• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐỀ LUYỆN THI NGÔN NGỮ TIẾNG VIỆT - PHẦN CÂU – ĐỀ SỐ 2 - Thư viện tải tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ĐỀ LUYỆN THI NGÔN NGỮ TIẾNG VIỆT - PHẦN CÂU – ĐỀ SỐ 2 - Thư viện tải tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia"

Copied!
12
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Trang 1

ĐỀ LUYỆN THI NGÔN NGỮ - PHẦN TIẾNG VIỆT PHẦN: CÂU - ĐỀ SỐ 2

1. Xác định chủ ngữ của câu sau: Những con chim bông biển trong suốt như thủy tinh lăn tròn trên sóng.

A. Những con chim bông biển. B. Những con chim bông biển trong suốt

C. Những con chim D. Những con chim bông biển trong suốt như thủy tinh 2. Câu sau mắc lỗi gì: Với đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của

người Việt Nam.

A. Thiếu chủ ngữ B. Thiếu vị ngữ C. Thiếu chủ ngữ, vị ngữ D. Không mắc lỗi 3. Xác định thành phần câu trong câu sau: Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái.

A. Trạng ngữ: ngày qua; Chủ ngữ: , trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông; Vị ngữ: những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái.

B. Trạng ngữ: Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông; Chủ ngữ: những chùm hoa;

Vị ngữ: khép miệng bắt đầu kết trái.

C. Trạng ngữ: Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông; Chủ ngữ: những chùm hoa khép miệng; Vị ngữ: bắt đầu kết trái.

D. Trạng ngữ: Ngày qua; Chủ ngữ: những chùm hoa; Vị ngữ: trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, khép miệng bắt đầu kết trái.

4. Đọc văn bản sau:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 11 tháng 1 năm 2021

QUYẾT ĐỊNH KHEN THƯỞNG

Điều 1: Tặng bằng khen cho tập thể có thành tích xuất sắc trong phòng trào thi đua năm 2020 (có danh sách kèm theo);

Kèm theo Giấy khen mỗi Tập thể được thưởng theo mức thưởng quy định tại Quy chế chi tiêu nội bộ của Công ty.

Điều 2: Các ông (bà) Trưởng phòng: Quản lý nhân sự, Kế toán, Pháp chế và các Tập thể có tên trong danh sách ở Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này nhé.

Nơi nhận:

- Như điều 2 (để thực hiện) - Lưu HCNS

CÔNG TY Văn bản trên đã mắc lỗi gì trong quá trình sử dụng câu:

A. Lỗi sai quan hệ nghĩa giữa các vế câu. B. Lỗi sai về phong cách.

C. Lỗi sai về ngữ pháp. D. Không mắc lỗi sai.

(2)

Trang 2 5. “Bà đi thẳng vào trong bếp lúi húi xếp hàng vào một xó, rồi lẳng lặng ra bậc cửa ngồi ôm má nghĩ ngợi” (Làng – Kim Lân), vị ngữ trong câu trên là:

A. lúi húi xếp hàng vào một xó, rồi lẳng lặng ra bậc cửa ngồi ôm má nghĩ ngợi

B. đi thẳng vào trong bếp lúi húi xếp hàng vào một xó, rồi lẳng lặng ra bậc cửa ngồi ôm má nghĩ ngợi C. rồi lẳng lặng ra bậc cửa ngồi ôm má nghĩ ngợi

D. xếp hàng vào một xó, rồi lẳng lặng ra bậc cửa ngồi ôm má nghĩ ngợi

6. “Vì dầu chỉ dính ướt quặng nên quặng bám vào các mảng dầu bao quanh bọt khí và các hạt quặng nổi lên cùng với bọt khí, còn bẩn quặng thì chìm xuống đáy ấy mà”. Câu trên mắc lỗi:

A. Không mắc lỗi sai B. Lỗi sai về ngữ pháp

C. Lỗi sai về phong cách. D. Lỗi sai quan hệ nghĩa giữa các vế câu.

7. Cho các câu sau:

I. Trong những năm tháng đất nước bị chia cắt, văn học đã khơi sâu tình cảm yêu nước trong khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

II. Nhờ ánh sáng lí tưởng ấy, đã nhận rõ những áp bức bất công trong xã hội, cảm thông với số phận những con người nghèo khổ và khơi dậy ở họ lòng căm hận, ý chí đấu tranh và niềm tin vào tương lai.

III. Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù.

IV. Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những ao hồ quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông.

Câu nào mắc lỗi sai:

A. I, III B. II, III C. III, IV D. II, IV

8. Từ sáng sớm, trên khắp các nẻo đường, mọi người nô nức kéo về quảng trường Ba Đình” trạng ngữ trong câu trên là:

A. Từ sáng sớm, trên khắp các nẻo đường B. Từ sáng sớm

C. Trên khắp các nẻo đường D. Câu không có trạng ngữ

9. Một bác giun bò đụng chân nó mát lạnh hay tiếng một chú dế rúc rích cũng khiến nó giật mình, sẵn sàng tụt nhanh xuống hố sâu” chủ ngữ trong câu trên là:

A. Một bác giun

B. Một bác giun bò đụng chân nó mát lạnh

C. Một bác giun bò đụng chân nó mát lạnh hay tiếng một chú dế

D. Một bác giun bò đụng chân nó mát lạnh hay tiếng một chú dế rúc rích

10. Mỗi lấn Tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ rải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân. Xác định kiểu trạng ngữ trong câu trên:

A. Trạng ngữ chỉ thời gian; Trạng ngữ chỉ cách thức B. Trạng ngữ chỉ thời gian; Trạng ngữ chỉ địa điểm C. Trạng ngữ chỉ địa điểm; Trạng ngữ chỉ nguyên nhân

(3)

Trang 3 D. Trạng ngữ chỉ địa điểm; Trạng ngữ chỉ cách thức

11. “Bằng bốn câu thơ tuyệt tác của Nguyễn Du đã thể hiện rõ nét tâm trạng của Thúy Kiều” câu trên mắc lỗi:

A. Thiếu chủ ngữ. B. Thiếu vị ngữ.

C. Thiếu cả chủ và vị ngữ. D. Câu không mắc lỗi.

12. “Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc nước ta trong những năm sáu mươi” câu trên mắc lỗi:

A. Thiếu chủ ngữ. B. Thiếu vị ngữ.

C. Thiếu cả chủ và vị ngữ. D. Câu không mắc lỗi.

13. “Hoàng hôn, ngày 25 - 10 lúc I7h30, tại km quốc lộ 1A đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông”. Câu trên mắc lỗi sai nào?

A. Sai hệ quy chiếu. B. Sai logic. C. Sai phong cách. D. Sai chính tả.

14. “Tất cả học sinh đều tới đúng giờ, riêng Lan bận việc riêng nên tới trễ”. Câu trên mắc lỗi gì?

A. Không mắc lỗi. B. Lỗi logic.

C. Lỗi lặp từ. D. Lỗi dùng từ sai nghĩa.

15. “Lượng mưa năm nay kéo dài nên đã gây nhiều thiệt hại cho mùa màng”. Từ nào trong câu trên sử dụng chưa hợp lý về mặt nội dung?

A. Lượng mưa B. Năm nay C. Thiệt hại D. Mùa màng

16. Trong các câu sau câu nào không mắc lỗi?

I. Hình ảnh Chí Phèo là con người bị mất quyền làm người.

II. Ông lão nhìn con chó, đuôi vẫy lia lịa.

III. Con mèo, ria oai vệ, mắt trong veo nằm trong lòng cô bé.

IV. Lão Hạc, Bước đường cùng và Ngô Tất Tố đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc thân phận của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945.

A. I B. II C. III D. IV

17. “Hắn úp cái mũ lên mặt, nằm xuống đánh một giấc.”. Câu sau mắc lỗi gì?

A. Dùng sai quan hệ từ B. Dùng từ sai nghĩa

C. Dùng thừa từ D. Lỗi logic

18. “Truyện Kiều” của Nguyễn Du đã nêu cao một tư tưởng nhân đạo hết sức là cao đẹp”. Từ nào trong câu dùng sai?

A. Nhân đạo B. Tư tưởng C. Hết sức là D. Cao đẹp 19. Trong những câu sau câu nào dùng sai?

A. Người ngồi đấy, đầu đã điểm hoa râm, râu đã ngả màu.

B. Mỡ cá thường được xem là tốt hơn rất nhiều so với mỡ của nhiều loại gia cầm khác như gà, vịt, ngan, ngỗng,…

(4)

Trang 4 C. Ngày ngày thằng bé chăn con trâu có cái sừng cong như hai cánh ná.

D. Cành xòa xuống mặt sông, cây si như muốn chở che cho đàn cá nhỏ mất mẹ.

20. “Ðọc hai câu thơ này, ta cứ ngỡ như Phan Bội Châu vẫn còn đâu đây, lòng chúng ta dâng lên niềm cảm xúc, ta thấy thương ông làm sao ấy”. Câu trên mắc lỗi sai gì?

A. Sai phong cách B. Sai hệ quy chiếu C. Sai chính tả D. Sai logic

BẢNG ĐÁP ÁN

1. D 2. C 3. C 4. B 5. B 6. C 7. B 8. A 9. D 10. B 11. A 12. C 13. C 14. B 15. A 16. C 17. D 18. C 19. B 20. A

LỜI GIẢI CHI TIẾT

1. Xác định chủ ngữ của câu sau: Những con chim bông biển trong suốt như thủy tinh lăn tròn trên sóng.

A. Những con chim bông biển. B. Những con chim bông biển trong suốt

C. Những con chim D. Những con chim bông biển trong suốt như thủy tinh Phương pháp giải:

Căn cứ bài Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ Giải chi tiết:

- Trong câu gồm có 2 thành phần chính là chủ ngữ và vị ngữ.

+ Chủ ngữ dùng để chỉ sự vật (người, con vật, đồ vật, cây cối…) được nói đến ở Vị ngữ. Chủ ngữ thường do Danh từ (cụm Danh từ) hoặc Đại từ đảm nhiệm.

+ Vị ngữ nêu hoạt động, trạng thái, tính chất, vị trí để miêu tả hoặc nhận xét người hoặc sự vật được nói đến ở Chủ ngữ. Vị ngữ thường do Động từ (cụm Động từ) hoặc Tính từ (cụm Tính từ) tạo thành.

- Phân tích cấu tạo câu:

Những con chim bông biển trong suốt như thủy tinh / lăn tròn trên sóng.

CN VN

=> Chủ ngữ là: Những con chim bông biển trong suốt như thủy tinh

2. Câu sau mắc lỗi gì: Với đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của người Việt Nam.

A. Thiếu chủ ngữ B. Thiếu vị ngữ C. Thiếu chủ ngữ, vị ngữ D. Không mắc lỗi Phương pháp giải:

Căn bài chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ Giải chi tiết:

- Lỗi thường gặp trong câu:

+ Thiếu chủ ngữ + Thiếu vị ngữ

(5)

Trang 5 + Sai quan hệ giữa các vế câu.

- Câu trên thiếu cả chủ và vị ngữ, hiện mới có phần trạng ngữ.

- Sửa lại:

+ Cách 1: Bỏ từ “với”, di chuyển các nhóm từ ở trong câu

Đạo lý của người Việt Nam là: “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

+ Cách 2: Với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của người Việt Nam, công ty đã phát động phong trào đền ơn đáp nghĩa.

3. Xác định thành phần câu trong câu sau: Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái.

A. Trạng ngữ: ngày qua; Chủ ngữ: , trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông; Vị ngữ: những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái.

B. Trạng ngữ: Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông; Chủ ngữ: những chùm hoa;

Vị ngữ: khép miệng bắt đầu kết trái.

C. Trạng ngữ: Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông; Chủ ngữ: những chùm hoa khép miệng; Vị ngữ: bắt đầu kết trái.

D. Trạng ngữ: Ngày qua; Chủ ngữ: những chùm hoa; Vị ngữ: trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, khép miệng bắt đầu kết trái.

Phương pháp giải:

Căn cứ bài Các thành phần chính của câu Giải chi tiết:

- Trong câu gồm có 2 thành phần chính là chủ ngữ và vị ngữ.

+ Chủ ngữ dùng để chỉ sự vật (người, con vật, đồ vật, cây cối…) được nói đến ở Vị ngữ. Chủ ngữ thường do Danh từ (cụm Danh từ) hoặc Đại từ đảm nhiệm.

+ Vị ngữ nêu hoạt động, trạng thái, tính chất, vị trí để miêu tả hoặc nhận xét người hoặc sự vật được nói đến ở Chủ ngữ. Vị ngữ thường do Động từ (cụm Động từ) hoặc Tính từ (cụm Tính từ) tạo thành.

- Phân tích cấu tạo câu:

+ Trạng ngữ: Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông;

+ Chủ ngữ: những chùm hoa khép miệng;

+ Vị ngữ: bắt đầu kết trái.

4. Đọc văn bản sau:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 11 tháng 1 năm 2021

QUYẾT ĐỊNH KHEN THƯỞNG

(6)

Trang 6 Điều 1: Tặng bằng khen cho tập thể có thành tích xuất sắc trong phòng trào thi đua năm 2020 (có danh sách kèm theo);

Kèm theo Giấy khen mỗi Tập thể được thưởng theo mức thưởng quy định tại Quy chế chi tiêu nội bộ của Công ty.

Điều 2: Các ông (bà) Trưởng phòng: Quản lý nhân sự, Kế toán, Pháp chế và các Tập thể có tên trong danh sách ở Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này nhé.

Nơi nhận:

- Như điều 2 (để thực hiện) - Lưu HCNS

CÔNG TY Văn bản trên đã mắc lỗi gì trong quá trình sử dụng câu:

A. Lỗi sai quan hệ nghĩa giữa các vế câu. B. Lỗi sai về phong cách.

C. Lỗi sai về ngữ pháp. D. Không mắc lỗi sai.

Phương pháp giải:

Căn cứ vào những bài chữa lỗi câu sai đã học Giải chi tiết:

- Văn bản trên đã mắc lỗi sai về phong cách. Cụ thể trong câu sau: Các ông (bà) Trưởng phòng: Quản lý nhân sự, Kế toán, Pháp chế và các Tập thể có tên trong danh sách ở Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này nhé.

- Đây là văn bản thuộc phong cách hành chính công vụ, nhưng trong câu trên lại xuất hiện từ “nhé” không hợp với ngữ cảnh.

- Sửa lại bằng cách bỏ từ “nhé”.

5. “Bà đi thẳng vào trong bếp lúi húi xếp hàng vào một xó, rồi lẳng lặng ra bậc cửa ngồi ôm má nghĩ ngợi” (Làng – Kim Lân), vị ngữ trong câu trên là:

A. lúi húi xếp hàng vào một xó, rồi lẳng lặng ra bậc cửa ngồi ôm má nghĩ ngợi

B. đi thẳng vào trong bếp lúi húi xếp hàng vào một xó, rồi lẳng lặng ra bậc cửa ngồi ôm má nghĩ ngợi C. rồi lẳng lặng ra bậc cửa ngồi ôm má nghĩ ngợi

D. xếp hàng vào một xó, rồi lẳng lặng ra bậc cửa ngồi ôm má nghĩ ngợi Phương pháp giải:

Căn cứ bài Các thành phần chính của câu Giải chi tiết:

- Trong câu gồm có 2 thành phần chính là chủ ngữ và vị ngữ.

+ Chủ ngữ dùng để chỉ sự vật (người, con vật, đồ vật, cây cối…) được nói đến ở Vị ngữ. Chủ ngữ thường do Danh từ (cụm Danh từ) hoặc Đại từ đảm nhiệm.

+ Vị ngữ nêu hoạt động, trạng thái, tính chất, vị trí để miêu tả hoặc nhận xét người hoặc sự vật được nói đến ở Chủ ngữ. Vị ngữ thường do Động từ (cụm Động từ) hoặc Tính từ (cụm Tính từ) tạo thành.

- Phân tích cấu tạo câu: Bà đi thẳng vào trong bếp lúi húi xếp hàng vào một xó, rồi lẳng lặng ra bậc cửa ngồi ôm má nghĩ ngợi.

+ Chủ ngữ: Bà

(7)

Trang 7 + Vị ngữ: đi thẳng vào trong bếp lúi húi xếp hàng vào một xó, rồi lẳng lặng ra bậc cửa ngồi ôm má nghĩ ngợi.

6. “Vì dầu chỉ dính ướt quặng nên quặng bám vào các mảng dầu bao quanh bọt khí và các hạt quặng nổi lên cùng với bọt khí, còn bẩn quặng thì chìm xuống đáy ấy mà”. Câu trên mắc lỗi:

A. Không mắc lỗi sai B. Lỗi sai về ngữ pháp

C. Lỗi sai về phong cách. D. Lỗi sai quan hệ nghĩa giữa các vế câu.

Phương pháp giải:

Căn cứ vào những bài chữa lỗi câu sai đã học Giải chi tiết:

- Văn bản trên đã mắc lỗi sai về phong cách. Cụ thể trong câu sau: Vì dầu chỉ dính ướt quặng nên quặng bám vào các mảng dầu bao quanh bọt khí và các hạt quặng nổi lên cùng với bọt khí, còn bẩn quặng thì chìm xuống đáy ấy mà

- Đây là văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học, nhưng trong câu trên lại xuất hiện từ “ấy mà”

không hợp với phong cách ngôn ngữ này.

- Sửa lại bằng cách bỏ từ “ấy mà”.

7. Cho các câu sau:

I. Trong những năm tháng đất nước bị chia cắt, văn học đã khơi sâu tình cảm yêu nước trong khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

II. Nhờ ánh sáng lí tưởng ấy, đã nhận rõ những áp bức bất công trong xã hội, cảm thông với số phận những con người nghèo khổ và khơi dậy ở họ lòng căm hận, ý chí đấu tranh và niềm tin vào tương lai.

III. Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù.

IV. Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những ao hồ quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông.

Câu nào mắc lỗi sai:

A. I, III B. II, III C. III, IV D. II, IV

Phương pháp giải:

Căn cứ bài Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ Giải chi tiết:

- Lỗi thường gặp trong câu:

+ Thiếu chủ ngữ + Thiếu vị ngữ

+ Sai quan hệ giữa các vế câu.

- Trong các câu trên, câu số II, III là câu mắc lỗi sai. Cụ thể:

II. Nhờ ánh sáng lí tưởng ấy, đã nhận rõ những áp bức bất công trong xã hội, cảm thông với số phận những con người nghèo khổ và khơi dậy ở họ lòng căm hận, ý chí đấu tranh và niềm tin vào tương lai.

=> Thiếu chủ ngữ.

(8)

Trang 8

=> Sửa lại: Nhờ ánh sáng lí tưởng ấy, nhà thơ đã nhận rõ những áp bức bất công trong xã hội, cảm thông với số phận những con người nghèo khổ và khơi dậy ở họ lòng căm hận, ý chí đấu tranh và niềm tin vào tương lai.

III. Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù.

=> Không xác định được chủ ngữ, vị ngữ.

=> Sửa lại: Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù.

8. Từ sáng sớm, trên khắp các nẻo đường, mọi người nô nức kéo về quảng trường Ba Đình” trạng ngữ trong câu trên là:

A. Từ sáng sớm, trên khắp các nẻo đường B. Từ sáng sớm

C. Trên khắp các nẻo đường D. Câu không có trạng ngữ Phương pháp giải:

Căn cứ các thành phần chính của câu Giải chi tiết:

- Trong câu gồm có 2 thành phần chính là chủ ngữ và vị ngữ.

+ Chủ ngữ dùng để chỉ sự vật (người, con vật, đồ vật, cây cối…) được nói đến ở Vị ngữ. Chủ ngữ thường do Danh từ (cụm Danh từ) hoặc Đại từ đảm nhiệm.

+ Vị ngữ nêu hoạt động, trạng thái, tính chất, vị trí để miêu tả hoặc nhận xét người hoặc sự vật được nói đến ở Chủ ngữ. Vị ngữ thường do Động từ (cụm Động từ) hoặc Tính từ (cụm Tính từ) tạo thành.

- Phân tích cấu tạo câu: Từ sáng sớm, trên khắp các nẻo đường, mọi người nô nức kéo về quảng trường Ba Đình.

+ Trạng ngữ: Từ sáng sớm, trên khắp các nẻo đường (Từ sáng sớm: trạng ngữ chỉ thời gian; trên khắp các nẻo đường: trạng ngữ chỉ địa điểm)

+ Chủ ngữ: mọi người

+ Vị ngữ: người nô nức kéo về quảng trường Ba Đình.

9. Một bác giun bò đụng chân nó mát lạnh hay tiếng một chú dế rúc rích cũng khiến nó giật mình, sẵn sàng tụt nhanh xuống hố sâu” chủ ngữ trong câu trên là:

A. Một bác giun

B. Một bác giun bò đụng chân nó mát lạnh

C. Một bác giun bò đụng chân nó mát lạnh hay tiếng một chú dế

D. Một bác giun bò đụng chân nó mát lạnh hay tiếng một chú dế rúc rích Phương pháp giải:

Căn cứ Các thành phần chính của câu.

Giải chi tiết:

- Trong câu gồm có 2 thành phần chính là chủ ngữ và vị ngữ.

+ Chủ ngữ dùng để chỉ sự vật (người, con vật, đồ vật, cây cối…) được nói đến ở Vị ngữ. Chủ ngữ thường do Danh từ (cụm Danh từ) hoặc Đại từ đảm nhiệm.

(9)

Trang 9 + Vị ngữ nêu hoạt động, trạng thái, tính chất, vị trí để miêu tả hoặc nhận xét người hoặc sự vật được nói đến ở Chủ ngữ. Vị ngữ thường do Động từ (cụm Động từ) hoặc Tính từ (cụm Tính từ) tạo thành.

- Phân tích cấu tạo câu: Một bác giun bò đụng chân nó mát lạnh hay tiếng một chú dế rúc rích cũng khiến nó giật mình, sẵn sàng tụt nhanh xuống hố sâu.

+ Chủ ngữ: Một bác giun bò đụng chân nó mát lạnh hay tiếng một chú dế rúc rích + Vị ngữ: cũng khiến nó giật mình, sẵn sàng tụt nhanh xuống hố sâu.

10. Mỗi lấn Tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ rải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân. Xác định kiểu trạng ngữ trong câu trên:

A. Trạng ngữ chỉ thời gian; Trạng ngữ chỉ cách thức B. Trạng ngữ chỉ thời gian; Trạng ngữ chỉ địa điểm C. Trạng ngữ chỉ địa điểm; Trạng ngữ chỉ nguyên nhân D. Trạng ngữ chỉ địa điểm; Trạng ngữ chỉ cách thức Phương pháp giải:

Căn cứ bài Thêm trạng ngữ cho câu Giải chi tiết:

- Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung cho nòng cốt câu, tức là bổ nghĩa cho cả cụm chủ vị trung tâm. Trạng ngữ thường là những từ chỉ thời gian, địa điểm nơi chốn, mục đích, phương tiện, cách thức…

- Mỗi lấn Tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ rải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân. Trong câu trên có 2 trạng ngữ:

+ Mỗi lấn Tết đến: Trạng ngữ chỉ thời gian

+ đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ rải trên các lề phố Hà Nội: Trạng ngữ chỉ địa điểm.

11. “Bằng bốn câu thơ tuyệt tác của Nguyễn Du đã thể hiện rõ nét tâm trạng của Thúy Kiều” câu trên mắc lỗi:

A. Thiếu chủ ngữ. B. Thiếu vị ngữ.

C. Thiếu cả chủ và vị ngữ. D. Câu không mắc lỗi.

Phương pháp giải:

Căn cứ Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ Giải chi tiết:

- Lỗi thường gặp trong câu:

+ Thiếu chủ ngữ + Thiếu vị ngữ

+ Sai quan hệ giữa các vế câu.

- Câu trên mắc lỗi thiếu chủ ngữ.

Chữa lại: Bằng bốn câu thơ tuyệt tác, Nguyễn Du đã thể hiện rõ nét tâm trạng của Thúy Kiều.

(10)

Trang 10 12. “Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc nước ta trong những năm sáu mươi” câu trên mắc lỗi:

A. Thiếu chủ ngữ. B. Thiếu vị ngữ.

C. Thiếu cả chủ và vị ngữ. D. Câu không mắc lỗi.

Phương pháp giải:

Căn cứ bài Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ Giải chi tiết:

- Lỗi thường gặp trong câu:

+ Thiếu chủ ngữ + Thiếu vị ngữ

+ Sai quan hệ giữa các vế câu.

- Câu trên mới có thành phần chủ ngữ, mắc lỗi thiếu chủ ngữ và vị ngữ. Sửa lại như sau:

Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc nước ta trong những năm sáu mươi, chúng ta đã đạt được một số kết quả bước đầu.

13. “Hoàng hôn, ngày 25 - 10 lúc I7h30, tại km quốc lộ 1A đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông”. Câu trên mắc lỗi sai nào?

A. Sai hệ quy chiếu. B. Sai logic. C. Sai phong cách. D. Sai chính tả.

Phương pháp giải:

Căn cứ vào những bài chữa lỗi câu sai đã học Giải chi tiết:

Từ “hoàng hôn” dùng trong biên bản một vụ tai nạn giao thông (thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính) không phù hợp, từ này thường dùng cho văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

=> Chữa lại: Cần thay bằng “buổi chiều”, hoặc có thể bỏ hẳn vì đã có thời điểm (lúc 17h30).

14. “Tất cả học sinh đều tới đúng giờ, riêng Lan bận việc riêng nên tới trễ”. Câu trên mắc lỗi gì?

A. Không mắc lỗi. B. Lỗi logic.

C. Lỗi lặp từ. D. Lỗi dùng từ sai nghĩa.

Phương pháp giải:

Căn cứ bài Luyện tập về cách tránh một số loại lỗi logic Giải chi tiết:

Tất cả riêng không thể tồn tại cùng lúc.

Chữa lại: Hầu hết học sinh đều tới đúng giờ, chỉ riêng Lan bận việc riêng nên tới trễ.

15. “Lượng mưa năm nay kéo dài nên đã gây nhiều thiệt hại cho mùa màng”. Từ nào trong câu trên sử dụng chưa hợp lý về mặt nội dung?

A. Lượng mưa B. Năm nay C. Thiệt hại D. Mùa màng

(11)

Trang 11 Phương pháp giải:

Căn cứ bài luyện tập về cách tránh một số loại lỗi logic Giải chi tiết:

Từ dùng chưa hợp lý: “lượng mưa”.

Giải thích: Lượng mưa dùng để chỉ về lượng nhiều hay ít không thể đi cùng với “kéo dài” chỉ thời gian.

Chữa lại: Thời gian mưa năm nay kéo dài nên đã gây nhiều thiệt hại cho mùa màng.

16. Trong các câu sau câu nào không mắc lỗi?

I. Hình ảnh Chí Phèo là con người bị mất quyền làm người.

II. Ông lão nhìn con chó, đuôi vẫy lia lịa.

III. Con mèo, ria oai vệ, mắt trong veo nằm trong lòng cô bé.

IV. Lão Hạc, Bước đường cùng và Ngô Tất Tố đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc thân phận của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945.

A. I B. II C. III D. IV

Phương pháp giải:

Căn cứ bài luyện tập về cách tránh một số loại lỗi logic Giải chi tiết:

I. Hình ảnh Chí Phèo là con người bị mất quyền làm người.

Sai: Không dùng hình ảnh là con người

=> Chữa lại: Chí Phèo là con người bị mất quyền làm người II. Ông lão nhìn con chó, đuôi vẫy lia lịa.

Sai: Sai hệ quy chiếu (Viết về hành động của chủ thể này lại khiến người đọc hiểu lầm thành hành động của chủ thể khác).

=> Ông lão nhìn con chó, nó vẫy đuôi lia lịa.

IV. Lão Hạc, Bước đường cùng và Ngô Tất Tố đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc thân phận của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945.

Sai: Lão Hạc, Bước đường cùng là tên các tác phẩm. Ngô Tất Tố là tên tác giả. => Khác loại không nối với nhau bằng từ và.

=> Lão Hạc, Bước đường cùng và Tắt đèn đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc thân phận của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945.

17. “Hắn úp cái mũ lên mặt, nằm xuống đánh một giấc.”. Câu sau mắc lỗi gì?

A. Dùng sai quan hệ từ B. Dùng từ sai nghĩa

C. Dùng thừa từ D. Lỗi logic

Phương pháp giải:

Căn bài luyện tập về cách tránh một số loại lỗi logic Giải chi tiết:

Hành động “úp cái mũ lên mặt” chỉ thực hiện được khi nằm xuống. => Sai logic

(12)

Trang 12 Chữa lại: Hắn nằm xuống rồi úp cái mũ lên mặt.

18. “Truyện Kiều” của Nguyễn Du đã nêu cao một tư tưởng nhân đạo hết sức là cao đẹp”. Từ nào trong câu dùng sai?

A. Nhân đạo B. Tư tưởng C. Hết sức là D. Cao đẹp Phương pháp giải:

Căn cứ vào những bài chữa lỗi câu sai đã học Giải chi tiết:

Cụm từ “hết sức là” thường dùng trong ngôn ngữ sinh hoạt. Đây là câu văn nghị luận mang nội dung nhận định nên dùng cụm từ này không phù hợp.

=> Chữa lại: Cần thay bằng “rất" có ý nghĩa chỉ mức độ tương ứng.

19. Trong những câu sau câu nào dùng sai?

A. Người ngồi đấy, đầu đã điểm hoa râm, râu đã ngả màu.

B. Mỡ cá thường được xem là tốt hơn rất nhiều so với mỡ của nhiều loại gia cầm khác như gà, vịt, ngan, ngỗng,…

C. Ngày ngày thằng bé chăn con trâu có cái sừng cong như hai cánh ná.

D. Cành xòa xuống mặt sông, cây si như muốn chở che cho đàn cá nhỏ mất mẹ.

Phương pháp giải:

Căn cứ bài luyện tập về cách tránh một số loại lỗi logic Giải chi tiết:

- Dùng thừa từ “khác” khiến câu văn dễ bị hiểu lầm thành cá cũng là một loại gia cầm.

20. “Ðọc hai câu thơ này, ta cứ ngỡ như Phan Bội Châu vẫn còn đâu đây, lòng chúng ta dâng lên niềm cảm xúc, ta thấy thương ông làm sao ấy”. Câu trên mắc lỗi sai gì?

A. Sai phong cách B. Sai hệ quy chiếu C. Sai chính tả D. Sai logic Phương pháp giải:

Căn cứ vào những bài chữa lỗi câu sai đã học Giải chi tiết:

Cụm từ “làm sao ấy” thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt mang đậm tính khẩu ngữ không phù hợp dùng trong câu văn mang phong cách nghệ thuật.

Sửa lại: “Ðọc hai câu thơ này, ta cứ ngỡ như Phan Bội Châu vẫn còn đâu đây, lòng chúng ta dâng lên niềm cảm xúc, ta thấy thương ông vô hạn”

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Mỗi nhà văn đều có một phong cách nghệ thuật độc đáo trong việc thể hiện hình tượng các dòng sông, giúp người đọc có những cái nhìn phong phú, đa dạng về

Có nhiều cách diễn đạt độc đáo, hấp dẫn, thể hiện sự tìm tòi trong cách viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm; thể hiện được quan điểm

Nhưng khi con lắc này dao động điều hòa tự do trên mặt phẳng nghiêng 30 o so với phương ngang cũng với biên độ A thì ở vị trí lò xo có chiều dài tự nhiên, vật có tốc độ

Gọi  là bước sóng, trong hiện tượng giao thoa sóng khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn thẳng nối hai nguồn là:.. Trong

Trên dây, hai phân tử M và N có vị trí cân bằng cách nhau 8 cm , M thuộc một bụng sóng dao động điều hòa với biên độ 6 mm.. Muốn M là một điểm dao động với biên độ

Do đó, tính được công suất tiêu thụ điện của các thiết bị điện tử gia dụng trong nhà dựa trên các thông số ghi trên máy sẽ giúp người dùng có thể sử dụng đồ gia dụng

Câu 17: Một loại cao su buna-N sử dụng trong sản xuất găng tay y tế có chứa 10,45% N về khối lượng, được tổng hợp bằng cách đồng trùng hợp buta-1,3-dien với acrilonitrin

Tất nhiên cũng cần có cách tiếp cận phù hợp như trên để hạn chế xét trường hợp, và cũng bằng cách này, ta có thể giải quyết bài toán sau không mấy khó