• Không có kết quả nào được tìm thấy

Lý thuyết Amino axit (mới 2022 + Bài Tập) - Hóa học 12

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Lý thuyết Amino axit (mới 2022 + Bài Tập) - Hóa học 12"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 10: Amino axit I. Khái niệm

- Amino axit là loại hợp chất hữu cơ tạp chức mà phân tử chứa đồng thời nhóm amino (NH2) và nhóm cacboxyl (COOH).

Công thức chung: (H2N)x – R – (COOH)y

II. Danh pháp

a) Tên thay thế: axit + vị trí nhóm NH2 + amino + tên axit cacboxylic tương ứng.

Ví dụ: H2N–CH2–COOH: axit aminoetanoic

HOOC–[CH2]2–CH(NH2)–COOH: axit 2-aminopentanđioic

b) Tên bán hệ thống: axit + vị trí chữ cái Hi Lạp (α, β, γ, δ, ε, ω) của nhóm NH2 + amino + tên thông thường của axit cacboxylic tương ứng.

Ví dụ: CH3–CH(NH2)–COOH : axit α-aminopropionic H2N–[CH2]5–COOH : axit ε-aminocaproic

H2N –[ CH2]6–COOH: axit ω-aminoenantoic

c) Tên thông thường: các amino axit thiên nhiên (α-amino axit) đều có tên thường.

Ví dụ: H2N –CH2–COOH có tên thường là glyxin (Gly) hay glicocol Tên gọi của một số α - amino axit

(2)

III. Tính chất vật lý

Các amino axit là các chất rắn không màu, vị hơi ngọt, dễ tan trong nước vì chúng tồn tại ở dạng ion lưỡng cực (muối nội phân tử), nhiệt độ nóng chảy cao (vì là hợp chất ion).

H2N – CH2 – COOH  H N CH3 2 COO

Dạng phân tử Dạng ion lưỡng cực

IV. Tính chất hóa học 1. Tính chất lưỡng tính

- Tác dụng với dung dịch bazơ (do có nhóm COOH)

H2N – CH2–COOH + NaOH → H2N – CH2–COONa + H2O - Tác dụng với dung dịch axit (do có nhóm NH2)

H2N – CH2–COOH + HCl → ClH3N– CH2–COOH 2. Tính axit – bazơ của dung dịch aminoaxit

Xét amino axit tổng quát: (H2N)x – R – (COOH)y. Khi:

- x = y thì amino axit trung tính, quỳ tím không đổi màu - x > y thì amino axit có tính bazơ, quỳ tím hóa xanh - x < y thì amino axit có tính axit, quỳ tím hóa đỏ 3. Phản ứng riêng của nhóm COOH: Phản ứng este hóa

Tương tự với axit cacboxylic, amino axit phản ứng với ancol khi có mặt axit vô cơ mạnh sinh ra este. Ví dụ:

H2NCH2COOH + C2H5OH HCl H2NCH2COOC2H5 + H2O 4. Phản ứng trùng ngưng

- Khi đun nóng, các ε – hoặc ω – amino axit tham gia phản ứng trùng ngưng tạo thành polime thuộc loại poliamit.

- Trong phản ứng này, -OH của nhóm COOH ở phân tử amino axit này kết hợp với H của nhóm NH2 ở phân tử amino axit kia thành nước và sinh ra polime do các gốc amino axit kết hợp với nhau. Ví dụ:

(3)

Hay có thể viết gọn là:

5. Phản ứng đặc trưng của nhóm NH2: phản ứng với HNO2

Ví dụ:

H2N – CH2–COOH + HNO2 → HO– CH2 –COOH + N2↑ + H2O V. Ứng dụng

- Amino axit thiên nhiên (hầu hết là α-amino axit) là cơ sở để kiến tạo nên các loại protein của cơ thể sống

- Muối mononatri của axit glutamic được dùng làm mì chính (hay bột ngọt)

- Axit ε-aminocaproic và axit ω-aminoenantoic là nguyên liệu sản xuất tơ tổng hợp (nilon – 6 và nilon – 7)

- Axit glutamic là thuốc hỗ trợ thần kinh, methionin là thuốc bổ gan…

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α- amino axit được gọi là liên kết peptit. Protein có phản ứng màu biure với

Câu 46: Ở điều kiện thích hợp amino axit phản ứng với chất nào tạo thành este.. CH

Xác định công thức cấu tạo và gọi tên của X... Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của A

Dùng đũa thủy tinh nhúng vào dung dịch hai chất này rồi đưa lại gần miệng ống nghiệm chứa HCl đặc, mẫu nào có hiện tượng khói trắng là CH 3 NH 2 , còn lại là CH

Hãy viết các công thức cấu tạo mà muối A có thể có, viết phương trình hoá học biểu diễn phản ứng giữa A và KOH, có ghi tên các chất hữu cơ.. Cô cạn dung dịch sau phản

A.. Bài 12.12 trang 26 Sách bài tập Hóa học 12: Hãy viết công thức cấu tạo của tất cả các tripeptit có chứa gốc của cả hai amino axit là glyxin và alanin. Hãy viết

(5) Có thể dùng quì tím để phân biệt các dung dịch alanin, lysin, axit glutamic (6) Trong phân tử amino axit vừa chứa liên kết cộng hóa trị, vừa chứa liên kết ion

Câu 8: Cho glyxin tác dụng với ancol etylic trong môi trường HCl khan thu được chất X. Cho Y vào dung dịch HCl dư, sau đó cô cạn thu được chất rắn G (quá trình cô