• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Vật Lí 10 Bài 34: Chất rắn kết tinh. Chất rắn vô định hình | Giải bài tập Vật Lí 10

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Vật Lí 10 Bài 34: Chất rắn kết tinh. Chất rắn vô định hình | Giải bài tập Vật Lí 10"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 34: Chất rắn kết tinh. Chất rắn vô định hình

Câu hỏi C1 trang 184 Vật Lí 10: Tinh thể của một chất được hình thành trong quá trình nóng chảy hay đông đặc của chất đó?

Trả lời:

Tinh thể của một chất được hình thành trong quá trình đông đặc của chất đó.

Câu hỏi C2 trang 185 Vật Lí 10: Tại sao chất rắn đơn tinh thể có tính dị hướng, còn chất rắn đa tinh thể lại có tính đẳng hướng?

Trả lời:

- Do chất rắn đơn tinh thể chỉ được cấu tạo từ một tinh thể tức là tất cả các hạt của nó sắp xếp trong cùng một mạng tinh thể chung.

- Chất rắn đa tinh thể được cấu tạo bởi vô số các tinh thể nhỏ sắp xếp hỗn độn, do đó tính dị hướng của mỗi tinh thể nhỏ được bù trừ trong toàn khối chất, dẫn đến chất rắn đa tinh thể không có tính dị hướng, chỉ có tính đẳng hướng.

(2)

Câu hỏi C3 trang 186 Vật Lí 10: Chất rắn vô định hình có tính dị hướng không?

Có nhiệt độ nóng chảy xác định không? Tại sao?

Trả lời:

Chất rắn vô định hình không có tính dị hướng và không có nhiệt độ nóng chảy xác định vì chất rắn vô định hình không có cấu trúc tinh thể.

Ví dụ:

Bài 1 trang 186 Vật Lí 10: Chất rắn kết tinh là gì? Hãy nêu các tính chất của các loại chất rắn này.

Lời giải:

(3)

- Chất rắn kết tinh có cấu trúc tinh thể, do đó có dạng hình học và nhiệt độ nóng chảy xác định.

- Chất rắn kết tinh có thể là chất đơn tinh thể hoặc chất đa tinh thể, chất đơn tinh thể có tính dị hướng, chất đa tinh thể có tính đẳng hướng.

Bài 2 trang 186 Vật Lí 10: Phân biệt chất rắn đơn tinh thể và chất rắn đa tinh thể.

Lời giải:

Chất rắn đơn tinh thể Chất rắn đa tinh thể

Cấu tạo Từ một tinh thể

Ví dụ: kim cương, muối,…)

Từ vô số tinh thể rất nhỏ liên kết hỗn độn với nhau.

Ví dụ: sắt, đồng,…

Tính chất Có tính dị hướng. Có tính đẳng hướng.

Bài 3 trang 186 Vật Lí 10: Chất rắn vô định hình là gì? Hãy nêu các tính chất của loại chất rắn này.

Lời giải:

- Chất rắn vô định hình không có cấu trúc tinh thể, do đó không có dạng hình học và nhiệt độ nóng chảy xác định.

- Chất vô định hình có tính đẳng hướng.

Ví dụ:

(4)

Bài 4 trang 187 Vật Lí 10: Phân loại các chất rắn theo cách nào dưới đây là đúng?

A. Chất rắn đơn tinh thể và chất rắn vô định hình.

B. Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình.

C. Chất rắn đa tinh thể và chất rắn vô định hình.

D. Chất rắn đơn tinh thể và chất rắn đa tinh thể Lời giải:

Chọn đáp án B.

Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình.

Bài 5 trang 187 Vật Lí 10: Đặc điểm và tính chất nào dưới đây không liên quan đến chất rắn kết tinh?

A. Có dạng hình học xác định.

B. Có cấu trúc tinh thể.

C. Có nhiệt độ nóng chảy không xác định.

D. Có nhiệt độ nóng chảy xác định.

Lời giải:

Chọn đáp án C.

Vì chất rắn kết tinh có cấu trúc tinh thể, do đó có dạng hình học và nhiệt độ nóng chảy xác định.

Bài 6 trang 187 Vật Lí 10: Đặc điểm và tính chất nào dưới đây liên quan đến chất rắn vô định hình?

(5)

A. Có dạng hình học xác định.

B. Có cấu trúc tinh thể.

C. Có tính dị hướng.

D. Không có nhiệt độ nóng chảy xác định.

Lời giải:

Chọn đáp án D.

Chất rắn vô định hình không có cấu trúc tinh thể, do đó không có dạng hình học xác định, không có nhiệt độ nóng chảy (hoặc đông đặc) xác định và có tính đẳng hướng.

Bài 7 trang 187 Vật Lí 10: Kích thước của các tinh thể phụ thuộc điều kiện gì?

Lời giải:

Kích thước của các tinh thể phụ thuộc tốc độ kết tinh khi chuyển từ thể lỏng sang thể rắn: tốc độ kết tinh càng nhỏ thì kích thước của các tinh thể càng lớn.

Bài 8 trang 187 Vật Lí 10: Tại sao kim cương và than chì đều được cấu tạo từ các nguyên tử cacbon, nhưng chúng lại có các tính chất vật lí khác nhau?

Lời giải:

Than chì và kim cương đều được cấu tạo từ các nguyên tử cacbon nhưng do cấu trúc tinh thể khác nhau nên tính chất vật lí của chúng khác nhau. Than thì mềm còn kim cương thì rất cứng…

Bài 9 trang 187 Vật Lí 10: Hãy lập bảng phân loại và so sánh các đặc tính của các chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình.

(6)

Lời giải:

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Đối với một vật chuyển động (không phải vật đứng yên) thì quãng đường luôn có giá trị dương (khác 0). Độ dịch chuyển là đại lượng vecto, có phương chiều xác định, có thể

- Tiến hành thí nghiệm để xác định hợp lực F (sử dụng số quả cân để gián tiếp xác định độ lớn của các lực, ví dụ 2 quả cân thì coi như lực có độ lớn 2N)... Tổng hợp hai

Theo em, có thể có 50% động năng của thác nước được nhà máy thủy điện chuyển hóa thành điện năng. Xác định năng lượng có ích và năng lượng hao phí khi chơi thể thao.

Trong thí nghiệm với lò xo và vòng dây cao su, nếu lực kéo quá lớn thì khi thôi tác dụng lực, chúng không thể trở về hình dạng, kích thước ban đầu

- Định luật I Niu-tơn: Nếu mỗi vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không, thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng

Định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt: Ở nhiệt độ không đổi, tích của áp suất p và thể tích V của một lượng khí xác định là một hằng số: p.V = const.. Định luật Bôi-lơ –

- Chất rắn, không tan trong nước, có các dạng thù hình: Kim cương, than chì, fuleren, than vô định hình. Oxit.. a) Cacbon

Trƣớc khi nút bật ra, thể tích khí trong chai không đổi và quá trình đun nóng là quá trình đẳng tích.. Một lƣợng khí đựng trong một xi lanh có pittông chuyển động