• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giáo án dạy online khối 8 môn Ngữ văn (Tiết 91,92- Bài 23)

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giáo án dạy online khối 8 môn Ngữ văn (Tiết 91,92- Bài 23)"

Copied!
21
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

CHÀO MỪNG CÁC EM

HỌC SINH KHỐI 8

(2)

KIỂM TRA BÀI CŨ

1. Xác định và nêu tác dụng của phép tu từ trong đoạn thơ sau:

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

2. Vì sao Lý Công Uẩn chọn Đại La là kinh

đô mới?

(3)

ÔN TẬP

VĂN BẢN : HỊCH TƯỚNG SĨ

(Trần Quốc Tuấn)

(4)

I. Kiến thức cần nhớ 1. Tác giả

- Tên: Trần Quốc Tuấn (1231 ? - 1300) - Cuộc đời:

+ Ông là một danh tướng kiệt xuất của dân tộc.

+ Ông là người có phẩm chất cao đẹp; văn võ song toàn; là người đã làm nên những chiến công vang dội trong hai cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông của dân tộc ta.

+ Ông được tôn vinh là "Đức Thánh Trần" và lập đền thờ ở nhiều nơi.

(5)

I. Kiến thức cần nhớ 1. Tác giả

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh sáng tác:

Tác phẩm được công bố vào tháng 9. 1284 tại cuộc duyệt binh ở bế Đông Bộ Đầu (Thăng Long) trước cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ 2.

(6)

I. Kiến thức cần nhớ 1. Tác giả

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh sáng tác b. Thể loại

Hịch còn gọi là lộ bố (nghĩa là bản văn để lộ, ban bố công khai cho mọi người ai nấy đều hay).

- Nội dung: Hịch thường cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài. Hịch thường khích lệ tình cảm, tinh thần người nghe, có tính chất chiến đấu cao.

- Hình thức: Hịch thể văn nghị luận thời xưa, thường được viết theo lối văn biền ngẫu. Hịch đòi hỏi phải có kết cấu chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng thuyết phục, giọng văn hùng hồn.

- Tác giả: hịch do vua chúa, tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh một phong trào viết nên.

(7)

I. Kiến thức cần nhớ 1. Tác giả

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh sáng tác b. Thể loại

c. Bố cục:

- Phần 1: Từ đầu đến lưu tiếng tốt: Nêu gương sáng trong sách sử.

- Phần 2: Tiếp theo đến cũng vui lòng: Tố cáo sự ngang ngược của kẻ thù và nói lên lòng căm thù giặc

- Phần 3: Tiếp theo đến có được không?:

Phân tích phải trái, làm rõ đúng sai.

- Phần 4: Còn lại: Nhiệm vụ cấp bách, khích lệ tinh thần chiến đấu.

Bài văn được chia làm 4 phần

(8)

I. Kiến thức cần nhớ 1. Tác giả

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh sáng tác b. Thể loại

c. Bố cục

d. Giá trị nội dung, nghệ thuật

- Nội dung: Bài văn phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí quyết tâm đánh giặc cứu nước của Trần Quốc Tuấn và dân tộc.

- Nghệ thuật:

+ Lập luận sắc bén, lí lẽ, dẫn chứng xác thực, đầy thuyết phục, giọng văn hùng tráng, câu văn biền ngẫu.

+ Kết hợp hài hòa giữa yếu tố chính luận và văn chương.

(9)

SƠ ĐỒ

Khái quát trình tự lập luận văn bản Hịch tướng sĩ Nêu gương sáng của các trung thần nghĩa sĩ xả thân vì nước.

Tâm trạng căm thù giặc sâu sắc, đau đớn vì nỗi nhục mất nước hiện tại.

Lên án, phê phán những thái độ và hành động sai lầm của tướng sĩ chỉ ăn chơi hưởng lạc.

Chỉ ra thái độ và hành động sống đúng đắn : phải rèn luyện để giết giặc cứu nước.

Mệnh lệnh cứu nước

(10)

II. Luyện tập

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM 1. Bài Hịch tướng sĩ được biết vào khoảng thời gian nào?

A. Quân Nguyên chuẩn bị sang xâm lược nước ta lần thứ hai B. Quân Nguyên sang xâm lược nước ta lần thứ hai

C. Quân Nguyên chuấn bị sang xâm lược nước ta lần thứ nhất D. Quân Nguyên chuấn bị sang xâm lược nước ta lần thứ ba

2. Mục đích trực tiếp khi viết Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn là gì ? E. Khích lệ tướng sĩ học tập binh thư yếu lược

F. Khích lệ lòng yêu nước của tướng sĩ G. Khích lệ lòng căm thù giặc của tướng sĩ H. Khích lệ tinh thần quyết chiến quyết thắng 3. Ý nào nói đúng nhất chức năng của thể hịch ? I. Dùng để ban bố mệnh lệnh của nhà vua

J. Dùng để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài K. Dùng để trình bày với nhà vua sự việc, ý kiến hoặc đề nghị

L. Dùng để công bố kết quả một sự nghiệp

4. Những hình ảnh lưỡi cú diều, thân dê chó thể hiện thái độ gì của Trần Quốc Tuấn ? M. Miệt thị, coi thường sứ giặc

N. Căm giận, oán trách sứ giặc O. Mỉa mai, châm biếm sứ giặc P. Căm ghét, khinh bỉ sứ giặc

A A

B

D

(11)

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1

Trong văn bản Hịch tướng sĩ tác giả Trần Quốc Tuấn có viết:

"Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.”

a. Đoạn văn trên gồm mấy câu? Mỗi câu được trình bày theo mục đích nói nào?

b. Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 6 - 8 câu trình bày cảm nhận của em về tâm trạng của Trần Quốc Tuấn qua đoạn văn trên?

c. Kể tên hai văn bản nghị luận trung đại khác trong chương trình Ngữ văn 8 cũng nói về lòng yêu nước (Nêu rõ tên văn bản, tác giả)?

d. Nêu thành công nghệ thuật chủ yếu của một trong ba văn bản trên?

(12)

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1

a. Đoạn văn trên gồm mấy câu ? Mỗi câu được trình bày theo mục đích nói nào - Đoạn văn gồm : 2 câu

- Kiểu câu trần thuật – được dùng với mục đích biểu cảm

b. Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 6 - 8 câu trình bày cảm nhận của em về tâm trạng của Trần Quốc Tuấn qua đoạn văn trên?

- Về nội dung:

+ Câu chủ đề khái quát được đúng vấn đề: VD: Đoạn văn diễn tả cảm động nỗi lòng của chủ tướng Trần Quốc Tuấn trước sự ngang ngược của giặc và sự lâm nguy của đất nước.

+ liệt kê một loạt hình ảnh thể hiện lòng căm thù giặc tột độ (dẫn chứng).

+ nghệ thuật nói quá làm nổi bật nỗi uất ức của vị chủ tướng khi chưa trừng trị được lũ giặc cho hả giận (dẫn chứng).

+ tâm nguyện sẵn sàng xả thân không tiếc mình vì Tổ quốc thật cao cả (dẫn chứng).

- Về hình thức:

+ Đảm bảo số câu 6 – 8

+ Có câu chủ đề đứng đầu đoạn.

(13)

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1

c. Kể tên hai văn bản nghị luận trung đại khác trong chương trình Ngữ văn 8 cũng nói về lòng yêu nước (Nêu rõ tên văn bản, tác giả)?

d. Nêu thành công nghệ thuật chủ yếu của một trong ba văn bản trên?

Hai văn bản nghị luận trung đại khác trong chương trình Ngữ văn 8 cũng nói về lòng yêu nước

- "Chiếu dời đô" của Lí Công Uẩn.

- "Nước Đại Việt ta" (hoặc Bình Ngô đại cáo) của Nguyễn Trãi (0,5 điểm)

- Học sinh nêu được ít nhất 2-3 đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của một trong 3 văn bản trên thì cho điểm tối đa.

- Căn cứ vào định hướng trong Ghi nhớ SGK hoặc Chuẩn kiến thức kĩ năng bài học.

(14)

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi :

Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức; nghe nhạc thái thường để đãi yến ngụy sứ mà không biết căm. Hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển ; hoặc vui thú vườn ruộng, hoặc quyến luyến vợ con; hoặc lo làm giàu mà quên việc nước, hoặc ham săn bắn mà quên việc binh; hoặc thích rượu ngon, hoặc mê tiếng hát. Nếu có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu nhà binh; dẫu rằng ruộng lắm vườn nhiều, tấm thân quý nghìn vàng khôn chuộc, vả lại vợ bìu con díu, việc quân cơ trăm sự ích chi; tiền của tuy nhiều khôn mua được đầu giặc, chó săn tuy khỏe không đuổi được quân thù; chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai. Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!

(Ngữ văn 8, tập hai) 1. Đoạn văn trích từ tác phẩm nào ? Của ai ?

2. Kết thúc tác phẩm có đoạn văn trên, tác giả viết: “cho nên ta viết bài hịch này để các ngươi hiểu rõ bụng ta.” Theo em, “các ngươi” được nhắc tới ở đây là những ai và “hiểu rõ bụng ta” là hiểu điểu gì?

3. Hãy cho biết, theo mục đích nói, câu: “Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!” thuộc kiểu câu gì và thực hiện hành động nói nào ?

4. Bao trùm toàn bộ đoạn trích là tấm lòng băn khoăn, lo lắng đối với vận mệnh đất nước của tác giả. Hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch để làm sáng tỏ nội dung nhận xét đã nêu. Trong đoạn có sử dụng một câu cảm thán. (Gạch chân câu cảm thán)

(15)

1. Đoạn văn trích từ tác phẩm nào ? Của ai ?

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2

- Tác phẩm: Hịch tướng sĩ (Dụ chư tì tướng hịch văn) - Tác giả: Trần Quốc Tuấn

2. Kết thúc tác phẩm có đoạn văn trên, tác giả viết: “cho nên ta viết bài hịch này để các ngươi hiểu rõ bụng ta.” Theo em, “các ngươi” được nhắc tới ở đây là những ai và “hiểu rõ bụng ta” là hiểu điểu gì?

- các ngươi: các tướng, sĩ (tướng lĩnh, binh sĩ)

- hiểu rõ bụng ta: hiểu rõ tấm lòng của Trần Quốc Tuấn yêu nước mãnh liệt, căm thù giặc sâu sắc; mong muốn tướng sĩ đồng lòng học tập Binh thư yếu lược, quyết tâm chiến đấu và chiến thắng giặc ngoại xâm.

3. Hãy cho biết, theo mục đích nói, câu: “Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!” thuộc kiểu câu gì và thực hiện hành động nói nào ?

- Kiểu câu: cảm thán

- Hành động nói: bộc lộ cảm xúc

(16)

4. Bao trùm toàn bộ đoạn trích là tấm lòng băn khoăn, lo lắng đối với vận mệnh đất nước của tác giả. Hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch để làm sáng tỏ nội dung nhận xét đã nêu. Trong đoạn có sử dụng một câu cảm thán.

(Gạch chân câu cảm thán)

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2

Gợi ý:

- HS dựa vào đoạn trích của Trần Quốc Tuấn khai thác hiệu quả các tín hiệu nghệ thuật, có lí lẽ, dẫn chứng để viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch làm sáng tỏ nội dung nhận xét đã nêu: Bao trùm lên đoạn trích là tấm lòng băn khoăn, lo lắng đối với vận mệnh đất nước của tác giả

a. Hình thức : đúng hình thức đoạn văn, triển khai theo cách lập luận diễn dịch; đảm bảo độ dài, có câu cảm thán( Gạch chân)

b. Nội dung: Với nỗi lòng lo lắng cho vận mệnh đất nước:

- tác giả đã chỉ ra thực trạng ăn chơi, hưởng lạc; ích kỉ, cá nhân của các tướng sĩ

- tác hại của thái độ, cách sống đó khi giặc tràn sang và hậu quả đau đớn không thể tránh khỏi khi đó

 Từ tình cảm của mình, tác giả phân tích có tình, có lí theo quan hệ nhân- quả; chỉ rõ mối quan hệ tình cảm, quyền lợi gắn bó khăng khít giữa ông với các tướng sĩ để họ hiểu rõ trách nhiệm, vai trò đối với đất nước trước họa ngoại xâm.

(17)

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 3

Hãy đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi cho bên dưới:

“Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối ; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa ; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng. ”

( SGK Ngữ văn 8, tập 2) Câu 1. Nêu xuất xứ và nội dung chính của đoạn trích trên đây.

Câu 2. Tìm phép tu từ được sử dụng nhiều nhất trong đoạn trích trên và nêu tác dụng của việc sử dụng phép tu từ đó.

Câu 3. Từ tâm sự của tác giả trong đoạn trích, em hãy viết một đoạn văn diễn dịch (khoảng 1/2 trang giấy thi), trình bày một vài suy nghĩ của bản thân về lòng yêu nước của con người Việt Nam.

(18)

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 3

Câu 1. Nêu xuất xứ và nội dung chính của đoạn trích trên đây.

Câu 2. Tìm phép tu từ được sử dụng nhiều nhất trong đoạn trích trên và nêu tác dụng của việc sử dụng phép tu từ đó.

- Xuất xứ: Trích từ văn bản "Hịch tướng sĩ" của tác giả Trần Quốc Tuấn - Nội dung: Tâm sự yêu nước của Trần Quốc Tuấn

Gợi ý:

- Biện pháp tu từ được sử dụng nhiều nhất: nói quá + thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối

+ ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa

+ xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù.

+ trăm thân ... phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác ... gói trong da ngựa - Tác dụng:

+ Diễn tả ấn tượng tâm sự của người chủ tướng: tột cùng lo lắng, tột cùng đau đớn, căm uất cũng đến tột cùng đã biến thành ý chí quyết tâm diệt giặc ngoại xâm và khát khao xả thân cứu nước, coi thường thịt nát xương tan ...

+ Thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn, lòng căm thù giặc sâu sắc và ý quyết chiến đấu chống giặc ngoại xâm của người anh hùng TQT; phản ánh tinh thần yêu nước của cả dân tộc ở thời đại nhà Trần.

(19)

Câu 3. Từ tâm sự của tác giả trong đoạn trích, em hãy viết một đoạn văn diễn dịch (khoảng 1/2 trang giấy thi), trình bày một vài suy nghĩ của bản thân về lòng yêu nước của con người Việt Nam.

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 3

Yêu cầu: HS trình bày được một vài suy nghĩ theo gợi ý sau:

+ Đoạn trích thể hiện tâm sự yêu nước nồng nàn của một vị chủ tướng khiến người đọc xúc động.

+ Lòng yêu nước là một truyền thống quý báu ngàn đời của con người Việt Nam, được tiếp nối từ đời này sang đời khác, từ thế hệ đi trước đến thế hệ sau.

+ Khi đất nước có giặc ngoại xâm, lòng yêu nước của con người Việt Nam thể hiện ở tinh thần sẵn sàng xả thân chiến đấu, hi sinh bảo vệ tổ quốc... Trong thời bình, lòng yêu nước được thể hiện ở tinh thần hăng hái lao động dựng xây, phát triển đất nước, giữ gìn nền hòa bình... Ngày nay, khi đất nước đang trong quá trình hội nhập sâu rộng với thế giới thì tinh thần yêu nước của nhân dân ta lại được biểu hiện một cách đa dạng trên nhiều khía cạnh, lĩnh vực khác nhau...

+ Nhờ tinh thần yêu nước mà nhân dânViệt Nam đã làm nên bao thành quả trong chiến đấu bảo về tổ quốc, trong công cuộc xây dựng và kiến thiết đất nước....

- Phê phán: Vẫn còn 1 số người đặc biệt là 1 bộ phận trong giới trẻ còn thơ ơ, chưa có ý thức tiếp nối, kế thừa truyền thống yêu nước của con người VN ....

- Nhận thức, hành động : Cần rèn luyện lòng yêu tổ quốc, làm tròn nghĩa vụ vủa bản thân, chọn cách riêng để thể hiện lòng yêu nước, ...

(20)

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Nắm chắc các kiến thức cần nhớ.

- Hoàn thành các bài tập.

- Chuẩn bị bài: Nước Đại Việt ta – Nguyễn Trãi.

(21)

Chúc các em chăm ngoan, học giỏi

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của Hà Nội - Những yếu tố nào được thể hiện?. trên

Quắm Đen đã như một con cắt luồn qua hai cánh tay ông Cản Ngũ ôm lấy một bên chân ông, bốc lên.. Người xem bốn phía xung quanh reo hò ồ

Câu 1: Tại nơi đồng thời có biển báo/ đèn tín hiệu giao thông và người điều khiển giao thông thì chúng ta phải đi theo hiệu lệnh của:.. Câu 3: Biển nào báo

(2,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày ý kiến của anh (chị) về ý kiến được nêu trong đoạn trích phần Đọc hiểu: Sự thành đạt của tôi không phải

Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của Anh/Chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: "...Với họ, quan trọng

Phân tích bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương để thấy được tấm lòng yêu thương, quý trọng vợ và nhân cách cao đẹp của nhà thơ. Cán bộ coi thi không giải thích gì

Viết đoạn văn khoảng 10 câu theo kiểu diễn dịch phân tích hiệu quả của phép đối ở hai câu thơ sau trong bài Ngắm trăng?. Nhà phê bình văn học Hoài Thanh nhận

Câu 3: Hãy viết một đoạn văn theo cách lập luận quy nạp (khoảng 15 câu), trình bày suy nghĩ, cảm nhận của em về đoạn thơ được trích dẫn ở trên để thấy niềm tự hào của