• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 7 / 12 / 2020 Tiết: 15

ÔN TẬP HỌC KỲ I

I.Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- Qua tiết ôn tập giúp HS củng cố, hệ thống hoá lại các kiến thức đã học về: Tôn trọng lẽ phải, Liêm khiết, Tôn trọng người khác, Giữ chữ tín, Pháp luật, kỉ luật, Xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh, Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác, Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư, Tự lập, Lao động tự giác và sáng tạo, Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình.

2. Kĩ năng:

a.Kĩ năng bài học:

- Xác định được những kĩ năng cơ bản nhận thức trong quá trình học.

b. Kĩ năng sống:

- Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề.

3. Thái độ :

- Có ý thức hăng hái học tập bộ môn.

4. Năng lực:

- Năng lực tự học.

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, - Năng lực tự quản lý, giao tiếp, tự hợp tác.

- Năng lực tư duy phê phán.

II.Tài liệu phương tiện :

- Soạn bài theo chuẩn kiến thức kĩ năng.

- Tranh ảnh, câu chuyện nói về những tấm gương học tập, sáng tạo của thời kì đổi mới.

- Bảng phụ

III. Các phương pháp và kĩ thật dạy học:

1.Phương pháp dạy học:

- Giảng giải, đối thoại, nêu vấn đề, thảo luận, xử lí tình huống.

2 .Kĩ thuật dạy học:

- Động não, trình bày 1 phút.

IV. Tiến trình bài dạy 1.

Ổn định tổ chức: (1p)

Lớp Ngày dạy Sĩ số

8A / 12 / 2020

8B / 12 / 2020

8C / 12 / 2020

3. Kiểm tra bài cũ : (4p)

(2)

* Câu hỏi:

? Em đồng ý với quan điểm nào sau đây? Vì sao?

* Yêu cầu:

- Chỉ có thể rèn luyện tính tự giác vì nó là phẩm chất đạo đức.

- Sự sáng tạo không thể rèn luyện được vì đó là tư chất trí tuệ do bẩm sinh di truyền mà có.

3. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: 2p

? Từ đầu năm đến giờ, em học những nội dung kiến thức nào? Hệ thống nội dung kiến thức đã học bằng sơ đồ tư duy

HS: Hệ thống nội dung kiến thức đã học bằng sơ đồ tư duy.

3 Bài mới:

HĐ 1: Ôn tập lý thuyết

Mục tiêu: Hệ thống lại đơn vị kiến thức đã học trong học kỳ I Hình thức: nhóm

Phương pháp, kỹ thuật : thảo luận nhóm, trình bày 1 phút, động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ

HS thảo luận nhóm theo 11 bài học: Từ bài A. Ôn tập kiến thức trọng tâm:

(3)

1->11. Nhóm 1: Bài 1,2,3. Nhóm 2: Bài 4,5,6. Nhóm 3: Bài 7,8,9. Nhóm 4: Bài 10,11.

Sau đó các nhóm trình bày kết quả thảo luận vào bảng nhóm. Cả lớp nhận xét, góp ý, GV sửa chữa

Nhóm1:

Câu 1

? Thế nào là lẽ phải? Tôn trọng lẽ phải có biểu hiện, ý nghĩa gì trong cuộc sống?

Giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội, góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển.

Câu 2

? Thế nào là liêm khiết? Cho ví dụ? Nêu biểu hiện, ý nghĩa của liêm khiết?

- Liêm khiết là không hám danh hám lợi - Phẩm chất đạo đức trong sạch

Câu 3

? Thế nào là tôn trọng người khác? Cho ví dụ?Tôn trọng người khác có ý nghĩa gì?

Chúng ta cần rèn luyện đức tính tôn trọng người khác như thế nào?

I/ Tôn trọng lẽ phải

- Lẽ phải là những điều đúng đắn, phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội.

- Tôn trọng lẽ phải là công nhận, tuân theo, và bảo vệ những điều đúng đắn, biết điều chỉnh hành vi, suy nghĩ của mình theo hướng tích cực, không chấp nhận và không làm những điều sai trái.

II/ Liêm khiết

Liêm khiết là phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống không hám danh...

- Làm cho con người thanh thản, nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người, góp phần làm cho xã hội...

III/ Tôn trọng người khác

* Tôn trọng người khác

- Là đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, nhân phẩm lợi ích của người khác, thể hiện lối sống có văn hoá của mọi người.

* Ý nghĩa

- Tôn trọng người khác sẽ nhận được sự tôn trọng của người khác đối với mình.

- Mọi người tôn trọng nhau thì xã hội trở nên lành mạnh, trong sáng,

(4)

Nhóm2 Câu 4

? Thế nào là giữ chữ tín? Cho ví dụ?

? HS muốn giữ chữ tín phải làm gì?

Câu 5

? Pháp luật là gì? Kỉ luật là gì? Cho ví dụ? Ý nghĩa của việc tôn trọng Pháp luật, kỉ luật?

? Học sinh chúng ta cần phải làm gì để thực hiện pháp luật và kỷ luật tốt?

Câu 6

tốt đẹp hơn.

* Cách rèn luyện

- Tôn trọng người khác mọi lúc, mọi nơi

- Thể hiện thái độ, cử chỉ, hành vi tôn trọng người khác mọi lúc, mọi nơi

IV/ Giữ chữ tín

- Là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết coi trọng lời hứa và biết tin tưởng nhau

- Làm tốt chức trách, nhiệm vụ

- Giữ đúng lời hứa, đúng hẹn với người khác

V/ Pháp luật và kỉ luật

- Pháp luật: Là các qui tắc ứng xử chung có tính bắt buộc được nhà nước ban hành...

VD: Luật phòng cháy, chữa cháy, luật an toàn lao động...

- Kỷ luật: là qui định qui ước của cộng đồng về những hành vi cần tuân theo...

VD: Đi nhẹ nói khẽ trong bệnh viện Trong lớp chú ý nghe giảng..

- Tạo điều kiện cho cá nhân, xã hội phát triển theo định hướng chung.

- Mỗi cá nhân học sinh biết thực hiện tốt kỷ luật thì nội quy nhà trường sẽ được thực hiện tốt.

- HS biết tôn trọng pháp luật sẽ góp phần cho xã hội ổn định và bình yên.

- HS cần thường xuyên và tự giác thực hiện đúng quy định của nhà trường, cộng đồng và nhà nước.

VI/ Xây dựng tình bạn trong sáng,

(5)

? Thế nào là xây dựng tình bạn trong sáng và lành mạnh?Đặc điểm của tình bạn trong sánh lành mạnh. Học sinh cần làm gì để xây dựng tình bạn trong sáng và lành mạnh? Liên hệ bản thân?

Nhóm 3 Câu 7

? Thế nào là tích cực tham gia các hoạt động chính trị- xã hội? Cho ví dụ?

HS có cần tham gia các hoạt động chính trị- xã hội không? Vì sao?

Câu 8

? Thế nào là tôn trọng học hỏi các dân tộc khác?Ý nghĩa của tôn trọng học hỏi dân tộc

lành mạnh

- Tình bạn là tình cảm gắn bó giữa hai hoặc nhiều người trên cơ sở hợp nhau v tính tình, sở thích hoặc có chung xu hướng hoạt động, có cùng lý tưởng sống...

- Tình bạn trong sáng lành mạnh có thể có giữa những người cùng giới và khác giới. Phù hợp nhau về quan niệm sống, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, chân thành, tin cậy và có trách nhiệm đối với nhau, thông cảm, đồng cảm sâu sắc với nhau.

* Đặc điểm của tình bạn trong sáng lành.

- Thông cảm và chia sẻ

- Tôn trọng, tin cậy và chân thành - Quan tâm, giúp đỡ nhau

- Trung thực, nhân ái, vị tha

=>Có tình bạn của hai người khác giới vì tình bạn của họ được xây dựng dựa trên cơ sở đạo đức của tình bạn trong sáng và lành mạnh.

* Trách nhiệm của học sinh

- Cần xây dựng tình bạn từ hai phía:

biết tin tưởng nhau, trung thành, bình đẳng, rộng lòng...

VII/ tích cực tham gia các hoạt động chính trị-xã hội

- Tham gia các hoạt động chính trị- xã hội là…..

- Ý nghĩa của việc tham gia các hoạt động chính trị- xã hội………….

VIII/ Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác.

* Tôn trọng học hỏi các dân tộc khác

(6)

khác?HS có cần tôn trọng học hỏi các dân tộc khác không?Vì sao?

Câu 9

? Thế nào là lao động tự giác, sáng tạo?

Cho ví dụ? HS có cần lao động tự giác, sáng tạo không?Vì sao?

Nhóm 4 Câu 10

? Cộng đồng dân cư là gì?

Liên hệ ở gia đình em về việc thực hiện nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.

- Tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hoá của các dân tộc khác.

- Luôn tìm hiểu và tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hoá, xã hội, của các dân tộc.

*Tôn trọng học hỏi các dân tộc khác là tạo điều kiện để nước ta tiến nhanh trên con đường xây dựng đất nước giàu mạnh và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.

- Góp phần cho các nước cùng xây dựng nền văn hoá chung của nhân loại ngày càng văn minh, tiến bộ

IX/ Lao động tự giác và sáng tạo - Lao độngsáng tạo: Là quá trình luôn suy nghĩ, cải tiến, tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết có hiệu quả nhất.

- Lợi ích của lao động tự giác, sáng tạo

+ Giúp chúng ta tiếp thu kiến, kĩ năng ngày càng thuần phục

+ Hoàn thiện,phát triển phẩm chất phẩm chất và năng lực của cá nhân.

+ Chất lượng học tập, lao động sẽ được nâng cao.

X. Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư - Cộng đồng dâu cưlà toàn thể những người sinh sống trong toàn khu vực lãnh thổ đơn vị hành chính gắn bó với nhau để cùng thực hiện lợi ích của mình, lợi ích chung.

- Xây dựng nếp sống văn hoá

(7)

Câu 11

? Thế nào là tự lập? Tự lập có ý nghĩa gì trong cuộc sống?

Câu 12

? Ông bà, cha mẹ có quyền và nghĩa vụ gì?

? Quyền và nghĩa vụ của con, cháu đối với ông bà, cha mẹ

? Anh, chị , em có bổn phận gì?

+ Góp phần làm cho cuộc sống bình yên, hạnh phúc.

+ Bảo vệ và phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc.

XI/ Tự lập

- Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tự tạo dựng cho cuộc sống của mình, không trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác.

- Ý nghĩa:

+ Người tự lập thường thành công trong cuộc sống.

+Xứng đáng được mọi người kính trọng.

- HS: Rèn luyện tính tự ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường………

XII/ Quyền và nghĩa vụ học tập

* Quyền và nghĩa vụ của ông bà, cha mẹ

- Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi dạy con thành những công dân tốt, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con, tôn trọng ý kiến của con, không được ngược đãi, xúc phạm con, ép buộc con làm những điều trái pháp luật, đạo đức.

- Ông bà nội, ngoại có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, nuôi dưỡng cháu chưa thành niên hoặc cháu thành niên bị tàn tật nếu cháu không có người nuôi dưỡng.

* Quyền và nghĩa vụ của con cháu - Con cháu có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ, ông bà.

(8)

Có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà. Đặc biệt khi cha mẹ, ông bà ốm đau, già yếu, nghiêm cấm con cháu có hành vi ngược đãi, xúc phạm ông bà, cha mẹ.

* Anh, chị, em có bổn phận gì?

- Yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ nhau và nuôi dưỡng nhau nếu không còn bố mẹ.

Hoạt động 2: Bài tập

Mục tiêu: Rèn kỹ năng vận dụng các kiến thức đã học giải quyết các tình huống Hình thức; cá nhân

Phương pháp, kỹ thuật :, trình bày 1 phút, liên hệ thực tế, xử lý tình huống, động não.

Bài tập 3.

Chuyện xảy ra ở nhà Hằng: Mai đến rủ Hằng đi sinh nhật nhưng Hằng không đi, vờ hứa phải đi đón em vào giờ đó.

Bài tập 4 (SGK tr 22)

- Đồng ý với ý kiến của bạn Hoà vì: Những nước đang phát triển tuy có thể nghèo nàn, lạc hậu nhưng đã có những giá trị văn hoá mang bản sắc dan tộc, mang tính truyền thống cần học tập.

* Bài tập viết ở bảng phụ hoặc chiếu lên màn chiếu

1) Hành vi nào sau đây thể hiện sự tôn trọng lẽ phải, đánh dấu X vào ô trống tương ứng

- Chấp hành tôt nội quy nơi mình sống, làm việc và học tập.

- Gió chiều nào che chiều ấy, cố gắng không làm mất lòng ai.

- A quay cóp trong giờ kiển tra nhưng vì thân nhau nên B không hề phản đối.

2) Hành vi nào sau đây thể hiện không tôn trọng người khác? đánh dấu X vào ô trống.

- Rủ nhau đá bóng, cười đùa ầm ĩ trong giờ nghỉ trưa - Nói chuyện riêng, đùa nghịch trong gìơ học

- Gom rác đổ đúng nơi quy định

3) Sắm vai một vài tình huống nhằm khắc sâu thêm kiến thức . GV nêu tình huống:

+ Thể hiện tính liêm khiết khi mình là một công xử lí vụ buôn lậu.

+ Sắm vai thể hiện bổn phận, trách nhiệm của người con. Người cháu trong gia đình.

(9)

( HS xây dựng kịch bản và cho lần lượt các nhóm lên thể hiện.) - Lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.

Bài tập 3: (33)

Bố mẹ Chi đúng vì họ không xâm phạm quyền của con, vì cha mẹ có quyền trông nom, quản lý con.

Chi sai vì không tôn trọng ý kiến của cha mẹ.

- Cách ứng xử đúng là nghe lời cha mẹ, không đi chơi xa nếu không có cô giáo, nhà trường quản lý. Chi nên giải thích cho bạn bè hiểu.

Bài tập 4: (33 )

- Cả Sơn và cha me Sơn đều có lỗi, vì cha mẹ quá nuông chiều, buông lỏng quản lý em, không biết kết hợp với Nhà trường để có biện pháp giáo dục em.

- Sơn sai vì chưa tự ý thức được việc làm, hành vi của mình, chưa biết nghe theo lời hay lẽ phải.

Bài tập 5 (33)

? Bố mẹ Lâm cư xử như thế có đúng không? Vì sao?

- Bố mẹ Lâm xư xử như thế không đúng vì cha mẹ phải chịu trách nhiệm về hành vi của con khi con chưa đủ tuổi thành niên, phải bồi thường khi con gây ra cho người khác. Lâm đã vi phạm không nhỏ về an toàn giao thông.

4. Củng cố:(3p)

GV nhắc lại các nội dung ôn tập.

Cả lớp làm bài tập trắc nghiệm nhằm củng cố kiến thức 5. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài mới: 2p

* Hướng dẫn học bài:

- Ôn lại tất cả các bài đã học từ bài 1 bài 12

- Học bài nắm nắm vững các khái niệm, ý nghĩa của các bài học, chú ý rút ra nội dung bài học và tự liên hệ bản thân.

- Làm tất cả các bài tập trong SGK

* Chuẩn bị bài mới: Ôn lại tất cả các bài đã học từ bài 1 bài 12 V. Rút kinh nghiệm:

...

...

...

Tæ trëng duyÖt

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Th tõ, tµi s¶n cña mçi ng êi thuéc vÒ

Nguyên nhân là do thiên tai, hoặc do công trình giao thông thiếu chắc chắn, nhưng chủ yếu vẫn là do sự thiếu ý thức của người tham gia giao thông không những gây ra

a) Bố đi công tác về, Thắng liền lục túi để xem bố mua quà gì cho mình... b) Mỗi lần sang nhà hàng xóm xem tivi, Bình đều chào hỏi mọi người và xin phép bác chủ

mọi người và xin phép bác chủ nhà rồi mới ngồi xem tivi... c) Bố công tác ở xa, Hải thường viết thư cho bố. Một lần, mấy bạn lấy thư xem Hải viết gì.. c) Hành vi của

c) Bố công tác ở xa, Hải thường viết thư cho bố. Một lần, mấy bạn viết thư xem Hải viết gì.. Thư từ, tài sản của người khác là sở hữu riêng của họ.. Tình huống 1 :

Bieát ôn laø söï baøy toû thaùi ñoä traân troïng vaø nhöõng vieäc laøm ñeàn ôn, ñaùp nghóa ñoái vôùi nhöõng ngöôøi ñaõ giuùp ñôõ mình,.. vôùi nhöõng ngöôøi coù coâng

a) Bóng có thể đá trúng vào ai đó trên đường và có thể làm họ ngã xe. Việc đá bóng dưới lòng đường cũng gây tắc đường, cản trở giao thông qua lại. b) Tàu hỏa có thể đến

- Qua tiết ôn tập giúp HS củng cố, hệ thống hoá lại các kiến thức đã học về: Tự chăm sóc và rèn luyện thân thể, siêng năng kiên trì, tiết kiệm, lễ độ, tôn trọng kỉ luật,