• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
49
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 10 Ngày thực hiện: Thứ hai ngày 9 tháng 11 năm 2021

CHÀO CỜ

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

BÀI 10: TÌM SỰ TRỢ GIÚP ĐỂ GIỮ GÌN TÌNH BẠN.

I. YÊU CÂU CẦN ĐẠT HS có khả năng:

1. Nghe đánh giá, nhận xét tuần qua và phương hướng tuần tới; nhận biết những ưu điểm cần phát huy và nhược điểm cần khắc phục.

2. Rèn kĩ năng chú ý lắng nghe tích cực, kĩ năng trình bày, nhận xét; tự giác tham gia các hoạt động,...

3. HS biết lắng nghe chia sẻ của bạn và thể hiện được sự hỗ trợ khi bạn đề nghị.

II. ĐỒ DÙNG 1. Giáo viên:

- Loa, míc, máy tính có kết nối mạng Internet, video hài...

2. Học sinh: Nhật kí

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1. Chào cờ (15 - 17’)

- HS tập trung trên sân cùng HS toàn trường.

- Thực hiện nghi lễ chào cờ.

- GV trực ban tuần lên nhận xét thi đua.

- Đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.

2. Sinh hoạt dưới cờ: Chào mừng năm học mới (15 - 16’)

* Khởi động:

- GV yêu cầu HS khởi động hát - GV dẫn dắt vào hoạt động.

- GV cho HS nêu nhận xét, ý kiến về phong trào hưởng ứng Tủ sách anh em.

- GV cho HS chuẩn bị nhật kí để trao đội đọc với nhau những điều hay lẽ phải, những cái học được từ phong trào.

- HS điểu khiển lễ chào cờ.

- HS lắng nghe.

- HS hát.

- HS lắng nghe

- HS nêu nhận xét, ý kiến về phong trào hưởng ứng Tủ sách anh em.

- HS chuẩn bị nhật kí để trao đội đọc với nhau những điều hay lẽ phải, những cái học được từ phong trào.

(2)

3. Tổng kết, dặn dò (2- 3’)

- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.

- GV dặn dò HS chuẩn bị nội dung HĐGD theo chủ đề

- HS thực hiện yêu cầu.

- Lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

………

………

Giáo dục an toàn giao thông

BÀI 3: LÊN, XUỐNG XE ĐẠP, XE MÁY AN TOÀN(T2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

-Biết sự cần thiết của các thiết bị an toàn đơn giản (mũ bảo hiểm..).

-Thực hiện đúng trình tự khi ngồi hoặc lên xuống trên xe đạp , xe máy.

-HS thực hiện và nhắc nhở bạn bè, người thân không Có thói quen đội mũ bảo hiểm, quan sát các loại xe trước khi xuống xe, biết bám chắc người ngồi đằng trước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

a. Giáo viên:

- Các tranh ảnh trong sách Tài liệu giáo dục An toàn giao thông dành cho học sinh lớp 2.

b. Học sinh:

-Vở, bút.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động dạy Hoạt động học

1.HĐ khởi động:

-Tham gia trò chơi “Xe đạp-xe máy”

-GV nhận xét.

-Giới thiệu bài mới: Dẫn dắt từ trò chơi giới thiệu bài học Lên, xuống xe đạp, xe máy an toàn- Ghi đề.

-HS chơi trò chơi.

-HS lắng nghe.

2. HĐ thực hành

*Thực hành lên, xuống xe đạp, xe máy an toàn:

*Xử lí tình huống:

-Mời 2 HS đóng vai và xử lí tình huống 1.

-HS nhận xét.

-GV chốt: Nếu em là Bông thì em sẽ bảo mẹ tìm cho em mũ bảo hiểm rồi mới lên xe.

-Mời 2 HS đóng vai và xử lí tình huống 2.

-HS nhận xét.

-2 HS đóng vai: Mẹ và Bông.

-2-3 HS nhận xét.

-HS lắng nghe.

-2 HS đóng vai Bố và Bi.

-2-3 HS nhận xét.

-HS lắng nghe.

(3)

-GV chốt: Nếu em là Bi em sẽ chờ ô tô đi rồi mới xuống xe như các bước đã hướng dẫn.

3. HĐ vận dụng

-Cho HS tham gia trò chơi “Nào mình cùng lên xe”.

- GV chia lớp thành 2 đội lên ghép các bước lên xe và các bước xuống xe.

-Nhận xét kết quả.

* Cho HS tự đánh giá ở 3 mức độ: Tốt, đạt, cần cố gắng

- Biết thực hiện các bước lên, xuống xe đạp, xe máy an toàn..

Tốt Đạt Cần cố gắng - Tránh thực hiện những tình huống lên, xuống xe đạp, xe máy không an toàn.

Tốt Đạt Cần cố gắng

-HS tham gia trò chơi theo hướng dẫn của GV.

-HS lắng nghe.

- HS tự đánh giá bằng cách giơ tay.

Củng cố - dặn dò:

-Gv mời HS nhắc lại nội dung bài học.

- GV nhận xét chung giờ học và HS chuẩn bị bài sau: Biển báo hiệu giao thông đường bộ.

IV. Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

………

………

TOÁN

BÀI 32: LUYỆN TẬP ( Tiếp theo) (t1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Thực hành cộng (có nhớ) trong phạm vi 100.

- Thực hiện được việc đặt tính rồi tính và tính nhẩm cộng (có nhớ) có kết quả bằng 100.

- Thông qua việc tìm kết quả các phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 100, Hs có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.

- chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, ...

2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. khởi động(5’)

- GV tổ chức cho HS hát tập thể bài Em học - HS hát và vận động theo bài hát Em

(4)

toán.

- Gọi 2 hs lên bảng Tính:

43 + 9 + 20 = ? 31 + 7 + 10 = ?

- Gọi Hs tự nêu cách tính, nhận xét.

- Gv khen ngợi hs làm bài đúng.

học toán

- 2 hs làm bảng, lớp làm nháp 43 + 9 + 20 = 72

31 + 7 + 10 = 48

- Hs nêu cách tính, nhận xét bài bạn.

2. Thực hành, luyện tập(25’) - Gv kết hợp giới thiệu bài Bài 1: Đặt tính rồi tính 12 + 48

59 + 21 74 + 6 85 + 5

- Gọi hs nêu yêu cầu.

- Khi đặt tính phải chú ý điều gì?

- Yêu cầu 2 hs làm bài trên bảng. Lớp làm bài vào vở.

- Gọi hs chữa miệng nêu rõ cách đặt tính và thực hiện các phép tính sau: 12 + 48; 74 + 6

*Gv chốt lại cách đặt tính và thực hiện phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 100.

- HS lắng nghe.

- HS ghi tên bài vào vở.

- Hs nêu đề toán

- Phải chú ý sao cho đơn vị viết thẳng cột với đơn vị, chục thẳng cột với chục.

- 2Hs làm bài trên bảng, dưới lớp làm bài vào vở.

- Hs nêu cách tính

- Hs nhận xét bài của bạn - Hs đổi chéo vở chữa bài.

Tính (theo mẫu) Mẫu: 72 + 28 = 100 63 + 37

81 + 19 38 + 62 45 + 55

- Gv yêu cầu hs nêu đề bài

- GV hướng dẫn hs thực hành phân tích mẫu :

+ 2 cộng 8 bằng 10, viết 0, nhớ 1.

+ 7 cộng 2 bằng 9, thêm 1 bằng 10, viết 10.

Vậy: 72 + 28 = 100

- Yêu cầu hs làm bài vào vở - Chiếu bài và chữa bài của hs

- Hs đọc đề - Hs đọc bài mẫu

- Hs lắng nghe Gv phân tích mẫu

- Hs thực hiện tính theo mẫu vào vở 63 + 37 = 100

81 + 19 =100

(5)

- Gọi hs nêu miệng cách tính từng phép tính

*Gv chốt lại cách tính phép cộng có nhớ (trong trường hợp số có hai chữ số cộng với số có hai chữ số) có kết quả bằng 100.

38 + 62 = 100 45 + 55 = 100

- Hs nói cách thực hiện phép tính của mình.

- Hs khác nhận xét, bổ sung Bài 3:

a, Đặt tính rồi tính 64 + 36

79 + 21 52 + 48 34 + 66

a, - Yêu cầu Hs đọc đề bài.

- Gv hướng dẫn Hs đặt tính và thực hiện tính.

- Chữa bài: hs nêu rõ cách đặt tính và thực hiện các phép tính sau: 64 + 36; 79 + 21 52 + 48; 34 + 66

- Gv chữa bài, nhận xét.

b, b, Tính nhẩm 60 + 40 = ? 40 + 60 = ? 20 + 80 = ? 80 + 20 = ? 10 + 90 = ? 90 + 10 =?

30 + 70 = ? 70 + 30 = ? - Đọc yêu cầu b.

- Hướng dẫn Hs VD: 60 + 40, nhẩm là 6 chục + 4 chục bằng 10 chục. Vậy 60 + 40 = 100

- Yêu cầu Hs làm bài vào vở.

- Chữa bài.

- Gv chữa bài, nhận xét.

+ Em có nhận xét gì về các phép tính 30 +

- 1 Hs nêu yêu cầu a.

- 2Hs làm bảng lớp. Lớp làm vở.

- Hs trình bày cách thực hiện của mình.

- Lớp nhận xét và chữa bài.

- 1 Hs đọc yêu cầu của b

- Hs tính nhẩm cộng các số tròn chục.

- 1 Hs lên làm bảng nhóm, cả lớp làm bài vào vở ôly.

- 3hs đọc bài làm, nhận xét.

60 + 40 = 100 40 + 60 = 100 20 + 80 = 100 80 + 20 = 100 10 + 90 = 100 90 + 10 =100 30 + 70 = 100 70 + 30 = 100

- Hai phép tính đều có kết quả 100.

Vậy: 30 + 70 = 70 + 30

(6)

70 và 70 + 30 ?

Củng cố: Kĩ năng thực hiện đặt tính và tính nhẩm cộng các số tròn chục có tổng bằng 100.

3. Hoạt động vận dụng(5’) Bài 4: Giải toán

- GV cho HS quan sát tranh và nêu đề toán:

Một chiếc tàu du lịch chở hai đoàn khách tham quan, đoàn khách thứ nhất có 22 người, đoàn khách thứ hai có 23 người. Hỏi hai đoàn khách tham quan có tất cả bao nhiêu người?

GV nêu câu hỏi:

+ Trong tranh vẽ gì?

+ Đoàn khách thứ nhất có bao nhiêu người ? + Đoàn khách thứ hai có bao nhiêu người ? + Vậy muốn biết hai đoàn khách tham quan có tất cả bao nhiêu người đi du lịch ta làm phép tính gì?

- Cho HS nêu phép tính thích hợp.

- Yêu cầu hs thảo luận nhóm đôi nêu kết quả phép tính 22 + 23

- Gv nhận xét, tuyên dương.

* Củng cố, dặn(4’)

- Hỏi: Qua các bài tập, chúng ta được củng cố và mở rộng kiến thức gì?

- GV nhấn mạnh kiến thức tiết học - GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.

- HS quan sát và trả lời câu hỏi:

+ Một chiếc tàu du lịch chở hai đoàn khách tham quan.

+ Đoàn khách thứ nhất có 22 người.

+ Đoàn khách thứ hai có 23 người.

+ HS nêu: 22 + 23 - HS thảo luận nhóm.

- Đại diện các nhóm nêu kết quả

Hai đoàn khách tham quan có tất cả số người đi du lịch là:

22 + 23 = 45 ( người) Đáp số: 45 người

- HS nêu ý kiến - HS lắng nghe IV. Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

………

………

TIẾNG VIỆT

BÀI 20: NHÍM NÂU KẾT BẠN (TIẾT 1 + 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc đúng các từ khó, biết cách đọc lời nói, lời thoại của các nhân vật trong bài đọc.

- Nhận biết được ý nghĩa, giá trị của tình cảm bạn bè (qua bài đọc và tranh minh họa), hiểu vì sao nhím nâu có sự thay đổi từ nhút nhát, trở nên manh dạn, thích sống cùng bè bạn.

(7)

- Tìm đọc mở rộng được các bài viết về hoạt động của học sinh ở trường. HS có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa, ...

- Học sinh: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

TIẾT 1 1. Mở đầu: (5’)

- GV yêu cầu HS quan sát tranh và làm việc nhóm: Kể những đức tính tốt của bạn; Nói về những đức tính tốt của bạn mà em muốn học tập.

+ Trong mỗi tranh các bạn khen nhau điều gì?

+ Theo em, các bạn ấy sẽ học tập đức tính gì của nhau?

+ Em chơi thân với bạn nào? Mọi người hay khen bạn ấy về điều gì? Em muốn học tập đức tính nào của bạn?

-Sau mỗi nhóm trình bày GV gọi HS nhóm khác nhận xét.

- GV ghi nhận và khen những HS có những đức tính tốt để cho các bạn học tập.

- GV tổng hợp các ý kiến, nhận xét về kết quả thảo luận của các nhóm, qua đó có thể định hướng HS học tập theo những đức tính tốt đó của các bạn.

- GV giới thiệu dẫn dắt vào bài: Câu chuyện Nhím nâu kết bạn thể hiện tình cảm tốt đẹp giữa nhím trắng và nhím nâu.

Nhờ tình cảm chân thành của nhím trắng, nhím nâu đã có sự thay đổi: từ chỗ nhút nhát, trở nên mạnh dạn, thích sống cùng bạn bè. Tình bạn đã làm cho cuộc sống của các bạn vui hơn. Khi đọc văn bản, em hãy chú ý đến lời của nhân vật và sự việc chính trong câu chuyện.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (30’)

- HS quan sát tranh minh hoạ trong SHS, và hoạt động nhóm theo nội dung GV yêu cầu.

-Đại diện nhóm lên chia sẻ trước lớp.

-HS nhận xét -HS lắng nghe

-HS lắng nghe.

(8)

*HOẠT ĐỘNG 2: ĐỌC VĂN BẢN - GV đọc mẫu toàn VB.

- GV hướng dẫn kĩ cách đọc: Chú ý nhấn đọc đúng lời người kể và lời nhân vật.

Ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ.

- GV cho HS đọc thầm VB trong khi nghe GV đọc mẫu.

- GV hướng dẫn HS luyện đọc những cầu dài bằng cách ngắt câu thành những cụm từ. Chúng ta trải qua/ những ngày vui vẻ, / ấm áp vì không phải sống một mình/

giữa mùa đông lạnh giá.

- GV cho HS giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong VB. Nếu HS không giải thích được thì GV giải thích. GV có thể đưa thêm một số từ ngữ HS có thể chưa biết: nhút nhát, mạnh dạn…

- GV cho HS chia VB thành các đoạn:

+ Đoạn 1: từ đầu đến vẫn sợ hãi.

+ Đoạn 2: tiếp theo đến cùng tôi nhé.

+ Đoạn 3: phần còn lại.

- GV cho HS đọc nối tiếp từng đoạn.

- GV gọi 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn và hướng dẫn cách luyện đọc trong nhóm.

*Luyện đọc theo nhóm:

- GV cho HS đọc nối tiếp từng câu trong nhóm.

- GV hướng dẫn HS luyện phát âm một số từ ngữ có thể khó phát âm và dễ nhầm lẫn như vồn vã, nhút nhát, lúng túng, run run...

- GV cho HS đọc đoạn trong nhóm.

- GV cho HS đọc cá nhân: Từng em tự luyện đọc toàn VB.

+ GV giúp đỡ HS gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương HS tiến bộ.

-HS lắng nghe chú ý và thực hiện theo yêu cầu của GV.

- HS đọc thầm VB trong khi nghe GV đọc mẫu.

- HS luyện đọc những cầu dài bằng cách ngắt câu thành những cụm từ.

- HS giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong VB.

- HS chia VB thành các đoạn

- HS đọc nối tiếp từng đoạn

-3 HS đọc nối tiếp từng đoạn và hướng dẫn cách luyện đọc trong nhóm

- HS đọc nối tiếp từng câu trong nhóm.

- HS luyện phát âm một số từ ngữ có thể khó phát âm và dễ nhầm lẫn.

- HS đọc đoạn trong nhóm

- HS đọc cá nhân: Từng em tự luyện đọc toàn VB.

-HS lắng nghe

TIẾT 2 3. Hoạt động luyện tập, thực hành (20’)

*HOẠT ĐỘNG 3: TRẢ LỜI CÂU HỎI Câu 1. Chi tiết nào cho thấy nhím nâu rất nhút nhát?

- GV cho HS đọc câu hỏi.

- GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS đọc kĩ đoạn

-HS đọc câu hỏi.

-HS thực hiện hoạt động nhóm.

(9)

1 và 2, trao đổi trong nhóm để tìm câu trả lời.

-GV và HS thống nhất câu trả lời:

Nhím nâu lúng túng, nói lí nhí, nấp vào bụi cây, cuộn tròn người, sợ hãi; run run khi bước vào nhà nhím trắng.

Câu 2: Kể về những lần nhím trắng và nhím mâu gặp nhau?

-GV gọi 1 HS đọc câu hỏi.

- GV yêu cầu HS xem lại đoạn 1, 2. Sau đó thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi trên.

-GV mời đại diện nhóm trả lời.

-GV nhận xét chung và cùng HS chốt câu trả lời đúng:

+Lần 1, nhím trắng và nhím nâu gặp nhau vào một buổi sáng, khi nhím nâu đang đi kiếm quả cây.

+Lần 2, chúng gặp lại nhau khi nhím nâu tránh mưa đúng vào nhà của nhím trắng.

Câu 3: Theo em, vì sao nhím nâu nhận lời kết bạn cùng nhím trắng?

-Gọi 1 HS nêu câu hỏi.

-Yêu cầu HS xem lại đoạn 3 (chú ý câu thể hiện suy nghĩ của nhím nâu) để trả lời câu hỏi.

-Gọi 1 số HS trả lời.

-GV nhận xét và đánh giá ý kiến của HS.

-GV và HS nhận xét, thống nhất câu trả lời (VD: Vì nhím nâu thấy nhím trắng tốt bụng, thân thiện, vui vẻ…; nhím mâu đã nhận ra không có bạn thì rất buồn…) Câu 4: Nhờ đâu nhím trắng và nhím nâu có những ngày mùa đông vui vẻ, ấm áp?

-GV nêu câu hỏi sau đó yêu cầu HS xem lại tranh và câu cuối trong đoạn 3 để trả lời câu hỏi.

-Gọi HS trả lời.

-GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS.

-Đại diện nhóm trình bày.

-1 HS đọc câu hỏi.

-HS thảo luận nhóm tìm câu trả lời.

-Đại diện các nhóm trình bày - nhóm khác nhận xét.

-HS lắng nghe.

-1 HS đọc câu hỏi.

-HS thực hiện cá nhân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

-Một vài HS trả lời theo ý hiểu - HS khác nhận xét, bổ sung.

-HS thực hiện.

-HS trả lời - HS khác nhận xét.

(10)

-GV cùng HS thống nhất câu trả lời (VD:

Vì nhím trắng và nhím nâu không phải sống một mình trong mùa đông lạnh giá.)

*HOẠT ĐỘNG 4: LUYỆN ĐỌC LẠI - GV đọc lại toàn VB trước lớp.

- Một HS đọc lại toàn VB. Cả lớp đọc thầm theo.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (15p)

* HOẠT ĐỘNG 5: LUYỆN TẬP THEO VĂN BẢN ĐỌC

Câu 1: Đóng vai nhím trắng, nhím nâu trong lần gặp lại để nối tiếp câu:

-Gọi 1 HS đọc yêu cầu

-Yêu cầu HS xem lại đoạn 3 và quan sát tranh minh họa tình huống để hoàn thiện các câu nói.

-Gọi HS nêu trước lớp.

-GV và HS nhận xét, thống nhất câu trả lời.

(VD: Xin lỗi, mình đã vào nhà bạn mà không xin phép; Xin lỗi, mình đã tự tiện vào nhà bạn; Xin lỗi, mình không biết đây là nhà của bạn. Vì vậy đã tự ý vào trú mưa …

Đừng ngại, gặp lại bạn mình rất vui;

Đừng ngại, mình vui vì giúp được bạn mà; Đừng ngại, bạn cứ vào nhà mình mà trú mưa, bạn ở lại nhà mình nhé! ...)

-GV cho HS thảo luận theo cặp để đóng vai thể hiện tình huống, sau đó mời 1 vài cặp lên đóng vai trước lớp.

-GV nhận xét, ghi nhận những HS nói lưu loát, diễn cảm.

Câu 2: Đóng vai Bình và An để nói lời xin lỗi trong tình huống: Bình vô tình va vào An, làm An ngã.

-GV chiếu tranh minh họa tình huống xảy ra giữa Bình và An.

-Yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi tìm lời xin lỗi và lời đáp.

-HS lắng nghe.

-HS thực hiện -HS thực hiện

- HS đọc yêu cầu.

-HS thực hiện.

- HS nêu câu trả lời trước lớp.

-HS thực hiện theo yêu cầu.

- HS quan sát tranh và thảo luận cặp đôi.

- Đại diện nhóm trình bày - HS nhóm khác nhận xét.

- HS quan sát.

(11)

-Mời đại diện một số nhóm trình bày.

-GV nhận xét, ghi nhận những lời nói và lời đáp phù hợp (VD: Bình: Xin lỗi bạn, mình không cố ý./ Ôi, mình vô ý quá.

Mình xin lỗi bạn. / Bạn cho mình xin lỗi nhé!

An: Ừ, không sao đâu. Mình biết là bạn sơ ý mà. / Không có gì đâu, bạn đừng ngại. / Không sao đâu, nhìn này, mình chẳng đau gì cả. / …)

-GV gọi 1 số cặp HS đóng vai trước lớp -GV cùng HS nhận xét về ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ, … và bình chọn cặp đôi đóng vai đạt nhất.

CỦNG CỐ:

- Chúng ta vừa học bài gì?

- Điều làm em thích nhất ở bài này là gì?

- Hãy về nhà tập đóng vai với người thân, nói những lời cảm ơn hay xin lỗi phù hợp nhé.

- HS thảo luận.

- 2 - 3 cặp HS đóng vai.

- HS lắng nghe.

- Một số nhóm đóng vai trước lớp.

- HS lắng nghe.

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe và thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

_______________________________________

Ngày thực hiện: Thứ ba ngày 10 tháng 11 năm 2021 TIẾNG VIỆT

BÀI 20: NHÍM NÂU KẾT BẠN (TIẾT 3) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nghe - viết đúng chính tả một đoạn văn (theo Nhím nâu kết bạn); biết viết hoa chữ cái đầu dòng và đầu câu. Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt, trong đó phân biệt g/gh (bài tập chính tả toàn dân), phân biệt iu/ưu hoặc iên/ iêng (bài tập chính tả phương ngữ).

- Biết quan sát và viết đúng các nét chữ, trình bày đẹp bài chính tả.

- HS có ý thức chăm chỉ học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, máy chiếu để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở ô li; bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ mở đầu (5’)

- GV cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

+ Tranh vẽ gì?

+ Nội dung của bài đọc?

- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi - Nhím nâu và nhím trắng.

(12)

- GV cho HS nhận xét - GV nhận xét

- GV giới thiệu bài mới: Nghe - viết: Nhím Nâu kết bạn.

2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới (15’)

HOẠT ĐỘNG 1: NGHE - VIẾT CHÍNH TẢ

- GV gọi HS đọc thành tiếng cả đoạn.

- GV lưu ý HS một số vấn đề chính tả trong đoạn viết.

- GV hỏi:

+ Đoạn văn có những chữ nào viết hoa?

+ Đoạn văn có những dấu câu gì?

+ Đoạn văn có chữ nào dễ viết sai? (Nếu HS không nói được, GV có thể gợi ý)

GV: Lưu ý: Đánh dấu thanh đúng vị trí các chữ: giữa, mùa, gió…

- GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách.

- GV đọc cho HS viết bảng con những từ dễ viết sai.

- GV đọc chính tả cho HS viết vào vở.

- GV đọc từng câu cho HS viết.

Những câu dài cần đọc theo từng cụm từ (Thấy nhím trắng tốt bụng, /nhím nâu đã nhận lời kết bạn. // Cả hai cùng trang trí/ chỗ ở cho đẹp. // Chúng trải qua những ngày vui vẻ, / ấm áp vì không phải sống một mình giữa mùa đông lạnh giá. // )

- GV lưu ý: Mỗi cụm từ đọc 2 - 3 lần. GV cần đọc rõ ràng, chậm rãi phù hợp tốc độ viết của HS.

- GV đọc lại một lần cả đoạn.

- GV cho HS tự soát lỗi.

- GV cho HS đổi vở cho nhau để soát lỗi giúp bạn.

- GV kiểm tra bài viết của HS, sửa một số bài và nhận xét chung cả lớp.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (10’) HOẠT ĐỘNG 2: BÀI TẬP CHÍNH TẢ Bài tập 2: Chọn g hoặc gh thay cho ô vuông.

- HS nhận xét - HS lắng nghe - HS lắng nghe.

- 2-3 HS đọc.

- HS lắng nghe.

- HS chia sẻ.

+ Viết hoa chữ cái đầu cầu.

+ Giữa các cụm từ trong mỗi câu có dấu phẩy, kết thúc câu có dấu chấm.

+ HS tìm, bạn nhận xét, bổ sung:

trắng, giữa, giá.

- HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách.

- HS luyện viết bảng con.

- HS nghe viết vào vở ô li.

- HS lắng nghe.

- HS tự soát lỗi.

- HS đổi chép theo cặp.

- HS lắng nghe.

- HS đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm

(13)

- GV cho HS đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm theo.

- GV chiếu yêu cầu BT lên.

- HS cả lớp làm vào SGK.

- GV cho HS khác nhận xét, góp ý.

- Yêu cầu HS nêu lại quy tắc chính tả đã học từ lớp 1. Khi nào viết g, khi nào viết gh.

- GV thống nhất đáp án đúng và khen các nhóm hoàn thành tốt BT (Suối gặp…, Góp thành…, Quả gấc…, gặp được, Nắng ghé vào…).

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5’) Bài tập 3: Chọn a hoặc b.

a. Tìm từ ngữ có tiếng chứa iu hoặc ưu.

- GV cho HS đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm theo.

- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân sau đó thảo luận nhóm đôi, chia sẻ kết quả.

- GV tổ chức cho HS trình bày kết quả thảo luận bằng hình thức trò chơi: Truyền điện

- GV nêu luật chơi, cách chơi. Mời 2 nhóm lên, mỗi nhóm 5 bạn thi tiếp sức. Các bạn trong nhóm lần lượt viết từ mình tìm được vào bảng đội mình. Sau khi viết xong, quay lại truyền cho bạn tiếp theo lên viết. Đội nào viết đúng nhất, nhanh nhất là đội thắng cuộc.

- GV cùng HS chơi và nhận xét.

*CỦNG CỐ

- Hôm nay em học bài gì?

- GV hỏi: Nội dung của bài chính tả?

- GV nhận xét giờ học.

- Xem lại bài, chuẩn bị bài mới.

theo.

- HS quan sát làm bài vào PHT - HS khác nhận xét, góp ý.

- HS nêu.

- Lắng nghe.

- HS đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm theo.

-Thực hiện.

- HS trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình:

+Líu lo, nâng niu, ríu rít, buồn thiu, cái rìu, bĩu môi, khẳng khiu, nặng trĩu, dễ chịu…

+ lưu luyến, bưu thiếp, cứu giúp, hạt lựu, mưu trí, sưu tầm, tựu trường…

+ mái hiên, cô tiên, tiến bộ, con kiến, cửa biển…

+ chao liệng, nghiêng ngả, siêng năng, lười biếng…

- Các nhóm phân công bạn chơi.

- HS lắng nghe luật chơi.

- HS chơi trò chơi.

- HS nhận xét.

-HS lắng nghe.

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

(14)

...

...

_______________________________________

TIẾNG VIỆT

BÀI 20: NHÍM NÂU KẾT BẠN (TIẾT 4) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Phát triển vốn từ ngữ về hoạt động; đặc điểm; đặt được câu nói về hoạt động của học sinh. Đặt được câu về hoạt động theo mẫu.

- Phát triển vốn từ chỉ hoạt động, đặc điểm. Rèn kĩ năng đặt câu.

- Bồi dưỡng tình cảm bạn bè, yêu quý trường, lớp, bạn bè trong trường.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Laptop; máy chiếu, slide tranh minh họa.

2. Học sinh: SHS, vở BTTV 2 tập 1, nháp.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh 1. HĐ mở đầu: (5’)

- GV tổ chức cho HS hát và vận động theo bài hát Tình bạn.

- GV giới thiệu. Kết nối vào bài.

- GV ghi tên bài.

2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới: ( 15P)

HOẠT ĐỘNG 1: XẾP CÁC TỪ NGỮ VÀO NHÓM THÍCH HỢP

- GV cho HS đọc yêu cầu của bài tập.

- GV sử dụng bảng phụ để hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu.

- GV nêu nhiệm vụ. HS làm việc nhóm đôi để thực hiện nhiệm vụ.

- GV cho 2 - 3 HS lên trình bày kết quả.

- GV cho HS đọc to các từ ngữ chỉ hoạt động; từ chỉ đặc điểm.

- GV thống nhất câu trả lời đúng, nhận xét.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (10p)

HOẠT ĐỘNG 2: CHỌN TỪ NGỮ CHỈ HOẠT ĐỘNG ĐÃ TÌM ĐƯỢC Ở BÀI TẬP 1 THAY CHO Ô VUÔNG

- Lớp hát tập thể.

- HS lắng nghe, nhắc lại tên bài.

- HS ghi bài vào vở.

- HS đọc yêu cầu của bài tập.

- HS nghe GV sử dụng bảng phụ để hướng dẫn.

- HS làm việc nhóm đôi để thực hiện nhiệm vụ.

- 2 - 3 HS lên trình bày kết quả.

a) Từ ngữ chỉ hoạt động: Nhường bạn, giúp đỡ, chia sẻ.

b) Từ ngữ chỉ đặc điểm: hiền lành, chăm chỉ, tươi vui.

- HS đọc to các từ chỉ hoạt động; từ chỉ đặc điểm.

- HS lắng nghe

- HS đọc to yêu cầu của bài.

- HS nêu: Nhường bạn, giúp đỡ, chia sẻ.

- HS làm việc nhóm đôi

(15)

- GV gọi HS đọc to yêu cầu của bài.

- Gọi học sinh nêu lại những từ chỉ hoạt động trong bài tập 1.

- GV yêu cầu HS quan sát tranh làm việc nhóm đôi, lựa chọn từ ngữ cần điền.

- GV có thể đặt một số câu hỏi gợi ý cho những nhóm còn lúng túng khi thảo luận:

+ 1. Ai đã biết san sẻ, chia bớt cái hay, cái ngon với bạn bè, để tất cả cùng hưởng?

+ 2. Ai đã biết giúp bạn để bạn bớt khó khăn, có thể học tập tốt hơn?

+ 3. Ai đã nhận phần thiệt về mình, để bạn bè được hưởng phần tốt hơn?...

- GV gọi một số HS trình bày kết quả thảo luận.

- GV cho các HS khác nhận xét và nếu đáp án của mình.

- GV tổng kết ý kiến của các nhóm và thảo luận với HS cách tìm ra đáp án đúng.

- GV và HS thống nhất đáp án, nhận xét.

Mở rộng, giáo dục phẩm chất tốt đẹp cho HS về tình cảm bạn bè.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5p

HOẠT ĐỘNG 3: ĐẶT MỘT CÂU VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC BẠN TRONG TRANH

- GV gọi HS đọc to yêu cầu của BT.

- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi (4p) để thực hiện nhiệm vụ:

Nhiệm vụ: Quan sát tranh, nêu được hoạt động của các bạn trong tranh sau đó và mỗi bạn đặt một câu nói về hoạt động của các bạn trong tranh.

- GV gọi một số HS trình bày về kết quả thảo luận của nhóm.

- HS trình bày kết quả thảo luận

(a: Chia sẻ; b: giúp đỡ; c: nhường nhịn) - Các HS khác nhận xét và nếu đáp án của mình.

- HS lắng nghe.

- HS đọc to yêu cầu của BT

- HS thảo luận nhóm đôi (4p) để thực hiện nhiệm vụ.

- HS trình bày về kết quả thảo luận của nhóm.

VD: Tranh 1:

-Bạn Lan cho bạn Hải mượn bút. / Bạn Hải nhận lấy bút bạn Lan đưa.

Tranh 2:

- Các bạn đến thăm bạn Hà ốm. / Hà ốm, đang nằm trên giường….

Tranh 3:

- Bạn Liên lau bàn ghế. / Bạn Hòa lau cửa kính. / Các bạn đang trực nhật.

(16)

- GV cho HS nhận xét.

- GV nhận xét.

- GV yêu cầu HS viết vào vở câu trả lời.

- GV lưu ý đặt dấu chấm vào đúng vị trí.

- GV và HS nhận xét một số bài viết.

CỦNG CỐ:

- Hôm nay, chúng ta học bài gì?

- GV cho HS nêu một số từ ngữ chỉ hoạt động và từ chỉ đặc điểm mà em biết?

- GV nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị bài mới

Tranh 4:

- Các bạn cùng nhảy múa. / Bạn Liên đang nhảy. / Bạn Hòa đang múa. / Bạn Thủy đang hát.

- HS nhận xét - HS lắng nghe

- HS viết vào vở câu trả lời.

- HS lắng nghe

- HS nhận xét một số bài viết -HS trả lời

-HS lắng nghe -HS lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

_______________________________________

TOÁN

BÀI 33: PHÉP TRỪ (CÓ NHỚ) TRONG PHẠM VI 100(t1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Thực hành trừ (có nhớ) trong phạm vi 100 dạng 52 – 24 dựa vào phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20. Thực hiện được việc đặt tính rồi tính và tính nhẩm trừ (có nhớ) có kết quả bằng 100.Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ ( có nhớ) trong phạm vi 100 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Thông qua việc tìm kết quả các phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 100, Hs có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.

- Chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, ...

- Các thẻ phép tính để HS thực hiện kiến thức bài mới trong bộ đồ dùng học Toán 2 2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. khởi động(5’)

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ - HS chơi trò chơi “ truyền điện” VD: 42 -

(17)

Truyền điện”, trò chơi đố bạn để tìm kết quả của các phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20 đã học.

- GV cho HS quan sát bức tranh, thảo luận nhóm bàn dựa vào tranh nêu phép tính trừ + Làm thế nào để tìm được kết quả của phép trừ 52 – 24 = ?

- Gv nhận xét, tuyên dương.

23 = 19

33 - 15 = 18 51 - 34 = 17

………

- HS quan sát, thảo luận và tìm ra được phép trừ

52 – 24 = ?

- Hs tự nêu theo suy nghĩ của mình 2. Hoạt dộng hình thành kiến thức (15’)

- Gv kết hợp giới thiệu bài

- GV hướng dẫn hs cách tìm kết quả phép tính 52 - 24 bằng các khối lập phương:

- GV yêu cầu HS lấy các khối lập phương và thực hiện theo GV

Nêu: Lấy 52 khối lập phương, gài thành từng thanh chục, để có 5 thanh ở cột chục, 2 khối lập phương rời ở cột đơn vị đồng thời gắn lên bảng.

- GV hướng dẫn HS lấy ra 24 khối lập phương từ 52 khối lập phương đã cho: lấy 1 thanh chục ở cột chục, tháo rời ra đưa qua cột đơn vị thì được 12 khói lập phương đơn vị, lấy đi 4 khối lập phương đơn vị thì còn 8 khối lập phương đơn vị, lấy ra tiếp 2 thanh chục ở cột chục, còn lại 2 thanh chục và 8 khối lập phương đơn vị.

- Vậy 52 - 24 = ?

- Muốn tính 52 - 24 ta đã thực hiện gài các thanh hình lập phương như thế nào?

- GV chốt ý

- GV hướng dẫn Hs tìm kết quả phép trừ 52 - 24 bằng cách đặt tính rồi tính ( Lưu ý:

kĩ thuật mượn trả)

+ 2 không trừ được 4, lấy 12 trừ 4 bằng 8, viết 8, nhớ 1.

+ 2 thêm 1 bằng 3, 5 trừ 3 bằng 2, viết 2.

Vậy: 52 – 24 = 28.

- Yêu cầu Hs thực hiện một số phép tính khác vào bảng con:

65 – 17 = ? 74 – 16 = ?

- HS lắng nghe.

- HS ghi tên bài vào vở.

- HS lấy các khối lập phương và thực hiện theo GV

- Hs lấy 5 thanh ở cột chục, 2 khối lập phương rời ở cột đơn vị gài vào bảng cá nhân.

Hs thao tác trên các khối lập phương của mình, tay gài, miệng nói theo Gv hướng dẫn

- Hs trả lời: 52 - 24 = 28 - 2, 3 hs trả lời

- Hs lắng nghe

- Hs thực hành đặt tính rồi tính vào bảng con.

(18)

- Gv nhận xét, tuyên dương. - HS làm một số VD:

65 – 17 = 48 74 – 16 = 58 2.Thực hành, luyện tập (15”)

Bài 1: Tính 31 - 16 42 - 25 63 - 28 44 - 38

- Gv yêu cầu hs nêu đề bài

- GV hướng dẫn hs: Ta thực hiện tính như thế nào?

- Yêu cầu hs làm bài vào vở, 2 Hs làm bảng lớp

- Chiếu bài và chữa bài của hs dưới lớp.

- Gọi hs nêu miệng cách tính từng phép tính

*Gv chốt lại cách tính phép trừ (có nhớ) (trong trường hợp số có hai chữ số trừ với số có hai chữ số) trong phạm vi 100.

- Hs đọc đề

- Hs trả lời: Tính từ phải sang trái bắt đầu từ cột đơn vị

- Hs lên bảng làm bài, dưới lớp làm vào vở.

- Hs dưới lớp nhận xét bài bạn

- Hs nói cách thực hiện phép tính của mình.

- Hs khác nhận xét, bổ sung

Bài 2: Đặt tính rồi tính 71 - 48

52 - 36 43 - 17 64 - 29

- Gọi Hs đọc đề bài.

- Bài có mấy yêu cầu?

- Gv hướng dẫn Hs: Khi đặt tính cần chú ý điều gì?

* Chú ý: Thực hiện tính cần lưu ý kĩ thuật mượn, trả. VD: 71 – 48 = ? 1 không trừ được 8, mượn 1 chục, được 11 trừ 8 bằng 3, viết 3, nhớ 1. 4 thêm 1 bằng 5, 7 trừ 5 bằng 2, viết 2.

- Yêu cầu hs làm bài vào vở, 3 hs lên làm bảng.

- Chữa bài: hs nêu rõ cách đặt tính và thực hiện các phép tính sau: 52 - 36; 43 - 17; 64

- 2 Hs đọc to

- Bài có 2 yêu cầu: Đặt tính, tính

- Khi đặt tính cần chú ý sao cho đơn vị viết thẳng cột với đơn vị, chục thẳng cột với chục.

- Hs lắng nghe

- 3Hs làm bảng lớp. Lớp làm vở.

- Hs trình bày cách thực hiện của mình.

- Lớp đổi chéo vở nhận xét và chữa bài.

(19)

- 29

- Gv chữa bài, nhận xét.

Củng cố: Kĩ năng đặt tính và tính trừ ( có nhớ) trong phạm vi 100.

4. HĐ vận dụng(5’) Bài 3: Tính (theo mẫu) M: 41 - 15 - 9 = ?

32 - 18 - 5 = ? 52 - 23 - 8 = ? 64 - 36 - 9 = ? - Gọi hs nêu đề bài - GV hướng dẫn mẫu:

41 - 15 - 9 = 26 - 9 = 17

- Ta thực hiện tính ntn?

- Yêu cầu hs làm bài vào vở, 2 Hs làm bảng lớp

- Chiếu bài và chữa bài của hs dưới lớp.

- Gọi hs nêu miệng cách tính từng phép tính

*Gv chốt lại cách tính phép trừ (có nhớ) (trong trường hợp số có hai chữ số trừ với số có hai chữ số) trong phạm vi 100.

* Củng cố - dặn dò(4’)

- Hỏi: Qua các bài tập, chúng ta được củng cố và mở rộng kiến thức gì?

- GV nhấn mạnh kiến thức tiết học - GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.

- Hs đọc đề - Hs lắng nghe

- Hs trả lời: Tính từ phải sang trái bắt đầu từ cột đơn vị

- Hs lên bảng làm bài, dưới lớp làm vào vở.

32 - 18 - 5 = 14 - 5 = 9 52 - 23 - 8 = 29 - 8 = 21 64 - 36 - 9 = 28 - 9 = 19

- Hs dưới lớp nhận xét bài bạn

- Hs nói cách thực hiện phép tính của mình.

- Hs khác nhận xét, bổ sung

- HS nêu ý kiến

- HS lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

_______________________________________

Ngày thực hiện: Thứ tư ngày 11 tháng 11 năm 2021 TIẾNG VIỆT

BÀI 20: NHÍM NÂU KẾT BẠN (TIẾT 5) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

(20)

- Phát triển kĩ năng viết đoạn văn kể về các hoạt động trong giờ ra chơi.

- hs có kĩ năng đặt câu kể về hoạt động.

- Biết bày tỏ cảm xúc, tình cảm qua bài thơ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Laptop; Tivi; clip, slide tranh minh họa, … 2. Học sinh: SHS, vở BTTV 2 tập 1, nháp, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh 1. Mở đầu: (5’)

- Học sinh hát bài hát “Chúng em chơi giao thông”.

- Trong bài hát có những hoạt động gì của các bạn học sinh?

- GV dẫn dắt vào bài mới.

2. Hình thành kiến thức (15)

HOẠT ĐỘNG 1 : QUAN SÁ TRANH VÀ KỂ TÊN MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH TRONG GIỜ RA CHƠI.

- GV yêu cầu HS đọc đề bài. Cả lớp đọc thầm.

- GV chiếu các hình ảnh lên bảng.

- GV tổ chức nhóm 4 thảo luận.

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh và ghi phiếu nhóm.

- GV gọi đại diện 1 nhóm nhận xét trình bày nhóm bạn.

- GV yêu cầu HS kể thêm 1 số hoạt động của các bạn trong trường mình vào giờ ra chơi.

- GV nhận xét khen ngợi HS đã biết quan sát các hoạt động và có đóng góp tích cực cho bài học.

3. Hoạt động thực hành, luyện tập (15') HOẠT ĐỘNG 2 : VIẾT 4 -5 CÂU KỂ VỀ MỘT GIỜ RA CHƠI CỦA TRƯỜNG EM

- GV cho HS nêu yêu cầu của bài tập.

- GV cho HS trao đổi nhóm đôi, trả lời các câu hỏi :

+ Trong giờ ra chơi em và các bạn thường

- HS hát bài hát.

- HS trả lời. (Các bạn chơi trò chơi giao thông)

- HS lắng nghe.

- HS đọc đề bài. Cả lớp đọc thầm.

- HS quan sát.

- HS thảo luận ghi các hoạt động vào phiếu nhóm.

- Đại diện nhóm lên bảng trình bày kết quả nhóm mình (đánh cầu lông, đọc sách, đá cầu, đuổi bắt, hỏi bài cô giáo, …).

- Nhiều HS kể nối tiếp: nhảy dây, trốn tìm, ô ăn quan, …

- HS lắng nghe.

- HS nêu yêu cầu của bài tập

- HS trao đổi nhóm đôi, trả lời các câu hỏi.

(21)

chơi ở đâu ?

+ Em và các bạn thường chơi trò chơi gì ? + Em thích hoạt động nào nhất ?

+ Em cảm thấy thế nào sau mỗi giờ ra chơi ?

- GV cho đại diện một số (3 - 4) nhóm trình bày trước lớp.

- GV cho từng HS viết bài vào vở.

- GV cho HS đổi bài cho bạn để sửa chữa hoàn chỉnh bài viết.

- GV gọi một số HS đọc bài trước lớp.

- GV cho HS nhận xét.

- GV nhận xét

* CỦNG CỐ

- GV cho HS nhắc lại nội dung bài học.

- Nhận xét tiết học, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.

- Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau.

- Đại diện một số (3 - 4) nhóm trình bày trước lớp. (Khuyến khích HS trả lời liền mạch thành một đoạn văn.

Khi hồi chuông vang lên báo hiệu giờ ra chơi đã đến. Đó là lúc chúng em được nghỉ giải lao. Em và một nhóm bạn thường hay chơi đánh cầu lông dưới bóng mát trước cửa lớp học. Đây là môn thể thao mà em yêu thích. Sau mỗi giờ ra chơi, em cảm thấy thật vui và sảng khoái.

- HS viết bài vào vở.

- HS đổi bài cho bạn để sửa chữa hoàn chỉnh bài viết.

- HS đọc bài trước lớp.

- HS nhận xét - HS lắng nghe

- HS nhắc lại nội dung bài học

- HS lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

______________________________________________________

TIẾNG VIỆT

BÀI 20: NHÍM NÂU KẾT BẠN (TIẾT 6) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Tìm đọc được một câu chuyện hoặc văn bản thông tin về hoạt động của học sinh ở trường.

- Đọc mở rộng được một câu chuyện về hoạt động của học sinh ở trường. Chia sẻ với cô giáo, các bạn, người thân về một bài thơ câu chuyện em thích một cách rõ ràng, mạch lạc, tự tin.

- Ý thức việc tự tìm đọc về bài thơ, câu chuyện được giao) II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- GV: Phiếu đọc sách, 1 số sách đọc liên quan

(22)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Mở đầu: (5’)

- Tổ chức cho HS hát bài hát “Đoàn tàu” thi nói tên những bài hát về hoạt động vui chơi của các bạn HS.

- Hát 1 bài hát

- GV kết nối dẫn dắt vào bài mới.

2. Khám phá kiến thức: (20)

HOẠT ĐỘNG 1 : TÌM ĐỌC SÁCH, BÁO NÓI VỀ VIỆC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Ở TRƯỜNG

- GV cho HS đọc lại yêu cầu trong sách.

- GV giới thiệu cho HS những cuốn sách, những bài báo hay về hoạt động của học sinh ở trường.

- GV cho HS tìm đọc trong thư viện trường, tủ sách gia đình hoặc mua ở hiệu sách địa phương.

- GV mang đến lớp một cuốn sách hoặc một bài báo hay và giới thiệu về nội dung cuốn sách hoặc bài báo nhằm khơi gợi sự tò mò, hứng thú đọc của HS.

- GV giao nhiệm vụ cho HS khi đọc sách, hướng dẫn HS cách đọc và nắm bắt thông tin chính của câu chuyện dựa vào các câu hỏi gợi ý:

+ Tên cuốn sách bài báo là gì?

+ Tên của tác giả và nhà xuất bản là gì?...

- GV nêu rõ thời hạn hoàn thành và gợi ý một số hình thức sản phẩm.

- GV cho HS thực hiện sau khi đọc : một bài thuyết trình về một nội dung mà em thích nhất trong VB/ một bức tranh vẽ một hoạt động của học sinh ở trường mà em thích trong VB/ một sơ đồ ghi lại những thông tin chính trong VB/ một phiếu đọc sách theo mẫu mà GV cung cấp...

- GV cho HS đọc sách tại lớp trong giờ Đọc mở rộng.

- GV cho các em đọc độc lập hoặc theo nhóm.

3. Hoạt động thực hành, luyện tập(10')

HOẠT ĐỘNG 2 : NÓI VỚI BẠN VỀ HOẠT ĐỘNG EM YÊU THÍCH

- HS thực hiện (đu quay, lên tàu lửa)

- HS đọc lại yêu cầu trong SGK - HS nghe giới thiệu những cuốn sách, những bài báo hay về hoạt động của học sinh ở trường.

- HS tìm đọc trong thư viện, tủ sách gia đình hoặc mua ở hiệu sách địa phương.

- HS chia sẻ bài đọc với bạn theo nhóm hoặc trước lớp.

- HS lắng nghe nhiệm vụ và trả lời câu hỏi.

-HS lắng nghe

- HS thực hiện sau khi đọc

- HS đọc sách tại lớp trong giờ Đọc mở rộng

- Các em đọc độc lập hoặc theo nhóm.

(23)

- GV yêu cầu HS nhắc lại một số hoạt động của học sinh ở trường.

- GV chiếu lên bảng một số gợi ý : + Tên của hoạt động là gì ?

+ Những ai đã tham gia hoạt động đó ? + Điều bạn thích nhất ở hoạt động đó là gì ? - GV và HS nhận xét, đánh giá.

* CỦNG CỐ

- GV cho HS nhắc lại những nội dung đã học.

- GV tóm tắt lại những nội dung chính:

+ Đọc bài Nhím nâu kết bạn

+ Rèn chính tả phân biệt g/gh; iu/ưu; iên/iêng.

+ Mở rộng vốn từ chỉ đặc điểm, hoạt động.

+ Luyện viết câu nêu hoạt động, viết đoạn văn kể về một giờ ra chơi.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

Tiếp tục tìm đọc các bài viết về hoạt động của HS ở trường.

- HS nhắc lại một số hoạt động của học sinh ở trường.

- HS quan sát tranh minh họa, dựa vào gợi ý ở bóng nói và chia sẻ trước lớp về hoạt động mà em yêu thích nhất.

- HS nhận xét, đánh giá.

- HS nhắc lại những nội dung đã học

- HS nhắc lại nội dung chính

-HS lắng nghe -HS lắng nghe IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

TOÁN

BÀI 33: PHÉP TRỪ (CÓ NHỚ) TRONG PHẠM VI 100(t2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Thực hiện được việc tính nhẩm trừ (có nhớ) có kết quả bằng 100.; Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ ( có nhớ) trong phạm vi 100 đã học vào giải toán có lời văn.

- Thông qua việc tìm kết quả các phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 100, Hs có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.

- Chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, ...

2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động (7’)

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Alibaba”.Gv phổ biến luật chơi: Người quản trò sẽ hát theo nhịp bài hát Alibaba có lời đi kèm với những hành động, buộc các bạn trong

- HS chơi trò chơi “ Alibaba”

(24)

lớp phải làm theo và hát vang "Alibaba", VD như: Xưa kia kinh đô Bát- đa có một chàng trai đáng yêu gọi tên - Alibaba

- Yêu cầu Hs đặt tính rồi tính phép tính vào bảng con:

55 – 17 = ? 34 – 15 = ?

- Gv nhận xét, tuyên dương.

- Hs thực hành đặt tính rồi tính vào bảng con.

2. Thực hành, luyện tập (10’) - Gv kết hợp giới thiệu bài

Bài 3: Số

- Gọi hs nêu đề bài

- GV cho Hs quan sát tranh và giới thiệu, có một số phép tính trên giấy, chú mèo con sơ ý làm đổ mực, che mất một số trong mỗi phép tính. Con hãy tìm số thích hợp bị mực che khuất giúp chú mèo con nhé.

- Hướng dẫn: ví dụ ở phép tính đầu tiên, 3... - 18 = 13

số nào trừ 8 thì bằng 3? Hay ở phép tính thứ ba, 95 - ...8 = 57 số 15 trừ mấy thì bằng 9?

-Yêu cầu hs làm bài vào vở, 2 Hs lên làm trên bảng

- Chiếu bài và chữa bài của hs - Gọi hs nói lên cách tìm của mình

* Chốt lại cách thực hiện phép tính trừ ( có nhớ ) trong phạm vi 100.

4. vận dụng( 10’) Bài 4: Giải toán

- Yêu cầu hs nêu đề toán - Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Muốn biết Mai nhặt được bao nhiêu quả trứng gà ta làm như thế nào?

- HS lắng nghe.

- HS ghi tên bài vào vở.

- 1Hs nêu đề toán - Hs lắng nghe

- Hs tự tìm theo cách của mình.

- Hs làm bài vào vở, 2 hs làm bảng - Hs nhận xét bài của bạn

- Hs nêu cách tìm của mình - Hs đổi chéo vở chữa bài.

- 2, 3 hs nhắc lại cách thực hiện phép trừ.

- 2 Hs đọc đề

- Kiên nhặt được 35 quả, Mai nhặt được ít hơn Kiên 16 quả.

- Mai nhặt được bao nhiêu quả trứng gà?

(25)

- Bài toán thuộc dạng toán gì?

- Yêu cầu hs viết phép tính vào nháp.

- Gọi 1 hs giải vào bảng phụ, dưới lớp làm vào vở

- Gọi hs dưới lớp đọc bài làm

+ Ngoài câu trả lời của bạn ai có câu trả lời khác?

- GV nhận xét, khen ngợi hs tích cực và chốt bài làm đúng.

- Ta lấy số quả trứng Kiên nhặt được trừ đi số quả Mai nhặt ít hơn.

- Bài thuộc dạng toán ít hơn - Hs viết phép tính : 35 - 16

Bài giải:

Mai nhặt được số quả trứng gà là:

35 - 16 = 19 ( quả)

Đáp số: 19 quả trứng gà - Hs dưới lớp đổi chéo vở nhận xét bài bạn.

+ Số quả trứng gà Mai nhặt được là - Hs khác nhận xét, bổ sung.

* Củng cố- dặn dò: (4’)

- Gv tổ chức cho hs tham gia trò chơi “ Ong tìm hoa”

- Gv phổ biến luật chơi: có 7 con ong tương ứng với 7 phép tính trừ và 7 bông hoa tương ứng với kết quả của các phép tính trừ đó. Gv chia lớp thành 2 đội, mỗi đội 7 hs. Hs còn lại sẽ làm cổ động viên. Nhiệm vụ của mỗi đội là 5 phút sẽ nối tiếp lên bảng gắn đúng phép tính với kết quả “ Ong tìm hoa”

- Khen đội thắng cuộc

- Dặn hs tìm hỏi ông bà, bố mẹ xem còn cách nào khác để thực hiện phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20 không, để tiết sau chia sẻ với cả lớp.

- Hs tham gia trò chơi

- Hs lắng nghe Gv phổ biến luật chơi.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

_______________________________________

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

BÀI 10: TÌM SỰ TRỢ GIÚP ĐỂ GIỮ GÌN TÌNH BẠN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Gợi lại hình ảnh về một lớp học vui vẻ và đoàn kết, tạo không khí vui tươi, thoải mái cho HS trước khi vào học.

- Giúp HS phân biệt được nguyên nhân bất hoà, từ đó lựa chọn được cách giải quyết mẫu thuẫn phù hợp.

- HS hiểu được trong cuộc sống luôn có mâu thuẫn và cần biết nhường nhịn nhau khi giải quyết mâu thuẫn.

(26)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. Mũ dê đen, dê trắng để sắm vai. Thẻ chữ: TỰ MÌNH, NHỜ BẠN BÈ, NHỜ THẦY CÔ.

- HS: Sách giáo khoa

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Mở đầu (5p):

GV cho HS hát và nhảy theo nhạc ca khúc

“Lớp chúng ta đoàn kết”, tác giả: Mộng Lân.

GV yêu cầu HS nêu cảm nhận của bản thân về lớp học sau khi vận động theo nhạc.

- GV dẫn dắt, vào bài.

2. Hình thành kiến thức (15p):

*Hoạt động 1: Xử lí tình huống Hai con dê tranh nhau qua cầu

− GV mời 2 HS lên bảng, đội mũ dê đen, dê trắng, diễn lại tình huống hai con dê qua cầu, gặp nhau ở giữa cầu và không biết giải quyết ra sao.

− GV mời một số HS đưa ra phương án giải quyết tình huống, đồng thời mời các HS khác bình luận về cách giải quyết ấy.

*Hoạt động 2: Kể những tình huống nảy sinh mâu thuẫn giữa bạn bè

− GV đặt câu hỏi để HS chia sẻ các tình huống nảy sinh mâu thuẫn với bạn mà HS đã từng gặp:

− Điều gì sẽ xảy ra nếu mâu thuẫn không được giải quyết?

− Khi chưa làm lành với bạn, em cảm thấy thế nào?

- GV kết luận: Trong học tập, sinh hoạt và vui chơi với bạn, không tránh khỏi có những mâu thuẫn, tranh cãi nảy sinh. Ai cũng có thể gặp các tình huống như vậy.

Mâu thuẫn có thể xuất hiện từ lời nói, hành động không hợp lí, bị hiểu lầm. Mâu thuẫn cần được giải quyết tích cực, nếu không, chúng ta cũng sẽ không vui, buồn bực.

3. Luyện tập, vận dụng (12p):

- HS quan sát, thực hiện theo HD.

- 2-3 HS nêu.

- 2 HS diễn lại tình huống.

- Cả lớp theo dõi

- 2 – 3 HS trả lời

- HS lắng nghe, đưa ra bình luận.

- 2-3 HS trả lời.

- 2-3 HS trả lời.

- HS lắng nghe.

(27)

− GV hướng dẫn hai HS sắm vai hai người bạn đang có mâu thuẫn với nhau. Bạn này đã cố gắng giải thích nhưng bạn kia giận, bịt tai không nghe.

− GV mời các HS sắm vai nhóm bạn 3 – 4 người lên hỗ trợ giải quyết khi bạn bị hiểu lầm cần trợ giúp.

+ Bạn bị hiểu lầm sẽ nói gì?

+ Nhóm bạn kia sẽ nói gì?

− GV đưa ra tình huống thứ hai và đề nghị HS tìm kiếm sự trợ giúp từ phía GV. HS sẽ nói thế nào?

- GV cùng HS giải quyết tình huống.

− GV dán lên bảng 3 cụm từ: TỰ MÌNH – NHỜ BẠN BÈ – NHỜ THẦY CÔ.

− Tuỳ mức độ mâu thuẫn mà HS sử dụng

“bí kíp” nào.

4. Cam kết, hành động: (3p) - Hôm nay em học bài gì?

- Kể với bố mẹ về việc giải quyết mâu thuẫn của em hoặc của bạn bè ở lớp.

- HS lắng nghe.

- HS thực hiện.

- 2-3 HS trả lời.

- 2- HS trả lời.

- HS thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)

………

………...

Buổi chiều_______________________________________

TIẾNG VIỆT

BÀI 21: THẢ DIỀU (TIẾT 1 + 2) ĐỌC

I. YÊU CẦU CẦN DẠT

- Đọc đúng các từ khó, biết đọc bài thơ Thả diều của Trần Đăng Khoa,biết ngắt nghỉ, nhấn giọng phù hợp.

- Nhận biết được vẻ đẹp của cánh diều, vẻ đẹp của làng quê ( qua bài đọc và tranh minh họa). Nhận biết các sự việc trong câu chuyện : chúng mình là bạn qua tranh minh họa.

- Bồi dưỡng tình yêu quê hương, yêu các trò chơi tuổi thơ II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, con diều, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

TIẾT 1 1. HĐ mở đầu (5’)

- Gọi HS đọc đoạn 1 bài: Nhím nâu kết bạn. - HSTL:- Nhím nâu lúng túng, nói lí

(28)

+ Chi tiết nào cho thấy Nhím nâu rất nhút nhát?

- Gióa viên nhận xét – chốt ý đúng - GV chiếu tranh:

- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?

- GV hỏi:

+ Các bạn trong tranh đang chơi trò chơi gì?

+ Em biết gì về trò chơi này?

GV: Cánh diều mang lại vẻ đẹp thanh bình, trong sáng cho thôn quê. Để hiểu nội dung bài có gì thú vị qua bài học: Thả diều cô cùng các em tìm hiểu.

- Giáo viên ghi bảng

2. HĐ hình thành kiến thức: (30’) Hoạt động 1: Đọc văn bản.

- GV đọc mẫu: đọc rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng, dừng hơi lâu hơn sau mỗi khổ thơ...

- GVHDHS chia đoạn: 5 khổ thơ; mỗi lần xuống dòng là một khổ thơ.

- Giáo viên nhận xét đánh giá

+ Em thấy trong bài có từ nào khó đọc?

- GV cho HS luyện đọc từ khó - Giáo viên nhận xét đánh giá

- GV cho HS chia sẻ từ giải nghĩa (SGK) Sông ngân là con sông thế nao? Nong là gì?

- Hướng dẫn HS ngắt nhịp thơ:

a) Khổ thơ 1: đọc giọng vui tươi

- GV hướng dẫn ngắt nghỉ nhịp thơ 2/2 Cánh diều/no gió

Sáo nó/ thổi vang...

nhí, nấp vào bụi cây, cuộn tròn người…

-HSTL:Tranh vẽ cảnh làng quê

-HSTL: Các bạn đang thả diều ở cánh đồng làng.

-HSTL:Cầm dây kéo ngược chiều gió thì diều sẽ bay lên.

- HS nhắc lại tên bài.

- HS ghi vở

- Cả lớp đọc thầm.

- HS chia đoạn: 5 khổ thơ

-HSTL: no gió, lưỡi liềm, nong trời,…

- HS luyện đọc từ khó - HS đọc giải nghĩa từ

- HS đọc nối tiếp các khổ thơ. 2 - 3 HS đọc.

(29)

Diều thành/ trăng vàng.//

- Giáo viên nhận xét đánh giá

+ Em hiểu sáo trong câu thơ “Sáo nó thổi vang” như thế nào?

+ Đặt câu có từ “trăng vàng”?

*Khổ thơ 2: Đọc giọng nhẹ nhàng vui tươi

*Giáo viên giảng: “no gió”ý nói khi thả diều có gió mạnh làm cho diều lên cao và bay xa.

b)Khổ thơ 3:

c) Khổ thơ 4,5:

- GV hướng dẫn ngắt nghỉ nhịp thơ Trời/ như cánh đồng; Xong mùa gặt hái;

Diều em/ - lưỡi liềm; Ai quên/ bỏ lại.

+ Em hiểu nhạc trời có nghĩa như thế nào?

- Giáo viên nhận xét đánh giá

- Luyện đọc theo nhóm: GV tổ chức cho HS luyện đọc các khổ thơ theo nhóm .

- GV cho HS chia sẻ luyện đọc trước lớp.

- GV nhận xét và sửa lỗi cho HS

*GV chốt: Các em đọc đúng, biết ngắt nghỉ theo nhịp thơ và biểu lộ cảm xúc.

TIẾT 2

* Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi. (20’)

- GV chiếu câu hỏi: GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr. 95.

- GV cho HS thảo luận nhóm 4 trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

- GV gọi 1HS lên điều hành chia sẻ trả lời câu hỏi

Câu 1: Kể tên những sự vật giống cánh diều được nhắc tới trong bài thơ?

Câu 2: Hai câu thơ “Sao trời trôi qua/ Diều thành trăng vàng” tả cánh diều vào lúc nào?

Câu 3: Khổ thơ cuối bài muốn nói điều gì?

-HSTL: Gió thổi mạnh làm diều phát ra tiếng kêu nghe như tiếng sáo

- HSTL:Cánh diều lơ lửng như trăng vàng.

- HS đọc: 2hs đọc khổ thơ 3 - HS đọc: 2hs đọc 4,5

-HSTL: Âm thanh của cánh diều bay như nhạc trên bầu trời

* Trả lời câu hỏi

HS đọc luyện đọc trong nhóm - HS chia sẻ luyện đọc trước lớp.

Các nhóm khác nhận xét v - HS lần lượt chia sẻ ý kiến:

- HS đọc câu hỏi trên máy chiếu

- HS thảo luận nhóm 4 trả lời 4 câu hỏi - 1 HS lên điều hành chia sẻ trả lời câu hỏi

- Đại diện các nhóm trả lời, nhận xét và bổ sung

- C1: Những sự vật giống cánh diều được nhắc tới trong bài thơ: thuyền, trăng, hạt cau, liềm, sáo.

- HS nhận xét và bổ sung, HS điều hành nhất trí ý kiến

- C2: Đáp án đúng: c.(Hai câu thơ đó tả

(30)

Câu 4: Em thích nhất khổ thơ nào trong bài?

Vì sao?

-GV cho HS nhận xét chốt câu trả lời đúng -GV hỏi: Bài thơ “Thả diều” muốn nói với em điều gì?

-GV nhận xét: Đây chính là nội dung của bài tập đọc, GV bấm máy chiếu, Hs đọc lại nội dung

Nội dung: Bài thơ nói lên vẻ đẹp của cánh diều tô điểm thêm cho vẻ đẹp thôn quê tươi đẹp hơn.

*Liên hệ

+ Nghỉ hè em nào được bố mẹ cho đi thả diều?

+ Cánh diều có giống như bài học không?

+ Khi thả diều em cần lưu ý điều gì?

Giáo viên nhận xét các ý kiến

-Giáo viên chốt: Bài thơ “Thả diều” của Trần Đăng Khoa cho chúng ta biết được vẻ đẹp của cánh điều, vẻ đẹp của làng quê và các em luôn ghi nhớ Trò chơi thả diều thường diễn ra ở khống gian rộng như triền đê, cánh đồng lúa, bãi cỏ,.. không nên thả diều vào những nơi nguy hiểm như đường dây điện, cây to, ao, hồ ,sông ,suối, làn đường xe cô đi lại nhiều tránh gây thương tích.

* Hoạt động 3: Luyện đọc lại.

- GV hướng dẫn HS học thuộc lòng một khổ thơ mà HS thích

- Gọi HS đọc toàn bài.

- Nhận xét, khen ngợi.

cánh diều vào ban đêm) - HS nhận xét và bổ sung

- C3: Đáp án đúng: c.( cánh diều làm cảnh thôn quê tươi đẹp hơn)

- HS nhận xét và bổ sung

Nội dung khổ thơ thế nào? Có hình ảnh nào đẹp? Có từ ngữ nào hay? Em cảm thấy thế nào khi đọc khổ thơ đó?...).

- C4: HS trả lời và giải thích. Em thích khổ thơ 2 vì có hình ảnh cánh diều như chiếc thuyền trôi trên dải mây trắng và có từ ngữ hay ( Diều như chiếc thuyền trôi trên sông ngân)

-HSTL: bài thơ nói lên vẻ đẹp của cánh diều tô điểm thêm cho vẻ đẹp thôn quê tươi đẹp hơn.

-HS nhận xét

*Liên hệ

- HSTL: Nghỉ hè em được bố mẹ cho đi thả diều trên đê cùng với bạn bè HSTL: Cánh diều rất đẹp và bay bổng trên bầu trời.

-HSTL: Không thả diều nơi có đường dây điện cao áp, cây to, ao,

hồ ,sông ,suối

- HS luyện đọc học thuộc lòng một khổ thơ

- HS đọc toàn bài thơ

(31)

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (15p

* Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc.

- Gọi HS đọc lần lượt 2 yêu cầu sgk/ tr.95.

- YC HS trả lời câu hỏi 1 đồng thời hoàn thiện vào VBTTV

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Gọi các nhóm lên thực hiện.

- Nhận xét chung, tuyên dương HS.

GV chiếu câu hỏi;

- Tuyên dương, nhận xét.

Câu 2: Dựa theo khổ thơ thứ 4, nói một câu tả cánh diều?

- Nhận xét chung, tuyên dương HS đặt câu hay và chú ý ngữ pháp như đầu câu viết hoa, cuối câu ghi dấu chấm.

-GV chốt: Qua phần luyện tập các em hiểu nghĩa từ và dùng từ ngữ hay để viết được một câu tả cánh diều có hình ảnh so sánh như lưỡi liềm, trang, hạt cau chiếc thuyền rất hay. Vận dụng từ ngữ hay, hình ảnh so sánh để viết đoạn văn.

* Củng cố, dặn dò:

- Tiếng việt hôm em biết thêm điều gì?

- Em đánh giá về nhóm ban, nhóm em và bạn?

- GV nhận xét HS và nhận xét giờ học.

GV dặn dò: về đọc lại bài và chuẩn bị bài sau. Tớ là Lê- gô.

- HS đọc lần lượt 2 yêu cầu sgk/ tr.95.

- HS trả lời câu hỏi 1 đồng thời hoàn thiện vào VBTTV

Câu 1:Từ “trong ngần” được dùng để diễn tả âm thanh sáo diều.

Câu 2: Cánh diều giống như cái lưỡi liềm.

- Cánh diều cong cong thật đẹp.

- Cánh diều cong cong như cái lưỡi liểm

- Cánh điểu giống hệt như cái lưỡi liem bị bỏ quên sau mùa gặt.

-HSTL: Em biết thêm trò chơi thả diều và vẻ đẹp của cánh diều trên làng quê.

-HSTL: nhóm bạn và em, bạn em đọc bài to rõ ràng và hiểu nội dung bài rất tốt.

IV: ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ( nếu có )

……….

……….

(32)

_______________________________________

Ngày thực hiện: Thứ năm ngày 12 tháng 11 năm 2021 TIẾNG VIỆT BÀI 21: THẢ DIỀU

TẬP VIẾT: CHỮ HOA L (TIẾT 3) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết viết chữ viết hoa L cỡ vừa và cỡ nhỏ.

- Viết đúng câu ứng dựng: Làng quê xanh mát bóng tre..

- Có ý thức rèn chữ, giữ vở sạch sẽ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học; Mẫu chữ hoa L.

- HS: Vở Tập viết; SGK; bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1.Mở đầu(5’)

- GV cho HS hát tập thể bài hát: Lớp chúng ta đoàn kết.

- Cho HS quan sát mẫu chữ hoa: Đây là mẫu chữ hoa gì?

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2. Hình thành kiến thức mới: (15’)

* Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa.

- GV chiếu chữ hoa L

- Chữ L viết hoa (cỡ vừa) cao mấy ô li?

Rộng mấy ô ly?

- Chữ viết hoa L gồm mấy nét?

- GVHD: Chữ viết hoa L gổm 3 nét cơ bản: cong dưới, lượn dọc và lượn ngang.

- GV chiếu video HD quy trình

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Biết tìm kết quả các phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20 bằng cách “làm cho tròn 10”.Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ đã học vào giải quyết một số tình

- HS nhận biết được các phép trừ có nhớ trong phạm vi 100. Biết đặt tính theo cột dọc.Vận dụng được kiến thức, kỹ năng về phép trừ đã học vào giải quyết một số tình

- Biết tìm kết quả các phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20 bằng cách “làm cho tròn 10”.Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ đã học vào giải quyết một số tình

Vận dụng được kiến thức kĩ năng về phép cộng ( có nhớ) trong phạm vi 100 đã học vào giải bài tập, các bài toán thực tế liên quan đến phép cộng (có nhớ) trong phạm vi

- Vận dụng được kiến thức kĩ năng về phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 100 đã học vào giải bài tập, các bài toán thực tế2. - Qua đó bước đầu hình thành năng lực tư duy

- Vận dụng được kiến thức kĩ năng về phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 100 đã học vào giải bài tập, các bài toán thực tế.. - Thông qua việc tìm kết quả các phép cộng

- Thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 20 để tính nhẩm. Thực hiện được phép cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100. -Củng cố lại cách tìm thành phần chưa biết... -Biết giải

Vận dụng được kiến thức kĩ năng về phép cộng ( có nhớ) trong phạm vi 100 đã học vào giải bài tập, các bài toán thực tế liên quan đến phép cộng (có nhớ) trong phạm vi