• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bộ đề kiểm tra HK2 Ngữ văn 8

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bộ đề kiểm tra HK2 Ngữ văn 8"

Copied!
14
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày giảng : ...:

Tiết 87 - 88.

VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5 A. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- HS củng cố kiến thức về văn bản thuyết minh. Biết tạo tập 1 văn bản thuyết minh đúng phương thức.

- Bài kiểm tra cơ sở để GV đánh giá nhận thức của HS.

2. Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng viết bài.

3. Thái độ: Tự giác khi làm bài.

B. Kỹ năng sống : Suy nghĩ sáng tạo.

C. Phương tiện, phương pháp dạy học Đề bài.

D. Tiến trình lên lớp

1. Ổn định tổ chức: 8A1...; 8A2:...; .8A3:...

2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Bài mới.

I. MA TRẬN Chủ đề

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng

Cấp độ thấp

Cấp độ cao

TNKQ T

L

TNKQ T

L

Chủ đề 1 Tìm hiểu chung về văn thuyết minh

- Xác định tình huống cần viết VB thuyết minh trong cuộc sống

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ %

1 Câu 0,5 điểm 5%

1 Câu 0,5 điểm 5%

Chủ đề 2 : Cách làm bài văn thuyết minh.

-Người viết văn thuyết minh phải có năng lực gì?

-Ngôn ngữ trong VB TM

Xác định phương pháp thuyết minh.

Vận dụng kiến thức về văn thuyết minh dể làm bài thuyết minh hoàn chỉnh về một loài hoa hoặc loài cây

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ %

2 Câu 1,0 điểm

10%

1 Câu 0,5 điểm

5%

1 Câu 8 điểm

80%

4 Câu 9,5 điểm

(2)

95%

Tổng câu:

Tổng điểm:

Tỉ lệ %

2 Câu 1,0 điểm

10%

2 Câu 1,0 điểm

10%

1 Câu 8 điểm

80%

5 Câu 10 điểm 100%

II. Đề bài . A. Trắc nghiệm

Hãy khoanh vào chỉ một chữ cái đứng trước ý em cho là đúng Câu 1: Để viết tốt bài văn TM người viết cần có năng lực gì?

A. Người viết phải quan sát, tìm hiểu sự vật, hiện tượng cần TM để nắm bắt được bản chất đặc trưng của chúng.

B. Người viết phải biết quan sát liên tưởng , tưởng tượng các sự vật.

C. Người viết cần biết đánh giá đặc trưng của sự vật từ đó biết vận dụng và liên tưởng.

D. Người viết phải có khả năng quan sát, nhận xét, đánh giá tìm hiểu đối tượng cần TM để viết đúng bản chất của chúng.

Câu 2: Ngôn ngữ, lời văn trong bài văn TM phải như thế nào? ( 0,25)

A.

Ngôn từ phải chuẩn xác, trong sáng, hợp lí. Lời văn ngắn gọn.

B.

Ngôn từ phải đúng đắn, dễ hiểu, dễ đọc. Lời văn đầy đủ, ngắn gọn.

C.

Ngôn từ phải chuẩn xác, trong sáng, dễ hiểu, gợi cảm.

D.

Ngôn từ phải rõ ràng, rành mạch. Lời văn trong sáng.

Câu 3: Phương pháp nào không dùng trong văn bản thuyết minh ? A. Phương pháp nêu định nghĩa

B. Phương pháp liệt kê.

C. Phương pháp tượng trưng.

D.

Phương pháp phân tích, phân loại.

Câu 4. Trong các tình huống sau, tình huống nào không dùng văn bản thuyết minh ? A. Giới thiệu về làng nghề truyền thống

B. Làm sáng tỏ cho mọi người về tinh thần yêu nước của ông cha ta trong lịch sử.

C. Giới thiệu cách làm một đồ chơi.

D. Trình bày cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Ngô Tất Tố B. phần tự luận

Thuyết minh về về một loài hoa ( như hoa đào, hoa cúc, hoa hồng…) Hoặc một loài cây ( như cây chuối, cây na…).

III. Đáp án và biểu điểm Phần trắc nghiệm (2,0 điểm - Mỗi câu đúng 0,5 điểm)

Câu 1 2 3 4

Đáp án A A C B

Phần tự luận ( 8,0 điểm) 1. Yêu cầu cần đạt a. Mở bài

- Giới thiệu các loài hoa trong vườn và loài hoa mà em yêu thích Như hoa Đào, hoa Hồng...

Hoặc giới thiệu một vườn cây ăn quả trong đó có cây Chuối, cây Na, cây Cam… mà em thích.

b. Thân bài

* hoa Đào :

- Ngoại hình của cây, vẻ đẹp nổi bật của cây hoa đào:

(3)

- Cấu tạo của cành và lá (Hình dáng, màu sắc..)

- Hoa nở vào mùa nào? (Hình dáng, màu sắc, hương thơm…) - Công dụng của cây hoa đào…

* Tả cây Chuối, cây Na:

- Hình dáng: Cao hay thấp.

- Đặc điểm: Do các cáp bao lại với nhau tạo thành thân cây chuối.

- Quả chuối như thế nào? Khi chuối chín có hương vị ra sao?

- Tác dụng của cây chuối đối với đời sống người dân Việt Nam.

c. Kết bài

- Cảm nghĩ của em

- Lợi ích của các loài hoa, loài cây làm cho cuộc sống con người thêm tươi đẹp hơn 2. Thang điểm

+ Điểm 8 .

- Bài viết đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.

- Giới thiệu được đầy đủ hình dáng, vẻ đẹp, công dụng của hoa đào, hoa cúc, hoặc cây chuối, cây na, câu văn rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi diễn đạt hoặc lỗi chính tả.

- Đạt các yêu cầu trên, có sự sáng tạo trong bài viết.

+ Điểm 6 -7 .

- Bài viết đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.

- Diễn đạt khá lưu loát, còn mắc ít lỗi chính tả.

+ Điểm 4 -5 .

- Bài viết đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.

- Diễn dạt còn mắc lỗi, còn sai lỗi chính tả.

- Đạt yêu cầu ở mức độ bình thường.

+ Điểm 2-3 .

- Bài viết đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.

- Nội dung còn sơ sài, diễn đạt còn lủng củng, còn sai lỗi chính tả.

+ Điểm 1.

- Bài viết không đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.

- Mắc quá nhiều lỗi chính tả, và lỗi trong diễn đạt.

+ Điểm 0 : Bỏ không làm.

4. Củng cố.

GV thu bài – nhận xét giờ kiểm tra.

5. Hướng dẫn học ở nhà.

Xem lại đề bài, phương pháp thuyết minh – làm lại Soạn bài: Đi đường

------

(4)

Ngày giảng: ………

Tiết 113. KIỂM TRA VĂN A. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- HS đánh giá quá trình nhận thức của mình.

- Bài viết là cơ sở để giáo viên đánh giá nhận thức của HS 2. Kỹ năng:

- Rèn HS kĩ năng làm bài.

3. Thái độ : Giáo dục ý thức nghiêm túc cho HS khi làm bài.

B. Kỹ năng sống : Suy nghĩ sáng tạo.

C. Phương tiện, phương pháp kiểm tra : - Đề kiểm tra

- PP: tự luận.

D. Tiến trình lên lớp

1. Ổn định tổ chức ::8A1...; 8A2:...; .8A3:...

2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Bài mới.

MA TR N Ậ

Cấp

độ

Tên Chủ đề

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng

Cấp độ thấp

Cấp độ cao

TNKQ TL TNKQ TL

Thơ hiện đại

Ngắm trăng

-Hoàn cảnh sáng tác

-Chép thuộc lòng 1 bài thơ.

- Phân tích được đặc sắc nội dung và nghệ thuật 2 câu thơ cuối bài Ngắm trăng Số câu

Số điểm Tỉ lệ %

1 0,5 5%

1/2 1.5 15%

1/2 2.5 25 %

2 4,5 45%

Văn học Trung đại:

-Chiếu dờiđô -Hịch tướng sĩ - Nước Đại Việt ta - Bàn luận về phép học

-Hoàn cảnh ra đời Hịch.

-Năm sáng tác BNĐC - Xuất xứ văn bản BLVPH

- Nội dung tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi - Hiểu được nội dung câu văn nói về sự cần thiết phải dời đô trong

Phân tích cảm nhận được Thái độ căm thù giặc và ý chí quết chiến, quyết thắng kẻ thù XL trong bài HTS

Số câu 3 2 1 6

(5)

Số điểm

Tỉ lệ % 1,5

15% 1

10 % 3

30% 5.5

55 % Tổng câu

Tổng điểm Tỉ lệ %

4 2.0 20%

1/2 1.5 15%

2 1,0 10%

1.5 5,5 55 %

8 10 100%

ĐỀ BÀI

I.TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)

Câu 1: Tập thơ “Nhật kí trong tù”được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

A. Khi Bác đang hoạt động cách mạng ở Pháp.

B. Khi Bác ở Hà Nội lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mĩ.

C. Khi Bác ở Việt Bắc lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp.

D. Khi Bác bị giam trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch.

Câu 2: . “Bình Ngô đại cáo” được công bố vào năm nào?

A. 1426 B. 1428 C. 1429 D. 1430.

Câu 3: Mục đích của “việc nhân nghĩa” thể hiện trong Bình Ngô đại cáo?

A.Nhân nghĩa là lối sống có đạo đức và giàu tình thương.

B.Nhân nghĩa là trung quân,hết lòng phục vụ vua.

C.Nhân nghĩa là để yên dân, làm cho dân được sống ấm no.

D.Nhân nghĩa là duy trì mọi lễ giáo phong kiến.

Câu 4: Câu văn:”Trẫm rất đau xót về việc đó,không thể không dời đổi…” trong văn bản

“Chiếu dời đô” mang ý nghĩa:

A. Phủ định sự cần thiết của việc dời đổi kinh đô B. Phủ định sự đau xót của nhà vua trước việc phải dời đô C. Khẳng định sự cần thiết phải dời đổi kinh đô

D. Khẳng định lòng yêu nước của nhà vua Câu 5: . “Bàn luận về phép học”được trích dẫn từ đâu?

A.Bài cáo của vua Quang Trung

B.Bài tấu của Nguyễn Thiếp đâng lên vua Quang Trung.

C.Bài hịch của Nguyễn Thiếp D. Bài tấu của Nguyễn Trãi dâng lên Lê Lợi.

Câu 6: Người ta viết Hịch khi nào?

A. Khi đất nước thanh bình B. Khi đất nước vừa kết thúc chiến tranh C. Khi đất nước phồn vinh D. Khi đất nước có giặc ngoại xâm

II. TỰ LUẬN:( 7 điểm) Câu 1: ( 4.0 điểm)

- Chép thuộc lòng phần dịch thơ ( hoặc phiên âm ) bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh.

- Cảm nhận của em về hai câu thơ cuối trong bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh.

Câu 2: ( 3.0 điểm)

Phân tích tấm lòng yêu nước căm thù giặc của vị chủ tướng Trần Quốc Tuấn trong đoạn trích sau:

" ...Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng..."

(6)

ĐÁP ÁN

I. Trắc nghiệm: 3 điểm

Câu 1 2 3 4 5 6

Đ.án D B C C B C

II. Tự luận: 7điểm Câu 1: ( 4.0 điểm)

-Chép đúng ,đủ : 1, 5 điểm - Sai 1 từ trừ 0,25 điểm

- Cảm nhận của em về hai câu thơ cuối trong bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh (2,5 điểm)

“Người ngắm trăng soi ngoài khe cửa Trăng nhòm khe cửa, ngắm nhà thơ”

Cả 2 câu ta đều thấy: Người-trăng có song sắt nhà tù chắn ở giữa, nhưng người đã thả tâm hồn vượt qua ngoài cửa sắt để tìm đến ngắm vầng trăng sáng, để giao hoà với vầng trăng tự do đang toả sáng giữa bầu trời cao rộng. Còn vầng trăng cũng vượt qua song sắt của nhà tù để ngắm nhà thơ trong tù. Cả người và trăng cùng chủ động tìm đến giao hoà cùng nhau.

Đó là cuộc gặp gỡ giữa 2 người bạn tri âm tri kỉ.

Câu 2: ( 3.0 điểm)

HS đảm bảo các ý sau:

- Về nội dung: Thể hiện tinh thần yêu nước sâu sắc nồng nàn của Trần Quốc Tuấn trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. (2.5 điểm)

+ Trước tội ác của kẻ thù và nỗi nhục quốc thể, Trần Quốc Tuấn bày tỏ nỗi lòng “ Ta thường tới bữa quên ăn; nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căn tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăn thân này phơi ngoài nội cỏ,nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”. Đoạn văn như trào ra từ trái tim tha thiết yêu nước và sôi sục sự căm thù, như được viết lên bằng máu và nước mắt. Đau xót, căm thù đến quên ăn, mất ngủ, trở thành nỗi ám ảnh thường trực ngày cũng như đêm. Nỗi căm thù dồn nén thành khát khao hành động giết giặc, tình yêu nước đốt cháy lên lòng quyết tâm hi sinh để rửa mối nhục cho đất nước.

+ Những câu văn chính luận mà giàu cảm xúc và đầy hình ảnh đã khắc họa được hình tượng người anh hùng yêu nước, tác động sâu sắc vào tình cảm của các tướng sĩ nhà Trần.

- Về hình thức: Bài viết rõ ràng, mạch lạc, diễn đạt lưu loát không mắc lỗi chính tả. Lập luận chặt chẽ có tính thuyết phục. (0,5đ)

4. Cñng cè

- Thu bài, nhận xét giờ kiểm tra.

5. Hướng dẫn học ở nhà.

- Xem lại đề bài, làm bài

- Soạn bài Lựa chọn trật tự từ trong câu

------

(7)

Ngày giảng: ………

Tiết 123 -124

VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7 A. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

- Giúp HS vận dụng kĩ năng đưa các yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả vào việc viết bài văn chứng minh hoặc giải thích một vấn đề xã hội.

- Tự đánh giá chính xác hơn trình độ tập làm văn của bản thân, từ đó rút ra những kinh nghiệm cần thiết để các bài làm văn sau đạt kết quả cao hơn.

2. Kỹ năng

- Lập luận, kĩ năng đưa yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự vào bài văn nghị luận.

3. Giáo dục HS:

- Có thái độ tu dưỡng rèn luyện thành người toàn diện.

B. Kỹ năng sống : Ra quyết định, suy nghĩ sáng tạo.

C. Phương tiện, phương pháp dạy học Tự luận

D. Tiến trình lên lớp

1. Ổn định tổ chức: 8A1 ... 8A2:...8A3...

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới.

MA TRẬN Cấp độ

Chủ đề

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng

Cấp độ thấp

Cấp độ cao Tập làm văn Nhận ra

phương thức biểu

đạt

Hiểu tác dụng của việc chọn phương pháp

Nghị luận

Viết bài văn nghị luận về sức mạnh của ý

chí

Số câu 1 1

Số điểm Tỉ lệ

% 100% 100%

ĐỀ BÀI

Nhà văn Nguyễn Bá Học có viết “ Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông ”. Em hiểu câu nói đó như thế nào?

ĐÁP ÁN - Thể loại: Nghị luận giải thích.

- Nội dung.

I. Mở bài.

- Sức mạnh của ý chí trong mọi công việc, thiếu ý chí thì khó thành công, dẫn câu danh ngôn.

II. Thân bài.

1. Giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng:

(8)

- Nghĩa đen: Đường đi muốn tới nơi phải vượt qua núi cao, sông sâu, phải quan tâm mới tới nơi được.

- Nghĩa bóng: Đường- đích con người muốn đạt được, sông núi, những trở ngại lớn của hoàn cảnh khách quan, lòng người, ý chí của con người. => sức mạnh của ý chí giúp con người vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để thành công.

2. Vì sao đường đi khó không khó....vì núi:

- Cuộc sống có những cản trở nhưng không phải không thể chiến thắng, mọi trở ngại chỉ là thử thách ý chí, nghị lực của con người. (d/c)

3. Vì sao đường đi lại khó vì lòng người...

- Thiếu ý chí nghị lực đường đời dù thuận lợi cũng khó vượt qua (d/c).

III. Kết bài.

- Khẳng định lại vấn đề

- Rút ra bài học cho bản thân.

+ Biểu điểm:

+ Điểm 9, 10: - Nắm phương pháp, biết đưa yếu tố biểu cảm, tự sự, có luận điểm phù hợp, lập luận chặt chẻ.

+ Điểm 7, 8: Như yêu cầu trên song vấp phải một số lỗi về diễn đạt

+ Điểm 5, 6: Chưa có luận điểm đầy đủ song biết đưa yếu tố biểu cảm, tự sự.

Điểm 3, 4: Chưa nắm được phương pháp làm bài, diễn đạt lủng củng.

+ Điểm 1,2: Hiểu sai yêu cầu của đề, bài làm yếu.

4. Củng cố : GV thu bài và nhận xét giờ làm bài.

5. Hướng dẫn về nhà - Ôn lại văn nghị luận

- Soạn bài: Soạn kĩ phần- Tổng kết phần văn

------

(9)

Ngày giảng...

Tiết 130

KIỂM TRA TIẾNG VIỆT I.Mục tiêu:

1. Kiến thức: Giúp HS hệ thống kiến thức về các kiểu câu, về hành động nói, về hội thoại.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm bài, tích hợp các nội dung đã học, kĩ năng xác định lượt thoại.

3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức làm bài B. Kỹ năng sống : Tư duy, ý thức tự giác C. Phương pháp: tự luận

D. Tiến trình lên lớp

1. Ổn định tổ chức :8A1...; 8A2:...; .8A3:...

2. Kiểm tra:

3. Bài mới:

MA TRẬN Cấp độ

Chủ đề

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng

Cấp độ thấp Cấp độ cao Tiếng việt N¾m ®c kn

về hành động nói và các kiểu h/đ nói thường

gặp

Xác định đúng kiểu câu và h/đ nói trong

đv

Vận dụng kiến thức về các kiểu câu đã học để đặt câu

Số câu 1 1 1 3

Số điểm Tỉ lệ %

3 30%

5 50%

2 20%

10 100%

ĐỀ BÀI

Câu 1(3đ) : Hành động nói là gì? Nêu những kiểu hành động nói thường gặp?

Câu 2 (5đ) : Xác định các kiểu câu và hành động nói trong đoạn văn sau:

“ Với vẻ mặt băn khoăn, cái Tí lại bưng bát khoai chìa tận mặt mẹ.(1)

-Này u ăn đi! (2) Để mãi. (3) U có ăn thì con mới ăn.(4) U không ăn con cũng không muốn ăn nữa.(5)

Nể con, chị Dậu cầm lấy một củ, rồi chị lại đặt xuống chõng. (6)

Vẻ nghi ngại hiện ra sắc mặt, con bé hóm hỉnh hỏi mẹ một cách thiết tha:(7) -Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không?(8)

Chị Dậu khẽ gạt nước mắt .(9)

- Không đau con ạ!(10)…

Câu 3(2đ) : Cho trước câu hỏi:

" Em vừa nói gì thế ? "

Yêu cầu lần lượt trả lời bằng các câu: Nghi vấn, cảm thán, cầu khiến, trần thuật.

ĐÁP ÁN Câu1: K/niệm SGK trang 62

Kiểu câu đã học:SGK trang 45 Câu2:

(1)Câu TT- HĐkể

(10)

(2)Câu CK - HĐ đề nghị (3)Câu TT-HĐkể

(4)Câu KĐ-HĐ nhận định (5)Câu PĐ-HĐ nhận định (6)Câu TT-HĐ kể

(7)Câu TT-HĐ kể (8)Câu NV-HĐ hỏi (9)Câu TT-HĐ hỏi

(10) Câu PĐ-HĐPĐ bác bỏ.

Câu 3:

-Anh không nghe à?(NV)

-Trời ơi! Anh lại ngẩn người ra kìa!

- Anh không nên hỏi nhiều!

- Em nói rằng anh xấu tính.

4. Củng cố:

HS thực hiện bài làm - GV quan sát theo dõi thu bài, nhận xét giờ kiểm tra.

5. Hướng dẫn về nhà

Về làm một số đề, ôn tập chuẩn bị kiểm tra tổng hợp

------

(11)

Ngày giảng: ...

Tiết 135-136

KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI NĂM

A. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Kiểm tra việc nắm kiến thức của học sinh về các phần đã học: văn bản, tiếng việt, tập làm văn

2. Kĩ năng:

- Học sinh có kỹ năng trình bày bài kiểm tra học kì.

3.Thái độ:

- Học sinh có ý thức tự giác trung thực trong thi cử.

B. Các kĩ năng sống - Quản lí thời gian.

C. Phương tiện, Phương pháp:

+ Phương tiện,

- GV: Giáo án, đề bài, đáp án, biểu điểm - HS: Chuẩn bị kiến thức

+ Phương pháp:Tự luận, trắc nghiệm D. Tiến trình bài dạy:

1. Ổn định lớp. 8A1...8A2...8A3...

2. Kiểm tra 3. Bài mới

MA TRẬN

Mức độ Tên chủ đề

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng

Cấp độ thấp

Cấp độ cao

TN TL TN TL

Chủ đề 1 Văn học:

-Văn học trung đại - Thơ ca cách mạng 1930- 1945

-Nhớ nội dung đoạn thơ

Hiểu được ý nghĩa nội dung đoạn thơ

-Nhớ và chép thuộc bài thơ và trình bày cảm thụ cái hay của một hinh anh thơ đặc sắc Số câu

Số điểm Tỉ lệ %

1 0,5 5%

1 0,5 5 %

1 1.5 15%

3 2.5 25%

Chủ đề 2 - Nhận Hiểu vai

(12)

Tiếng việt - Hành động nói

- Hội thoại - Lội diễn đạt

biết hành động nói trong câu.

- Nhận ra câu mắc lỗi diễn đạt

xã hội trong tình huống hội thoại

Số câu Số điểm Tỉ lệ %

2 1 10 %

1 0,5 5 %

3 1,5 15 % Chủ đề 3

Tập làm văn:

- Văn Nghị luận

- -Viết bài

văn nghị luận chứng minh về một đoạn trích trong TPVH đã học từ một nhận định.

Số câu Số điểm Tỉ lệ %

1 6.0 60%

1 6,0 60 % Tổng Số câu

Tổng số điểm Tỉ lệ %

3 1,5 15%

2 1.0 10%

1 1.5 15%

1 6.0 60%

17 10 100%

ĐỀ BÀI

I. Trắc nghiệm: (2.5 điểm)

Câu 1. Ý nào dưới đây nói đúng nhất tâm trạng người tù chiến sĩ được thể hiện ở bốn câu thơ cuối bài thơ “Khi con tu hú”?

“ Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi !

Ngột làm sao, chết uất thôi Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu !”

A. Uất ức, bồn chồn, khao khát tự do đến cháy bỏng

B. Nung nấu ý chí hành động để thoát ra khỏi chốn tù ngục C. Muốn làm con chim tu hú tự do ngoài trời

D. Mong muốn da diết cuộc sống ngoài chốn lao tù

Câu 2. Kiểu hành động nói nào đã sử dụng trong câu: “Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào !”:

A. Hành động trình bày B. Hành động hứa hẹn C. Hành động bộc lộ cảm xúc D. Hành động hỏi

(13)

Câu 3. Một người cha làm giám đốc công ty nói chuyện với người con là trưởng phòng tài vụ của công ty về tài khoản của công ty. Khi đó, quan hệ giữa họ là quan hệ gì?

A. Quan hệ gia đình B. Quan hệ tuổi tác

C. Quan hệ đồng nghiệp D. Quan hệ chức vụ xã hội Câu 4. Dòng nào dưới đây thể hiện đúng nhất ý nghĩa của hai câu thơ sau?

“Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng Cả thân hình nồng thở vị xa xăm”

A. Sự gắn bó máu thịt giữa dân chài và biển khơi B. Vị mặn mòi của biển

C. Người dân chài đầy vị mặn

D. Người dân chài khỏe mạnh, cường tráng

Câu 5. Câu nào dưới đây mắc lỗi diễn đạt liên quan đến lôgic?

A. Anh cúi đầu thong thả chào.

B. Nó không chỉ ngoan ngoãn mà còn lễ phép.

C. Linh là một học sinh chăm ngoan và học giỏi ở lớp.

D. Tuy phải làm nhiều việc nhà nhưng bạn ấy vẫn học rất giỏi.

II. Tự luận ( 7.5 điểm) Câu 6 (1.5 điểm):

a)Chép lại chính xác bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

b) Từ sang là “nhãn tự ” của bài thơ. Em hãy phân tích cái hay của từ “ sang” trong câu thơ cuối.

Câu 7 (6.0 điểm): “Nước Đại Việt ta” trích “ Bình Ngô đại cáo ”của Nguyễn Trãi là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc. Dựa vào văn bản in trong sách giáo khoa, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM

I.Phần trắc nghiệm khách quan: (2.5 điểm - mỗi câu 0,5 điểm)

Câu 1 2 3 4 5

Đáp án A C C D B

II. Phần tự luận: (7.5 điểm) Câu 6 (1.5 điểm):

a) Chép lại chính xác bài thơ: “ Tức cảnh Pác Bó” (Thơ Hồ Chủ Tịch) (0.5 đ)

“Sáng ra bờ suối, tối vào hang, Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng.

Cuộc đời Cách mạng thật là sang.”

b) Câu thơ cuối đã gợi cho người đọc nhiều suy nghĩ. Tuy làm cách mạng gian khổ là vậy nhưng đối với một vị lãnh tụ lại thật là "sang". Cái "sang" này không phải là "sang" về mặt vật chất mà là "sang" về tinh thần. Được hoạt động cách mạng để cứu nước là một niềm vui, niềm hạnh phúc đối với Bác, niềm vui này không thể mua được. Nó là vô giá! (1.0 đ)

Câu 7. (6.0điểm):

1. Yêu cầu:

- Kiểu bài : Nghị luận văn học. (Phân tích, chứng minh…)

- Nội dung: Làm rõ : lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc Đại Việt - Bố cục mạch lạc, các luận điểm, luận cứ rõ ràng.

(14)

- Cách lập luận chặt chẽ, lô gíc.

2. Dàn ý

Mở bài (0.5 điểm):

– (0,25 điểm). Giới thiệu tác giả Nguyễn Trãi– Hoàn cảnh ra đời của “Bình Ngô đại cáo”và đoạn trích “Nước Đại Việt ta”.

– (0,25 điểm). Nêu luận điểm khái quát: “Nước Đại Việt ta” là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc.

Thân bài (5.5 điểm):

* (1.5 đ) Nguyên lí Nhân nghĩa là nguyên lí cơ bản làm nền tảng cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là tư tưởng tiến bộ. Nhân nghĩa gắn liền với yêu nước chống giặc ngoại xâm. Yêu nước là “yêu dân” “trừ bạo”…

* ( 2.0đ) - Khẳng định nước Đại Việt là nước có độc lập chủ quyền. Đôc lập chủ quyền Đại Việt được khẳng định trên 5 yếu tố:

+Văn hiến lâu đời.

+ Có lãnh thổ rõ ràng.

+ Có phong tục tập quán riêng.

+ Có chế độ chủ quyền tồn tại song song với các triều đại Trung Quốc.

+ Có lịch sử lâu đời và nhiều người hiền tài

- Nguyễn Trãi đã kế thừa và phát huy quan niệm quốc gia, dân tộc của Lí Thường Kiệt trong “ Nam quốc sơn hà”……

* (1.5 đ) Sức mạnh Đại Việt là sức mạnh nhân nghĩa, sức mạnh chính nghĩa. Thực tế chứng minh (dẫn chứng ...)

Kết bài (0.5 điểm)

Khẳng định “Nước Đại Việt ta” là bản tuyên ngôn độc lập, tràn đầy lòng tự hào dân tộc.

4. Củng cố:

- Thu bài. Nhận xét giờ kiểm tra.

5. Hướng dẫn về nhà:

- Chuẩn bị : Văn bản thông báo

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Chúng tôi tiến hành khảo sát khả năng sử dụng ngôn ngữ toán học của học sinh về các vấn đề: khả năng đọc, viết các kí hiệu và thuật ngữ toán học; khả năng tính toán của

- Đọc đúng những vần uê, uy, uơ. Đọc tiếng, từ ngữ đoạn. - Hiểu nghĩa các từ ngữ qua tranh đọc hiểu của đoạn, trả lời được câu hỏi Cá Hồi... - Viết đúng:

- Không trả lời hoặc trả lời không đúng (0 điểm). Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. Câu đúng ngữ pháp, không sai chính tả, dùng đúng từ ngữ. Viết đúng một văn bản.  Không

Câu 2: Em rút ra bài học gì từ hành động của cậu bé Nguyễn Nhật Nam trong đoạn trích trên? Hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về bài học đó.. Trong quá

Chọn biểu tượng hình micro (Giọng nói) ⇒ Nhấn Cho phép truy cập ⇒ Thu văn bản muốn dịch ⇒ Nhấn biểu tượng hình Micro khi thu hoàn tất. + Dịch ngôn ngữ được viết bằng

- Đọc - hiểu bài Dê con trồng củ cải; đặt và trả lời câu hỏi nêu nhận xét về nhân vật - Viết ( tập viết) đúng kiểu chữ thường, cỡ vừa các từ ngữ ứng dụng.. - Có lòng

- Hiểu nghĩa các từ ngữ qua tranh đọc hiểu của đoạn, trả lời được câu hỏi Cá Hồi.. - Viết đúng: uê, uy uơ,

- Phát triển tnăng lực ngôn ngữ và kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một văn bản thông tin đơn giản và ngắn; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan