• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
11
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 26/02/2022 Tiết: 48 Bài 33. ĐIỀU CHẾ KHÍ HIĐRO- PHẢN ỨNG THẾ

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Học sinh trình bày được cách điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm (nguyên liệu, phương pháp, cách thu...)

- Nêu được khái niệm phản ứng thế.

- Phân biệt phản ứng thế. Nhận biết phản ứng thế trong các phương trình hoá học cụ thể.

2. Năng lực

Năng lực chung Năng lực chuyên biệt

- Năng lực phát hiện vấn đề - Năng lực giao tiếp

- Năng lực hợp tác - Năng lực tự học

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học

- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.

- Năng lực thực hành hóa học

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.

3. Phầm chất

- Có tinh thần ý thức hoạt động tập thể theo nhóm nhỏ.

- Yêu thích học tập bộ môn.

II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên:

+ Dụng cụ: Giá sắt, ống nghiệm có nhánh, ống dẫn, ống vuốt nhọn, đèn cồn, chậu thuỷ tinh, ống nghiệm hoặc lọ có nút nhám.

+ Hóa chất: Zn, dung dịch HCl.

2. Học sinh: Ôn bài điều chế hiđro trong PTN. Phiếu học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1’)

Lớp Sĩ số Vắng Ngày giảng

8A 28/02/2022

8B 28/02/2022

2. Kiểm tra bài cũ (3’)

? Trình bày tính chất hóa học của hiđro.Viết phương trình phản ứng minh họa ?

(2)

3. Tiến trình bài dạy

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG(2’)

a. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu bài học.

c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập.

d. Tổ chức thực hiện:

GV: trong PTN khi người ta cần dùng khí hiđro. Làm thế nào để điều chế được khí hiđro? Phản ứng điều chế khí hiđro trong PTN thuộc loại phản ứng nào chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay.

Hoạt động 2: Các hoạt động hình thành kiến thức

HOẠT ĐỘNG 2.1. Tìm hiểu pp điều chế hiđro trong PTN (20 phút) a. Mục tiêu: HS trình bày cách điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm.

b. Nội dung: HS dựa vào sgk, tài liệu quan sát thí nghiệm, hoạt động cá nhân, nhóm trả lời các câu hỏi vấn đáp tìm tòi của GV.

c. Sản phẩm: HS trình bày được kiến thức theo yêu cầu.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Nội dung

*Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV thông báo: Trong các PTN hoá học người ta thường điều chế H2 với lượng lớn như dụng cụ được trình bày ở hình 5.7a Sgk.

- GV nêu mục đích TN, nêu dụng cụ- hoá chất.

- Gọi 1 HS đọc nội dung thí nghiệm.

- GV chia lớp thành nhóm, hướng dẫn HS nhận xét vào phiếu học tập – GV chiếu giới thiệu các dụng cụ thí nghiệm.

* GV làm thí nghiệm biểu diễn, HS quan sát và nhận xét các hiện tượng sau:

+ Khi cho 2- 3ml dd HCl vào ống nghiệm có sẵn 1 mẫu kẽm.

+ Đưa que đóm còn tàn đỏ vào đầu ống dẫn khí.

+ Đưa qua đóm đang cháy vào đầu ống dẫn khí.

I. ĐIỀU CHẾ KHÍ HIĐRO 1. Trong PTN

- Nguyên liệu:

+ Kim loại: Zn, Fe, Al, ..

+ Ddịch axit: HCl loãng, H2SO4

loãng.

a. Thí nghiệm:

Sgk.

b. Nhận xét:

(3)

+ Cô cạn dung dịch trong ống nghiệm.

- GV chiếu kết quả của 1 số nhóm lên màn hình, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.

- Yêu cầu HS viết lên bảng PTPƯ.

* GV thông báo: Để điều chế khí hiđro có thể thay dung dịch axit HCl bằng dung dịch H2SO4

loãng, thay Zn bằng các kim loại như Fe hay Al.

- GV giới thiệu: Có thể điều chế khí H2 với lượng lớn hơn như hình 5.5 a,b.

? Em hãy nhắc lại t/c vật lý của H2.

? Vậy khi biết t/c vật lý của H2 là tan ít trong nước và nhẹ hơn không khí. Em có thể cho biết có thể thu khí H2 bằng những cách nào.

- GV điều chế hiđro bằng 2 cách, học sinh quan sát.

? Em hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau qua cách thu khí H2 và khí O2.

*Thực hiện nhiệm vụ:

- HS quan sát, thảo luận nhóm, ghi chép hiện tượng và trả lời câu hỏi của GV.

*Báo cáo kết quả:

- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét.

*Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét, đánh giá kết quả thảo luận các nhóm.

- HS ghi chép kiến thức

*GV: Chuyển tiếp: Để điều chế khí H2 với một khối lượng lớn để phục vụ trong cuộc sống, với nguồn nguyên liệu rẽ tiền- có sẵn trong tự nhiên. Người ta điều chế H2 trong công nghiệp.

Sgk.

PTHH: Zn + 2HCl ZnCl2 + H2

c. Điều chế và thu khí hiđro:

Có 2 cách thu:

- Bằng cách đẩy nước.

- Bằng cách đẩy không khí.

(4)

→ Gv: Yêu cầu học sinh đọc thêm mục điều chế hiđro trong công nghiệp

HOẠT ĐỘNG 2.2: Tìm hiểu phản ứng thế (10 phút) a. Mục tiêu: HS trình bày khái niệm và lấy được ví dụ về phản ứng thế.

b. Nội dung: HS dựa vào sgk, tài, hoạt động cá nhân, nhóm trả lời các câu hỏi vấn đáp tìm tòi của GV.

c. Sản phẩm: HS trình bày được kiến thức theo yêu cầu.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Nội dung

*Chuyển giao nhiệm vụ:

GV yêu cầu HS hoàn thành PTHH:

Mg + HCl -> MgCl2 + H2

Al+ H2SO4 -> Al2(SO4)3 + H2

- GV cho HS quan sát lại pt điều chế H2 trong PTN

? Phân loại chất tham gia phản ứng.

? Nhận xét thành phần các chất trước và sau phản ứng.

? Trong phản ứng trên, nguyên tử của đơn chất kim loại đã thay thế nguyên tử nào của axit.

- GV giới thiệu: PƯHH trên được gọi là phản ứng thế.

? Vậy phản ứng thế là PƯHH như thế nào?

*Thực hiện nhiệm vụ:

- HS hoàn thành PTHH.

- Thảo luận trả lời các câu hỏi.

*Báo cáo kết quả:

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.

- Các nhóm khác quan sát, lắng nghe nhận xét.

II. PHẢN ỨNG THẾ LÀ GÌ?

PTHH:

Zn + 2HCl ZnCl2 + H2

Kết luận: Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của 1 nguyên tố trong hợp chất.

(5)

*Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét, bổ sung.

- HS ghi chép kiến thức.

Hoạt động 3: Luyện tập (5’) a.Mục tiêu: HS làm các bài tập liên quan đến bài học.

b.Nội dung: HS hoạt động cá nhân, nhóm, tiến hành làm các bài tập.

c. Sản phẩm: bài làm của HS, kĩ năng tính toán hóa học.

d. Tổ chức thực hiện:

Câu 1: Để nhận biết Hidro ta dùng:

A. Que đóm đang cháy B. Khí Oxi

C. Fe D. Quỳ tím

Câu 2: Điều chế H2 trong công nghiệp người ta dùng:

A. Cho Zn + HCl B. Fe + H2SO4

C. Điện phân nước D. Khí dầu hỏa

Câu 3: Sau phản ứng Zn và HCl trong phòng thí nghiệm, đưa que đóm đang cháy vào ống dẫn khí, khí thoát ra cháy được trong không khí với ngọn lửa màu gì?

A. Đỏ

B. Xanh nhạt C. Cam D. Tím

Câu 4: Cho 6,5 g Kẽm phản ứng với axit HCl thấy có khí bay lên với thể tích là:

A. 2,24 (l) B. 0,224 (l) C. 22,4 (l) D. 4,8 (l)

Bài tập 1: Các phản ứng sau phản ứng nào là PƯ thế? Vì sao?

1. 2Al + 3 H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

2. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu 3. CuO + H2 → Cu + H2O

4. 2KOH + CuSO4 → K2SO4 + Cu(OH)2

* Bài tập 2: Em hãy cho biết các PTPƯ sau thuộc loại phản ứng nào?

a. P2O5 + 3H2O 2H3PO4

b. Cu + 2AgNO3 Cu(NO3)2 + 2Ag

(6)

c. MgO + CO t0 Mg + CO2

Hoạt động 4: Vận dụng(3’)

a.Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức làm các bài tập liên quan đến thực tế.

b.Nội dung: HS hoạt động cá nhân, nhóm, tiến hành trả lời các câu hỏi làm bài tập.

c. Sản phẩm: bài làm của HS, kĩ năng tính toán hóa học.

d. Tổ chức thực hiện:

1. Khi hiro và oxi đều được thu bằng phương pháp đẩy không khí, việc lắp đặt thiết bị thu khí có giống nhau không, giải thích?

2. Phản ứng thế là gì? Viết 2 ptpu khác nhau để minh họa?

4. Hướng dẫn về nhà(1’)

- Học bài, làm bài tập 1, 2, 3, 4, 5 Sgk.

- Xem lại toàn bộ kiến thức về chủ đề Hidro.

Ngày soạn: 26/02/2022 Tiết: 49

LUYỆN TẬP CHỦ ĐỀ HIDRO I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Học sinh ôn lại các kiến thức cơ bản về tính chất, ứng dụng, điều chế hiđro, phản ứng thế.

- Vận dụng kiến thức đã học để giải các bài tập có liên quan.

2. Năng lực

Năng lực chung Năng lực chuyên biệt

- Năng lực phát hiện vấn đề - Năng lực giao tiếp

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học

- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc

(7)

- Năng lực hợp tác - Năng lực tự học

sống.

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.

3. Phầm chất

- Chăm chỉ, trách nhiệm, yêu thích học tập bộ môn.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: bút dạ, phiếu học tập.

2. Học sinh: Ôn lại các kiến thức cơ bản.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1’)

Lớp Sĩ số Vắng Ngày giảng

8A 05/03/2022

8B 05/03/2022

2. Kiểm tra bài cũ.

3. Tiến trình bài dạy

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG(2’)

a. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu bài học.

c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập.

d. Tổ chức thực hiện:

GV: Trong tiết học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau củng cố lại kiến thức và luyện tập làm một số bài tập về chủ đề Hidro.

Hoạt động 2: Các hoạt động hình thành kiến thức HOẠT ĐỘNG 2.1. KIẾN THỨC CẦN NHỚ(10’) a. Mục tiêu: HS trình bày kiến thức đã học về hidro.

b. Nội dung: HS thảo luận nhóm, trình bày kiến thức theo sơ đồ tư duy.

c. Sản phẩm: HS trình bày được kiến thức theo yêu cầu.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Nội dung

*Chuyển giao nhiệm vụ:

GV yêu cầu HS nhớ lại kiến thức đã học

? Trình bày tính chất vật lí, hóa học của H2, viết

I- KIẾN THỨC CẦN NHỚ

(8)

pt minh họa

*Thực hiện nhiệm vụ:

- HS thảo luận, trình bày kiến thức lên phiếu học học dưới dạng sơ đồ tư duy.

*Báo cáo kết quả:

- Đại diện nhóm trình bày kiến thức.

- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.

*Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét, chốt kiến thức dưới dạng sơ đồ tư duy.

HOẠT ĐỘNG 2.2: LUYỆN TẬP(27’)

a. Mục tiêu: HS dựa vào kiến thức đã học, luyện tập làm các bài tập về Hidro.

b. Nội dung: GV giao bài tập, HS hoàn thành bài tập trong thời gian quy định.

c. Sản phẩm: Bài làm của HS, kĩ năng tính toán hóa học.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Nội dung

*Chuyển giao nhiệm vụ:

Bài 1.

Viết phương trình phản ứng của hiđro với các chất sau: CuO,O2, Fe2O3, Na2O, PbO?

Bài 2. Cho 5.6 g sắt vào trong dung dịch axit clohiđric dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được V lít khí hiđro (đktc).

a. Xác định giá trị của V.

b. Nếu cho lượng hiđro trên tác dụng với 6.72 lít khí O2 ở đktc thì lượng nước thu

Bài 1: Các pt phản ứng a.CuO+H2

to

Cu+H2O b. 2H2 +O2

to

 2H2O c. Fe2O3+3H2

to

2Fe +3H2O

d. Na2O + H2 → không xảy ra.

e. PbO + H2 to



Pb +H2O.

Bài 2: PTPƯ:

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

a.Theo phương trình ta có nH2 = nFe =

(9)

được sau phản ứng là bao nhiêu?

Bài 3: Trong những phản ứng sau, phản ứng nào là phản ứng thế? Hãy giải thích sự lựa chọn đó?

a. 2Mg + O2 to 2MgO b.KMnO4

to



K2MnO4+MnO2

c. Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu d.Mg(OH)2

to

MgO+H2O e. Fe2O3+H2

to

Fe + H2O

g. Cu + AgNO3 → Ag + Cu(NO3)2

Bài 4. Các phản ứng hóa học sau đây phản ứng nào thuộc phản ứng thế ?

A. 2KMnO4 to K2MnO4 + MnO2

+ O2

B. 2H2 + O2 to 2H2O C. Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

D. 2 HgO → 2 Hg + O2

*Thực hiện nhiệm vụ:

0.1(mol)

- Vậy thể tích H2 thu được là:

VH2 = 0.1x22.4 =2.24 lít.

b. Số mol oxi là

6.72 :22.4 = 0.3 (mol)

PTPƯ : 2H2 + O2 to 2H2O Do số mol oxi lớn hơn số mol hiđro nên oxi dư sau phản ứng.

- Theo PT :

nH2 = nH2O = 0.1mol mH2O = 18 (g)

Trao đổi nhóm :

Bài 3 : Phản ứng thế là: c ; e ; g vì các nguyên tử của đơn chất (Fe , H2 , Cu) đã thay thế nguyên tử của 1 nguyên tố trong hợp chất (CuCl2 ; Fe2O3 ;

AgNO3).

Đáp án C.

(10)

- HS thực hiện làm bài tập.

*Báo cáo kết quả:

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.

- Các nhóm khác quan sát, lắng nghe nhận xét.

*Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét, gợi ý, bổ sung lấy điểm.

Hoạt động 4: Vận dụng(4’)

a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức làm các bài tập liên quan đến thực tế.

b. Nội dung: HS hoạt động cá nhân, nhóm, tiến hành trả lời các câu hỏi làm bài tập.

c. Sản phẩm: bài làm của HS, kĩ năng tính toán hóa học.

d. Tổ chức thực hiện:

1. Cho vào viên kẽm vào ống nghiệm chứa dung dịch axit clohidric (axit sunfuric, nút ống nghiệm bằng 1 nút cao su có ống vuốt xuyên qua, sau 1 thời gian đốt khí sinh ra ở cuống phễu. Nêu hiện tượng xảy ra, giải thích? Để đảm bảo an toàn khi tiến hành thí nghiệm này cần chú ý điều gì?

2. Cho dung dịch axit sunfuric loãng, nhôm và các dụng cụ thí nghiệm như hình 5.8.

Hãy chọn câu trả lời đúng trong các chất sau:

a. Có thể dùng các hóa chất và dụng cụ đã cho để điều chế và thu khí oxi.

b. Có thể dùng các hóa chất và dụng cụ đã cho để điều chế và thu không khí.

c. Có thể dùng các hóa chất và dụng cụ đã cho để điều chế và thu khí hiđro.

d. Có thể dùng để diều chế hiđro nhưng không thu được khí hiđro.

4. Hướng dẫn về nhà(1’)

- Xem lại cách giải một số bài tập.

(11)

- Chuẩn bị cho bài luyện tập 8.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Nếu đốt cháy dòng khí H 2 ngay ở đầu ống dẫn khí, dù ở trong lọ khí O 2 hay không khí, sẽ không gây ra tiếng nổ mạnh vì dòng khí hiđro là tinh khiết và tỉ lệ thể

b) Tính thể tích khí hiđro thu được ở đktc.. Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một

Hỗn hợp hiđro và oxi theo tỉ lệ 1 thể tích khí hiđro và 2 thể tích khí oxi là hỗn hợp nổ mạnh nhất. Hỗn hợp hiđro và oxi theo tỉ lệ thể tích bằng nhau là hỗn hợp nổ

- Thí nghiệm (1): Cho dung dịch axit HCl tác dụng với đinh Fe sạch có hiện tượng sủi bọt khí.. Hình ảnh cho đinh sắt vào ống nghiệm chứa dung dịch HCl. - Thí nghiệm

- Hiđro dùng làm nhiên liệu cho động cơ tên lửa, làm nhiên liệu cho động cơ ô tô thay cho xăng, dùng trong đèn xì oxi - hiđro để hàn cắt kim loại (vì khí hiđro cháy,

Trong các bài trước các em đã được học về tính chất của hiđro, điều chế hiđro, phản ứng thế trong bài ngày hôm nay các em sẽ được ôn lại các kiến thức đó và vận dụng

- Nếu nhân cả tử và mẫu của một phân thức với cùng một đa thức khác 0 thì được phân thức mới bằng phân thức đã cho... Quy tắc

Tìm một hệ thức liên hệ giữa hai nghiệm của phương trình đã cho mà không phụ thuộc vào m... Tìm một hệ thức liên hệ giữa hai nghiệm của phương trình đã cho mà