• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
33
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 29

NS: 29/03/2021 NG: 05/04/2021

Thứ 2 ngày 5 tháng 4 năm 2021

SINH HOẠT DƯỚI CỜ A. CHÀO CỜ (Do đội tổ chức)

B. SINH HOẠT DƯỚI CỜ

-

CHỦ ĐỀ: THAM GIA CHĂM SÓC VƯỜN TRƯỜNG (20’) I. MỤC TIÊU

- HS nhận biết vì sao phải chăm sóc, bảo vệ cây.

- HS có thể hát những bài hát chăm sóc, bảo vệ cây.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Tranh ảnh

2. HS: SGK trải nghiệm.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Chào cờ (15’)

- HS tập trung trên sân cùng HS cả trường.

- Thực hiện nghi lễ chào cờ.

- Nghe nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.

2. Sinh hoạt dưới cờ theo chủ đề (15’) a. Khởi động

- Cả lớp hát tập thể bài hát: Em yêu cây xanh

- Chúng mình vừa hát bài hát gì? Bài hát có nội dung gì?

- Vậy muốn cây xanh luôn tươi tốt chúng mình phải làm gì?

- GV nêu ý nghĩa của buổi sinh hoạt đầu tuần và mục đích của HĐ.

b. Học sinh tham gia văn nghệ - Cho học sinh kể về những bài hát, câu chuyện kể về chăm sóc, bảo vệ cây.

- Gọi HS nêu cảm nhận.

- HS có thể thực hiện chơi vào các giờ ra chơi, tiết sinh hoạt..

- GV và HS nhận xét, khen các em đội thắng cuộc.

3. Nhận xét, đánh giá (3’) - Khen ngợi, tuyên dương HS - Hát tập thể một bài.

4. Củng cố, dặn dò (2’)

- Qua bài học chúng ta học được những gì?

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

- Lắng nghe.

- HS hát.

-Em yêu cây xanh - Chăm bón, tưới cây - HS lắng nghe.

HS kể: Em yêu cây xanh, bài hát trồng cây...

- HS nêu.

- HS thực hiện.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe.

- HS hát - HS nêu.

(2)

- Nhắc nhở vận dụng vào thực tiễn

TIẾNG VIỆT

BÀI 29A: NÓI DỐI HẠI THÂN ( T1+2)

I. MỤC TIÊU

- Học sinh đọc đúng và đọc trơn câu, đoạn trong bài Cậu bé nói dối, kết hợp đọc chữ và nhìn tranh.

- Hiểu được nội dung bài đọc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh phóng to HĐ1.

- Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập hai.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Tiết 1

1. Hoạt động khởi động

*Kiểm tra kiến thức cũ (5’)

- Gọi HS đọc một bài trong tuần 28 và trả lời câu hỏi.

- Gv nhận xét, tuyên dương.

*HĐ 1: Nghe – Nói (5’)

- GV đưa tranh yêu cầu học sinh quan sát tranh

+ Tranh vẽ những ai?

- GV gọi 3 học sinh nối tiếp nhau đọc lời thoại của 3 mẹ con.

+ Trong tranh, người mẹ cùng hai con chuẩn bị làm gì?

+ Vậy có phải người anh bị đau chân, người em bị đau tay không?

+ Khi mẹ nói đau chân, đau tay thì ở nhà. Các con thử đoán xem câu chuyện của hai anh em kết thúc ra sao?

- GV nhận xét: Qua câu chuyện, các em thấy trong hai anh em, ai lười hơn ai?

Cuối cùng, hai anh em vẫn phải đi lấy đồ dùng còn thiếu. Nếu ngay từ đầu, không ngại việc, nói dối để đẩy việc cho nhau, ba mẹ con đã đi chơi sớm hơn rồi.

- GV giới thiệu tên bài “ Nói dối hại thân”

- GV ghi bảng

2. Hoạt động khám phá (25’)

* HĐ2. Đọc

- HS đọc và trả lời câu hỏi

- HS quan sát tranh.

+ Tranh vẽ mẹ và hai anh em.

- HS đứng tại chỗ đọc lời thoại của 3 mẹ con

+ HS 1: đọc lời của anh + HS 2: đọc lời của em + HS 3: đọc lời của mẹ.

+ HS: người mẹ cùng 2 con chuẩn bị đi chơi.

+ Không phải, mà là 2 anh em lười vào lấy đồ nên nói dối.

+ Vì câu mẹ nói hai anh em sợ phải ở nhà nên đã cùng đi lấy thứ mình quên.

- Lắng nghe.

- HS nhắc lại tên bài - HS lắng nghe

(3)

a. Nghe đọc

- GV đưa tranh yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi: Tranh vẽ gì?

- Yêu cầu học sinh dự đoán câu chuyện - GV giới thiệu câu chuyện có tên “Cậu bé nói dối”

- GV ghi tên bài tập đọc lên bảng

Vậy trong câu chuyện cậu bé đã nói dối điều gì? Cả lớp cùng lắng nghe cô đọc câu chuyện.

- GV đọc bài, chú ý cho HS cách thể hiện chỗ ngắt, nghỉ, dừng hơi.

b. Đọc trơn

- GV ghi lên bảng một số từ ngữ HS dễ phát âm sai gọi học sinh đọc: nói dối, đánh lừa

- GV chỉnh sửa cách phát âm cho học sinh.

- Luyện đọc trong nhóm 2

- Thi đọc: GV mời đại diện 3 nhóm thi đọc nối tiếp đoạn

- Gọi HS nhận xét các nhóm - GV nhận xét tuyên dương - Gọi 1HS đọc tốt đọc cả bài Tiết 2

c. Đọc hiểu ( 30’)

- GV gọi 1 HS đọc lại đoạn 1

+ Vì sao bác nông dân bực với cậu bé?

- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 2, 3 - GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi:

+ Nếu em là cậu bé, em nghĩ gì khi đàn cừu bị chó sói ăn thịt?

+ Qua câu chuyện các con rút ra được bài học gì cho bản thân mình?

- GV nhận xét

- HS quan sát tranh và trả lời: tranh vẽ cậu bé vừa chạy vừa hô và đàn cừu đang ăn cỏ.

- HS dự đoán

- HS nhắc lại tên bài đọc: Cậu bé nói dối.

- HS quan sát

- HS lắng nghe - HS đọc - HS lắng nghe

- HS luyện đọc trong nhóm 2:

+ Đọc trơn ngắt nghỉ hơi đúng đoạn + Đọc nối tiếp trong nhóm đến hết bài;

đọc nối tiếp lần 2.

+ Đọc đồng thanh cả bài.

- Đại diện 3 nhóm thi đọc nối tiếp đoạn.

- HS nhận xét và bình chọn bạn đọc tốt nhất.

- HS đọc cả bài - 1HS đọc lại đoạn 1

+ Vì bác nông dân bị cậu bé nói dối là có chó sói.

- HS đọc thầm đoạn 2, 3

- HS thảo luận trong nhóm đôi

+ Rất hối hận vì hành động của mình là đã nói dối nhiều lần nên không ai tin mình nữa.

+ Tại lời nói dối của cậu bé mà cả đàn cừu bị chó sói ăn thịt.

+ Nói dối đó là 1 hành vi xấu có thể gây hại cho bản thân mình và cho người khác.

- HS lắng nghe

(4)

3. Củng cố, dặn dò (5’) - Nhận xét tiết học

- Dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

CHỦ ĐỀ 8: BẢO VỆ CẢNH QUAN TRÊN CON ĐƯỜNG ĐẾN TRƯỜNG

I. MỤC TIÊU

- Sau bài học, giúp học sinh:

+ Luôn có ý thức giữ vệ sinh chung để bảo vệ cảnh quan môi trường.

+ Biết cách khích lệ mọi người tham gia giữ gìn cảnh quan môi trường và cảm kích những việc làm ấy.

- Chủ đề này góp phần hình thành và phát triển cho học sinh:

+ Năng lực giao tiếp : tự tin trong chia sẻ trước lớp.

+ Phẩm chất:

* Nhân ái: Thể hiện qua việc yêu quý, trân trọng những người biết bảo vệ cảnh quan môi trường.

* Chăm chỉ: Thể hiện qua việc chủ động tham gia vào những hoạt động để bảo vệ cảnh quan môi trường.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-Giáo viên: Tranh ảnh trong Sách HĐTN đã phóng to, clip tranhvề việc làm bảo vệ cảnh quan.

- Học sinh: SGK Hoạt động trải nghiệm 1, Vở thực hành Hoạt động trải nghiệm 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động (5’)

- HS hát tập thể bài hát: Trái đất này là của chúng mình

? Con thấy bài hát Trái đất này là của chúng mình nói về điều gì?

- Nhận xét, khen ngợi HS 2. Bài mới (25’)

A.Khám phá – Kết nối kinh nghiệm Hoạt động 3: Giữ gìn cảnh quan môi trường:

- GV yêu cầu HS mở SGK trang 76- 77 và làm việc theo nhóm đôi:

Các bạn trong tranh đã làm gì để bảo vệ môi trường?

- GV cho HS chia sẻ ý kiến của mình sau khi HS đã trao đổi nhóm đôi xong.

* Liên hệ thực tế thông qua hoạt động nhóm:

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi về

- HS hát.

- HS trả lời theo suy nghĩ.

- HS quan sát tranh, trao đổi nhóm đôi:

+ Bạn gái đang tưới cây.

+ Bạn trai bỏ rác vào thùng rác.

+ Các bạn nhỏ đang trồng và chăm sóc cây.

- HS chia sẻ ý kiến trước lớp

- HS làm việc nhóm.

(5)

những việc mình làm góp phần bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan trên con đường đến trường, cảnh quan của nhà trường và viết vào mỗi thẻ 1 việc làm mà mình thích nhất và đính lên vị trí bảng dành cho nhóm.

- Gv cùng học sinh xem có bao nhiêu loại việc mà HS đã thực hiện.

*GV tổ chức cho HS dọn gọn và nhanh lớp học của mình: Chúng ta cần giữ vệ sinh mọi nơi, mọi lúc. Bây giờ cô cùng các em cùng dọn nhanh vị trí xung quanh chỗ mình ngồi sao cho sạch sẽ, chỉnh sửa lại bàn ghế cho ngay ngắn.

- GV cho HS dọn gọn và nhanh lớp học của mình.

-GV yêu cầu HS ngắm lại không gian lớp học của mình và chia sẻ cảm xúc.

-Nhận xét

Hoạt động 4: Khích lệ giữ gìn cảnh quan môi trường

* GV trình chiếu tranh cho HS quan sát, TL ( những tranh có việc làm tích cực chiếu trước), GV dừng lại ở từng tranh và hỏi,

VD:Tranh 1: Tranh HS nhặt rác bỏ vào thùng rác.

? Ai đã làm việc này?

? Bây giờ chúng ta sẽ nói gì để khích lệ bạn?

Tranh 6: Tranh bạn nhỏ vứt rác ra đường.

? Ai chót làm việc này?

? Chúng ta nên làm gì để bạn nhỏ không vứt rác bừa bãi?

- GV nhận xét sau mỗi HS trả lời về sự tự tin.

*GV tổ chức cho HS rèn luyện nhóm đôi: Mỗi bàn là 1 nhóm , QS tranh trang 76, 77 và chia sẻ với nhau về cách khích lệ hoặc ngăn cản hành vi của bạn nhỏ trong mỗi bức tranh.

* GV gọi HS chia sẻ trước lớp.

+ Vệ sinh trường lớp.

+ Nhổ cỏ cho bồn cây.

+ Tưới cây.

……..

- HS lắng nghe.

- HS dọn gọn và nhanh lớp học của mình.

- HS chia sẻ cảm xúc:

+ Thấy lớp học sạch đẹp.

+ Thấy vui.

+ Thấy yêu lớp học của mình

- HS quan sát tranh và TLCH.

+ Bạn HS.

+ HS nói lời để khích lệ bạn, VD: Bạn thật đáng khen./ Bạn là tấm gương sáng./…..

+ Bạn nhỏ.

+ Khuyên: bạn nên bỏ rác vào thùng./….

- HS làm việc nhóm.

- HS chia sẻ trước lớp.

(6)

3. Tổng kết các hoạt động: (5’)

- GV cùng HS trao đổi về những việc mà HS đã làm để bảo vệ cảnh quan môi trường thời gian qua và nhắc nhở HS hãy làm từ việc nhỏ nhất như vứt rác đúng nơi quy định., không viết/ dán /vẽ vào những chỗ không được phép, nhắc nhở mọi người khi thaaysai đó không thực hiện tốt việc bảo vệ cảnh quan môi trường. Hãy khích lệ những bạn làm tốt và ngăn cản những bạn có hành vi sai.

- Nhận xét các hoạt động - Dặn các em chuẩn bị tiết sau.

- HS nêu những mà HS đã làm để bảo vệ cảnh quan môi trường thời gian qua.

NS:29/03/2021 NG: 06/04/2021

Thứ 3 ngày 6 tháng 4 năm 2021

TIẾNG VIỆT

BÀI 29A: NÓI DỐI HẠI THÂN ( T3)

I. MỤC TIÊU

- Viết đúng tiếng có vần oe và tiếng có vần e (sau âm đầu qu).

- Chép đúng một đoạn trong bài Cậu bé nói dối.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh phóng to HĐ1.

- Hai bộ tranh và thẻ chữ phóng to của HĐ3b, 2 giỏ để đựng thẻ chữ..

- Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập hai.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Tiết 3

3. Hoạt động luyện tập (25’) HĐ3. Viết

a.Viết chính tả

- GV đưa đoạn 1 bài Cậu bé nói dối lên màn hình.

- GV đọc đoạn 1 - GV gọi HS đọc lại

- GV yêu cầu học sinh viết bảng con tiếng khó: chăn cừu; kêu cứu

- GV nhận xét bảng con

- Yêu cầu học sinh nêu cách trình bày - GV yêu cầu học sinh chép đoạn 1 vào vở chính tả.

- GV đọc lại đoạn 1 để HS soát và sửa lỗi

- GV thu 1 số bài viết của học sinh

- HS quan sát - HS theo dõi - 2 HS đọc

- 2 HS viết bảng lớp cả lớp viết bảng con

- HS nhận xét

- Đầu dòng lùi vào 1 ô, viết hoa chữ đầu câu và sau dấu chấm.

- HS chép bài vào vở chính tả.

- HS soát bài

- HS lắng nghe nhận xét bài viết

(7)

chấm và nhận xét bài

b.Tìm nhanh thẻ từ viết đúng

- GV gắn lên bảng 2 bức tranh có các thẻ từ

- GV tổ chức cho HS thi tìm nhanh thẻ từ viết đúng

- Chia lớp thành 2 đội mỗi đội 3 HS thi tiếp sức. HS lên khoanh tròn vào thẻ từ nào viết đúng.

- Đội nào nhanh, khoanh đúng các thẻ từ viết đúng đội đó thắng cuộc

- GV gọi HS nhận xét 2 đội bạn chơi - GV hỏi vì sao không khoanh vào thẻ từ qoe diêm

- GV sửa lại cách viết đúng lên bảng.

- GV nhận xét tuyên dương đội thắng cuộc.

- Gọi HS đọc lại các thẻ từ viết đúng trên bảng.

- Yêu cầu học sinh chép 3 từ ngữ tìm đúng vào vở

- GV quan sát uốn nắn cách trình bày của học sinh.

4. Hoạt động vận dụng (7’) HĐ4. Nghe – nói

- GV yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: Vì sao không nên nói dối?

+ Đã bao giờ các con nói dối 1 ai đó chưa?

+ Sau khi nói dối con cảm thấy như thế nào?

- GV nhận xét và chốt lại: Nói dối đó là 1 hành vi xấu có thể gây hại cho bản thân mình và cho người khác.

5. Củng cố, dặn dò (3’)

- Hôm nay chúng ta học bài gì?

- Sau bài học này các con rút ra được điều gì?

- Về nhà kể lại câu chuyện cho người

- HS tham gia chơi trò chơi

- HS nhận xét 2 đội chơi

- Vì chữ q luôn đi với âm u => qu qoe => que

- HS đọc các thẻ từ viết đúng trên bảng - HS chép 3 từ vào vở

- HS theo dõi

- HS trả lời câu hỏi -HS trả lời

+ HS: con cảm thấy rất hối hận vì lời nói dối của mình.

- HS lắng nghe

- Nói dối hại thân

- Không nên nói dối mà hãy luôn luôn nói thật.

- HS lắng nghe

(8)

thân nghe và nhớ và thực hiện những điều đã được học vận dụng trong cuộc sống: chúng ta không nên nói dối mà hãy luôn luôn nói thật.

TIẾNG VIỆT

BÀI 29B: ĐI LẠI AN TOÀN (T1)

I. MỤC TIÊU

- Đọc đúng và đọc trơn câu, đoạn trong bài Biển báo giao thông; kết hợp đọc bài Biển báo giao thông; kết hợp đọc chữ và nhìn tranh; biết được ý nghĩa của biến báo giao thông và hiểu được việc phải nghiêm túc thực hiện những quy định trong biển báo mỗi khi tham gia giao thông.

- Viết đúng tiếng có vần oan và vần an (sau âm đầu qu).

- Nghe hiểu câu chuyện Thánh Gióng và kể lại được một đoạn câu chuyện.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh phóng to HĐ2.

- 2 bộ thẻ từ HĐ3b và 2 giỏ để đựng thẻ từ.

- Tranh phóng to và câu hỏi phóng to của HĐ4.

- Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập hai.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Tiết 1

1. Hoạt động khởi động

* Kiểm tra kiến thức cũ (5’)

- Gọi 2 HS đọc đoạn 1 và đoạn 3 bài:

Cậu bé nói dối

- GV nhận xét, tuyên dương.

* Hoạt động 1. Nghe- nói (5’)

- GV cho cả lớp xem video và cùng hát theo bài hát An toàn giao thông

- Nội dung bài hát nói về điều gì?

- GV giới thiệu bài học: Đi lại an toàn 2. Hoạt động khám phá (22’)

HĐ2. Đọc a. Nghe đọc

- GV đưa tranh các biển báo giao thông yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi:

Đây là những biển báo gì?

- GV giới thiệu: Bài học hôm nay giúp các con hiểu được tầm quan trọng của biển báo giao thông và nhận biết được 4 loại biển báo giao thông thường gặp.

- GV ghi tên bài lên bảng: Biển báo giao thông

- HS đọc bài

- HS xem video và cùng hát bài hát An toàn giao thông.

- Nội dung bài hát nói về đi trên đường phải chú ý các tín hiệu đèn giao thông để tránh gây ra tai nạn.

- HS nhắc lại tên bài

- HS nêu các loại biển báo theo sự hiểu biết của bản thân

- HS lắng nghe.

- HS nhắc lại tên bài

(9)

- GV đọc bài đọc chậm, chú ý cách đọc từng đoạn.

b. Đọc trơn

- GV ghi lên bảng một số từ ngữ HS dễ phát âm sai gọi học sinh đọc: reo lên, thế nào

- GV chỉnh sửa cách phát âm cho học sinh.

- Luyện đọc trong nhóm 2

- Thi đọc: GV mời đại diện 3 nhóm thi đọc nối tiếp đoạn

- Gọi HS nhận xét các nhóm - GV nhận xét tuyên dương - Gọi 1HS đọc tốt đọc cả bài 3. Củng cố, dặn dò (3’) - Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

- HS đọc thầm.

- HS đọc

- HS luyện đọc trong nhóm 2:

+ Đọc trơn ngắt nghỉ hơi đúng đoạn + Đọc nối tiếp trong nhóm đến hết bài;

đọc nối tiếp lần 2. Đọc phần biển báo kết hợp với chỉ tranh.

+ Đọc đồng thanh cả bài.

- Đại diện 3 nhóm thi đọc nối tiếp đoạn.

- HS nhận xét và bình chọn bạn đọc tốt nhất.

- HS đọc cả bài

TOÁN

BÀI 61: PHÉP CỘNG DẠNG 25 + 4, 25 + 40 (T2)

I. MỤC TIÊU

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Biết cách đặt tính và thực hiện phép cộng trong phạm vi 100 (cộng không nhớ dạng 25 + 4, 25 + 40).

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Phát triển các NL toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Các thẻ thanh chục và khối lập phương rời như SGK hoặc các thẻ chục que tính và các thẻ que tính rời trong bộ đồ dùng học toán; bảng con.

- Một số tình huống đơn giản có liên quan đến phép cộng trong phạm vi 100.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Thực hành

Bài 1

- GV hướng dẫn HS cách làm, có thể làm mẫu 1 phép tính.

- GV chốt lại quy tắc cộng từ phải sang trái, viết kết quả thẳng cột

- HS tính rồi viết kết quả phép tính vào vở.

- HS đổi vở kiểm tra chéo, nói cách làm cho bạn nghe.

(10)

Bài 2

- HS đặt tính rồi tính và ghi kết quả vào vở.

- GV chữa bài, chỉnh sửa các lỗi đặt tính và tính cho HS.

Bài 3

- HS quan sát mẫu, nói cách thực hiện phép tính dạng 25 + 40.

- GV chốt lại quy tắc cộng từ phải sang trái, viết kết quả thẳng cột.

Bài 4

GV chữa bài, chỉnh sửa các lỗi đặt tính và tính cho HS.

D. Hoạt động vận dụng Bài 5

-HDHS thảo luận với bạn cùng cặp hoặc cùng bàn về cách trả lời câu hỏi bài toán đặt ra (quyết định lựa chọn phép cộng hay phép trừ để tìm câu trả lời cho bài toán đặt ra, tại sao).

-GV nhận xét

-HDHS tìm một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép cộng đã học.

Chẳng hạn: Huyền có 23 quyển truyện, mẹ mua thêm cho Huyền 3 quyển truyện nữa. Hỏi Huyền có tất cả bao nhiêu quyển truyện?

E. Củng cố, dặn dò

-Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

- Khi đặt tính và tính em nhắn bạn càn lưu ý những gì?

- GV đưa ra các phép tính, chẳng hạn:

24 + 1; 75 + 1; ...

về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép cộng đã học, đặt ra bài toán cho mỗi tình huống đỏ để hôm sau chia sẻ với các bạn.

- HS đổi vở kiểm tra chéo, nói cách làm cho bạn nghe.

+ Đọc yêu cầu: 25 + 40 = ? + Đặt tính (thẳng cột).

+ Thực hiện tính từ phải sang trái:

5 cộng 0 bằng 5, viết 5.

2 cộng 4 bằng 6, viết 6.

+ Vậy 25 + 40 = 65.

-HS đặt tính rồi tính.

-HS đổi vở kiểm tra chéo, nói cách làm cho bạn nghe.

-HS đọc bài toán, nói cho bạn nghe bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì.

-Phép tính: 25 + 20 = 45.

Trả lời: Mẹ làm được tất cả 45 chiếc bánh.

-HSTL

-HS nêu các cách tính.

(11)

ĐẠO ĐỨC

BÀI 27: PHÒNG, TRÁNH BỎNG

I. MỤC TIÊU

Sau bài học này, HS sẽ:

- Nêu được các tình huống nguy hiểm có thể khiến em bị bỏng.

- Nhận biết được nguyên nhân và hậu quả của bỏng.

- Thực hiện được một số cách đơn giản và phù hợp để phòng, tránh bỏng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1;

- Tranh ảnh

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1.Khởi động (5’)

- cho HS hát bài “Lính cứu hỏa ” + Lính cứu hỏa làm gì để dập lửa?

+ Chúng ta cần phải làm gì để phòng chống cháy?

K t lu n:ế Cháy là một trong những nguyên nhân gây ra bỏng

- Giới thiệu bài, YC HS mở SGK đạo đức bài 26: Phòng tránh bỏng.

2.Khám phá (10’)

* HĐ 1: Nhận biết những nguyên nhân có thể gây bỏng và hậu quả của

-Quan sát tranh, TL nhóm 4 và trả lời câu hỏi: Em hãy chỉ ra những nguyên nhân có thể gây bỏng và hậu quả của nó?

- GV gọi đại diện các nhóm trình bày

- KL: Nước sôi, bật lửa, bếp điện, ổ cắm điện, ống pô xe máy là các nguồn có thể gây bỏng.Chúng ta không nghịch hay chơi đùa gần những vật dụng này. Khi

- HS hát và vận động theo nhạc -HS trả lời

- HS lắng nghe -HS thực hiện

- HS quan sát tranh, TL theo nhóm 4

- HS trình bày

- Nguyên nhân có thể bị gây bỏng: Bình nước sôi, bàn là, ổ cắm điện, chảo thức ăn nóng..

- Một số hậu quả khi bị bỏng: ....Vết bỏng bị sưng phồng, đau rát, ảnh hưởng đến sức khỏe.

(12)

bị bỏng, vết bỏng sẽ bị sưng phồng, đau rát, ảnh hưởng đến sức khỏe.

*HĐ 2: Em hành động để phòng tránh bị bỏng.

- Với những tình huống nguy hiểm trong tranh, em sẽ làm gì để phòng, tránh bị bỏng?

- Nhận xét

- KL: Cần tránh xa nguồn gây bỏng như chảo thức ăn nóng, bình nước sôi, bàn là, ống pô xe máy... Cất diêm, bật lửa ở những nơi an toàn để phòng tránh bỏng.

3. Luyện tập(8’)

* HĐ1: Em chọn việc nên làm:

- Quan sát tranh, TL theo nhóm 4 và trả lời: Việc nào nên làm, việc nào không nên làm? Vì sao?

- Gọi HS trình bày:

- Nhận xét

-KL: Để phòng, tránh bị bỏng em cần học tập các bạn trong tranh 3,4 không nên học theo các bạn trong tranh1,2 và 5

* HĐ2: Chia sẻ cùng bạn

- YC HS chia sẻ với bạn cách em phòng tránh bị bỏng.

- GV nhận xét, khen ngọi các bạn đã biết cách phòng, tránh bị bỏng

4. Vận dụng: (7’)

*HĐ 1: Đưa lời khuyên cho bạn

- Cho HS quan sát tranh và đưa ra lời khuyên

-Để phòng, tránh bị bỏng em sẽ không lại gần các nguồn gây bỏng: bình nước sôi, bàn là, pô xe máy...

-HS nhận xét - HS lắng nghe

-HS quan sát tranh TL theo nhóm 4 - HS trình bày

+ Nên làm: Tranh 3: bạn nhỏ lắng nghe bố kiểm tra nước trước khi tắm, tranh 4 bạn nhỏ nhắc em thổi cơm cho nguội rồi mới ăn.

+ Không nên làm: Tranh 1: Bạn sờ vào ấm nước nóng đang cắm điện, tranh 2:

Bạn bốc thức ăn nóng đang đun trên chảo.

- Các nhóm nhận xét - HS lắng nghe

-HS chia sẻ trước lớp -HS lắng nghe

- HS quan sát tranh và đưa ra lời khuyên.

Lời khuyên:

+ Tranh 1:Bạn ơi, đừng nghịch lửa, nguy hiểm lắm

+ Tranh 2: Bạn ơi chúng ta nên chơi các trò chơi an toàn.

-HS nhận xét -Hs lắng nghe

(13)

- Nhận xét

- KL: Không nghịch diêm, nghịch lửa để phòng tránh bỏng.

*HĐ2: Em thực hiện một số cách phòng, tránh bị bỏng.

-YC HS đóng vai 1 số tình huống có thể dẫn đến tai nạn bỏng và đưa ra lời khuyên, xử lí tình huống phòng tránh bị bỏng.

-Nhận xét

* KL: Em cần giữ an toàn cho bản thân bằng cách nhận diện những nguyên nhân gây bỏng và tránh xa nó.

5. Củng cố, dặn dò:’(5’) - Cho HS đọc lại thông điệp - Nhận xét giờ học

-HS đóng vai

-HS nhận xét -Hs lắng nghe

-HS đọc thông điệp

TIẾNG VIỆT

BÀI 29B: ĐI LẠI AN TOÀN (T2+3)

I. MỤC TIÊU

- Đọc đúng và đọc trơn câu, đoạn trong bài Biển báo giao thông; kết hợp đọc bài Biển báo giao thông; kết hợp đọc chữ và nhìn tranh; biết được ý nghĩa của biến báo giao thông và hiểu được việc phải nghiêm túc thực hiện những quy định trong biển báo mỗi khi tham gia giao thông.

- Viết đúng tiếng có vần oan và vần an (sau âm đầu qu).

- Nghe hiểu câu chuyện Thánh Gióng và kể lại được một đoạn câu chuyện.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh phóng to HĐ2.

- 2 bộ thẻ từ HĐ3b và 2 giỏ để đựng thẻ từ.

- Tranh phóng to và câu hỏi phóng to của HĐ4.

- Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập hai.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Tiết 2

c. Đọc hiểu (10’)

- Yêu cầu học sinh quan sát tranh trong SGK thảo luận nhóm 2: 1 bạn hỏi 1 bạn trả lời

- GV đưa 4 loại biển báo lên màn hình

- HS thảo luận nhóm đôi:

HS 1: Đây là biển báo gì?

HS 2: Đây là biển báo…..

+ HS 1 chỉ các biển báo trên màn hình

(14)

mời các nhóm lên trình bày trước lớp - Gọi HS nhận xét các nhóm

- GV nhận xét.

- GV đưa lên màn hình yêu cầu học sinh quan sát tranh và nói bạn nào đi đúng, bạn nào đi sai

- GV nhận xét kết luận: Đi lại an toàn không xảy ra tai nạn khi tham gia giao thông cần chú ý quan sát các loại biển báo trên đường, khi sang đường đi đúng phần đường dành cho người đi bộ.

3. Hoạt động luyện tập (25’) HĐ3. Viết

a.Viết chính tả

- GV đưa đoạn cần viết bài lên màn hình.Từ “Anh đi nhầm ….về để đọc”

- GV đọc

- GV gọi 1 HS đọc lại

- GV yêu cầu học sinh viết bảng con tiếng khó: ngược chiều, nâng

- GV nhận xét

- Yêu cầu học sinh nêu cách trình bày - GV yêu cầu học sinh chép vào vở chính tả.

- GV đọc lại để HS soát và sửa lỗi - GV thu 1 số bài viết của học sinh chấm và nhận xét bài

Tiết 3

d.Tìm nhanh thẻ từ viết đúng (10’) - GV gắn lên bảng các thẻ từ

Đoàn kết Hoàn thành liên hoan Quan tâm quàng khăn qoàng khăn - GV tổ chức cho HS thi tìm nhanh thẻ từ viết đúng

- Chia lớp thành 2 đội mỗi đội 3HS thi tiếp sức. HS lên khoanh vào thẻ từ nào viết đúng.

- Đội nào nhanh, khoanh đúng các thẻ từ viết đúng đội đó thắng cuộc

- GV gọi HS nhận xét 2 đội bạn chơi - GV hỏi vì sao không khoanh vào thẻ từ qoàng khăn

- GV sửa lại cách viết đúng lên bảng.

-GV nhận xét tuyên dương đội thắng cuộc.

và hỏi bạn: Đây là biển báo gì +HS2: Đây là biển báo….

- HS nhận xét nhóm bạn - HS lắng nghe

- HS quan sát tranh và trả lời: Bạn gái đi đúng, bạn trai đi sai không đi vào đường dành cho người đi bộ

- HS lắng nghe

- HS quan sát - HS theo dõi - 2HS đọc

- 2 HS viết bảng lớp cả lớp viết bảng con

- HS lắng nghe

- HS: Viết hoa đầu câu

- HS chép bài vào vở chính tả.

- HS soát bài

- HS lắng nghe nhận xét bài viết

-HS tham gia chơi trò chơi

- HS nhận xét 2 đội chơi

- HS trả lời: chữ q luôn đi với âm u =>

qu

qoàng => quàng

(15)

- Gọi HS đọc lại các thẻ từ viết đúng trên bảng.

- Yêu cầu học sinh chép 3 từ ngữ tìm đúng vào vở

- GV quan sát uốn nắn cách trình bày của học sinh.

4. Hoạt động vận dụng (20’) HĐ4. Nghe – nói

a.Nghe kể câu chuyện Thánh Gióng - GV kể chuyện lần 1 theo từng tranh - GV kể lại lần 2 từng đoạn theo tranh và nêu câu hỏi yêu cầu HS tả lời ở mỗi đoạn

+ Đoạn 1: Lúc nhỏ, Gióng có gì khác thường?

+ Đoạn 2: Nghe sứ giả truyền lệnh Gióng đã nói gì với mẹ?

+ Đoạn 3: Những ai đã góp công nuôi Gióng thành tráng sĩ?

+ Đoạn 4: Vì sao Gióng được mọi người gọi là Thánh gióng?

b. Kể một đoạn câu chuyện

- GV đặt câu hỏi HS kể từng đoạn câu chuyện

- Yêu cầu học sinh kể chuyện trong nhóm 4

- Thi kể chuyện: Mời đại diện các nhóm lên thi kể chuyện.

- Nhận xét bình chọn nhóm kể hay nhất.

- Mời 1 HS kể toàn bộ câu chuyện - Nhận xét tuyên dương.

5. Củng cố, dặn dò (5’) - Nhận xét tiết học

- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và ghi nhớ các loại biển báo giao thông tham gia giao thông theo đúng quy định.

- HS đọc các thẻ từ viết đúng trên bảng - HS chép 3 từ vào vở

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe - HS lắng nghe

+ Cậu bé 3 tuổi đặt đâu nằm đấy, không biết nói, không biết cười.

+ Bảo mẹ mời sứ giả vào

+ Dân làng đã góp cơm nuôi cậu

+ Đánh giặc xong tráng sĩ cùng ngựa bay thẳng lên trời. Từ đó nhân dân ta tôn tráng sĩ là Thánh Gióng.

+ HS kể từngđoạn câu chuyện - HS kể chuyện trong nhóm 4.

- Đại diện 4 nhóm lên thi kể nối tiếp từng đoạn câu chuyện.

- 1 HS kể toàn bộ câu chuyện - HS lắng nghe

- HS lắng nghe - HS lắng nghe

TIẾNG VIỆT

BÀI 29C: CÙNG BẠN VUI CHƠI (T1)

I. MỤC TIÊU

- HS đọc đúng, đọc trơn dòng thơ, khổ thơ của bài thơ Thả diều; kết hợp đọc chữ và xem tranh;

-biết được niềm vui khi nghe thấy âm thanh và nhìn thấy hình ảnh của chiếc diều trong gió.

(16)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh phóng to HĐ1; Tranh và chữ phóng to HĐ2.

- Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập hai.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Tiết 1

1. Hoạt động khởi động

* Kiểm tra bài cũ (5’)

- GV yêu cầu HS mở SGK (trang 93) - Đọc lại bài Biển báo giao thông - GV nhận xét chung, tuyên dương

* Hoạt động 1: Nghe – nói (5’)

- GV đưa tranh lên bảng hướng dẫn HS quan sát

- HS thảo luận nhóm đôi với nội dung câu hỏi:

+ Bạn nhỏ trong tranh chơi những trò chơi gì?

+ Bạn thích trò chơi nào dưới đây?

- Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày.

- GV nhận xét phần trình bày của các nhóm

- GV chốt lại và giới thiệu chủ đề bài học hôm nay: Bài 29C: Cùng bạn vui chơi

2. Hoạt động khám phá (25’)

* Hoạt động 2: Đọc Nghe đọc

- GV giới thiệu bài đọc: Muốn biết thả diều có gì vui và thú vị thì hôm nay chúng ta cùng học bài Thả diều.

- GV giới thiệu và ghi tên bài đọc: Thả diều (90)

- GV đọc mẫu bài: Thả diều

- GV khái quát cách đọc chung toàn bài Đọc trơn

- Bài đọc có mấy khổ

- GV tổ chức cho HS đọc nối tiếp khổ lần 1

- GV gọi HS nêu các từ dễ lẫn, GV ghi bảng và gọi HS luyện đọc từng từ.

- GV tổ chức cho HS đọc nối tiếp khổ lần 2, lần 3.

- GV tổ chức thi luyện đọc đoạn

- Tổ chức bình chọn nhóm đọc tốt nhất.

- HS mở SGK

- 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn - 1 HS đọc toàn bài

- HS lắng nghe - HS quan sát

- HS thảo luận nhóm đôi.

+ Các bạn nhỏ chơi đá bóng; thả diều;

chơi chuyền…

+ Một số HS kể trước lớp.

- Đại diện các nhóm trình bày - HS lắng nghe

- HS nhắc lại tên bài học

- HS theo dõi

- 3 HS nhắc lại tên bài đọc - HS đọc thầm theo GV - HS theo dõi

- HS nêu

- HS đọc nối tiếp khổ lần 1

- HS nêu: trên nong trời, lưỡi liềm...

- HS đọc nối tiếp khổ lần 2, lần 3 (cá nhân, nhóm, đồng thanh)

- Các nhóm thi luyện đọc đoạn - HS bình chọn

(17)

- Gọi HS đọc toàn bài.

4. Củng cố, dặn dò (5’) - Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

- 2 HS đọc toàn bài - HS lắng nghe

NS:29/03/2021 NG: 07/04/2021

Thứ 4 ngày 7 tháng 4 năm 2021

TIẾNG VIỆT

BÀI 29C: CÙNG BẠN VUI CHƠI (T2)

I. MỤC TIÊU

- HS đọc đúng, đọc trơn dòng thơ, khổ thơ của bài thơ Thả diều; kết hợp đọc chữ và xem tranh;

-biết được niềm vui khi nghe thấy âm thanh và nhìn thấy hình ảnh của chiếc diều trong gió.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh phóng to HĐ1; Tranh và chữ phóng to HĐ2.

- Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập hai.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động

* Kiểm tra bài cũ (5’)

- GV yêu cầu HS mở SGK (trang 93) - Đọc lại bài Biển báo giao thông - GV nhận xét chung, tuyên dương Tiết 2

Đọc hiểu (25’)

- GV yêu cầu HS đọc khổ 2

- GV tổ chức cho HS hỏi - đáp theo cặp để tìm ra câu thơ tả âm thanh của cánh diều trong khổ thơ 2?

=> Vậy là các bạn vừa hỏi đáp để tìm ra câu thơ tả âm thanh của cánh diều

- Con đã được đi thả diều bao giờ chưa, khi được đi chơi thả diều con cảm thấy thế nào?

=> Khi tham gia chơi trò chơi hay tham gia hoạt động làm cho cuộc sống của các con vui hơn, bổ ích hơn, nên trong các con ai cũng đều hoà mình vào các trò chơi, các hoạt động.

- Yêu cầu HS đọc thuộc 2 khổ thơ (tuỳ chọn)

- GV tổ chức thi đọc thuộc 2 khổ thơ

- HS mở SGK

- 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn - 1 HS đọc toàn bài

- HS lắng nghe - 2 HS đọc khổ 2

- 2 HS thực hiện hỏi và đáp

+ HS 1: Bạn cho tớ biết câu thơ nào tả âm thanh của cánh diều?

+ HS 2: Tiếng nó trong ngần

- Một số HS trả lời và nêu cảm nhận của mình.

- HS lắng nghe, ghi nhớ

- HS đọc truyền điện để thuộc 1 khổ thơ (mỗi nhóm chọn 1 khổ)

- HS thi đọc

(18)

giữa 4 nhóm

- Tổ chức nhóm đọc thuộc tốt nhất.

- Gọi HS nhận xét

- GV nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt

4. Củng cố, dặn dò (5’) - Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

- HS bình chọn nhóm đọc tốt nhất.

- HS nhận xét - HS lắng nghe

TIẾNG VIỆT

BÀI 29C: CÙNG BẠN VUI CHƠI (T3)

I. MỤC TIÊU

- Tô chữ hoa P, Q, viết từ có chữ hoa P, Q.

- Biết chọn từ ngữ để hoàn thành câu có tranh gợi ý.

- Tập làm phóng viên để hỏi - đáp về bạn lớp trưởng hoặc nhóm trưởng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ thể hiện chữ viết hoa: P, Q, Phú Quốc - Tập viết 1, tập hai, Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập hai.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Tiết 3

1. Hoạt động khởi động

* Kiểm tra kiến thức cũ (5’) - Gọi HS đọc lại bài thơ “Thả diều”

- Gv nhận xét, tuyên dương.

1. Hoạt động luyện tập (20’)

* Hoạt động 3. ViếtTô

- GV đưa chữ mẫu P, Q và HD cách tô, sau đó yêu cầu HS tô vào vở tập viết - GV hướng dẫn viết từ Phú Quốc

Viết lời khuyên của em cho cậu bé trong câu chuyện Cậu bé nói dối

- Các con hãy viết lời khuyên cậu bé.

- GV nhận xét.

2.Hoạt động 4. Nghe – nói (7’)

- GV tổ chức cho HS nói từ 1-2 câu về trò chơi mà con thường chơi ở nhà.

- GV gợi ý cho HS nêu tên trò chơi và chơi như thế nào.

- GV nghe và nhận xét, có thể góp ý

-HS đọc

- HS quan sát, lắng nghe Gv HD và tô vào vở tập viết.

- HS chú ý lắng nghe và viết vào vở tập viết

- Một số HS nêu ý kiến của mình: không nên nói dối, nói dối là không tốt...

- HS lắng nghe - HS theo dõi

- HS nêu một số trò chơi

- HS nói cách chơi trò đó như thế nào.

- HS lắng nghe, ghi nhớ

(19)

thêm về nêu cách chơi.

3. Củng cố dặn dò (3’) - GV nhận xét giờ học

- Dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau

- HS lắng nghe

TOÁN

Bài 62: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Biết tính nhấm phép cộng (không nhớ) các số trong phạm vi 100 ở một số trường hợp đơn giản.

- Thực hành viết phép tính cộng phù họp với câu trả lời của bài toán có lời văn và tính đúng kết quả.

- Thực hành vận dụng tính nhẩm trong tình huống thực tiễn.

- Phát triển các NL toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Một số phép tính đơn giản để HS tính nhẩm.

- Một số tình huống thực tế đơn giản có liên quan đến cộng nhẩm (không nhớ) các số trong phạm vi 100.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ

-Chơi trò chơi “Truyền điện” ôn tập cộng nhẩm trong phạm vi 10.

-GV nhận xét

B. Hoạt động thực hành, luyện tập Bài l

- Cá nhân HS thực hiện các phép tính:

5 + 2 = ?; 65 + 2 = ? - Chia sẻ trước lớp.

- GV chốt cách nhẩm, lấy thêm các ví dụ khác để HS tính nhẩm và trả lời miệng kết quả phép tính (chẳng hạn: 37 + 1; 43 + 2; 71 + 4; ...).

-GV nhận xét Bài 2

HS thực hiện các thao tác:

-Tính nhẩm các phép tính.

Lưu ý: GV có thể tổ chức thành trò chơi để tăng hứng thú cho HS, GV có thể thay thế bằng các phép tính khác để HS thực hành tính nhẩm.

Bài 3

- HS Chơi trò chơi :

-HS chia sẻ: + Cách cộng nhẩm của mình.

+ Để có thể nhẩm nhanh, chính xác cần lưu ý điều gì?

-HS thảo luận nhóm tìm cách tính kết quả phép tính 65 + 2 = ? mà không cần đặt tính, rồi nêu kết quả (5 + 2 = 7 nên 65 + 2 = 67).

-HS nhận xét,

-HS lấy ví dụ tương tự đố bạn tính nhẩm, trả lời miệng.

-HS kiếm tra lẫn nhau, nói cho bạn nghe cách làm.

-Chỉ cho bạn xem phép tính tương ứng với kết quả đúng.

(20)

a) HDHS thực hiện các thao tác:

- Tính nhẩm rồi nêu kết quả.

- Kiểm tra lẫn nhau, nói cho bạn nghe cách làm.

- GV nhận xét

b) HS thực hiện theo cặp:

-HDHS Quan sát tranh, nói cho bạn nghe tranh vẽ gì.

-Hỏi nhau về số điểm của hai bạn (cả hai bạn đều đạt 55 điểm).

-Tính số điểm của mỗi bạn rồi nói cho bạn nghe cách tính.

Lưu ý: HS có thể có những cách tính điểm khác nhau, GV khuyến khích HS chia sẻ cách tính điểm của mình. Khi một HS hoặc một cặp HS chia sẻ, các HS khác có thể nhận xét, hoặc đặt câu hỏi cho bạn.

C. Hoạt động vận dụng Bài 4:

- Quan sát tranh vẽ, nhận biết bối cảnh bức tranh, có thể chia sẻ suy nghĩ, chẳng hạn: Tranh vẽ các bạn học sinh đang biểu diễn văn nghệ.

-HDHS Thảo luận tìm phép tính để giải quyết bài toán, nói cho bạn nghe suy nghĩ của mình.

- Viết phép tính và nêu câu trả lời.

- GV gợi ý cho HS liên hệ tình huống bức tranh với thực tế trường, lóp

mình. 

D. Củng cố, dặn dò

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? Những điều đó giúp ích gì cho em trong cuộc sống hằng ngày?

- Em thích nhất bài nào? Vì sao?

Tính nhẩm rồi nêu kết quả.

-Kiểm tra lẫn nhau, nói cho bạn nghe cách làm.

Quan sát tranh, nói cho bạn nghe tranh vẽ gì.

-HS đọc bài toán, nhận biết bài toán cho gì, hỏi gì.

-Phép tính: 31+8 = 39.

Trả lời: Tiết mục văn nghệ đó có tất cả 39 bạn

-HS kiểm tra lại phép tính và câu trả lời.

THỰC HÀNH KIẾN THỨC

LUYỆN VIẾT CHỮ HOA P, Q

I. MỤC TIÊU

- Củng cố kĩ năng đọc, viết chữ hoa P, Q và đoạn ứng dụng.

- Tập viết kĩ năng nối các chữ hoa P, Q đúng độ cao, rộng từ Phú Quốc - Kĩ năng viết các dấu thanh theo qui trình viết liền mạch.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Mẫu chữ từ và câu ứng dụng.

2. HS: Vở luyện viết, bảng con, phấn , khăn lau bảng.

(21)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động (5’)

- Bài trước viết bài gì?

- GV đọc bài - Nhận xét

- Giới thiệu chữ chữ hoa, từ cần viết.

Ghi bảng : Ghi đề bài 2. Khám phá (7’)

*Quan sát chữ mẫu và viết bảng con chữ hoa

a. Hướng dẫn viết chữ hoa - GV đưa chữ mẫu: P, Q - Đọc chữ hoa

- Phân tích cấu tạo chữ hoa - GV đưa chữ mẫu

b. Hướng dẫn viết đoạn ứng dụng.

- Gọi HS đoạn ứng dụng

- Hỏi: Nêu độ cao các con chữ?

- Viết mẫu - Gọi hs đọc

- Hỏi độ cao các con chữ?

- Viết mẫu

3. Thực hành (20’)

- Viết đúng đẹp chữ hoa P, Q và từ ứng dụng.

- Nêu yêu cầu bài viết?

- Cho xem vở mẫu

- Nhắc tư thế ngồi, cách cầm bút, để vở - GV viết mẫu

-GV theo dõi , uốn nắn, giúp đỡ HS - Nhận xét bài.

4. Củng cố , dặn dò (3’)

-Yêu cầu HS nhắc lại nội dung của bài viết.

- Nhận xét giờ học

-Dặn dò Về luyện viết ở nhà

- Hs trả lời.

- Hs viết bảng.

- HS nhắc lại tên bài.

- HS quan sát - HS đọc - HS phân tích

- HS quan sát, viết bảng con.

- 2 HS đọc và phân tích - HS viết bảng con từ khó - 2 HS đọc

- 2 HS nêu

- HS quan sát, viết bảng con - Lắng nghe.

- 2 HS nêu

- HS lưu ý khoảng cách - HS lắng nghe.

- HS quan sát

- HS viết vào vở luyện viết.

- HS lắng nghe - HS nêu.

- Lắng nghe.

NS:29/03/2021 NG: 08/04/2021

Thứ 5 ngày 8 tháng 4 năm 2021

TIẾNG VIỆT

BÀI 29D: ĐIỀU EM GHI NHỚ (T1+2+3)

I. MỤC TIÊU

- HS đọc trơn và đọc hiểu câu chuyện về chủ điểm Em là búp măng non.

- Nghe - viết đoạn văn Không phá tổ chim.

(22)

- Viết đúng các tiếng có vần oang hoặc vần ang (sau âm đầu qu).

- Nhìn tranh, viết được câu theo yêu cầu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- 4 thẻ vần oang, 4 thẻ vần ang và 4 thẻ tranh (HĐ2c).

- Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập hai.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Tiết 1

1. Hoạt động khởi động

* Kiểm tra kiến thức cũ: (5’)

- GV yêu cầu HS mở SGK (trang 96)

- Đọc lại bài Thả diều

- GV nhận xét chung, tuyên dương

* Hoạt động 1: Nghe – nói (5’) - GV đưa tranh lên bảng hướng dẫn HS quan sát tranh và các câu trong bóng nói và trả lời câu hỏi.

- HS thảo luận nhóm đôi với nội dung câu hỏi:

+ Bé trai đã chào ai, chưa chào ai?

- Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày.

- GV nhận xét phần trình bày của các nhóm

- GV chốt lại và giới thiệu chủ đề bài học hôm nay: Bài 29D: Điều em ghi nhớ

2. Hoạt động khám phá (20’)

* Hoạt động 2: Viết

a) GV yêu cầu HS chọn 1 tranh, quan sát kĩ để viết 1 - 2 câu về việc làm của 1 người trong tranh

- HS viết câu trả lời vào vở ôli

(GV nhắc nhở HS chú ý cách trình bày: chữ đầu câu viết hoa, cuối câu viết dấu chấm câu. Mỗi câu viết một dòng)

- GV gọi đọc bài viết của mình.

- Gọi HS nêu nhận xét (sửa câu cho HS)

- GV chốt lại nội dung các bức tranh.

- HS mở SGK

- 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn - 1 HS đọc toàn bài

- HS lắng nghe - HS quan sát

- HS thảo luận nhóm đôi.

+ Bé trai chỉ chào chú, không chào người đi cùng

- Đại diện các nhóm báo cáo - HS lắng nghe

- HS nhắc lại tên bài học

- HS nêu miệng, gọi HS nhận xét - HS viết vào vở ôli

- HS lắng nghe

- 4, 5 HS đọc bài viết của mình.

- HS sửa lại câu viết sai (nếu có) - HS lắng nghe

Tiết 2

(23)

1. Hoạt động luyện tập

b) Nghe viết bài Không phá tổ chim (25’) - GV đọc nội dung bài 1 lần: Không phá tổ chim (SGK-98)

- Hướng dẫn HS cách viết một số chữ khó viết, cách trình bày bài (đầu dòng viết hoa...) - GV đọc cho HS từng cụm từ và viết.

- GV đọc lại bài viết để HS soát lỗi.

- HS đổi chéo vở để soát lỗi

- GV nhận xét một số bài của HS và sửa những lỗi mà nhiều HS mắc phải.

c) thi chọn vần oang, ang cho ô trống dưới tranh. (10’)

- GV đưa tranh và chữ đã phóng to của HĐ 2C lên bảng

- GV nêu: Tìm chữ viết đúng tiếng có vần oang và vần ang (sau các âm đầu qu, kh, ch).

- GV nêu cách thi:

+ Chia 2 đội, mỗi đội 4 HS, mỗi HS nhận 1 thẻ vần oang, ang.

+ Sau khi nghe GV phát lệnh Bắt đầu, đại diện mỗi đội chạy lên đính vần vào chỗ trống trong các chữ.

+ Đội nào đính đúng và nhanh là đội thắng cuộc.

- 2 đội tham gia thi, đội thắng cử đại diện đọc các từ ngữ có chữ viết đúng, nêu nhận xét về chữ viết sai và cách sửa.

- GV có thể nhắc nhở, lưu ý: Sau âm đầu qu chỉ viết vần ang, không viết vần oang, mặc dù nghe đọc các triếng chứa 2 vần này rất giống nhau

- HS chép 3 từ ngữ tìm được đúng vào vở ô li Tiết 3

4. Hoạt động vận dụng (30’)

* Hoạt động 3: Đọc

- GV: Em hãy tìm đọc đoạn, bài nói về chủ điểm Em là búp măng non (Về những diều trẻ em yêu thích, quan tâm hoặc cần ghi nhớ).

- Ai có thể giới thiệu tên câu chuyện, bài thơ về chủ điểm Em là búp măng non đã biết, đã đọc cho cả lớp cùng nghe.

- Hãy chia sẻ với bạn hoặc người thân về những điều thú vị, đáng nhớ trong bài đọc.

5. Củng cố dặn dò (5’) - GV nhận xét giờ học.

- HS lắng nghe.

- HS theo dõi hướng dẫn - HS viết bài

- HS soát lỗi.

- HS đổi chéo vở kiểm tra lẫn nhau.

- HS lắng nghe

- HS quan sát tranh và chữ - HS lắng nghe

- HS lắng nghe

- HS chơi

- HS lên đọc lại các từ ngữ, sửa chữ viết sai.

- HS lắng nghe

- HS chép vào vở.

- HS về nhà hoặc ngoài giờ học tìm sách, truyện theo hướng dẫn.

- HS có thể đọc 2 bài đồng dao Họ nhà chim và Họ nhà quả trong sách học sinh.

- HS nói với người thân, bạ bè về bài em đã đọc.

- HS lắng nghe

(24)

- Dặn HS chuẩn bị bài sau - HS lắng nghe

TỰ NHIÊN XÃ HỘI

BÀI 24: TỰ BẢO VỆ MÌNH ( T 1)

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS sẽ:

- Xác định được vùng riêng tư của cơ thể cần được bảo vệ; phân biệt được những hành động chạm an toàn, không an toàn.

- Nhận biết được những tình huống không an toàn và biết cách xử lí một cách phù hợp để đảm bảo an toàn cho bản thân. Biết nói không và tránh xa người có hành vi động chạm hay đe dọa đến sự an toàn của bản thân và biết nói với người lớn tin cậy khi gặp tình huống không an toàn để được giúp đỡ.

- Có ý thức tự giác bảo vệ thân thể, tránh bị xâm hại.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: + Hình phóng to trong SGK (nếu ), các hình khác về các tình huống an toàn, không an toàn cho bản thân.

+ Thẻ tính điểm để chơi trò chơi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động (5’)

- GV cho HS hát và vận động theo bài hát Năm ngón tay.

- GV giới thiệu bài mới 2. Khám phá (10’)

-GV cho HS quan sát hình trong SGK hỏi:

+ Tranh vẽ gì?

+ Có chuyện gì xảy ra với Hoa?

+ Có nên cho người lạ chạm vào người không?

- Nhận xét

- GV chỉ cho HS biết về các vùng riêng tư ở tranh trong SGK 2 để HS hiểu rõ hơn.

- GV chốt ý, kết luận: Các vùng riêng tư cần được bảo vệ, tránh không được để cho người khác chạm vào: miệng, ngực, mông và giữa hai đùi

3. HĐ thực hành (7’)

- YC HS quan sát tranh và cho biết tranh vẽ gì?

- YC HS thảo luận theo nhóm 4 cho biết hành động nào là an toàn và không an

-HS vừa hát vừa nhảy theo nhạc - HS lắng nghe

- HS quan sát hình trong SGK

- Tranh vẽ mẹ và em hoa đang ngồi ở ghế, Hoa từ ngoài chạy vào chỗ mẹ và em.

- HS trả lời: Hoa bị một người lạ sờ vào người.

- Không cho người lạ chạm vào người.

- HS nhận xét

- HS quan sát, theo dõi -HS lắng nghe

-HS quan sát tranh

-Hs thảo luận theo nhóm 4

(25)

toàn ?Vì sao ? ( thời gian 3 phút.) - Gọi đại diện trình bày

- Nhận xét

- KL: Tùy từng thời điểm, hoàn cảnh và đối tượng mà sự động chạm thân thể là an toàn, không an toàn: chẳng hạn bác sĩ chạm vào những vùng riêng tư trên cơ thể chúng ta khi khám bệnh nhưng lúc đó phải có mặt bố mẹ hoặc người thân của chúng ta ở cạnh và được sự cho phép của bố mẹ cũng như chính chúng ta (đây là đụng chạm an toàn); khi còn nhỏ chưa tự tắm rửa được, mẹ phải tắm rửa cho chúng ta, bố mẹ ôm hôn chúng ta (đụng chạm an toàn).

-GV cho HS xem thêm các hình với các tình huống an toàn và không an toàn để tổ chức cho HS nhận biết các tình huống này.

Lưu ý: không chỉ có các tình huống bắt nạt, đe dọa mà còn có những tình huống bạo hành về tinh thần như trêu chọc, bêu rếu hoặc cưỡng ép các em bé lao động cũng là những tình huống không an toàn cần nhận biết.

4. HĐ vận dụng (7’)

-GV cho HS lựa chọn đóng vai xử lí một số tình huống không an toàn.

- GV cho HS nhận xét cách xử lý - GV nhận xét, chốt

5. Đánh giá (2’)

- Xác định được các vùng riêng tư của cơ thể cần được bảo vệ, phân biệt được những hành động chạm an toàn, không an toàn; có ý thức tự bảo vệ bản thân để không bị xâm hại.

6. Hướng dẫn về nhà (3’)

- Đại diện nhóm trình bày

+ Hành động an toàn: Tranh 1: Bố ôm hôn bé; Tranh 3: Mẹ tắm rửa cho bé;

Tranh 5: Bác sĩ khám bệnh cho bé khi có bố mẹ bên cạnh

+ Hành động không an toàn: Tranh 2:

Bạn nhỏ bị người lạ chạm vào người;

Tranh 4: Bạn nhỏ bị bạn bè quát nạt nộp đồ chơi; Tranh 6: Bạn nhỏ bị bạn đánh

- Các nhóm khác nhận xét -HS lắng nghe

-HS theo dõi, lắng nghe

- HS đóng vai - HS nhận xét - HS lắng nghe -HS lắng nghe

(26)

- Yêu cầu HS chuẩn bị cách ứng xử khi gặp các tình huống không an toàn với mình và bạn cùng lớp.

* Tổng kết tiết học

- Nhắc lại nội dung bài học - Nhận xét tiết học

- Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau

-HS lắng nghe

-HS nhắc lại -HS lắng nghe NS:29/03/2021

NG: 09/04/2021

Thứ 6 ngày 9 tháng 4 năm 2021

TOÁN

BÀI 63: PHÉP TRỪ DẠNG 39 -15 (T1)

I. MỤC TIÊU

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Biết cách đặt tính và thực hiện phép trừ trong phạm vi 100 (trừ không nhớ dạng 39 - 15).

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Phát triến các NL toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Các thẻ thanh chục và khối lập phương rời như SGK hoặc các thẻ chục que tính và các thẻ que tính rời trong bộ đồ dùng học toán; bảng con.

- Một số tình huống đơn giản có liên quan đến phép trừ trong phạm vi 100.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Hoạt động khởi động

1. HS chơi trò chơi “Truyền điện”

củng cố kĩ năng trừ nhẩm trong phạm vi 10, trừ dạng 17-2.

2. HS hoạt động theo nhóm và thực hiện lần lượt các hoạt động sau:

- Yêu cầu HS quan sát bức tranh (trong SGK hoặc trên máy chiếu).

- HS thảo luận nhóm bàn:

+ Bức tranh vẽ gì?

+ Nói với bạn về các thông tin quan sát được từ bức tranh. Bạn nhỏ trong bức tranh đang thực hiện phép tính 39 - 15 =

? bằng cách thao tác trên các khối lập phương.

B. Hoạt động hình thành kiến thức 1. HS tính 39-15 = ?

- Thảo luận nhóm về cách tìm kết quả phép tính 39 - 15 = ? (HS có thể dùng

-HS chơi trò chơi

-HS quan sát tranh thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi

-Chia sẻ thông tin

-HS thảo luận nhóm

(27)

que tính, có thề dùng các khối lập phương, có thể tính nhẩm, ...).

- Đại diện nhóm nêu cách làm.

2. GV hướng dẫn cách đặt tính và thực hiện phép cộng dạng 39 - 15 = ?

- HS đọc yêu cầu: 39 - 15 = ? - HS quan sát GV làm mẫu:

+ Đặt tính thẳng cột, hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục.

+ Thực hiện tính từ phải sang trái:

• Trừ đơn vị cho đơn vị.

• Trừ chục cho chục.

- GV chốt lại cách thực hiện, đề nghị một vài HS chỉ vào phép tính nhắc lại cách tính.

3. GV viết một phép tính khác lên bảng. Chẳng hạn: 63 - 32 = ?

HS lấy bảng con cùng làm với GV từng thao tác: đặt tính, trừ từ phải sang rrái, đọc kết quả.

- HS đổi bảng con nói cho bạn bên cạnh nghe cách đặt tính và tính của mình.

- GV lấy một số bảng con đặt tính chưa thẳng hoặc tính sai để nhấn mạnh lại cách đặt tính rồi viết kết quả phép tính cho HS nắm chắc

4. HS thực hiện một số phép tính khác để củng cố cách thực hiện phép tính dạng 39 - 15 = ?

C. Hoạt động thực hành, luyện tập Bài 1

- GV hướng dẫn HS cách làm, có thể làm mẫu 1 phép tính.

- HS tính rồi viết kết quả phép tính vào vở.

- HS đổi vở kiểm tra chéo, nói cách làm cho bạn nghe.

- HS nhắc lại cách đặt tính dọc, quy tắc trừ từ phải sang trái, viết kết quả thẳng cột.

C. Củng cố, dặn dò

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? Khi đặt tính và tính em nhắn hạn cần lưu ý những gì?

-Đại diện nêu kết quả -HS nêu yêu cầu

-Quan sát GV làm mẫu

-HS lắng nghe và nhắc lại

-Hs thực hiện ở bảng con -HS trao đổi cách làm

-HS thực hiện

-HS lắng nghe -HS làm vào vở

-HS nhắc lại cách đặc tính

(28)

- về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép trừ đã học, đặt ra bài toán cho mỗi tình huống đó để hôm sau chia sẻ với các bạn.

TỰ NHIÊN XÃ HỘI

BÀI 24: TỰ BẢO VỆ MÌNH ( T2)

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS sẽ:

- Xác định được vùng riêng tư của cơ thể cần được bảo vệ; phân biệt được những hành động chạm an toàn, không an toàn.

- Nhận biết được những tình huống không an toàn và biết cách xử lí một cách phù hợp để đảm bảo an toàn cho bản thân. Biết nói không và tránh xa người có hành vi động chạm hay đe dọa đến sự an toàn của bản thân và biết nói với người lớn tin cậy khi gặp tình huống không an toàn để được giúp đỡ.

- Có ý thức tự giác bảo vệ thân thể, tránh bị xâm hại.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Tranh minh họa trong SGK; các hình khác về các tình huống an toàn, không an toàn cho bản thân.

+ Thẻ tính điểm để chơi trò chơi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Mở đầu: Khởi động: (3’)

-GV cho HS xem clip hay đoạn thông tin nói về tình trạng trẻ em bị xâm hại hoặc bị bắt cóc.

-GV giới thiệu bài

2. Hoạt động khám phá (7’)

-GV cho HS quan sát hình trong SGK thảo luận theo nhóm 4 cho biết tranh vẽ gì? Các bạn HS trong hình đã làm gì để phòng tránh và giữ an toàn cho bản thân khi gặp tình huống không an toàn?( thời gian 3’)

-Gọi đại diện lên trình bày

-HS theo dõi - HS lắng nghe

- HS quan sát hình trong SGK và thảo luận theo nhóm 4

- Đại diện nhóm trình bày.

+ Tranh 1: Đi cùng bạn bè khi đi học về

+ Tranh 2: Báo chú công an khi người lạ cho bim bim

+ Tranh 3: Không nhận quà từ người lạ + Tranh 4: Báo chú bảo vệ khi có người lạ nhìn vào nhà vệ x=sinh nữ + Tranh 5: Bỏ chạy và kêu cứu, báo với bố mẹ ngay khi chú hành xóm sờ vào người

+ Tranh 6: Bỏ chạy và kêu cứu kh có

(29)

-Nhận xét

-GV nhận xét, chốt ý đúng: luôn đi cùng bạn bè/bố mẹ/người thân; không nhận quà từ người lạ; bỏ chạy và kêu cứu khi gặp tình huống mất an toàn; gọi người lớn (bố mẹ, thầy cô, công an, bảo vệ) khi cần giúp đỡ; kể lại ngay với bố mẹ, người thân (tin cậy) về những tình huống mất an toàn mà bản thân gặp phải để được giúp đỡ.

- GV sử dụng thêm hình hoặc các đoạn phim về cách ứng xử với các tình huống không an toàn cho HS: Ở các vùng biên giới, hiện tượng bắt cóc trẻ em rất hay xảy ra.

-GV sử dụng các câu chuyện (như câu chuyện Chú vịt xám) hay bài hát (như bài Đàn vịt con) hoặc giả lập những tình huống (ví dụ: Khi bị lạc trong siêu thị thì con sẽ làm gì) cho HS suy nghĩ và tự đưa ra hướng xử lí.

- GV nhận xét cách xử lý

- GV kết luận và khắc sâu lại những kĩ năng biện pháp để HS ghi nhớ và biết cách vận dụng bảo vệ mình và bạn bè khi gặp phải những tình huống tương tự trong thực tế.

- GV nhấn mạnh cho HS: các tình huống đó xảy ra mọi lúc, moin nơi, vì vậy, bên cạnh ciệc học hỏi các kiến thức, kĩ năng cần thiết để ứng xử với các tình huống mất an toàn, các em cũng phải rèn thói quen để ý, quan sát nhằm phát hiện sớm những biểu hiện bất thường có nguy cơ gây mất an toàn cho bản thân để phòng tránh trước là tốt nhất.

3.Hoạt động thực hành (5’)

- GV cho HS thảo luận theo nhóm đôi nói những cách em có thể làm để tự bảo vệ mình khi gặp tình huống không an toàn - Gọi HS trình bày

- GV nhận xét

4. HĐ vận dụng (15’)

người lạ chạm vào người.

- Các nhóm khác nhận xét - HS lắng nghe

- HS theo dõi GV giới thiệu

-HS lắng nghe và đưa ra hướng xử lí

- HS nhận xét cách xử lý của bạn - HS lắng nghe

- HS lắng nghe

- HS thảo luận nhóm

- HS nêu: không nhận quà từ người lạ, bỏ chạy, kêu cứu khi có người lạ chạm vào người, báo cho bố mẹ biết...

(30)

- Cho HS quan sát tranh

- Cho HS đóng vai các tình huống - Nhận xét

- GV cho HS xem thêm các hình ảnh khác hoặc xem phim liên quan đến việc phòng chống những tình huống không an toàn xảy ra để gợi mở cho nội dung bài tiếp theo, đồng thời giáo dục cho HS ý thức tự giác trong việc tự bảo vệ bản thân và nhắc nhở các em thực hiện đúng yêu cầu/dặn dò của bố mẹ, người thân/ thầy cô để tránh xảy ra những tình huống không an toàn cho bản thân.

- GV KL

5.Đánh giá (3’)

-HS nhận biết được và biết cách xử lí những tình huống không an toàn, có ý thức cảnh giác với những tình huống có nguy cơ gây mất an toàn. Mạnh mẽ, tích cực và linh hoạt trong cách xử lí để tự bảo vệ mình, bảo vệ bạn bè và người thân.

-Định hướng phát triển năng lực và phẩm chất: Minh và Hoa đang đứng ở đâu?

Làm gì? (ngoài cổng trường, sau giờ học, chờ bố mẹ đến đón). Hoa đã nói gì với Minh? Tại sao?

- Sau đó cho HS đóng vai.

- GV cho HS xem thêm các hình ảnh khác hoặc xem phim liên quan đến việc phòng chống những tình huống không an toàn xảy ra để gợi mở cho nội dung bài tiếp theo, đồng thời giáo dục cho HS ý thức tự giác trong việc tự bảo vệ bản thân và nhắc nhở các em thực hiện đúng yêu cầu/dặn dò của bố mẹ, người thân/ thầy cô để tránh xảy ra những tình huống không an toàn cho bản thân.

- GV kết luận

5.Hướng dẫn bài tập về nhà (2’)

Yêu cầu HS ôn tập lại các bài trong chủ đề.

* Tổng kết tiết học

- Nhắc lại nội dung bài học - Nhận xét tiết học

- Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau

- HS quan sát tranh

- HS đóng vai thể hiện các tình huống - HS nhận xét

- Theo dõi

-HS lắng nghe

- HS thảo luận về hình tổng kết cuối bài

- HS trả lời câu hỏi

- HS đóng vai - HS theo dõi

- Nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe - HS lắng nghe - HS nhắc lại - HS lắng nghe

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ Đọc đúng và đọc trơn từ, câu, đoạn trong bài Bồ câu và kiến vàng, kết hợp đọc chữ và nhìn tranh, nhận biết được hai chi tiết quan trọng của câu chuyện (bồ câu cứu

- Đọc đúng và đọc trơn câu, đoạn trong bài Biển báo giao thông; kết hợp đọc chữ và nhìn tranh; biết được ý nghĩa của biển báo giao thông và hiểu được việc phải

- Đọc đúng và đọc trơn từ, câu, đoạn trong bài Bầy thỏ biết ơn mẹ. Kết hợp đọc chữ và xem tranh để hiểu nội dung câu chuyện, nói được suy nghĩ của nhân vật trong câu

 1.Kiến thức: Đọc đúng và đọc trơn từ, câu, đoạn, trong bài bồ câu và kiến vàng; kết  hợp đọc chữ và nhìn tranh, nhận biết được hai chi tiêt quan trọng của câu chuyện (

- Đọc đúng, đọc trơn  câu, đoạn trong bài Sẻ con đáng yêu, kết hợp đọc chữ và nhìn tranh, nhận biết được những chi tiết quan trọng của câu chuyện, hiểu được vì sao sẻ

- Đọc đúng và đọc trơn câu, đoạn trong bài Biển báo giao thông; kết hợp đọc bài Biển báo giao thông; kết hợp đọc chữ và nhìn tranh; biết được ý nghĩa của biến báo

- Đọc đúng và đọc trơn từ, câu, đoạn trong bài Sẻ con đáng yêu; kết hợp đọc chữ và nhìn tranh, nhận biết được những chi tiết quan trọng của câu chuyện ; hiểu được tại sao

- Đọc đúng và đọc trơn từ, câu, đoạn, trong bài bồ câu và kiến vàng; kết hợp đọc chữ và nhìn tranh, nhận biết được hai chi tiêt quan trọng của câu chuyện ( bồ câu cứu kiến