• Không có kết quả nào được tìm thấy

Các dạng bài tập Hóa học lớp 8 Học kì 1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Các dạng bài tập Hóa học lớp 8 Học kì 1"

Copied!
14
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Phương pháp phân biệt chất và vật thể lớp 8 A. Lý thuyết & phương pháp giải

1. Vật thể

- Vật thể là toàn bộ những gì xung quanh chúng ta và trong không gian.

- Vật thể gồm hai loại:

+ Vật thể tự nhiên: là những vật thể có sẵn trong tự nhiên.

+ Vật thể nhân tạo: là những vật thể do con người tạo ra.

2. Chất

- Chất là nguyên liệu cấu tạo nên vật thể.

- Chất có ở khắp mọi nơi, ở đâu có vật thể ở đó có chất.

- Mỗi chất có những tính chất nhất định. Bao gốm tính chất vật lí, tính chất hóa học

+ Tính chất vật lí: trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng.

+ Tính chất hóa học: là khả năng bị biến đổi thành chất khác.

Lưu ý: Chất nguyên chất hay còn gọi là chất tinh khiết là chất không lẫn các chất khác, có tính chất vật lí và hóa học nhất định.

B. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Có các vật thể như sau: xe máy, máy bay, sông, con chó, lọ hoa, thước kẻ, đôi giày. Số vật thể nhân tạo là

(2)

A. 4.

B. 2.

C.5.

D. 3.

Hướng dẫn giải

Vật thể nhân tạo là những vật thể do con người tạo nên.

Các vật thể nhân tạo ở đây là: xe máy, máy bay, lọ hoa, thước kẻ, đôi giày

Chọn C

Ví dụ 2: Chất nào sau đây được coi là tinh khiết?

A. Nước suối.

B. Nước cất.

C. Nước khoáng.

D. Nước đá từ nhà máy.

Hướng dẫn giải

Chất tinh khiết là chất không lẫn các chất khác, có tính chất vật lí và hóa học nhất định.

Chọn B

Ví dụ 3: Trong các vật thể sau, đâu là vật thể tự nhiên?

(3)

A. Chậu nhựa.

B. Hộp bút.

C. Không khí.

D. Máy điện thoại Hướng dẫn giải

Vật thể tự nhiên là những vật thể có sẵn trong tự nhiên.

Chọn C

C. Bài tập tự luyện

Câu 1: Dãy nào sau đây mà tất cả các vật thể đều là vật thể tự nhiên

A. Cây mía, con ếch, xe đạp.

B. Xe đạp, ấm đun nước, cái bút.

C. Cây tre, con cá, con mèo.

D. Máy vi tính, cái cặp, radio.

Đáp án: Chọn C

Câu 2: Chất tinh khiết là A. Chất lẫn ít tạp chất.

B. Chất không lẫn tạp chất.

C. Chất lẫn nhiều tạp chất.

(4)

D. Có tính chất thay đổi.

Đáp án: Chọn B

Câu 3: Mọi vật thể được tạo nên từ A. Chất liệu.

B. Vật chất.

C. Vật liệu.

D. Chất.

Đáp án: Chọn D

Câu 4: Vật thể nào sau đây không phải là vật thể nhân tạo A. Sách vở.

B. Quần áo.

C. Động vật.

D. Bút mực.

Đáp án: Chọn C

Câu 5: Khi ta quan sát kỹ một chất thì có thể biết được A. Tính dẫn điện, dẫn nhiệt.

B. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi.

C. Tính tan trong nước, khối lượng riêng.

D. Trạng thái, màu sắc.

(5)

Đáp án: Chọn D

Câu 6: Trong các vật thể sau đây, vật thể nào được làm bằng nhôm?

A. Chảo nhôm.

B. Bịch nilon.

C. Ruột bút bi.

D. Ống nghiệm.

Đáp án: Chọn A

Câu 7: Hãy cho biết điểm giống nhau về tính chất giữa nước khoáng và nước cất

A. Dùng để pha chế thuốc tiêm.

B. Trong suốt, không màu.

C. Có lẫn các tạp chất khác.

D. Sử dụng trong phòng thí nghiệm.

Đáp án: Chọn B

Câu 8: Hãy cho biết đâu không phải là tính chất của chất A. Hình dạng.

B. Nhiệt độ nóng chảy.

C. Tính tan.

(6)

D. Nhiệt độ sôi.

Đáp án: Chọn A

Câu 9: Cho các từ sau: dây điện, chất dẻo, lốp xe, cái bàn. Hãy cho biết từ nào chỉ chất?

A. Dây điện.

B. Chất dẻo.

C. Lốp xe.

D. Cái bàn.

Đáp án: Chọn B

Câu 10: Trong các ý sau đây, hãy chỉ ra những từ chỉ vật thể a. Lốp, ruột xe làm bằng cao su.

b. Bóng đèn điện được chế tạo từ thủy tinh, đồng, vonfram (vonfram là kim loại chịu nóng).

c. Cây mía chứa nước, đường saccarozơ và bã.

A. Cao su, thủy tinh, cây mía, nước.

B. Ruột xe, đường saccarozơ, đồng, cây mía.

C. Lốp, ruột xe, bóng đèn điện, cây mía.

D. Đồng, cao su, thủy tinh, lốp.

Đáp án: Chọn C

(7)

Phương pháp xác định thành phần cấu tạo nguyên tử A. Lý thuyết & phương pháp giải

- Nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện.

- Nguyên tử gồm: vỏ và hạt nhân

+ Vỏ: tạo bởi một hay nhiều electron (hạt electron kí hiệu là e, mang điện tích âm và chuyển động xung quanh hạt nhân).

+ Hạt nhân: gồm proton (kí hiệu là p, mang điện tích dương) và nơtron (kí hiệu là n, không mang điện tích).

- Trong nguyên tử có số p = số e.

- Tổng số hạt trong nguyên tử là: p + n + e.

Lưu ý: Một số công thức liên quan đến bài tập xác định thành phần các hạt có trong nguyên tử.

- Tổng số hạt của nguyên tử là: p + n + e.

- Tổng các hạt trong hạt nhân nguyên tử là: p + n.

- Tổng các hạt trong nguyên tử là: p + e.

B. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Nguyên tử X có tổng số hạt là 48. Số hạt mang điện gấp 2 lần số hạt không mang điện. Xác định số hạt proton trong nguyên tử.

A. 16.

B. 17.

(8)

C. 18.

D. 15.

Hướng dẫn giải

Tổng số hạt trong nguyên tử X là 48 nên: p + n + e = 48, mà nguyên tử trung hòa về điện nên p = e. Suy ra 2p + n = 48 (1).

Trong nguyên tử X, số hạt mang điện gấp 2 lần số hạt không mang điện hay

e + p = 2n mà e = p nên 2p = 2n hay p = n (2).

Thay (2) vào (1), ta có: 2p + p = 48 suy ra p = 16.

Vậy số hạt proton của nguyên tử X là 16.

Chọn A

Ví dụ 2: Nguyên tử trung hòa về điện vì A. Số proton = số electron.

B. Số proton = số nơtron.

C. Số nơtron = số electron.

D. Có cùng số proton.

Hướng dẫn giải

Nguyên tử trung hòa về điện vì có số proton = số electron.

Chọn A

(9)

Ví dụ 3: Cho các phát biểu sau:

(1) Tất cả các hạt nhân nguyên tử đều được cấu tạo từ các hạt proton và nơtron.

(2) Trong nguyên tử số electron bằng số proton.

(3) Trong hạt nhân nguyên tử hạt mang điện là proton và electron.

(4) Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện.

Số phát biểu đúng là A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Hướng dẫn giải

(1) Sai vì như Hidro không có nơtron.

(2) Đúng.

(3) Sai vì hạt nhân không có electron.

(4) Đúng.

Chọn B

C. Bài tập tự luyện

(10)

Câu 1: Đặc điểm của electron là A. Không mang điện tích.

B. Mang điện tích dương và chuyển động xung quanh hạt nhân.

C. Mang điện tích âm và không có khối lượng.

D. Mang điện tích âm và chuyển động xung quanh hạt nhân.

Đáp án: chọn D

Câu 2: Nguyên tử A có tổng số hạt là 52, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16. Tính số hạt proton và nơtron trong nguyên tử lần lượt là

A. 17 và 18.

B. 18 và 19.

C. 16 và 17.

D. 19 và 20.

Đáp án: Chọn A

Tổng số hạt trong nguyên tử A là 52 nên p + n + e = 52

Mà nguyên tử trung hòa về điện nên p = e, ta được 2p + n = 52 (1).

Trong nguyên tử A, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16 nên (p + e) – n = 16 hay 2p – n = 16, suy ra n = 2p – 16 (2).

Thay (2) vào (1) ta có: 2p + (2p – 16) = 52 suy ra p = 17

(11)

Thay p = 17 vào (2) ta được n = 18.

Vậy số hạt proton là 17, số hạt nơtron là 18.

Câu 3: Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử

A. Nơtron, electron.

B. Electron, proton và nơtron.

C. Electron, proton.

D. Proton, nơtron.

Đáp án: Chọn D

Câu 4: Điều khẳng định nào sau đây là sai?

A. Vỏ nguyên tử được cấu tạo từ các electron.

B. Nguyên tử được cấu tạo bởi các hạt electron, proton, nơtron.

C. Trong nguyên tử số proton bằng số electron.

D. Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo bởi các hạt proton, nơtron, electron.

Đáp án: Chọn D

Câu 5: Trong nguyên tử, hạt mang điện là A. Proton.

B. Proton và hạt nhân.

(12)

C. Proton và electron.

D. Proton và nơtron.

Đáp án: Chọn C

Câu 6: Nguyên tử được cấu tạo bởi bao nhiêu loại hạt cơ bản?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Đáp án: Chọn C

Câu 7: Cho biết tổng số hạt của nguyên tử là 49, số hạt không mang điện bằng 53,125% số hạt mang điện. Xác định số

electron, số proton, số nơtron theo thứ tự lần lượt là A. 16, 16, 17.

B. 16, 16, 18.

C. 17,17,18.

D. 18, 18, 19.

Đáp án: Chọn A

Tổng số hạt của nguyên tử là 49 hay p + n + e = 49, mà nguyên tử trung hòa về điện nên p = e ta được 2p + n = 49 (1).

(13)

Số hạt không mang điện bằng 53,125% số hạt mang điện nên n

= 53,125%. (p + e)

hay n = 53,125%. (2p), thay vào (1) ta được p = e = 16 và n = 17.

Vậy số electron, số proton, số nơtron lần lượt là 16, 16, 17.

Câu 8: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:

“Nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ và (1) về điện. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi (2) mang (3) “ A. (1) trung hòa, (2) hạt nhân, (3) điện tích âm.

B. (1) trung hòa, (2) một hay nhiều electron, (3) không mang điện.

C. (1) không trung hòa, (2) một hạt electron, (3) điện tích dương.

D. (1) trung hòa, (2) một hay nhiều electron, (3) điện tích âm.

Đáp án: Chọn D

Câu 9: Nguyên tử có khả năng liên kết là do các A. Electron.

B. Nơtron.

C. Nơtron và proton.

D. Proton.

Đáp án: Chọn A

(14)

Câu 10: Một nguyên tử có 17 electron ở lớp vỏ và hạt nhân của nó có 18 nơtron. Tổng số hạt proton, nơtron, electron có trong nguyên tử là

A. 52.

B. 53.

C. 54.

D. 55.

Đáp án: Chọn A

Ta có: số e = số p = 17

Suy ra tổng các hạt là: p + n + e = 17 + 18 + 17 = 52.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Để xác định chất còn thiếu trong phương trình hóa học ta cần lưu ý: Trong phản ứng hóa học số nguyên tử mỗi nguyên tố giữ nguyên trước và sau phản ứng.. Vế phải có Na,

Có 5 bước để xác định công thức hóa học của hợp chất khi biết thành phần các nguyên tốA. Công thức tính số mol của nguyên tử nguyên tố là n =

Trong đơn chất kim loại các nguyên tử sắp xếp khít nhau và theo 1 trật tự xác định. b) Khí nitơ được tạo nên từ nguyên tố nitơ (N), Khí clo được tạo nên từ nguyên tố

Trong phân tử NH 3 , N còn 1 cặp e hóa trị có thể tham gia liên kết với nguyên tử khác... Tính chất

Trong một chu kì, theo chiều tăng điện tích hạt nhân số electron lớp ngoài cùng tăng.. ⇒ Lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng tăng dẫn đến bán kính

- Trong một nhóm, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử tăng nhanh, lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng giảm, do đó độ âm

b*) Giải thích vì sao sự biến đổi tuần hoàn về cấu hình electron lớp ngoài cùng là nguyên nhân quyết định đến sự biến đổi tính tuần hoàn về tính chất hóa học của các

Chất rắn vô định hình không có cấu trúc tinh thể, do đó không có dạng hình học xác định, không có nhiệt độ nóng chảy (hoặc đông đặc) xác định và có tính đẳng hướng. Bài