• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bộ đề kiểm tra HK1 Ngữ văn 8

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bộ đề kiểm tra HK1 Ngữ văn 8"

Copied!
14
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày giảng:...

Tiết 11, 12

VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1 A. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Ôn lại cách viết bài văn tự sự; chú ý kể người, kể việc, kể những cảm xúc trong tâm hồn mình.

2. Kỹ năng:

- Thực hành việc tạo vb có tính thống nhất về chủ đề. Các đv có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và được trình bày theo một trình tự hợp lí.

- Hình thức trình bày sạch sẽ, câu văn rõ ràng, đúng ngữ pháp, chữ viết không sai lỗi chính tả

. - Rèn kỹ năng viết văn tự sự.

3. Thái độ: - Bồi dưỡng tình cảm gia đình, bạn bè, người thân.

B. Phương tiện, Phương pháp:

+ Phương tiện : - Giáo viên: đề bài văn tự sự.

- Học sinh: ôn văn tự sự, chuẩn bị vở viết + Phương pháp: Kiểm tra trắc nghiệm và tự luận

C. Tiến trình bài dạy

1. Ổn định lớp 8A1...8A2... ...

2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 3. Bài mới:

I . Ma tr n:ậ Cấp độ

Chủ đề

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng

Cấp độ thấp Cấp độ cao Tập làm văn Nhận ra

phương thức biểu

đạt tự sự

Hiểu tác dụng của việc đưa yếu tố miêu tả, biểu cảm của văn bản tự sự

Viết bài văn tự sự về người thân

kết hợp miêu tả biểu

cảm

Số câu 1 1

Số điểm Tỉ lệ

% 10 = 100% 10 =

100%

II. Đề bài

Người ấy (bạn, thầy, người thân....) sống mãi trong lòng tôi.

III. Đáp án

a . Tìm hiểu đề: Phải xác định rõ người ấy là ai trước khi viết để định hướng tình cảm b. Dàn ý :

* Mở bài: Giới thiệu người ấy (nhân vật chính) - ngôi kể Vị trí người ấy với em - Sự việc chính

* Thân bài:

Ý1: Kể về người ấy

- Ngoại hình, khái quát  chi tiết

- Tính tình (nội tâm, tính cách) có liên quan đến chi tiết ngoại hình  tình cảm của em.

Ý2: Sự việc? - Người ấy sống mãi trong em.

(2)

Một vài kỉ niệm sâu sắc giữa người ấy và em.

* Kết bài: Cảm nghĩ của bản thân...

IV. Biểu điểm Điểm 9, 10:

- Nội dung sâu sắc.

- Bố cục 3 phần, trình bày khoa học.

- Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.

- Trình bày sạch sẽ, câu đúng ngữ pháp, chữ viết đúng chính tả, lời văn trong sáng, diễn đạt lưu loát.

- Vận dụng sử dụng từ ngữ gợi cảm, sử dụng các biẹn pháp nghệ thuật.

Điểm 7,8.

- Đảm bảo các yêu cầu trên, Cũng phạm vài lỗi về dựng từ, đặt câu, diễn đạt.

Điểm 5,6.

- Nội dung đầy đủ, chưa sâu.

- Bố cục rừ ràng.

- Diễn đạt chưa hay, đôi chỗ cũng lủng củng, cũng sai chính tả..

Điểm 3,4.

- Không rõ bố cục.

- Nội dung sơ sài.

- Mắc các lỗi khác: diễn đạt, chính tả, dùng từ, đặt câu...

Điểm 1,2.

- Mắc các lỗi như ở điểm 3,4 nhưng trầm trọng hơn, nặng hơn.

Điểm 0: Không làm bài 4. Củng cố:

- Thu bài và nhận xét giờ kiểm tra 5 . Hướng dẫn học ở nhà:

- Ôn lại lý thuyết văn tự sự, luyện viết đoạn văn, bài văn tự sự.

- Đọc thêm các bài văn tự sự.

- Chuẩn bị: “Lão Hạc”. Đọc, trả lời câu hỏi SGK.

---

Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Trang 2 Trường THCS Liên Châu

(3)

Ngày giảng...

Tiết 35, 36

VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 A. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Thông qua bài viết học sinh biết vận dụng những kiến thức đã học để viết bài tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng diễn đạt, trình bày bài viết theo bố cục 3 phần, liên kết đoạn văn thể hiện rõ tính thống nhất của chủ đề văn bản.

3. Thái độ:

- Bồi dưỡng t/c tốt đẹp cho h/s biết nhận ra lỗi lầm và biết sửa chữa B. Các kĩ năng sống: suy nghĩ s/tạo

C. Phương tiện, Phương pháp:

+ Phương tiện

- GV: giáo án., đề bài - HS: ôn kiểu bài văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.

+ Phương pháp: Kiểm tra viết D. Tiến trình bài dạy:

1. Ổn định lớp. 8A1...8A2... ...

2. Kiểm tra2.

3. Bài mới

I. Ma trận Cấp độ

Chủ đề

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng

Cấp độ thấp Cấp độ cao Tập làm văn Làm văn

tự sự

Thay đổi ngôi kể trong văn

bản t/sự

Hóa thân vào câu chuyện để kể về cuộc trò chuyện giữa LH và ông giáo. Có sử dụng

y/tố m/t và b/c

Số câu 1

Số điểm Tỉ lệ 10= 100% 10=100%

II.Đề bài:

Nếu là người được chứng kiến cảnh lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo trong truyện “Lão Hạc” của Nam Cao, em sẽ ghi lại câu chuyện đó như thế nào?

III. Đáp án

* Yêu cầu:

- Xác định đoạn văn (Hôm sau ... tôi làm nhanh lắm) trong văn bản học - Có sáng tạo khi kể

- Người kể xưng “tôi” và có mặt trong câu chuyện như một người thứ 3 ngoài lão Hạc và ông giáo.

- Về thứ tự kể: Cơ bản đã có trong sgk - Cần lưu ý thêm ...

Dàn ý:

+ Mở bài: Thời gian, không gian em nhớ đến chuyện lão kể.

+ Thân bài:(7đ)

(1) Lão Hạc kể chuyện chó bị bắt.

(4)

Bỏ những câu văn nói suy nghĩ của ông giáo - Chú ý thái độ.

Đoạn văn tả lão Hạc - Thêm nhận xét đánh giá của em.

(2) Những biểu hiện chia sẻ với lão Hạc của ông giáo.

Em nhận thấy: Lão cố che đi vẻ đau khổ - Ông giáo chia sẻ ...

+ Kết bài(1,5đ): Cảm nghĩ của em về lão Hạc, ông giáo.

4.Củng cố:

- Thu bài, nhận xét giờ kiểm tra.

5. Hướng dẫn về nhà

- Học lý thuyết văn tự sự kêt hợp miêu tả, biểu cảm. Luyện làm bài văn hoàn chỉnh.

- Soạn: Nói quá: đọc kĩ bài, trả lời câu hỏi SGK.

...

Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Trang 4 Trường THCS Liên Châu

(5)

Ngày giảng...

Tiết 41 KIỂM TRA VĂN A. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Giúp hs củng cố, hệ thống kiến thức đã học về truyện kí VN hiện đại.

- Biết vận dụng kiến thức đã học vào làm bài.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng phân tích, cảm thụ tp văn học, làm bài trắc nghiệm.

3. Thái độ

- H/S có ý thức tích cực, tự giác trong làm bài kiểm tra B. Phương tiện, Phương pháp:

+ Phương tiện

- GV: Đề kiểm tra

+ Phương pháp:kiểm tra tự luận D. Tiến trình bài dạy:

1. Ổn định lớp. 8A1...8A2...

2. Kiểm tra. Sự chuẩn bị của h/s 3. Bài mới

Ma trận Cấp độ

Chủ đề

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng

Cấp độ thấp Cấp độ cao Văn học Nhớ đc tên

vb, t/g, t/loại, ptbđ của các vb ký đó học

Vận dụng các y/cầu và các bước tt một

vb t/sự để tóm tắt lại nội dung chính ( sự việc và nhân vật quan trọng) của

vb “ Tức nước vỡ bờ”

Làm sáng tỏ c/đ cơ cực

và phẩm chất đáng trọng của Chị Dậu va

lão Hạc

Số câu 1 1 1 3

Số điểm Tỉ lệ %

3 = 30% 3 = 30% 4 = 40% 10 =

100%

Đề bài

Câu 1: (3 ) i n n i dung phù h p v o b ng h th ng sau:đ Đ ề ộ ợ à ả ệ ố

Văn bản Tác giả Thể loại Ph/ thức biểu đạt

Truyện ngắn Tự sự

Trong lòng mẹ

Ngô Tất Tố Câu 2: (3đ)

Tóm tắt đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" bằng một đoạn văn khoảng 7 - 8 câu.

Câu 3: (4đ) Viết đoạn văn:

- Qua văn bản “Lão Hạc” và “Tức nước vỡ bờ” em hiểu thế nào về cuộc đời và tính cách người nông dân Việt Nam trong xã hội cũ?

(6)

Đáp án và biểu điểm Câu 1: (3đ)

- Nêu chính xác tên văn bản, tác giả, thể loại, phương thức biểu đạt của 3 vb: Lão Hạc, Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ.

- Mỗi ý hoàn thiện được 1đ.

Câu 2: (3đ)

- Yêu cầu tóm tắt ngắn gọn, đủ nội dung và diễn biến chính (2) - Câu ngữ pháp, từ ngữ, chính tả chính xác (1)

* Đv tham khảo:

Buổi sáng hôm ấy, chị Dậu nấu xong nồi cháo thì anh Dậu cũng vừa tỉnh lại. Cháo đã hơi nguội, chị rón rén bưng một bát đến chỗ chồng nằm. Anh Dậu vừa định húp bát cháo thì bọn cai lệ và người nhà lý trưởng sầm sập tiến vào với roi song, tay thước, dây thừng.

Chúng thúc ép nhà anh Dậu nộp sưu. Chị Dậu thiết tha xin khất nhưng bọn chúng đã bỏ ngoài tai mọi lời van xin của chị. Cai lệ còn quát mắng doạ dỡ nhà, đánh chị Dậu rồi xông đến trói anh Dậu. Không thể chịu đựng được nữa, chị Dậu vùng lên đánh ngã cả hai tên tay sai độc ác.

Câu 3 (4đ) Hs làm rõ:

- Làm rõ nội dung của đoạn:

+ Cuộc đời cơ cực và phẩm chất đáng trọng của chị Dậu và Lão Hạc.

4.Củng cố:

Thu bài, nhận xét giờ kiểm tra 5. Hướng dẫn về nhà.

- Ôn tập lại kiến thức về vb tự sự: ngôi kể trong vb t/sự, y/tố m/tả và biểu cảm trong vb t/sự

- Chuẩn bị: Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể ....

---

Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Trang 6 Trường THCS Liên Châu

(7)

Ngày giảng...

.. Tiết 55, 56

VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3 A. Mục tiêu

1. Kiến thức

- HS tập dượt làm bài văn thuyết minh để kiểm tra toàn diện các kiến thức đã học về kiểu bài này.

2. Kĩ năng

- HS có kĩ năng viết bài văn thuyết minh về một đồ dùng.

3. Thái độ

- Có ý thức quan sát, tích luỹ tri thức để viết bài thuyết minh.

B. Các kĩ năng sống

- Kĩ năng ra quyết định - Kĩ năng dạt mục tiêu C. Phương tiện, Phương pháp:

+ Phương tiện

- GV: Giáo án, đề bài

- HS: Chuẩn bị kiến thức cho bài viết + Phương pháp:Quan sát, giải quyết vấn đề D. Tiến trình bài dạy:

1. Ổn định lớp. 8A1...8A2...

2. Kiểm tra : 3. Bài mới :

I . Ma tr n:ậ Cấp độ

Chủ đề

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng

Cấp độ thấp Cấp độ cao Tập làm văn Nhận ra

phương thức biểu

đạt

Hiểu tác dụng của việc chọn phương pháp thuyết minh

Viết bài văn thuyết minh

về chiếc nón lá Việt

Nam

Số câu 1 1

Số điểm Tỉ lệ

% 10

100% 10

100%

II. Đề bài: Thuyết minh nón lá Việt Nam III. Đáp án

* Yêu cầu:

Đối tượng thuyết minh: Chiếc nón lá dùng hàng ngày.

1. Mở bài: Dùng phương pháp giới thiệu và nêu định nghĩa.

- Du khách đến Việt Nam hẳn khó ai quên được hình ảnh chiếc nón lá ... vật dùng ...

2. Thân bài:

Kết hợp phân tích, so sánh, nêu ví dụ ... để thuyết minh cho sinh động.

* Đặc điểm cấu tạo của chiếc nón lá - Dáng nón: hình chóp, sườn phẳng

- Nguyên liệu và sự chuẩn bị: Lá nón, cước nhỏ, kim khâu, khuôn ...

(8)

- Cách làm: Đặt các vòng tròn theo kích cì vào khuôn nón, trải lá...

* Nón lá với cuộc sống của người Việt Nam:

- Trong lao động sản xuất, trong chiến đấu: đội quân nón lá ...

- Là vật làm duyên cho người phụ nữ.

- Trở thành đồ lưu niệm.

- Trong các điệu múa dân gian.

- Cùng với áo dài trở thành biểu tượng dân tộc.

- Ở mỗi làng nghề nón có một dáng vẻ riêng 3. Kết bài:

Công dụng và sự gắn bó của các đồ vật với con người trong hiện tại và tương lai.

Biểu điểm

* Điểm 9, 10:

- Nội dung sâu sắc.

- Bố cục 3 phần, trình bày khoa học.

- Phương thức biểu đạt:

Trình bày sạch sẽ, câu đúng ngữ pháp, chữ viết đúng chính tả, lời văn trong sáng, diễn đạt lưu loát.

- Vận dụng sử dụng từ ngữ gợi cảm, sử dụng các biẹn pháp nghệ thuật.

* Điểm 7,8.

- Đảm bảo các yêu cầu trên, Cũng phạm vài lỗi về dựng từ, đặt câu, diễn đạt.

* Điểm 5,6.

- Nội dung đầy đủ, chưa sâu.

- Bố cục rõ ràng.

Diễn đạt chưa hay, đôi chỗ cũng lủng củng, cũng sai chính tả..

* Điểm 3,4.

- Không rõ bố cục.

- Nội dung sơ sài.

- Mắc các lỗi khác: diễn đạt, chính tả, dùng từ, đặt câu...

* Điểm 1,2.

- Mắc các lỗi như ở điểm 3,4 nhưng trầm trọng hơn, nặng hơn.

* Điểm 0: Không làm bài 4. Củng cố.

- Thu bài, nhận xét giờ kiểm tra.

5. Hướng dẫn về nhà

- Ôn phương pháp thuyết minh

- Chuẩn bị: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác

Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Trang 8 Trường THCS Liên Châu

(9)

Ngày giảng...

Tiết 63

KIỂM TRA TIẾNG VIỆT A.Mục tiêu

1.Kiến thức:

- Học sinh nắm được các đơn vị kiến thức cơ bản trong bài viết cũng như ưu, khuyết điểm để khắc phục.

2.Kĩ năng

-Rèn ỹ thức sửa lỗi trong bài kiểm tra và khắc phục trong các bài viết sau.

3.Thái độ:

- Có thái độ đúng khi nghe ý kiến nhận xét về bài viết của mình B. Các kĩ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài

- Tự nhận thức

C.Phương tiện, Phương pháp:

+ Phương tiện,

- GV: Giáo án, đề kiểm tra - HS: kiến thức ôn tập + Phương pháp:Kiểm tra D. Tiến trình bài dạy:

1. Ổn định lớp. 8A1...8A2...

2. Kiểm tra : Sự chuẩn bị của h/s.

3. Bài mới:

I. Ma tr nậ Cấp độ

Chủ đề

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng

Cấp độ thấp Cấp độ cao Cộng Tiếng việt Phát hiện

các trường từ vựng được sử dụng trong đoạn văn

Hiểu và vận dung kiến thức về tình thái từ để chữa lại câu cho thích hợp

Vận dụng kiến thức đã học về câu ghép để phân tích cấu tạo ngữ pháp và xác định loại câu ghép

Số câu 2 1 3 3

Số điểm

Tỉ lệ 4

40% 2

20% 4

40% 10

100%

II. Đề bài Câu 1. (4đ)

Trong giao tiếp các trường hợp phát ngôn sau đây thường bị phê phán. Em hãy giải thích tại sao và chữa lại thích hợp

- Em chào thầy.

- Chào ông cháu về.

- Con đã học bài rồi Câu 2. (2đ)

Cho đoạn văn

Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.

(10)

a. Tìm các từ cùng trường từ vựng về bộ phận cơ thể người.

b. Tìm các từ cùng trường từ vựng về hoạt động của người Câu 3. (4đ)

Phân tích các câu ghép sau và chỉ ra quan hệ.

a.Vì tên Dậu là thân nhân của hắn nên chúng con bắt hắn phải nộp thay.

b. Mọi người đều giật nảy mình, duy quan vẫn điềm nhiên, chỉ lăm le trực người ta bốc trúng quân của mình mà chờ hạ.

c. Vợ tôi không ác nhưng thị khổ quá rồi.

d. Để cha mẹ vui lòng thì em phải chăm học.

III . Đáp án Câu 1.

Trong giao tiếp các trường hợp phát ngôn sau đây thường bị phê phán vì:

- Các phát ngôn này đều phản ánh mối quan hệ giữa người dưới với người trên nên cần phải thể hiện sự lễ phép kính trọng bằng việc sử dụng các tình thái từ biểu thị sự tôn trọng lễ phép....(1điểm)

- Chữa lại:

- Em chào thầy ạ....(1điểm) - Chào ông cháu về ạ. (1điểm) - Con đã học bài rồi ạ. (1điểm) Câu 2.

a. Tìm các từ cùng trường từ vựng về bộ phận cơ thể người: đầu, chân, tay, mặt, mũi...(1điểm)

b. Tìm các từ cùng trường từ vựng về hoạt động của người : chạy, nhảy, múa,...

(1điểm) Câu 3.

Phân tích các câu ghép sau và chỉ ra quan hệ. (mỗi câu đúng được 1 điểm) a. (Vì) tên Dậu/ là thân nhân của hắn (nên )chúng con / bắt hắn phải nộp thay.

b. Mọi người/ đều giật nảy mình, duy quan/ vẫn điềm nhiên, chỉ lăm le trực người ta /bốc trúng quân của mình mà chờ hạ.

c. Vợ tôi/ không ác (nhưng )thị /khổ quá rồi.

d. (Để) cha mẹ/ vui lòng (thì) em /phải chăm học.

4. Củng cố

- Thu bài. Nhận xét giờ kiểm tra.

5. Hướng dẫn về nhà

- Chuẩn bị: Thuyết minh một thể loại văn học.

---

Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Trang 10 Trường THCS Liên Châu

(11)

Ngày giảng...

Tiết 67, 68

KIỂM TRA TỔNG HỢP HỌC KỲ I A. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Kiểm tra việc nắm kiến thức của học sinh về các phần đã học: văn bản, tiếng việt, tập làm văn

2. Kĩ năng:

- Học sinh có kỹ năng trình bày bài kiểm tra học kì.

3.Thái độ:

- Học sinh có ý thức tự giác trung thực trong thi cử.

B. Các kĩ năng sống - Quản lí thời gian.

C. Phương tiện, Phương pháp:

+ Phương tiện,

- GV: Giáo án, đề bài, đáp án, biểu điểm - HS: Chuẩn bị kiến thức

+ Phương pháp:Quan sát, vận động D. Tiến trình bài dạy:

1. Ổn định lớp. 8A1...8A2...

2. Kiểm tra 3. Bài mới

I. MA TR N.Ậ Cấp độ

Chủ đề

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng

TN T

L TN T

L Cấp độ

thấp Cấp độ cao Chủ đề 1

Văn học Truyện kí

việt Nam

Nhớ được tên tác giả, tác

phẩm của truyện kí

Hiểu được nội dung của đoạn văn

số Câu 2 1 3

Số điểm

Tỉ lệ % 1đ=10% 0.5đ=7,5% 1,5=15

% Chủ đề 2

Tiếng Việt

Nhận ra từ tượng thanh, từ

tượng hình và tình thái từ được sử dụng trong đoạn văn

Hiểu mqh về ý nghĩa trong câu ghép

số Câu 2 1 3

Số điểm Tỉ lệ %

1đ=10% 0,5đ=7,5% 1,5=15

% Chủ đề 3

Tập làm văn

Thuyết minh về tác giả Nam Cao và giá trị nội dung, nghệ

(12)

thuật của truyện ngắn “Lão Hạc”

số Câu 1 1 1

Số điểm

Tỉ lệ % 7đ=70% 7đ=70% 7=70%

Tổng số câu Tổng số điểm

Tỉ lệ %

4

2đ=20% 2

1đ=10% 1

7đ 70%

5 10đ 100%

II. Đề bài:

Phần I: Trắc nghiệm (3đ)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bằng cách ghi vào giấy thi chỉ một đáp án đúng nhất.

“ Hôm sau Lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay:

- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!

- Cụ bán rôi?

- Bán rồi! Họ vừa bắt xong.

Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà oà lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho Lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện:

- Thế nó cho bắt à?

Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Nhưng vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra.

Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”

1. Tác giả của đoạn trích trên là ai?

A. Nguyên Hồng. B. Ngô Tất Tố.

C. Nam Cao . D. Thanh Tịnh.

2. Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào?

A. Lão Hạc. B. Tắt đèn.

C. Những ngày thơ ấu. D. Quê mẹ.

3. Dòng nào thể hiện đúng nhất nội dung của đoạn trích?

A. Tâm trạng ân hận, đau khổ của Lão Hạc khi bán cậu Vàng.

B. Sự thông cảm sâu sắc của vợ ông giáo với Lão Hạc.

C. Phê phán xã hội bất công tàn bạo.

D. Đề cao lòng thương con của Lào Hạc.

4. Trong các từ sau từ nào là từ tượng thanh?

A. vui vẻ. B. hu hu C. xót xa. D. móm mém.

5. Từ “à” từ “ạ” trong đoạn văn trên là từ loại nào?

A. Trự từ. B. Tình thái từ.

C. Thán từ. D. Quan hệ từ.

6. Các vế trong câu ghép “ Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít” có mối quan hệ về ý nghĩa như thế nào?

A. Quan hệ nhân quả. B.Quan hệ điều kiện C. Quan hệ tương phản. D.Quan hệ đồng thời . Phần II: Tự luận.

Viết bài văn thuyết minh ngắn giới thiệu về nhà văn Nam Cao và giá trị truyện ngắn “ Lão Hạc”.

Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Trang 12 Trường THCS Liên Châu

(13)

III. Đáp án - Biểu điểm.

Phần I: tr c nghi m – 2 ( M i ý tr l i úng ắ ệ đ ỗ ả ờ đ được 0,5 )đ

Câu 1 2 3 4 5 6

Đáp án C A A B B D

Phần II: Tự luận – 7đ MB(0,5đ)

Giới thiệu khái quát về Nam Cao và truyện ngắn “ Lão Hạc”

TB(6đ)

1. Thuyết minh về cuộc đời và sự nghiệp của Nam cao(1đ).

2. Giới thiệu vắn tắt giá trị của truyện ngắn “ Lão Hạc”(5đ) a. Gía trị nội dung(3,5đ)

- Tình cảnh cùng khổ và số phận bi đát của người nông dân trước cách mạng tháng tám(1,5).

+ Cũng như bao nhiêu người nông dân khác, cuộc đời Lão Hạc bị vây bủa trong sự nghèo đói.

+ Lão sống trong cô độc: vợ mất sớm cảnh gà trống nuôi con nay lại phải chịu nỗi đau mất con vì không có tiền cưới vợ cho con , con bỏ đi làm đồn điền.

+ Nỗi đau đớn xót xa khi phải bán đi cậu Vàng.

+ cái chết thương tâm của Lão Hạc.

- Vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách cao cả của Lão Hạc(1,5).

+ lão Hạc một con người chất phác, hiền lành và nhân hậu vô cùng.

+ Tấm lòng của người cha ở Lão hạcđói với anh con traimới thực cảm động vô cùng.

+ Lão Hạc là một nông dân nghèo khổ mà trong sạch giàu lòng tự trọng.

- giới thiệu qua về nhân vật ông giáo - người kể chuyện(0,5).

b. Giá trị nghệ thuật(1,5đ).

- “ Lão Hạc ” là một trong những truyện ngắn hay nhất của cvây bút truyện ngắn bậc thầy NC. Tài nghệ bậc thầ đó t/hiện ở nhiều khía cạnh và có những điểm nổi bật sau:

+ Cách xây dựng nhân vật.

+ Cách xây dựng tình huống truyện.

KB( 0,5đ)

Cảm nhận của em về giá trị truyện ngắn.

4. Củng cố:

- Thu bài. Nhận xét giờ kiểm tra.

5. Hướng dẫn về nhà:

- Chuẩn bị: Làm thơ 7 chữ.

---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bốn mùa Hạ Long mang trên mình một màu xanh đằm thắm: xanh biếc của biển, xanh lam của núi, xanh lục của trời.. Mùa hè của HạLong là mùa gió nồm nam và

a) Nếu ông trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy bước thì tôi sẽ nói cho ông biết trâu của tôi cày một ngày được mấy đường.. Tìm vế câu chỉ điều kiện

Trong hiệu cắt tóc, anh công nhân I-va-nốp đang chờ tới lượt mình thì cửa phòng lại mở, một người nữa tiến vào… Một lat sau, I-va- nốp đứng dậy nói: “ Đồng chí

- Làm đúng các bài tập: Phân tích đúng cấu tạo của câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến, tạo các câu ghép thể hiện quan hệ tăng tiến bằng cách thêm quan hệ từ

Câu 1: Những cụm từ được gạch chân trong câu “Mà tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ, hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố” liên hệ với từ

Ñeå bieåu thò moái quan heä ñieàu kieän , giaû thieát - keát quaû giöõa hai veá caâu gheùp , ta coù theå noái chuùng baèng.. quan heä töø , hoaëc caëp quan heä

vàng cũng rất quý... Giải thích vì sao em chọn hợp với mỗi chỗ trống.. nên BÍch Vân đã có nhiều tiến bộ trong học c) …. nên BÍch Vân đã có nhiều tiến

Ngoài cặp QHT chẳng những…mà… nối các vế trong câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến, còn có thể sử dụng các cặp QHT khác như : không.. những… mà; không chỉ …mà …; không phải