• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
16
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 17/10/2020 Ngày dạy: 21/10/2020

Tiết 12

BÀI 12-THỰC HÀNH:

TẬP SƠ CỨU VÀ BĂNG BÓ CHO NGƯỜI BỊ GÃY XƯƠNG

I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức:

HS sinh biết cách sơ cứu khi gặp người bị gãy xương.

Biết băng cố định xương bị gãy, cụ thể là xương căng tay.

2. Kĩ năng: Rèn thao tác sơ cứu khi gặp người gãy xương.

3. Thái độ: Giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ thân thể . 4. Năng lực – phẩm chất

- Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức - Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực tư duy sáng tạo - Trung thực

II. Chuẩn bị bài học

1. Chuẩn bị của giáo viên: Chuẩn bị nẹp băng y tế dây, vải.

2. Chuẩn bị của học sinh: Chuẩn bị theo nhóm đã phân công .

III. Phương pháp

- Dạy học nhóm, thuyết trình, vấn đáp,thực hành IV. Tiến trình bài học

(2)

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ: Phần chuẩn bị của HS 3. Bài mới:

Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

B1: Gv yêu cầu hs giải thích tại sao xương người già lại dễ gãy và lâu phục hồi hơn xương trẻ em ( dựa vào kiến thức bài cấu tạo và tính chất của xương)?

- Khả năng gãy xương có liên quan đến lứa tuổi vì:

+ Xương trẻ em có muối caxi ít hơn người trưởng thành nên độ cứng chắc của xương kém hơn người lớn. Nhưng nếu bị gãy xương thì xương mau phục hồi vì xương phát triển nhanh.

+ Xương người già bị phân hủy nhanh hơn sự tạo thành nên xương giòn, dễ gãy và sự phục hồi chậm, không chắc chắn.

B2: Để bảo vệ xương , khi tham gia giao thông , em cần chấp hành tốt luật, lệ giao thông.

B3: Vậy gặp người gãy xương chúng ta nên làm gì để giúp họ?

Để giải quyết vấn đề này ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức ( 30 phút)

- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.

Hoạt động của GV và HS Hoạt động 1:

Mục tiêu: HS sinh biết cách sơ cứu khi gặp người bị gãy xương.

B1: HS trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời, yêu cầu phân biệt các trường hợp gãy xương : tai nạn, trèo cây, chạy ngã….

- Nguyên nhân nào dẫn đến gãy xương ?

Nội dung, yêu cầu cần đạt

I. Nguyên nhân gãy xương:

Gãy xương do nhiều nguyên nhân.

Khi bị gãy xương phải sơ cứu tại chỗ.

(3)

B2: Khi gặp người bị gãy xương chúng ta cần phải làm gì ?

- Không được nắm bóp bừa bãi.

B3: Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.

Hoạt động 2:

Mục tiêu: Biết băng cố định xương bị gãy, cụ thể là xương căng tay.

B1: Nếu có điều kiện cho cả lớp xem băng hình các thao tác băng bó cố định.

- Không có băng hình thì GV dùng 1 nhóm làm mẫu.

- Các nhóm theo dõi băng hình, trình bày các bước thao tác.

B2: GV đi quan sát các nhóm uốn nắn, giúp đỡ, nhất là các nhóm yếu.

- Các nhóm nghiên cứu SGK trang 40, 41 tiến hành tập băng bó.

B3: GV gọi đại diện 1 – 4 nhóm để kiểm tra . - GV cho các nhóm nhận xét đánh giá kết quả lẫn nhau.

- Nhóm được kiểm tra phải trình bày:

+ Các thao tác băng bó.

+ Sản phẩm làm được.

+ Lưu ý băng bó.

- Nhóm khác nx bổ sung.

- HS tự hoàn thiện các thao tác và ghi vào vỡ.

B4: GV chọn 3 nhóm làm đúng và đẹp nhất đánh giá, rút kinh nghiệm cho các nhóm khác.

II. Tập sơ cứu và băng bó:

* Sơ cứu

- Đặt 2 nẹp gỗ, tre vào 2 bên chỗ xương gãy.

- Lót vải mềm gấp dày vào các chỗ đầu xương.

- Buộc định vị 2 chỗ đầu nẹp và 2 bên chỗ xương gãy.

* Băng bó cố định.

- Với xương ở tay : dùng băng y tế quấn chặt từ trong ra cổ tay, làm dây đeo cẳng tay vào cổ.

- Với xương ở chân: Băng từ cổ chân vào, nếu là xương đùi thì dùng nẹp dài từ sườn đến gót chân và buộc cố định ở phần thân.

(4)

- Em cần làm gì khi tham gia giao thông, lao động, vui chơi tránh cho mình và người khác bị gãy xương ?

- Nhóm khác nx bổ sung.

- HS tự hoàn thiện các thao tác và ghi vào vỡ.

- Đảm bảo an toàn giao thông.

- Tránh đùa nghịch, vật nhau.

- Tránh dẫm chân tay bạn.

Hoạt động 3: Luyện tập (3 phút)

- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.

-GV đánh giá chung giờ thực hành về ưu, nhược điểm.

-Cho điểm nhóm làm tốt. Nhắc nhở nhóm làm chưa đạt yêu cầu (nếu có).

Hoạt động 4; 5: Vận dụng, mở rộng (2 phút) Mục tiêu:

-Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

-Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

(1) Gặp người bị tai nạn gãy xương, chúng ta không nên nắn lại chỗ xương gãy, vì làm như vậy sẽ có thể gây rách da, đứt mạch máu, đứt dây thần kinh dẫn đến tử vong.

(2) Những nguyên nhân dẫn tới gãy xương như:

-Người bị bệnh loãng xương(phụ nữ nhiều tuổi) -Tai nạn lao động, tai nạn giao thông.

4. Hướng dẫn về nhà (1 phút)

-Yêu cầu : mỗi nhóm làm một bản thu hoạch

-Tìm hiểu về máu : máu có ở đâu trong cơ thể, gồm những thành phần nào ?

(5)

V. Rút kinh nghiệm

………

…………

Ngày soạn: 17/10/2020 Từ tiết 13 đến tiết 19 Ngày giảng: 23/10/2020

CHỦ ĐỀ TUẦN HOÀN BƯỚC 1: XÁC ĐỊNH CHỦ ĐỀ: TUẦN HOÀN BƯỚC 2: XÂY DỰNG NỘI DUNG CHỦ ĐỀ

(6)

Gồm các bài:

- Bài 13: Máu và môi trường trong cơ thể

Mục I.1. Nội dung ■ Thí nghiệm Giáo viên mô tả thí nghiệm, không yêu cầu HS thực hiện.

- Bài 14: Bạch cầu – miễn dịch

- Bài 15: Đông máu và nguyên tắc truyền máu - Bài 16: Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết Mục II. Lệnh ▼ trang 52 Không thực hiện - Bài 17: Tim và mạch máu

Mục I. Lệnh ▼ trang 54, Bảng 17.1. mục “Câu hỏi và bài tập”: Câu 3 không thực hiện.

- Bài 18: Vận chuyển máu qua hệ mạch. Vệ sinh hệ tuần hoàn - Bài 19: Thực hành sơ cứu cầm máu.

BƯỚC: XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU BÀI HỌC I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- HS cần phân biệt được các thành phần của máu và chức năng của từng thành phần

- Trình bày được vai trò của môi trường trong cơ thể.

- HS trình bày được các hoạt động của bạch cầu bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây nhiễm.

- Trình bày khái niệm miễn dịch, phân biệt được các loại miễn dịch.

- Trình bày được cơ chế đông máu và vai trò của nó trong bảo vệ cơ thể - Trình bày được các nguyên tắc truyền máu và cơ sở khoa học của nó.

- HS trình bày được các thành phần cấu tạo của hệ tuần hoàn máu và vai trò của chúng.

- HS Nắm được các thành phần cấu tạo của hệ bạch huyết và vai trò của chúng.

- HS chỉ ra được cấu tạo ngoài và trong của tim - Phân biệt được các loại mạch máu.

- Trình bày đặc điểm các pha trong chu kỳ co giãn tim.

- Cơ chế vận chuyển máu qua hệ mạch.

- Chỉ ra được các tác nhân gây hại cũng như các biện pháp phòng tránh và rèn luyện hệ tim mạch.

- HS phân biệt vết thương làm tổn thương tĩnh mạch, động mạch hay chỉ là mao mạch.

- HS biết cách băng bó vết thương khi bị thương hoặc gặp người bị tai nạn 2. Kĩ năng:

-Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp kiến thức -Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm

(7)

-Kĩ năng hợp tác ứng xử giao tiếp trong khi thảo luận -Kĩ năng phán đoán

- Rèn kĩ năng băng bó hoặc làm garô và biết những quy định khi đặt garô - Vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng trong thực tế

3. Thái độ

-HS có trách nhiệm với bản thân, yêu quý bản thân, tự chăm sóc bản thân để có một cơ thể khoẻ mạnh

- Giáo dục học sinh biết cách bảo vệ cơ thể tránh mất máu khi bị thương - Giáo dục các em sự yêu thích bộ môn, thái độ học tập nghiêm túc - Giáo dục ý thức bảo vệ tim mạch, tránh tác động mạnh vào tim

* Định hướng phát triển năng lực

- Qua chủ đề cần hình thành cho HS các năng lực sau + Năng lực tự học, tự nghiên cứu tài liệu

+ Năng lực quan sát, phân tích tranh hình, mô hình, mẫu vật thật.

+ Năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm giao tiếp, ứng xử trong khi thảo luận nhóm.

+ Năng lực tự quản lí trong khi hoạt động nhóm.

+ Năng lực thực hành

II. Chuẩn bị của giáo viên – học sinh 1. Giáo viên:

- Bảng phụ, phiếu học tập

- Tranh hình mô tả cấu tạo ngoài và trong của tim, các loại mạch máu

- Tư liệu liên quan đến hoạt động của tim, các bệnh liên quan tới tim và hệ mạch.

- Dung cụ dùng trong sơ cứu cầm máu.

- Bài giảng powerpoint 2. Học sinh

- Tìm hiểu bài theo nội dung các câu hỏi trong bài

- Tìm hiểu thông tin về 1 số bệnh: hở hay hẹp van tim, nhồi máu cơ tim,máu nhiễm mỡ, suy tim, chứng xơ vữa động mạch …

III. Phương pháp – kĩ thuật dạy học

- Phương pháp: thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống, dạy học định hướng hành động,...

- Kĩ thuật dạy học: KT giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, mảnh ghép……

IV. Bảng mô tả các mức độ nhận thức.

Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Nội dung 1:

máu và môi

- HS cần phân biệt được các thành phần

- Phân tích và chỉ ra được vai trò của

-Tính được số lít máu trong cơ thể.

- Giải thích được tại sao các vận động

(8)

trường trong cơ thể

của máu.

- Trình bày được chức năng của huyết tương và hồng cầu.

- Phân biệt được máu, nước mô và bạch huyết.

môi trường trong cơ thể.

viên trước khi thi đấu có 1 thời gian luyện tập ở vùng núi cao.

Nội dung 2:

Bạch cầu - miễn dịch

- HS trình bày được 3 hàng rào phòng thủ bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây nhiễm.

- Trình bày khái niệm miễn dịch.

- Phân biệt được miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo.

-Kể tên được các bệnh trẻ em đã được tiêm phòng

- cơ chế tác động của vắc xin

- Giải thích nguyên nhân

của hội

chứng suy giảm miễn dịch

Nội dung 3:

Đông máu và nguyên tắc truyền máu

-HS trình bày được cơ chế đông máu và vai trò của sự đông máu đối với cơ thể . -Trình bày

được các

nhóm máu ở người

- Các nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu

-Ý nghĩa của

việc xét

nghiệm xác định nhóm máu

-Biết xử lí khi chảy máu

- Thiết lập sơ đồ cho và nhận máu của những người trong gia đình.

Nội dung 4:

Tuần hoàn máu và lưu thông bạch

- HS trình bày được các thành phần cấu tạo của hệ tuần hoàn máu và vai trò của

-Mô tả được đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần

-Phân biệt máu và bạch huyết

(9)

huyết chúng.

- Trình bày được các thành phần cấu tạo của hệ bạch huyết và vai trò của chúng.

hoàn lớn

- Mô tả đường đi của bạch huyết trong phân hệ lớn và nhỏ

Nội dung 5:

Tim và mạch máu

- HS nêu được cấu tạo ngoài và trong của tim

- Trình bày đặc điểm các pha trong chu kỳ co giãn tim.

- Phân biệt được các lọai mạch máu.

-Giải thích vì sao tim hoạt động suốt cuộc đời mà không mỏi mệt.

Nội dung 6:

Vận chuyển máu qua hệ mạch. Vệ sinh hệ tuần hoàn

- Trình bày được cơ chế vận chuyển máu qua hệ mạch.

- Chỉ ra được các tác nhân gây hại cũng như các biện pháp phòng tránh và rèn luyện hệ tim mạch.

-Giải thích được vì sao các vận động viên luyện tập

lâu năm

thường có chỉ

số nhịp

tim/phút thưa hơn người bình thường mà nhu cầu ôxi cho cơ thể vẫn được đảm bảo.

-Giải thích nguyên nhân của một số bệnh liên quan tới tim và hệ mạch

Nội dung 7:

Thực hành sơ cứ cầm máu.

-Trình bày các bước tiến hành băng bó vết thương - Nêu được những yêu cầu của biện pháp buộc dây garô

-Phân biệt vết thương làm tổn thương động mạch, tĩnh mạch, mao mạch và cách xử lí từng trường

-HS biết cách xử lí và băng bó vết thương khi bị thương

hoặc gặp

người bị tai nạn

(10)

hợp.

V. Biên soạn câu hỏi, bài tập định hướng phát triển năng lực.

Các yêu cầu cần đạt

của chủ đề

Câu hỏi, bài tập kiêm tra, đánh giá

1. Nhận biết ? Máu gồm những thành phần nào?

? Có những loại tế bào máu nào?Nêu đặc điểm từng loại? chức năng của hồng cầu ?

? Huyết tương gồm những thành phần nào? Vai trò của huyết tương

? Môi trường trong gồm những thành phần nào ? Vai trò của môi trường trong ?

? Bạch cầu đã tạo nên những hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ thể ?

? Miễn dịch là gì ?Có những loại miễn dịch nào?

? Đông máu là gì ? trình bày cơ chế đông máu ? Sự đông máu có ý nghĩa như thế nào đối với cơ thể ?

? Trình bày đặc điểm các nhóm máu ở người ?

? Viết sơ đồ cho và nhận giữa các nhóm máu để không gây hiện tượng kết dính hồng cầu ?

? Nêu các nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu ?

? Hệ tuần hoàn gồm những thành phần nào ?? Cấu tạo mỗi thành phần đó?

? Vai trò của tim và hệ mạch trong sự tuần hoàn máu?

? Hệ bạch huyết gồm những thành phần cấu tạo nào ? Hệ bạch huyết có vai trò gì

? Trình bày cấu tạo ngoài và trong của tim ?

? Trình bày cấu tạo của động mạch, tĩnh mạch và mao mạch ?

? Mỗi chu kỳ co dãn của tim kéo dài bao nhiêu giây, được chia làm mấy pha ?

? Lực đẩy chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo một chiều trong hệ mạch đã được tạo ra từ đâu và như thế nào ?

? Nêu các biện pháp bảo vệ cơ thể tránh các tác nhân có hại cho tim mạch?

? Nêu các biện pháp rèn luyện hệ tim mạch?

? Trình bày các bước tiến hành băng bó vết thương

? Nêu được những yêu cầu của biện pháp buộc dây garô

(11)

2. Thông hiểu ? Vì sao máu từ phổi về tim rồi tới tế bào có màu đỏ tươi còn máu từ các tế bào về tim rồi tới phổi có màu đỏ thẫm?

? Phân biệt MD bẩm sinh và MD tập nhiễm ?

? Việc xét nghiệm máu để biết nhóm máu có ý nghĩa như thế nào ?

? Mô tả đường đi của vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hòan lớn?

? Mô tả đường đi của bạch huyết trong phân hệ lớn và nhỏ ?

? Phân biệt các loại mạch máu ?

? Sự hoạt động co dãn của tim liên quan đến sự vận chuyển máu như thế nào ?

? Căn cứ vào tốc độ máu chảy trong ĐM, TM, MM, em hãy cho biết biểu hiện của các dạng chảy máu đó ?

? Trong 3 dạng chảy máu trên, dạng chảy máu nào nguy hiểm đến tính mạng, dạng nào dễ xử lí hơn ? Vì sao ?

3. Vận dụng ? Bài tập 3/ 44 SGK

? Bản thân em đã MD tập nhiễm với những bệnh nào ?

? Hiện nay trẻ em đã được tiêm phòng những bệnh nào? và kết quả như thế nào?

? Máu có cả kháng nguyên A và B có truyền cho người có nhóm máu O đước không ? Vì sao ?

? Máu không có kháng nguyên A và B có thể truyền cho người có nhóm máu O được không ? Vì sao ?

? Máu có nhiễm các tác nhân gây bệnh ( Vi rút viêm gan B, HIV…) có thể đem truyền cho người khác được không ? Vì sao?

? Khi bị chảy máu việc đầu tiên cần làm là gì ?

? Bạch huyết có điểm gì giống và khác so với máu ?

? Tại sao tim hoạt động suốt cuộc đời mà không mệt mỏi ? - Làm BT 3/ SGK : Bảng 17.2 sgk trang 57

Các pha trong một chu kì tim

Hoạt động của van trong các pha

Sự vận chuyển của máu

Van nhĩ - thất

Van động mạch Pha nhĩ co

Pha thất co Pha dãn chung

? Giải thích vì sao các vận động viên luyện tập lâu năm thường có chỉ số nhịp tim/phút thưa hơn người bình thường mà nhu cầu ôxi cho cơ thể vẫn được đảm bảo ?

? Thực hành băng bó vết thương ở lòng bàn tay, cổ tay ?

(12)

Vận dụng cao

? Giải thích tại sao các vận động viên trước khi thi đấu có 1 thời gian luyện tập ở vùng núi cao?

? vắc xin là gì ? cơ chế tác động của vắc xin

? Giải thích nguyên nhân của hội chứng suy giảm miễn dịch

? Trong gia đình em có những ai đã từng được xét nghiệm máu và có nhóm máu gì ? thử thiết lập sơ đồ quan hệ cho và nhận máu cảu các cá nhân đó ?

? Giải thích nguyên nhân của một số bệnh liên quan tới tim và hệ mạch: chứng xơ vữa động mạch, huyết áp thấp, huyết áp cao ? BƯỚC 6: THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Ngày soạn:……

Ngày giảng:

Tiết 13:

I. Mục tiêu.

1. Kiến Thức

- HS cần phân biệt được các thành phần của máu.

- Trình bày được chức năng của huyết tương và hồng cầu.

- Phân biệt được máu, nước mô và bạch huyết.

- Trình bày được vai trò của môi trường trong cơ thể.

2. Kỹ năng

- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK quan sát tranh ảnh để tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của máu và môi trường trong cơ thể.

- Kỹ năng tự tin trình bày ý kiến trước tổ nhóm lớp 3. Thái độ

- Giáo dục học sinh biết cách bảo vệ cơ thể tránh mất máu 4. Năng lực – phẩm chất

- Năng lực tự học, tự nghiên cứu tài liệu

- Năng lực quan sát, phân tích tranh hình, mô hình, mẫu vật thật.

- Năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm giao tiếp, ứng xử trong khi thảo luận nhóm

- Trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm II. Chuẩn bị.

- Tranh H 13.1 ; 13.2/ SGK.

- Bảng phụ

III. Phương pháp – kĩ thuật dạy học

- Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình

(13)

- Trình bày 1 phút, KWL, mảnh ghép….

IV. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định lớp: 1phút 2. Bài mới: 1 phút

Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

B1: GV đưa ra mẫu máu gà đã được làm đông và yêu cầu học sinh quan sát, dự đoán thành phần của máu?

HS: quan sát máu gà sau khi đông được chia thành 2 phần rõ rệt, 1 phần có màu hơi vàng, lỏng nổi lên trên, phần còn lại màu đỏ, đặc, lắng xuống đáy cốc

B2:Em hãy dự đoán chức năng của các thành phần?

HS:

- Phần chất lỏng màu vàng giữ máu ở trạng thái lỏng

- Phần chất đặc màu đỏ làm chức năng còn lại (HS chưa dự đoán được)

B3: Để tìm hiểu cụ thể về thành phần cũng như chức năng của máu  vào bài ngày hôm nay

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức ( 30 phút)

- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.

Hoạt động của GV và HS Nội dung, yêu cầu cần đạt Hoạt động 1:

Mục tiêu: Tìm hiểu thành phần cấu tạo của máu

B1: Gv cho HS quan sát thí nghiệm như hình 13-1.

+ Thí nghiệm trên thu được kết quả ntn ? - HS quan sát, nghiên cứu thông tin trong SGK trả lời câu hỏi.

I. Máu.

1. Tìm hiểu thành phần cấu tạo của máu:

- Huyết tương: lỏng, màu vàng nhạt chiếm 55% V

- Tế bào máu: gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu chiếm 45% V

(14)

B2: Gv yêu cầu HS làm bài tập mục  SGK trang 42.

+ Vậy máu gồm những thành phần nào ? - Giới thiệu thành phần của huyết tương, khả năng kết hợp của hồng cầu với O2 và CO2

- Các nhóm hoàn thành bài tập điền từ.

- HS căn cứ bài tập rút ra kết luận.

- HS nghe giảng

B3: GV yêu cầu hoàn thành bài tập mục  SGK trang 43.

B4: Cá nhân tự đọc thông tin  trong SGK và theo dõi bảng 13, trao đổi nhóm, thống nhất câu trả lời.

- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.

 Huyết tương có chức năng gì ? + Hồng cầu có chức năng gì ? Hoạt động 2:

Mục tiêu: Phân biệt được máu, nước mô và bạch huyết.

B1: HS nghiên cứu SGK trang 43, trả lời câu hỏi .

+ Các tế bào ở sâu trong cơ thể có thể trao đổi các chất trực tiếp với môi trường ngoài hay không ?

+ Sự trao đổi chất của tế bào trong cơ thể người với môi trường ngoài phải gián tiếp thông qua các yếu tố nào ?

2. Tìm hiểu chức năng của huyết tương và hồng cầu:

- Huyết tương: duy trì máu ở trạng thái lỏng, vận chuyển các chất chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và chất thải.

- Hồng cầu: Có huyết sắc tố (Hb) có khả năng kết hợp với O2 và CO2 để vận chuyển từ phổi về tim tới các tế bào và từ tế bào về tim lên phổi.

II. Môi trường trong cơ thể:

- Gồm máu, nước mô và bạch huyết.

- Môi trường trong giúp tế bào trao đổi chất với môi trường ngoài.

(15)

B2: Chỉ có tế bào biểu bì da mới tiếp xúc trực tiếp với môi trường ngoài, còn các tế bào trong phải trao đổi gián tiếp.

+ Qua yếu tố lỏng ở gian bào .

B3: Gv giảng giải về sự tạo thành nước mô từ máu và quan hệ của máu, nước mô và bạch huyết trên hình 13-2 SGK

+ Môi trường trong gồm những thành phần nào ?

+ Vai trò của môi trường trong là gì ? B4: HS tự rút ra kiến thức

Hoạt động 3: Luyện tập (3 phút)

- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.

HS đọc kết luận chung SGK .

Máu gồm những thành phần cấu tạo nào?Chức năng của huyết tương và hồng cầu là gì ?

Môi trường trong gồm những thành phần nào ? môi trường trong có vai trò gì đối với cơ thể sống ?

Hoạt động 4; 5: Vận dụng, mở rộng (2 phút) Mục tiêu:

Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

1. Tại sao khi bị thương, chảy nhiều máu, việc đầu tiên phải làm là xử lý cầm máu?

2. Một số bạn học sinh có thói quen là chỉ uống nước khi cơ thể cảm thấy khát, theo em thói quen này có đúng không? Giải thích?

(16)

3. Trong điều trị cho bệnh nhân bị tiêu chảy, việc cần làm là bổ sung chất điện giải oresol, em hãy giải thích cơ sở của việc làm này?

4.Hướng dẫn về nhà (1 phút) Học bài, trả lời câu hỏi SGK.

Đọc mục “em có biết”

Tìm hiểu về tiêm phòng bệnh dịch trẻ em và một số bệnh khác.

V. Rút kinh nghiệm

………

………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Mét sè chÊt kh«ng cã t¸c dông d­îc lý, nh­ng chiÕm chç cña catecholamin vµ còng ®­îc gi¶i phãng ra d­íi xóc t¸c kÝch thÝch d©y giao c¶m nh­ mét chÊt trung gian hãa häc,

Lµ nhãm kh¸ng sinh quan träng ®­îc dïng ®iÒu trÞ c¸c nhiÔm khuÈn nÆng do trùc khuÈn gram ( - ) nh­ trùc khuÈn mñ xanh, Proteus, Enterobacter, vi khuÈn kh¸ng penicilin

Giáo án này trình bày kiến thức cơ bản về phương trình bậc hai một ẩn, các dạng đặc biệt và phương pháp giải các dạng phương trình

CÔNG THỨC NGHIỆM CỦA PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAII. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC

a) Mục tiêu: Hs vận dụng tốt các kiến thức đã học để giải các pt bậc hai b) Nội dung: Làm các bài tập. c) Sản phẩm: Bài làm

- Có kỹ năng vận dụng các quy tắc khai phương của một thương và chia các căn bậc hai trong tính toán và biến đổi biểu thứcB. Năng lực

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM SỰ KIẾN a.. HOẠT ĐỘNG

-Mô tả được hình thái, cấu tạo ngoài và các đặc điểm sinh lí của một đại diện trong ngành Giun đốt.. -Trình bày được các vai trò của giun đất trong việc