chạy ra khỏi phòng thì va phải Toàn nên bị ngã xuống đất.

Câu 2: Khi làm Phúc bị ngã, Toàn đỡ Phúc dậy và xin lỗi Phúc, Toàn lấy tay phủi bụi trên quần áo và nói: “Tớ chỉ vô tình thôi. Cậu vào nhà tớ rửa tay chân cho sạch sẽ nhé!”.

Câu 3: Phúc hất tay Toàn ra, tay trái Phúc nắm lấy cổ áo Toàn, tay phải giơ nắm đấm giận dữ nói: “Không cần! Vô tình hay cố ý tao không biết. Lần sau mà đụng phải tao, tao không tha đâu”.

- HS trả lời -HS trả lời

(23)

- Nhận xét, tuyên dương.

*GV Kết luận: Nếu bạn làm em ngã và bạn đã xin lỗi, em nên tha thứ và chia sẻ với bạn, không nên có thái độ hằn học hay gây sự lại với bạn

* GV chốt ý:

Khi bạn làm mình ngã Bạn cũng chẳng vui gì Mình chớ phiền trách chi Nên thứ tha chia sẻ

*HĐ 2: Bày tỏ ý kiến

- YC HS đọc bài tập: Nếu em bị bạn làm ngã và bạn đã xin lỗi thì em sẽ chọn cách ứng xử nào?

+ Nêu ý kiến của em về việc làm của các bạn trong tranh?

+ Theo em, việc làm nào nên? Việc làm nào không nên?

+ Khi em bị bạn làm ngã và bạn đã xin lỗi thì em sẽ làm gì?

*GV KL: Hãy luôn giữ bình tĩnh và hòa nhã với bạn khi em bị bạn làm ngã và bạn đã xin lỗi.

*HĐ 3: Thực hành

-YC HS đọc bài tập: Em hãy viết tiếp đoạn đối thoại cho mẫu chuyện sau:

Em đi ra đầu hẻm để mua tờ báo cho ba. Vừa ra khỏi nhà mấy bước, một bạn nam, có lẽ đang tập xe đạp, đi hướng ngược lại, chạy xe lảo đảo, rồi va vào em. Em bị ngã, rách cả áo. Bạn nam vội vã dựng xe đạp lên, đến bên em và hỏi:

………...

………

Em nhìn bạn ấy, rồi trả lời:

………..

………..

- Thảo luận nhóm bốn hoàn thành đoạn đối thoại.

- Đại diện mỗi nhóm đính bảng thảo luận và trình bày

- GV và HS nhận xét, bổ sung

* Chốt ý đúng; tuyên dương các nhóm thực hiện tốt.

GHI NHỚ:

Khi tham gia giao thông, nếu không may bị người đi đường làm ngã hoặc va phải, chúng ta nên bình tĩnh, giữ thái độ hòa nhã, lịch sự đối

- HS lắng nghe - 2 HS đọc

- 1 HS đọc - Quan sát - HS nêu

Hs bày tỏ ý kiến vào bảng con - Nên làm: tranh 1, 3

- Không nên làm: tranh 2, 4 - HS trả lời

- 2 HS nhắc lại

-HS đọc đoạn đối thoại - HS thảo luận

-Nhóm trình bày

-3 hs nhăc lại ghi nhớ

- Tham gia trò chơi - Nghe

(24)

với họ.

C. Củng cố, dặn dò ( 2’)

- GV cùng HS hệ thống bài học

- Tổ chức chơi trò chơi: “Đúng/ Sai” (nếu còn thời gian)

- GV dặn dò, nhận xét tiết học - Xem trước bài sau

SINH HOẠT LỚP TUẦN 25 + KĨ NĂNG SỐNG CHỦ ĐỀ 4. KĨ NĂNG TỰ TIN (tiết 1)

PHẦN I: Sinh hoạt lớp tuần 25 I. MỤC TIÊU

- Đánh giá các hoạt động tuần 25 - Triển khai các hoạt động tuần 26 II. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU 1. Nhận xét các hoạt động tuần 25

* Ưu điểm

...

...

...

...

...

* Tồn tại

...

...

...

...

2. Phương hướng tuần 26

- Duy trì sĩ số, ổn định nề nếp ra vào lớp, nề nếp truy bài đầu giờ. Nghỉ học phải xin phép.

- Tiếp tục thực hiện các nội dung phòng chống dịch Covid như:

1. Đeo khẩu trang khi đi học, khi ra chơi, ra về.

2. Không tụ tập đông người, hạn chế tiếp xúc với các bạn lớp khác.

3. Đo thân nhiệt trước khi đến lớp và ghi vào sổ theo dõi.

4. Sốt, ho, khó thở chủ động nghỉ ở nhà, chủ động thông báo cho Gvcn.

5. Chuẩn bị đồ dùng cá nhân: chai nước, cốc uống riêng.

6. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, nước sát khuẩn.

- Học bài và làm bài dầy đủ trước khi đến lớp.

- Thực hiện tốt luật an toàn giao thông, tham gia giao thông đúng theo quy định - Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ.

- Tiếp tục thựchiện tốt nề nếp ăn , nghỉ bán trú . PHẦN II: Dạy Kĩ năng sống

CHỦ ĐỀ 4. KĨ NĂNG TỰ TIN (tiết 1) I MỤC TIÊU

(25)

a)Kiến thức: Hiểu tự tin sẽ mang lại những ích lợi gì b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng tự tin trong giao tiếp

c)Thái độ: Học tập tích cực và tuyên truyền mọi người xung quanh những ích lợi của sự tự tin.

II. ĐỒ DÙNG: Phiếu học tập - Phiếu học tập bài tập 2

Phiếu học tập

Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước những biểu hiện tự tin trong giao tiếp với ngời khác

a) Nói ấp úng, lí nhí

b) Mắt không dám nhìn vào người nghe.

c) Nét mặt cử chỉ tự nhiên.

d) Biết sử dụng điệu bộ cử chỉ phù hợp để hỗ trợ cho lời nói.

e) Chủ động đặt câu hỏi cho người khác.

g) Bình tĩnh trả lời câu hỏi của người khác.

h) Hay lo lắng, bối rối, có tác động thừa như gãi đầu, vân vê gấu áo, di tay xuống mặtn bàn….

i) Chủ động tỏ ý kiến, mong muốn của bản thân k) Nhút nhát, tự ti

l) Không dám nói trước đám đông m) Tự kiêu, coi thường ngời khác

n) Bắt bạn bè trong nhóm phải phục tùng ý kiến của mình.

p) Bắt nạn bạn yếu hơn mình.

q) Nhường nhịn giúp đỡ mọi người III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HĐ của GV HĐ của HS

A. Ổn định tổ chức B. KT bài cũ(2’)

- Hãy nêu ích lợi của biết trình bày suy nghĩ, ý tưởng.

- GV nhận xét.

C. Bài mới

1. Giới thiệu bài(1’) 2. Dạy bài mới(15’)

*Bài tập 1: Theo em các bạn trong mỗi tranh dưới đây đã tỏ ra tự tin chưa? Vì sao?

- GV tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm bàn.

- Quan sát, giúp đỡ từng nhóm.

- Gọi vài học sinh trình bày

- GV nhận xét, tuyên dương, khích lệ học sinh

- GV nhận xét và kết luận chung.

- Lớp hát - 2 HS trả lời

*Thảo luận nhóm bàn

+T1: xung phong hướng dẫn các bạn chơi trò chơi: Bạn nam đã tỏ ra tự tin vì bạn xung phong lên hướng dẫn các bạn chơi.

+T2: ngượng ngùng, xấu hổ khi người khác hỏi chuyện: Hai bạn chưa tự tinvì còn sợ sệt và ngượng ngùng.

(26)

*Bài tập 2

- GV phát phiếu cho các nhóm và tổ chức cho hs thảo luận theo nhóm - Quan sát, giúp đỡ từng nhóm.

- Gọi vài học sinh trình bày

- GV n.xét, tuyên dương, khích lệ hs - GV nhận xét và kết luận chung.

C. Củng cố, dặn dò(2’):

- Hãy nêu lại lợi ích của việc biết trình bày suy nghĩ, ý tưởng.

- Nhận xét tiết học

+T3: Điều khiển các bạn tập thể dục trong giờ ra chơi: Bạn nam đã tỏ ra tự tin vì bạn điều khiển các bạn tập thể dục rất tốt.

+T4: Xấu hổ, từ chối khi được mời lên hát bạn nữ chưa tự tin vì bạn xấu hổ không dám lên hát

- Nhóm nhận phiếu thảo luận.

- 3 HS đại diện 3 nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét

- 2HS phát biểu

BUỔI CHIỀU

Bồi dưỡng Toán ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức: Biết tính độ dài đường gấp khúc, tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác.

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác c)Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong học tập.

II. CHUẨN BỊ: Phấn màu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ ( 5’) - Gọi hs lên bảng làm bài . - Tính : 12 giờ – 5 giờ = 8 giờ + 4 giờ = 11 giờ – 7 giờ = - Nhận xét.

2. Luyện tập ( 27’) Bài 1

- Gọi 1 em nêu yêu cầu . - Hướng dẫn cách làm - Y/c hs làm bài

- GV nhận xét.

- 3HS làm bà. Lớp làm bảng con - Lớp nhận xéti

12 giờ – 5 giờ = 7 giờ 8 giờ + 4 giờ = 12 giờ 11 giờ – 7 giờ = 4 giờ.

Bài 1 - 1HS đọc

- HS làm vở ô li cá nhân + 1HS làm bảng.

Bài giải

Chu vi hình tam giác ABC là : 2 + 4 + 5 = 11 (cm) Đáp số: 11 cm.

(27)

Bài 2: Hs đọc yêu cầu - Bài yêu cầu gì ?

- Muốn tính chu vi hình tứ giác em làm như thế nào ?

- Y/c hs làm bài

- Nhận xét Bài 3:

- Gọi 1 em nêu yêu cầu - Hướng dẫn cách làm - Gọi hs làm bài

- Tính chu vi hình tứ giác.

- Tính tổng độ dài các cạnh của hình tứ giác DEGH.

- Nhận xét.

- Y/c lớp đối chiếu kết quả và báo cáo.

3. Củng cố,dặn dò ( 2’)

- Gọi hs nhắc cách tính độ dài đường gấp khúc, hình tứ giác, hình tam giác.

- Nhận xét tiết học.

- Dặn hs về làm bài

Bài 2 - HS phát biểu -2HS phát biểu

- Làm bài vở ô li cá nhân. 1HS làm bảng lớp.

Bài giải.

Chu vi hình tứ giác DEGH là : 4 + 3 + 5 + 6 = 12 (cm) Đáp số: 12 cm.

Bài 3

- Làm cá nhân vở ô li

- 2HS làm bảng( mỗi em một phần) - Lớp nhận xét

Bài giải

a/ Độ dài đường gấp khúc ABCDE là : 3 + 3 + 3 + 3 = 12 (cm)

Đáp số: 12 cm.

b/ Chu vi hình tứ giác ABCD là : 3 + 3 + 3 + 3 = 12 (cm) Đáp số: 12 cm.

- HS thực hiện - HS nhắc lại

Phòng học trải nghiệm

Bài 7: RÔ BỐT THÁM HIỂM VẬT THỂ ( Tiết 1 + 2) I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức

- Tìm hiểu về rô bố thám hiểm phát hiện vật thể

- Cách kết nối máy tính bảng với bộ điều khiển trung tâm.

- Tạo chương trình và điều khiển Robot phát hiện vật thể.

2.Kĩ năng

- Lắp ráp mô hình theo đúng hướng dẫn.

- Sử dụng được phần mềm lập trình, kết nối và điều khiển robot.

- Làm việc nhóm, thuyết trình, lắng nghe, phản biện.

3.Thái độ

- Nghiêm túc, tôn trọng các quy định của lớp học.

- Hòa nhã, có tinh thần trách nhiệm đối với nhiệm vụ chung của nhóm.

- Nhiệt tình, năng động trong quá trình lắp ráp mô hình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

(28)

- GV: Tài liệu bộ leggo wedo 2.0, bộ đồ dung lego wedo 2.0 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HĐ của GV HĐ của HS

A.KTBC (5')

- Gọ HS nhắc lại nôi quy lớp học?

- Nhắc lại nội dung tiết học trước?

B.Bài mới ( 28') 1.Giới thiệu bài:

- Đưa video tình huống 2.Bài mới

*HĐ 1: Tìm hiểu về robot thám hiểm phát hiện vật thể.

- Gv đưa câu hỏi tìm hiểu

+ Robot thám hiểm phát hiện vật thể là gì?

*Là robot có thể tự phát hiện vật thể theo ý lập trình của con người nhằm thực hiện một công việc nào đó thay thế con người.

+Robot thám hiểm tự hành thường được dùng ở đâu ?

*HĐ 2: Tìm hiểu về các loại robot phát hiện vật thể

Đưa video về các loại robot phát hiện

- Nêu lại nội quy lớp học.

+ Luôn luôn tập trung, lắng nghe lời Thầy, cô.

+ Nhiệt tình, sôi nổi tham gia các hoạt động trên lớp

+ Thân thiện với bạn học, giữ gìn bộ công cụ học tập.

+ Sử dụng các chi tiết thật cẩn thận, tuyệt đối không được làm rơi rớt trên sàn nhà và cấm mang các chi tiết về nhà + Làm việc có tổ chức, hòa đồng, đoàn kết và chia sẻ công việc với nhau

-Nêu lại kiến thức bài trước đã học.

- HS thảo luận nhóm đưa ra ý kiến:

+Là robot có thể tự phát hiện được vật thể

Là robot có hành động và di chuyển theo ý lập trình của con người nhằm phát hiện ra một vật thể nào đó thay thế con người.

1). Robot thám hiểm phát hiện vật thể thường dùng để đi khám phá những vùng đất xa xôi, hẻo lánh con người không thể đặt chân đến được.

2)Tàu ngầm thiểm dưới lòng sâu đại dương để phát hiện những vật thể lạ.

3)Máy bay phát hiện vật thể.

- Theo dõi video mở rộng

(29)

vật thể.

1). Robot thám hiểm phát hiện vật thể.

2). Tàu ngầm phát hiện vật thể.

(3). Máy bay phát hiện vật thể

+ Kể tên một số robot tự hành? Robot đó được dung để làm gì? ở đâu?

*HĐ 3: Tìm hiểu các khối lệnh.

- Nhóm 4 thục hành

- Nhiệm vụ: nghiêm cứu các khối lệnh sẽ dung trong lập trình robot thám hiểm tự hành.

- GVNX

*HĐ 4: Thực hành lập mã lệnh.

- HS thực hành lập mã lệnh và giải thích ý nghĩa các khối lệnh.

- GV hướng dẫn, giúp đỡ

* HĐ 5:Trình bày sản phẩm trước lớp.

- Tổ chức cho học sinh giới thiệu và trình diễn sản phẩm

- GV nhận xét.

C. Củng cố - Dặn dò(3') - Nhận xét giờ học.

- Tuyên dương nhắc nhử học sinh - Dọn dẹp lớp học.

+ Thảo luận nhóm:

(1) Robot thám hiểm tự hành đi khám phá những vùng đất xa xôi, hẻo lánh con người không thể đặt chân đến được.

(2). Tàu ngầm phts hiện vật thể thám hiểm dưới lòng sâu đại dương.

(3). Máy bay phát hiện vật thể thám hiểm trên bầu trời .

- Nhóm 4 thực hành - Các nhóm trình bày

- Dùng để lặp đi lặp lại 1 chương trình.

Thảo luận nhóm thực hành.

-Trinh diễn sản phẩm, giải thích ý tưởng.

- Lắng nghe.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

KT: - Học sinh hiểu được hành động của nhân vật thể hiện tính cách của nhân vật;.. nắm được cách kể hành động của nhân vật (ND

+ ĐBNB là đồng bằng lớn nhất nước ta, do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp.. + ĐBNB có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng

Kiến thức: Nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch3. - Cam kết thực hiện bảo vệ bầu không khí

KT: Dựa theo lời kể của GV, sắp xếp đúng thứ tự tranh minh hoạ cho trước (SGK); Hiểu được lời khuyên qua câu chuyện: Cần nhận ra cái đẹp của người

KT: Nhận biết được một số nét đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (hoa, quả) trong đoạn văn mẫu (BT1); viết được đoạn văn ngắn tả

KT: Nắm được hai cách mở bài (trực tiếp, gián tiếp) trong bài văn miêu tả cây cối ; vận dụng kiến thức đã biết để viết được đoạn mở bài cho bài văn tả một

- Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cây cối đã học để viết được các đoạn văn trong phần thân bài của bài văn tả một

- Hướng dẫn các nhóm phân chia các thành viên của nhóm phối hợp thực hiện đảm bảo tiến độ thời gian cho phép.. Ví dụ: 1 học sinh thu nhặt các chi tiết cần lắp