• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Vật lí 10 Bài 22: Ngẫu lực | Giải bài tập Vật lí 10

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Vật lí 10 Bài 22: Ngẫu lực | Giải bài tập Vật lí 10"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 22 : Ngẫu lực

Câu hỏi C1 trang 117 Vật lí 10: Chứng minh rằng momen của ngẫu lực không phụ thuộc vào vị trí của trục quay vuông góc với mặt phẳng chứa ngẫu lực.

Trả lời:

Gọi O’ là vị trí bất kỳ của trục quay vuông góc với mặt phẳng chứa ngẫu lực, ta luôn có:

Momen của ngẫu lực: M’ = F1d’1 + F2d’2 = F(d’1 + d’2) = F. d (1)

d là khoảng cách giữa hai giá của hai lực, không phụ thuộc vị trí O’ của trục quay.

Xét trục quay đi qua O, momen của ngẫu lực lúc này là:

M = F1d1 + F2d2 = F(d1 + d2) = F.d (2)

Từ (1) và (2) => M = M’ => momen của ngẫu lực không phụ thuộc vào vị trí của trục quay vuông góc với mặt phẳng chứa ngẫu lực (đpcm).

Bài 1 trang 118 Vật lí 10: Ngẫu lực là gì? Nêu một vài ví dụ về ngẫu lực.

Lời giải:

- Ngẫu lực: là hệ hai lực song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật.

- Ví dụ:

+ Dùng tay vặn vòi nước ta đã tác dụng vào vòi một ngẫu lực

(2)

+ Dùng tuanơvit để vặn đinh ốc, ta tác dụng vào tuanơvit một ngẫu lực.

+ Khi ô tô sắp qua đoạn đường ngoặt, người lái xe tác dụng một ngẫu lực vào tay lái (vô lăng).

Bài 2 trang 118 Vật lí 10: Nêu tác dụng của ngẫu lực đối với một vật rắn.

Lời giải:

(3)

+ Trường hợp vật không có trục quay cố định: Ngẫu lực sẽ làm cho vật quay quanh một trục đi qua trọng tâm và vuông góc với mặt phẳng chứa ngẫu lực. Trục quay đi qua trọng tâm khi này không chịu lực tác dụng.

+ Trường hợp vật có trục quay cố định: Ngẫu lực làm cho vật quay quanh trục quay cố định. Nếu trục quay không đi qua trọng tâm thì trọng tâm của vật cũng quay quanh trục quay, gây ra lực tác dụng lên trục quay đó, có thể làm cho trục quay bị biến dạng. Nếu vật càng quay nhanh thì trục quay bị biến dạng càng nhiều và có thể gãy.

Bài 3 trang 118 Vật lí 10: Viết công thức tính momen của ngẫu lực. Momen của ngẫu lực có đặc điểm gì?

Lời giải:

Công thức tính momen của ngẫu lực:

M = F.d.

Momen của ngẫu lực phụ thuộc vào độ lớn của ngẫu lực và khoảng cách d giữa hai giá của hai lực, không phụ thuộc vào vị trí trục quay O.

Bài 4 trang 118 Vật lí 10: Hai lực của một ngẫu lực có độ lớn F = 5,0 N. Cánh tay đòn của ngẫu lực d = 20 cm. Momen của ngẫu lực là:

A. 100 N.m;

B. 2,0 N.m;

C. 0,5 N.m;

D. 1,0 N.m.

Lời giải:

Chọn D.

Áp dụng công thức momen của ngẫu lực:

M = F.d = 5.0,2 = 1 N.m

(4)

Bài 5 trang 118 Vật lí 10: Một ngẫu lực gồm hai lực F và 1 F có F2 1 = F2 = F và có cánh tay đòn d. Momen của ngẫu lực này là

A. (F1 – F2)d.

B. 2Fd.

C. Fd.

D. Chưa biết được vì còn phụ thuộc vào vị trí của trục quay.

Lời giải:

Chọn C.

Momen cuả ngẫu lực: M = F.d

Bài 6 trang 118 Vật lí 10: Một chiếc thước mảnh có trục quay nằm ngang đi qua trọng tâm O của thước. Dùng hai ngón tay tác dụng vào thước một ngẫu lực đặt vào hai điểm A và B cách nhau 4,5 cm và có độ lớn FA = FB = 1 N (Hình 22.6a)

a) Tính momen của ngẫu lực.

b) Thanh quay đi một góc α = 30o. Hai lực luôn luôn nằm ngang và vẫn đặt tại A và B (Hình 22.6b). Tính momen của ngẫu lực.

Lời giải:

a) Momen của ngẫu lực: M = F.d = F.AB = 1 . 0,045 = 0,045 N.m

(5)

b)

Momen của ngẫu lực: M’ = F.BI với BI = AB.cosα = 4,5.10-2. cos30o = 0,039(m)

=> M’ = 1. 0,039 = 0,039 N.m

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Bước 1: Dùng dây treo tấm bìa lên tại A, khi tấm bìa nằm cân bằng thì dùng bút chì và thước để kẻ đường thẳng đứng qua dây trên tấm bìa, đánh dấu hai điểm A và B.

a. Trong cả 2 trường hợp, lực hướng tâm là hợp lực của phản lực của mặt đường lên xe và trọng lực. Các đoạn đường cong phải làm mặt đường nghiêng về phía tâm để tăng độ

Như vậy, một vật có trục quay cố định sẽ cân bằng khi tổng các mômen lực làm vật quay theo chiều này bằng với tổng các mômen lực làm vật quay theo chiều ngược lại..

- Máy li tâm tốc độ cao sử dụng trong phòng thí nghiệm.. Hỏi phải quay bàn với tần số vòng lớn nhất bằng bao nhiêu để vật không văng ra khỏi bàn? Cho biết mặt bàn hình

- Các đồng hồ chỉ giờ khác nhau trong sảnh khách sạn là do Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông nên ở các địa điểm khác nhau trên Trái Đất sẽ có

Các vật chuyển động theo chiều kinh tuyến sẽ bị lệch về phía bên phải ở bán cầu Bắc, lệch về phía bên trái ở bán cầu Nam so với hướng ban đầu.. Ý nào sau đây không

- Hiện tượng ngày và đêm luân phiên nhau trên Trái Đất là do Trái Đất tự quay quanh trục kết hợp với dạng hình khối cầu của Trái Đất nên bề mặt Trái Đất luôn được Mặt

Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả Địa lí Câu hỏi trang 122 sgk Địa Lí 6: Em có biết con người và tất cả mọi vật trên bề mặt Trái Đất vẫn