• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
39
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuần 33

Ngày soạn: 4.5. 2018

Ngày giảng: Thứ hai ngày 7 tháng 5 năm 2018 Luyện từ và câu

ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU ( DẤU PHẨY )

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Luyện tập sử dụng đúng dấu phẩy trong khi viết.

- Hiểu và ghi nhớ tác dụng của dấu phẩy.

2.Kĩ năng: Thói quen dùng dấu phẩy khi nói và viết.

3.Thái độ: Tác dụng của dấu phẩy và tác hại của dấu phẩy khi dùng không đúng.

II. CHUẨN BỊ

Bảng phụ ghi sẵn nội dung hai bức thư trong mẫu chuyện: Dấu chấm và dấu phẩy.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Kiểm tra bài cũ: (4’)

- Gọi 2 HS lên bảng đặt câu có sử dụng ít nhất hai dấu phẩy.

( Lớp 5A, lớp 5B đang lao động trồng cây .

+ Xa xa, giữa cánh đồng, mọi người đang gặt lúa . + Em đi học, bố đi làm, mẹ đi công tác.)

- Nhận xét, đánh giá HS.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài: (1’)

Bài học hôm nay các em cùng luyện tập sử dụng dấu phẩy trong khi viết.

b. Hướng dẫn làm bài tập: (31’)

Bài 1: (15’) Có thể đặt dấu chấm hay dấu phẩy vào những chỗ nào ở hai bức thư trong mẩu chuyện sau ?

- Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu chuyện “ Dấu chấm và dấu phẩy.”

+ 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.

- Bài có mấy yc là những yc nào? - Có 2 YC là: đọc và trả lời câu hỏi.

- Muốn trả lời đúng câu hỏi con cần làm gì ?

- Đọc kĩ và hiểu nội dung.

+ Bức thư đấy là của ai ? + Bức thư đấy là của anh chàng đang tập viết văn.

+ Bức thư thứ hai là cả ai ? + Bức thư thứ hai là thư trả lời của Bớc-na Sô.

- Yêu cầu HS tự làm bài. Nhắc HS cách làm bài:

+ 2 HS làm trên bảng phụ, HS cả lớp làm vào vở bài tập.

+ Đọc kĩ câu chuyện.

+ Điền dấu chấm, dấu phẩy và chỗ thích hợp.

+ Viết hoa những chữ cái đầu câu.

- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- GV tóm tắt.

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng. Bức thư 1: Thưa ngài, tôi xin trân

(2)

trọng gửi tới ngài một sáng tác mới của tôi. Vì viết vội, tôi chưa kịp đánh các dấu chấm, dấu phẩy. Rất mong ngài đọc cho và điền giúp tôi những dấu chấm, dấu phẩy cần thiết. Xin cám ơn ngài.

Bức thư 2: Anh bạn trẻ ạ, tôi sẵn lòng giúp đỡ anh với một điều kiện là anh hãy đem tất cả những dấu chấm, dấu phẩy cần thiết rồi bỏ chúng vào phong bì, gửi đến cho tôi. Chào anh.

- Chi tiết nào chứng tỏ nhà văn Bớc- na Sô là một người hài hước ?

- Chi tiết : Anh chàng nọ muốn trở thành nhà văn nhưng không biết sử dụng dấu chấm, dấu phẩy hoặc lười biếng đến nỗi không đánh dấu câu, nhờ nhà văn nổi tiếng hộ và đã nhận được từ Bớc- na Sô một bức thư trả lời có tính giáo dục mà lại mang tính chất hài hước.

Bài 2: (14’) Viết đoạn văn khoảng 5 câu nói về các hoạt động của học sinh trong giờ ra chơi ở sân trường em. Nêu tác dụng của từng dấu phẩy được dùng trong đoạn văn.

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. + 2 HS đọc thành tiếng.

- Bài yc gì ? - Viết đoạn văn.

+ Viết câu văn có sử dụng dấu phẩy và viết tác dụng của dấu phẩy.

- Em viết đoạn văn có nội dung gì ? - Đoạn văn nói về các hoạt động trong giờ ra chơi ở sân trường.

- Giờ ra chơi có những hoạt động gì ? - Các trò chơi diễn ra trên sân trường.

- Khi viết đoạn văn con cần lưu ý gì? - Đoạn văn phải có câu mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.

- Yêu cầu HS tự làm bài. - HS làm bài cá nhân.

- Gọi HS trình bày bài làm của mình.

- Nhận xét HS.

+ 3 đến 5 HS trình bày kết quả làm việc của mình.

- Kết luận lời giải đúng ? a) Vào giờ ra chơi, sân trường rất nhộn nhịp.

b) Trên sân trường, vào giờ ra chơi, nhóm này nhảy dây, nhóm kia đá cầu ...

- Dấu phẩy câu a có tác dụng gì ? - Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ vị ngữ.

- Dấu phẩy câu b có tác dụng gì ? - Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ vị ngữ, ngăn cách các vế câu trong câu

(3)

ghép.

- Ví dụ. - Cổng chào, biểu ngữ, cờ mọc lên ở

khắp nơi .

- Dấu phẩy có tác dụng gì ? - Ngăn cách các bộ phận cùng giữ chức vụ trong câu.

3. Củng cố kiến thức: (4’)

- Nêu tác dụng của dấu phẩy ? ( Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ vị ngữ. Ngăn cách các bộ phận cùng giữ chức vụ trong câu. Tách các vế trong câu ghép.) - Nhận xét tiết học; Chuẩn bị bài sau.

________________________________________

Tập đọc

NHỮNG CÁNH BUỒM

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu nội dung bài: Bài thơ là cảm xúc tự hào của người cha khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ đẹp như ước mơ của mình thời thơ ấu. Ca ngợi ước mơ khám phá cuộc sống của trẻ thơ, những ước mơ làm cho cuộc sống không ngừng tốt đẹp hơn.

2. Kĩ năng: Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó: rực rỡ, rả rích, chắc nịch, lênh khênh.

- Đọc trôi chảy được toàn bài thơ, ngắt nghỉ hơi đúng giữa các dòng thơ, khổ thơ nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

- Đọc diễn cảm toàn bài phù hợp với việc diễn tả tình cảm của người cha với người con.

3. Thái độ: Giáo dục hs lòng tự hào xây dựng ước mơ.

II. CHUẨN BỊ:

Tranh minh hoạ SGK. Bảng phụ

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Kiểm tra bài cũ: (4’)

- Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc bài Út Vịnh và trả lời câu hỏi về nội dung bài.

+ Trường của Út Vịnh đã phát động phong trào gì ? Nội dung của phong trào ấy là gì?

+ Út Vịnh đã làm gì để thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt - Nhận xét từng HS.

2. Bài mới

a Giới thiệu bài. (1’)

- Cho HS quan sát tranh minh hoạ và mô tả những gì vẽ trong tranh.

(Tranh vẽ 2 cha con đi dạo trên bờ biển, vừa đi vừa nói chuyện, ngắm nhìn những cánh buồm.)

- Bài thơ “Những cánh buồm” mà các em học hôm nay sẽ cho chúng ta biết những ước mơ đẹp của tuổi thơ và tình cảm cha con sâu nặng.

b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.

c. Luyện đọc: (11’)

- Gọi học sinh đọc cả bài + 1 học sinh đọc.

-GV chia đoạn: 5 đoạn

- Đọc nối tiếp lần 1 + 5 HS nối tiếp nhau đọc từng khổ

(4)

GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.

thơ.

- Đọc phần chú giải. - HS đọc thầm.

- Đọc nối tiếp lần 2: giải nghĩa. - HS giải nghĩa từ SGK.

- Đọc nối tiếp lần 3: Đánh giá nhận xét. + 5 hs đọc.

- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - HS luyện đọc theo cặp.

- GV đọc mẫu toàn bài. - Theo dõi.

d. Tìm hiểu bài (10’)

+ Dựa vào những hình ảnh đã được gợi ra trong bài thơ, hãy tưởng tượng và miêu tả cảnh hai cha con dạo trên bãi biển ?

+ Sau trận mưa đêm; bầu trời và bãi biển như vừa gội rửa. Mặt trời nhuộm hồng tất cả bằng những tia nắng rực rỡ, cát mịn, biển xanh lơ. Hai cha con dạo chơi trên bãi biển. Người cha cao, gầy, bóng dài lênh khênh. Cậu con trai bụ bẫm, bóng tròn, chắc nịch.

+ Em hãy đọc những câu thơ thể hiện cuộc trò chuyện giữa hai cha con?

+ Những câu thơ:

Con: Cha ơi!

Sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?

Cha:

Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa Sẽ có cây, có cửa, có nhà.

Những nơi đó cha chưa hề đi đến.

Con: Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé,

Để con đi...

+ Hãy thuật lại cuộc trò chuyện giữa hai cha con bằng lời của em?

+ Hai cha con bước đi trong ánh nắng hồng, cậu bé lắc tay cha khẽ hỏi:

“Sao ở xa kia chỉ thấy nước, thấy trời, không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó ?” Cha mỉm cười bảo: “Cứ theo cánh buồm kia đi mãi sẽ thấy cây, thấy nhà cửa. Nhưng nơi đó cha cũng chưa hề đi đến.”

Người cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời, cậu bé lại trỏ những cánh buồn bảo: “Cha hãy mượn cho con cánh buồm trắng nhé, để con đi…”

Lời của con khiến người cha xúc động.

+ Những câu hỏi ngây thơ cho thấy con có ước mơ gì ?

+ Con ước mơ được khám phá những điều chưa biết về biển, được nhìn thấy cây, nhà cửa ở phía chân trời xa.

+ Ước mơ của con gợi cho cha nhớ đến + Ước mơ của người con gợi cho cha

(5)

điều gì ?

- Những lời nói thơ ngây của con trẻ trước biển, ước mơ về những điều chưa biết trong cuộc sống của con là người cha bồi hồi xúc động vì ông đã gặp lại tuổi thơ và ước mơ của mình khi còn là một cậu bé lần đầu tiên đứng trước biển.

nhớ đến ước mơ thuở nhỏ của mình.

+ Dựa vào phần tìm hiểu, em hãy nêu nội dung chính của bài ?

- Ý chính: Bài thơ ca ngợi ươc mơ khám phá cuộc sống của trẻ thơ, những ước mơ làm cuộc sống không ngừng tốt đẹp hơn.

- Ghi nội dung chính của bài lên bảng. + 2 HS nhắc lại nội dung chính của bài, HS cả lớp ghi vào vở.

e. Đọc diễn cảm. (10’)

- Yêu cầu 5 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài.

+ 5 HS nối tiếp nhau đọc toàn bài.

- Nêu giọng đọc toàn bài ? - Toàn bài đọc với chậm rãi, dịu dàng, trầm lắng phù hợp với việc diễn tả tình cảm của người cha với con, đọc phân biệt lời các nhân vật: lời con: ngây thơ; lời cha: ấm áp, dịu dàng.

- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 2 và 3.

+ Treo bảng phụ có đoạn thơ đã chọn.

+ Tìm những từ ngữ cần nhấn giọng?

+ Theo dõi, đánh dấu chỗ nhấn giọng, ngắt giọng.

+ Từ ngữ nhấn giọng: thấy nước, thấy trời, không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó, mỉm cười, xoa đầu, đi mãi, sẽ có cây, có cửa, có nhà, chưa hề đi đến.

+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.

- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.

- Thi đọc thuộc lòng theo khổ. Cả bài.

- Nhận xét từng HS.

+ 2 HS ngồi cạnh nhau đọc cho nhau nghe.

3. Củng cố kiến thức: (4’)

- Em có nhận xét gì về những câu hỏi của bạn nhỏ trong bài ? (rất ngây thơ, hồn nhiên, thể hiện sự tò mò, thích khám phá,….)

- Em có ước mơ gì khi đang còn là hs Tiểu học ? Em cần làm gì để ước mơ đó trở thành sự thật ?

- Nhận xét tiết học, dặn học sinh chuẩn bị bài sau.

________________________________________

(6)

Toán

ÔN TẬP VỀ TÍNH CHU VI, DIỆN TÍCH MỘT SỐ HÌNH

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Tính chu vi và diện tích của các hình đã học.

2. Kĩ năng: Giải các bài tập có liên quan.

3.Thái độ: Học sinh có ý thức khi làm bài.

II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Kiểm tra bài cũ: (4’)

- GV mời 2 HS lên bảng làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.

Bài 4-VBT

Bài giải

1 giờ 30 phút 1,5 giờ Tổng vận tốc của hai xe là:

44,5 + 35,5 80 (km /giờ) Độ dài quãng đường AB

80 1,5 120 (km ) Đáp số: 120 km - GV nhận xét.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài: (1’) b. Nội dung

Ôn tập về công thức tính chu vi và diện tích các hình đã học: (10’)

- Hãy nêu các hình đã học ?

- Hình chữ nhật, hình vuông, hình bình hành, hình thoi, hình tam giác, hình thang, hình tròn.

- GV đưa hình vẽ như SGK yêu cầu HS quan sát.

- Hãy nêu (quy tắc) công thức tính chu vi diện tích các hình đã học ?

- HS quan sát hình vẽ, 7 HS lên bảng viết công thức tính.

- Nhiều HS dưới lớp nêu quy tắc tính chu vi diện tích các hình đã học.

1. Hình chữ nhật: P (a + b ) 2 S a  b 2. Hình vuông: P a  4 S a  a 3. Hình bình hành: S a  h 4. Hình thoi: S m2n 5. Hình tam giác: S a2h

(7)

6. Hình thang: S (a2b)h 7. Hình tròn: C r  2  3,14

S r  r  3,14

- Nhận xét, đánh giá, bổ sung. - HS nhận xét Hướng dẫn ôn tập: (21’)

Bài 1. (7’) Bài toán.

- Gọi học sinh đọc yêu cầu. + 1 học sinh đọc.

- Bài toán cho biết gì ? - Khu vườn trồng cây ăn quả hình chữ nhật có a 120 m, b 32 a - Bài toán hỏi gì ?

- Muốn tính S khu vườn em cần biết gì ?

- Tính diện tích của khu vườn . - Biết chiều chiều dài, chiều rộng.

- GV cho HS tự làm bài, sau đó gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc bài làm trước lớp để chữa bài.

- Học sinh làm bài.

Bài giải

Chiều rộng của khu vườn là:

120 

3

2 80(m) a) Chu vi của khu vườn là:

(120 + 80)  2 400(m) b) Diện tích của khu vườn là:

120  80 9600(m2) 9600m2 0,96ha

Đáp số: a) 400m;

b) 9600m2 0,96ha - GV nhận xét HS. + 2 HS chữa bài trước lớp, cả lớp

theo dõi và nhận xét.

Bài 2: Bài toán. (7’)

- Gọi học sinh đọc yêu cầu. + 1 học sinh đọc.

- Bản đồ được vẽ theo tỉ lệ nào ? - Tỉ lệ 1:1000

- Hãy giải thích tỉ lệ này ? - Nghĩa là trên bản đồ khoảng cách bằng 1cm còn trên thực tế bằng 1000cm.

- Muốn tính được diện tích của mảnh đất trước hết chúng ta phải tính được gì ?

- Cần tính được các kích thước của mảnh đất trong thực tế.

- GV yêu cầu HS tự làm bài. + 1 HS lên bảng làm bài.

Bài giải

Đáy lớn thực tế của mảnh đất đó là:

5 1000 5000(cm) 50m Đáy nhỏ thực tế của mảnh đất đó

là:

3  1000 3000(cm) 30m

(8)

Chiều cao thực tế của mảnh đất đó là:

2  1000 2000(cm) 20m Diện tích thực tế của mảnh đất hình

thang là :

(30 + 50)  20 : 2 800 (m2) Đáp số: 800m2 - GV nhận xét HS.

Bài 3: (7’) Bài toán.

- GV yêu cầu HS đọc đề bài. + 2 học sinh đọc.

- Bài cho biết gì ? - Hình vuông nằm trong hình tròn, các cạnh góc vuông.

- Bài toán hỏi gì ? - Tính diện tích hình vuông, phần tô đậm trong hình tròn.

- Muốn tính diện tích hình vuông ta dựa vào đâu ?

- Dựa vào cách tính S hình tam giác.

- Muốn tính S phần tô đậm ta làm thế nào? - Tính S hình vuông, tính S hình tròn, lấy S hình trong trừ đi S hình vuông.

- Yêu cầu học sinh làm bài.

- Chữa kết luận lời giải đún .

- HS trình bày cách làm.

Bài giải

Diện tích hình vuông ABCD bằng diện tích 4 tam giác có diện tích bằng diện tích tam giác AOB và bằng :

(4  4 : 2)  4 32 (cm2) Diện tích của hình tròn tâm O là :

4  4  3,14 50,24 (cm2) Diện tích của phần hình tròn tô màu

là :

50,24 - 32 18,24 (cm2) Đáp số : 32cm2 ; 18,24cm2 3. Củng cố kiến thức: (4’)

- Tỉ lệ 1:1000 nghĩa là như thế nào ? ( Nghĩa là trên bản đồ khoảng cách bằng 1cm còn trên thực tế bằng 1000 cm)

- GV nhận xét tiết học, dặn HS làm các bài tập còn lại, chuẩn bị bài sau _______________________________________

Tập làm văn

TRẢ BÀI VĂN TẢ CON VẬT

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Hiểu được nhận xét chung của giáo viên về kết quả bài viết của các bạn để liên hệ với bài làm của mình.

2.Kĩ năng: Biết sửa lỗi cho bạn và lỗi của mình trong đoạn văn.

(9)

3.Thái độ: Có tinh thần học hỏi những câu văn, đoạn văn hay của bạn.

II. CHUẨN BỊ

Bảng phụ ghi sẵn một số lỗi về: chính tả, cách dùng từ, cách diễn đạt, hình ảnh...

cần chữa chung cho cả lớp.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Kiểm tra bài cũ: (4’)

- yc HS đọc dàn ý miêu tả một trong các cảnh ở đề bài trang 134 SGK của HS.

- Nhận xét.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài: (1’) b. Nội dung

Nhận xét chung bài làm của HS: (10’) - Gọi HS đọc lại đề bài tập làm văn.

+ 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.

- Nhận xét chung:

Ưu điểm:

+ HS hiểu bài, viết đúng yêu cầu cầu đề bài.

+ Bố cục của bài văn có đủ 3 phần.

+ Diễn đạt câu, ý.

+Dùng từ láy, hình ảnh so sánh, nhân hoá để làm nổi bật lên hình dáng hoạt động của con vật được tả.

+ Thể hiện sự sáng tạo trong cách dùng từ, dùng hình ảnh miêu tả hình dáng, hoạt động, nét ngộ nghĩnh, đáng yêu của con vật.

+ Hình thức trình bày văn bản.

- Hs lắng nghe.

Nhược điểm:

+ GV nêu lỗi điển hình về ý, về dùng từ, đặt câu, cách trình bày văn bản, lỗi chính tả.

+ Sai lỗi chính tả nhiều: Hoàng (ví dụ: nông trắng- lông trắng, quộc - cuộc, …)

+ Viết trên bảng phụ các lỗi phổ biến. Yêu cầu HS thảo luận, phát hiện lỗi và tìm cách sửa lỗi.

- Nhận xét chung về hoạt động của HS.

Hướng dẫn làm bài tập: (5’)

- Yêu cầu HS tự chữa bài của mình bằng cách trao đổi với bạn bên cạnh về nhận xét của GV, tự chữa lỗi bài của mình.

- GV đi giúp đỡ từng HS.

Học tập những bài văn hay, những đoạn văn tốt (5’)

- GV gọi một số HS có đoạn văn hay cho các bạn nghe.

Hướng dẫn viết lại một đoạn văn (11’)

- HS chữa những lỗi sai về ý, dùng từ, đặt câu, lỗi chính tả

- Tự chữa bài của mình.

+ Vài hs đọc.

(10)

- Gợi ý HS viết lại một đoạn văn khi:

- HS viết lại đoạn văn của mình + Đoạn văn có nhiều lỗi chính tả. - HS đọc thành tiếng trước lớp.

+ Đoạn văn lủng củng, diễn đạt chưa rõ ý.

- Con chữa lại giúp bạn cho đoạn văn thêm hay ?

- Đôi tai chú hay cụp xuống, bốn chân chú nhanh thoăn thoắt chạy rất nhanh.

- Đôi tai chú cụp xuống nhưng rất thính. Bốn chân chú nhanh thoăn thoắt như một vận động viên điền kinh về môn chạy .

+ Đoạn văn dùng từ chưa hay.

- Nêu từ dùng chưa chính xác, hãy chữa lại giúp bạn ?

- Dôn rất nhanh trí, chú có hai mắt long lanh như hai cái kẹo tròn tròn.

- Dôn rất thông minh, chú có đôi mắt long lanh như hòn bi ve.

+ Mở bài, kết bài đơn giản.

+ Em có viết lại giúp bạn mở bài hay hơn không ?

- Nhà em có một chú chó tên là Dôn..

- Chữa: Gâu gâu các bạn có nghe thấy gì không , đó là tiếg chú chó nhà em đấy. Nó có tên là Dôn.

- Gọi HS đọc đoạn văn đã viết lại.

- Nhận xét.

- GV đọc bài văn mẫu.

- Nhiều hs đọc.

3. Củng cố kiến thức: (4’)

- Khi viết văn miêu tả con vật cần lưu ý điều gì ? ( Phải hiểu bài, viết đúng yêu cầu cầu đề bài.)

+ Bố cục của bài văn phải rõ ràng.

+ Diễn đạt câu, ý lưu loát.

+ Dùng từ láy, hình ảnh so sánh, nhân hóa để làm nổi bật lên hình dáng hoạt động của con vật được tả.

+ Thể hiện sự sáng tạo trong cách dùng từ, dùng hình ảnh miêu tả hình dáng, hoạt động, nét ngộ nghĩnh, đáng yêu của con vật.

+ Hình thức trình bày văn bản phải rõ ràng.)

- Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.

________________________________________

Văn hoá giao thông

BÀI 8: KHÔNG NÉM ĐẤT ĐÁ LÊN TÀU, XE, THUYỀN BÈ ĐANG CHẠY

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Học sinh biết không thực hiện hành vi ném đất, đá lên tàu, thuyền bè, xe đang chạy

2. Kĩ năng: HS biết được tác hại của hành vi ném đất, đá lên tàu, xe, thuyền bè đang chạy.

3. Thái độ: GD HS có ý thức trách nhiệm với an toàn giao thông.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

(11)

Tài liệu văn hoá giao thông III. CÁC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động dạy Hoạt động học

1.KTBC (4’)

- Khi gặp tai nạn trên đường, em cần phải làm gì? Tại sao?

GV nhận xét.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’) b. Các hoạt động

Hoạt động 1: (12’) Đọc truyện:

- GV đọc truyện:

- Cho Hs tìm hiểu câu truyện

- GV nhận xét, KL: Khi các em phát hiện những hành vi ném đất, đá lên tàu, thuyền bè, xe đang chạy cần nhắc nhở các bạn hành vi, việc làm đó không tốt...

Hoạt động 2: (10’)Hoạt động thực hành

Bài 1: Em sẽ làm gì trong mỗi trường hợp sau

- GV nhận xét.

- GV: Khi đi đường, nếu phát hiện những hành vi cuae các bạn nhỏ Dng ném đất, đá lên tàu, thuyền bè, xe đang chạy trên đường, đang đi trên sông ...

cần nhắc nhở và báo ngay cho những người có trách nhiệm kịp thời xử lí, tránh để xảy ra tai nạn đáng tiếc.

Bài 2: Em hãy nêu những suy nghĩ của mình khi nhìn thấy hành động của các nhân vật trong hình dưới đây

- GV nhận xét.

- GV KL: Hành động của các bạn trong hình rất đáng khen ….

Hoạt động 3: (10’) Hoạt động ứng dụng: Thảo luận tình huống

- GV phát phiếu tình huống sgk/30 cho các nhóm.

-- HS đọc ghi nhớ sgk/31 3.Củng cố, dặn dò(3’)

- 2HS trả lời, nhận xét.

- Chia lớp thành 4 nhóm. Các nhóm thảo luận các câu hỏi sgk. Đại diện nhóm báo cáo.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS đọc ghi nhớ sgk

Bài 1:

-Các nhóm đọc tình huống sgkkết hợp quan sát tranh minh hoạ, thảo luận về cách xử lý trong trường hợp phát hiện những đoạn đường sạt lở hoặc sụt lún - Đại diện nhóm phát biểu

- Nhận xét, bổ sung.

Bài 2:

- Các nhóm quan sát hình sgk, chú ý những hành động của từng nhân vật có trong hình, nhận xét và nêu suy nghĩ của mình khi nhìn thấy hành động của từng nhân vật.

- Đại diện nhóm báo cáo. Cả lớp nhận xét

-1HS đọc to tình huống ghi trên phiếu.

Các nhóm thảo luận: Hà và Trang nên làm gì trong tình huống này.

- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét.

- 1 HS đọc lại ghi nhớ

(12)

- Khi phát hiện hành vi ném đất, đá lên tàu, thuyền bè, xe đang chạy, các em cần phải làm gì?

- Nhận xét tiết học

-Tuyên dương HS tích cực

_________________________________________

Đạo đức

DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG: TÌM HIỂU NHÀ BIA YÊN DƯỠNG I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Hs tìm hiểu lịch sử địa phương qua di tích lịch sử Giếng làng Yên Dưỡng.Cho HS thấy được tội ác của thực dân Pháp trong chiến tranh đối với dân tộc Việt Nam.

2.Kĩ năng: Quan sát

3.Thái độ: Giáo dục lòng yêu nước, tự hào về quê hương đất nước.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Tìm hiểu, sưu tầm tài liệu về giếng làng Yên Dưỡng III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ(4')

Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b) Hướng dẫn tìm hiểu bài(27)

- GT : Yên Dưỡng là 1 làng quê được hình thành từ lâu đời, theo sử sách ghi lại trước kia thuộc xã Ngọc Lâm làng có đồi, ruộng, đầm có thể nói thiên nhiên đã ưu đãi cho làng một một vị trí thiên thời địa lợi, nhâm hoà. Các dòng họ có có công khai sinh lập địa được lưu truyền : Họ Lê, Phạm, Nguyễn, Đỗ , Bùi, Tô, Hà…

- Cũng giống bao làng quê cổ kính khác…có giếng làng, đài tưởng niệm 127 người vô tội…

22/4/1943 năm kỉ sửu….

- Qua các thời kì sau cách mạng thành công, đặc biệt cuộc sống đổi mới, được sự lãnh đạo của Đảng đến nay ngày 22/4 hàng năm là ngày giỗ trận của làng.

Làng Yên Dưỡng trước kia có tên là xã nào Làng Yên Dưỡng có những di tích gì

Lí do giặc pháp giết hại

Trong điều kiện đó có mấy người còn sống Ngày giỗ trận hàng năm của làng Yên Dưỡng là ngày nào

Kết luận:

Hoạt động của trò - NX đánh giá

-HS nghe, theo dõi - HS thảo luận nhóm

- Đại diện các nhóm báo cáo - Nhận xét, đánh giá bổ sung

-Xã Ngọc Lâm

- Giếng làng, đài tưởng niệm 127 người…giết hại

-Làng cách mạng

- 3 người ( 1người đi Trung Quốc, 1 người đi Miền nam. 1 người là ông Thường

- Ngày 22/4 hàng năm

(13)

-Giới thiệu cho Hs về tinh thần, tình cảm, lòng yêu nước của dân tộc ta.

3.Củng cố dặn dò(3')

- Em có suy nghĩ gì qua bài học này - Nhận xét, đánh giá chung giờ học

- Về tìm hiểu thêm lịch sử địa phương qua ông, bà, bố, mẹ. Dặn chuẩn bị bài sau _________________________________________________________________

Ngày soạn: 5.5. 2018

Ngày giảng: Thứ ba ngày 8 tháng 5 năm 2018 Toán

LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Tính và giải toán có liên quan đến tính chu vi và diện tích của một số hình đã học.

2.Kĩ năng: Kĩ năng tính toán và giải toán.

3. Thái độ: Hs có ý thức làm bài.

II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Kiểm tra bài cũ : (4’)

- HS lên bảng làm bài tập 2 của tiết học trước.

Bài giải

Diện tích của một hình vuông nhỏ là : 4 4 : 2 8 ( cm2)

Diện tích của hình vuông ABCD là : 8 8 64 ( cm2)

Diện tích của hình tròn là:

4 4 3,14 50,24 ( cm2) Diện tích của phần tô đậm là:

64 - 50,24 13,76 ( cm2) Đáp số : 13,76 cm2 - GV chữa bài, nhận xét.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài: (1’) b. Hướng dẫn làm bài tập

Bài 1 (10’) Bài toán.

- Gọi học sinh đọc yêu cầu. + 2 học sinh đọc.

- Bài toán cho biết gì ? - Một sân bóng hcn tỉ lệ 1:1000 có:

a 11cm, b 9cm - Bài yêu cầu làm gì ? - Tính chu vi sân bóng ?

- Diện tích sân bóng bằng bao nhiêu mét vuông ?

- Muốn tìm được diện tích thật của sân bóng ta làm thế nào?

- Chúng ta phải tính được các số đo của sân bóng trong thực tế, sau đó mới tính chu vi và diện tích của sân bóng.

(14)

- GV yêu cầu HS tự làm bài. + 1 HS làm vào bảng nhóm. HS cả lớp làm bài vào vở bài tập

Bài giải

Chiều dài sân bóng trong thực tế là:

11  1000 11000(cm) 110m Chiều rộng sân bóng trong thực tế là:

9  1000 9000(cm) 90m a) Chu vi của sân bóng là:

(110 + 90)  2 400(m) b) Diện tích của sân bóng là:

110  90 9900(m2)

Đáp số: 400m; 9900m2 - Nhận xét kết luận lời giải đúng - HS theo dõi bài chữa của giáo viên,

sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài làm của nhau.

Bài 2: (10’) Bài toán.

- GVyêu cầu HS đọc đề bài. + 1 học sinh đọc đề.

- Bài toán cho biết gì? - Psân gạch hình vuông 48m - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - S sân gạch hình vuông …m2? - Để tính được diện tích của hình vuông

ta phải biết gì ?

- Biết số đo của cạnh.

- GV yêu cầu HS làm bài. + 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào vở bài tập.

Bài giải

Cạnh của hình vuông là:

48 : 4 12(m)

Diện tích của hình vuông là : 12  12 144(m2)

Đáp số : 144m2 - GVmời HS nhận xét bài làm của HS

trên bảng.

+ 1 HS nhận xét.

- GV nhận xét.

* Bài 3. Bài toán.

- Gọi hs đọc đề và tóm tắt bài toán. - Một hs đọc - tóm tắt .

- Yêu cầu HS tự làm. - Một hs làm bảng nhóm - lớp làm vào vở.

- GV hướng dẫn thêm những HS yếu. - Hướng dẫn trực tiếp cho hs yếu.

- Chữa bài - HS chữa bài trên bảng nhóm.

- GV nhận xét Bài giải

Chiều rộng của thửa ruộng là:

100  3 : 5 60(m) Diện tích của thửa ruộng là:

100  60 6000(m2)

Số thóc thu hoạch trên thửa ruộng đó là:

(15)

6000 : 100  55 3300(kg) Đáp số: 3300kg Bài 4: (9’) Bài toán

- GV mời HS đọc đề bài + 2 HS đọc đề bài trước lớp.

- Bài toán cho biết gì? + 1 hình thang có:

a 12cm b 8cm

S Shình vuông có cạnh 10cm

- Bài yêu cầu làm gì ? - Tính chiều cao của hình thang?

- Muốn tính chiều cao của hình thang ta dựa vào đâu?

- Dựa vào diện tích hình vuông.

- GV yêu cầu HS tự làm bài. - HS làm bài vào vở bài tập, sau đó 1 Hs đọc bài làm trước lớp để chữa bài.

Bài giải

Diện tích hình thang là:

10  10 100(cm2) Chiều cao hình thang là:

100 : (12 + 8)  2 10(cm) Đáp số: 10cm - GV nhận xét.

- Để tìm chiều cao của hình thang ta làm thế nào ?

- Ta lấy s hình thang chia cho tích chiều dài và chiều rộng.

3. Củng cố kiến thức: (4’)

- Muốn tính S hình thang ta làm thế nào ? ( Diện tích hình thang bằng tổng độ dài đáy lớn và đáy bé nhân với chiều cao rồi chia cho 2.)

- Con hiểu thế nào là vẽ trên bản đồ theo tỉ lệ 1:1000? (cứ 1 đơn vị trên bản đồ bằng 1000 lần đơn vị ngoài thực tế)

- GV nhận xét tiết học.

- Về chuẩn bị bài sau.

_______________________________________

Luyện từ và câu

ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (DẤU HAI CHẤM)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Ôn tập kiến thức về dấu hai chấm, tác dụng của dấu hai chấm.

2.Kĩ năng: Thực hành sử dụng dấu hai chấm.

3.Thái độ: Biết sử dụng dấu hai chấm đúng lúc, đúng chỗ.

II. CHUẨN BỊ

Bảng phụ.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Kiểm tra bài cũ: (4’)

- Gọi HS đứng tại chỗ đọc đoạn văn nói về các hoạt động trong giờ ra chơi ở sân trường và nêu tác dụng của mỗi dấu phẩy được dùng trong đoạn văn.

- Nhận xét, đánh giá HS.

2. Bài mới

(16)

a. Giới thiệu bài: (1’)

Dấu câu có tác dụng rất quan trọng trong khi viết. Bài văn hôm nay các em cùng ôn tập về dấu hai chấm.

b. Hướng dẫn làm bài tập

Bài 1: (10’) Trong mỗi trường hợp dưới đây, dấu hai chấm được dùng làm gì ? a) Một chú công an vỗ vai em:

- Cháu quả là chàng gác rừng dũng cảm ! b) Cảnh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.

+ 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.

- Bài tập yc gì ? - Nêu tác dụng của dấu hai chấm.

+ Dấu hai chấm dùng để làm gì ? + Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.

+ Dấu hiệu nào giúp ta nhận ra dấu hai chấm dùng để báo hiệu lời nói của nhân vật?

+ Khi báo hiệu lời nói của nhân vật, dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch đầu dòng.

- Kết luận về tác dụng của dấu hai chấm và treo bảng phụ có ghi qui tắc.

+ 2 HS đọc phần ghi nhớ về dấu hai chấm trên bảng phụ.

- Từ kiến thức về dấu hai chấm đã học, các em tự làm bài tập 1.

- HS tự vào vở bài tập.

- Gọi HS chữa bài. + 2 HS nối tiếp nhau chữa bài, HS cả lớp nhận xét bổ sung.

- Kết luận lời giải đúng. a) Một chú công an vỗ vai em:

- Cháu quả là chàng gác rừng dũng cảm!

- Dấu hai chấm dùng để làm gì? - Dấu hai chấm đặt ở cuối câu để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.

- Câu b b) Cảnh vật xung quanh tôi đang có

sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

+ Dấu hai chấm dùng để làm gì ? - Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.

Bài 2: (10’) Có thể đặt dấu hai chấm vào chỗ nào trong các khổ thơ, các câu văn dưới đây ?

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. + 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.

- Nêu yc của bài tập ? - Xác định chỗ dẫn lời nói trực tiếp hoặc báo hiệu bộ phận đứng sau là lời giải thích để đặt dấu hai chấm.

- Yêu cầu HS tự làm bài. + 3 HS làm trên bảng nhóm. Mỗi HS chỉ làm 1 câu. HS cả lớp làm vào vở bài tập.

(17)

- Gọi HS làm bài trên bảng nhóm treo bảng, đọc bài, yêu cầu Hs cả lớp nhận xét, bổ sung.

+ 3 HS nối tiếp nhau báo cáo kết quả làm việc. HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn đúng / sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng.

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng. + 3 HS nối tiếp nhau giải thích. HS cả lớp theo dõi, bổ sung bài làm đúng.

a) Thằng giặc cuống cả chân Nhăn nhó kêu rối rít:

- Đồng ý là tao chết.

- Gọi HS giải thích vì sao em lại đặt dấu hai chấm vào vị trí đó trong câu.

- Vì câu sau là câu nói trực tiếp của nhân vật nên dấu hai chấm phải được đặt ở cuối câu trước.

- Câu b b) Tôi đã ngửa cổ...cầu xin: “Bay

đi diều ơi, bay đi.”

- Giải thích vì sao em lại đặt dấu hai chấm vào vị trí đó trong câu.

- Vì câu sau là lời nói trực tiếp của nhân vật nên dấu phẩy phải được đặt ở cuối câu trước.

- Câu c c) Từ Đèo Ngang ... thiên nhiên kì

vĩ: Phía Tây là dãy Trường Sơn trùng điệp, phía Đông là...

- Vì sao em lại đặt dấu hai chấm vào vị trí đó trong câu.

- Vì bộ phận đứng sau là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.

- Nhận xét.

Bài 3: (9’) Trong mẩu truyện vui dưới đây, người bán hàng hiểu lầm ý của khách như thế nào? Để người bán hàng khỏi hiểu lầm, ông khách cần thêm dấu gì vào tin nhắn của mình, dấu đó đặt sau chữ nào ?

- Gọi học sinh đọc yêu cầu và mẩu chuyện

“Chỉ vì quên một dấu câu”.

+ 1 học sinh đọc.

- Bài yêu cầu gì ? - Cần thêm dấu gì vào tin nhắn và dấu đó đặt sau chữ nào để người bán hàng khỏi hiểu lầm ý của ông khách.

- Yêu cầu HS tự làm bài. + 1 HS làm trên bảng nhóm. HS cả lớp làm vào vở bài tập.

- Gọi HS phát biểu ý kiến, yêu cầu HS khác bổ sung.

- Nhận xét câu trả lời của HS.

+ 2 HS nối tiếp nhau chữa bài. HS khác nhận xét bài làm của bạn đúng / sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng.

+ Người bán hàng hiểu lầm ý của khách là “nếu còn chỗ trên thiên đàng” nên ghi trong băng khăn tang

“Kính viếng bác X. Nếu còn chỗ linh hồn bác sẽ được lên thiên

(18)

đàng.”

- Để người bỏn hàng khỏi hiểu lầm, ụng khỏch phải ghi thờm dấu gỡ ?

+ Để người bỏn hàng khỏi bị hiểu lầm, ụng khỏch cần ghi thờm dấu hai chấm vào cõu như sau: Xin ụng làm ơn ghi thờm nếu cũn chỗ: Linh hồn bỏc sẽ được lờn thiờn đường.

3. Củng cố kiến thức: (4’) - Dấu hai chấm cú tỏc dụng gỡ ?

( Dấu hai chấm đặt ở cuối cõu để dẫn lời núi trực tiếp của nhõn vật.)

+ Dấu hai chấm bỏo hiệu bộ phận cõu đứng sau nú là lời giải thớch cho bộ phận đứng trước.)

- Nếu dựng sai dấu cõu sẽ cú tỏc hại gỡ ?( Người đọc dễ hiểu sai lệch vấn đề …) -Khi bỏo hiệu lời núi của nhõn vật dấu hai chấm được dựng phối hợp với dấu nào ? ( Dấu ngoặc kộp hay dấu gạch ngang đầu dũng.)

- Nhận xột giờ học, dặn HS về nhà làm hoàn chỉnh BT, chuẩn bị bài sau.

__________________________________

Kể chuyện NHÀ Vễ ĐỊCH I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Dựa vào lời kể của cô và tranh ảnh minh hoạ, HS kể lại đợc từng

đoạn của câu chuyện bằng lời ngời kể , kể đợc toàn bộ câu chuyện bằng lời của nhân vật Tôm Chíp.

- Chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.

2. Kĩ năng: Hiểu đợc nội dung câu chuyện ; trao đổi với các bạn về một chi tiết trong truyện , về nguyên nhân dẫn đến thành tích bất ngờ của Tôm Chíp , về ý nghĩa câu chuyện.

3. Thỏi độ: HS học tập Tôm Chíp sả thân để cứu bạn.

II. Đồ dùng dạy học: PHTM, Mỏy tớnh bảng III. Các hoạt động dạy- học

1.Kiểm tra bài cũ(4')

- Y/c HS kể về việc làm tốt của một ngời bạn.

- Gv nhận xét.

2.Bài mới

a.Giới thiệu bài. (1')

b.GV kể chuyện Nhà vô địch (7') - PHTM: màn hỡnh quảng bỏ

- GV giới thiệu tên các nhân vật trong câu chuyện.

-GV vừa kể lần hai vừa kết hợp chỉ tranh vẽ c. Hớng dẫn HS kể chuyện , trao đổi ý nghĩa của câu chuyện.(25')

- Mời HS đọc 3 yêu cầu của tiết kể chuyện, Gv tổ chức hớng dẫn từng yêu cầu của đó:

+ Y/ c 1 ( Dựa vào lời kể của cô và tranh minh hoạ , kể từng đoạn của câu chuyện ) - Y/c HS quan sát từng tranh và theo cặp kể lại nội dung truyện.

-Mời 4 HS nối tiếp nhau kể lại bốn đoạn theo tranh.

- 2, 3 HS kể kết hợp nêu ý nghĩa câu chuyện

- Hs quan sỏt tranh trong mỏy tớnh bảng

- HS chú ý lắng nghe.

- Vài em nhắc lại tên các nhân vật.

- 4 HS đọc.

(19)

+ Yêu cầu 2, 3 ( Kể lại toàn bộ câu chuyện bằng lời của nhân Vật Tôm chíp . Trao đổi với các bạn về một chi tiết trong truyện , về nguyên nhân dẫn đến thành tích bất ngờ của Tôm Chíp , về ý nghĩa câu chuyện )

- GV giúp HS nắm vững yêu cầu 2, 3 . - Nhắc nhở các em kể theo lời nhân vật các em cần xng hô “ tôi ” , kể theo cách nhìn , cách nghĩ của nhân vật.

- Y/c từng cặp HS nhập vai nhân vật kể cho nhau nghe.

- Từng cặp Hs dựa kể cho nhau nghe, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.

+ HS thi kể trớc lớp.

- GV y/c các nhóm cử đại diện tham gia . - GV đa ra tiêu trí đánh giá, bình chọn, tuyên dơng bạn kể nhập vai đúng và hay nhất , ngời hiểu truyện và trả lời đúng nhất.

* GD QTE: - Quyền đợc tham gia vui chơi giải trí.

-Bổn phận quên mình cứu các em nhỏ.

3.Củngcố, dặn dò:(3')

- Liên hệ giáo dục HS học tập tấm gơng của Tôm Chíp : phản ứng nhanh , thông minh dũng cảm và đã kịp thời cứu em nhỏ.

-GV nhận xét tiết học, khuyến khích HS về nhà tập kể cho ngời thân nghe.

-Dặn HS chuẩn bị trớc nội dung bài tuần sau.

- 4 em kể, mỗi em một đoạn.

- 2 em đọc y/c 2 , 3

- HS nhập vai kể theo cặp cho nhau nghe và trao đổi về chi tiết trong truyện và nguyên nhân dẫn

đến thành tích của Tôm Chíp.

- Đại diện thi kể nhập vai.

- HS lắng nghe bạn kể kết hợp trao

đổi ý nghĩa câu chuyện, hoặc chi tiết của câu chuyện.

- Hs kể cho nhau nghe - Thi kể chuyện trớc lớp

- Bình chọn bạn kể chuyện hay nhất

- Hs tự liên hệ ___________________________________

Lịch sử

Lịch sử địa phơng: Hang 73 Yên Đức I. Mục tiêu

1. Kiến thức: HS nắm đợc vì sao có tên gọi Hang 73.

2. Kĩ năng: HS biết đợc địa điểm, đờng tới di tích.

- HS nắm và nêu đợc các nhân vật lịch sử.

3. Thỏi độ: HS có ý thức phát huy truyền thống của dân tộc.

II. Đồ dùng dạy học: T liệu. PHTM, Mỏy tớnh bảng III. Các hoạt động dạy học

1.Kiểm tra bài cũ(5')

- HS đọc bài thu hoạch Nhà bia Yên Dỡng.

- Gv nhận xét 2.Bài mới

HĐ1: Giới thiệu bài(1').

HĐ 2: Giới thiệu về Hang 73 (15')

* PHTM: Tỡm kiếm thụng tin

- Yờu cầu Hs vào mạng tỡm kiếm cỏc thụng tin về di tớch Hang 73 Yờn Đức

Hang 73 ở phớa Tõy nỳi – nơi ghi dấu tội ỏc tày trời của thực dõn Phỏp đó giết và hun

- 2, 3 HS lên bảng.

- HS chú ý lắng nghe.

- Hs vào mạng tỡm kiếm cỏc thụng tin

(20)

hang chết 106 người trong đú đó chụn 73 chiến sĩ, cỏn bộ, đồng bào ta chung một mộ (trước cửa hang xõy mộ và bia căm thự)...

Tờn mỗi hang đều gắn với những chiến cụng hiển hỏch, đó đi vào lịch sử với những chiến tớch vĩ đại trong lũng nhõn dõn Yờn Đức.

- Tên gọi di tích.

- Địa điểm, đờng tới di tích.

- Sự kiện, nhân vật lịch sử.

HĐ3: Thực hành viết thu hoạch(16').

Tại sao gọi là Hang 73.

3. Củng cố, dặn dò(3') - Liên hệ giáo dục HS .

-GV nhận xét tiết học, khuyến khích HS về nhà tập kể cho ngời thân nghe.

-Dặn HS chuẩn bị trớc nội dung bài tuần sau.

- HS tự hoàn thành bài của mình.

Khoa học

VAI TRề CỦA MễI TRƯỜNG TỰ NHIấN ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI

I. MỤC TIấU

1.Kiến thức: Nờu được vớ dụ: Mụi trường cú ảnh hưởng lớn đến đời sống con người.

2.Kĩ năng: Tỏc động của con người đối với tài nguyờn thiờn nhiờn và mụi trường.

3. Thỏi độ: Giỏo dục HS ý thức bảo vệ, giữ gỡn mụi trường.

II. CHUẨN BỊ:

- Hỡnh minh họa trong SGK trang 130, 131.

- Chuẩn bị giấy vẽ, màu.

III. TIẾN TRèNH LấN LỚP

1. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)

+ Mụi trường là gỡ ? ( Là tất cả những gỡ tồn tại trờn Trỏi Đất này ) + Bạn đang sống ở đõu ? ( Mụi trường đụ thị )

+ Hóy nờu một số thành phần của mụi trường nơi bạn sống? ( rừng, nước .... ) - GV nhận xột.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài: (1’)

(21)

Trong môi trường tự nhiên của chúng ta có rất nhiều loại tài nguyên thiên nhiên.

Vậy tài nguyên thiên nhiên là gì? Nó có ích lợi gì cho cuộc sống của chúng ta ? Các em sẽ tìm hiểu câu trả lời trong bài học hôm nay.

b. Các hoạt động

Hoạt động 1: Các loại tài nguyên thiên nhiên và tác dụng của chúng: (20’) - GV tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm theo định hướng:

- Hoạt động trong nhóm.

- Chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS.

- Yêu cầu HS đọc mục bạn cần biết, quan sát các hình minh hoạ trang 130, 131 SGK và trả lời câu hỏi:

- HS các nhóm đọc thông tin, quan sát hình minh hoạ, trả lời câu hỏi.

Nhóm trưởng ghi câu trả lời vào giấy.

+ Thế nào là tài nguyên thiên nhiên? - Là những thứ có sẵn trong tự nhiên.

+ Loại tài nguyên nào được thể hiện trong từng hình minh hoạ?

- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.

+ Nêu ích lợi của từng loại tài nguyên đó. - HS nêu.

- Gọi HS trình bày kết quả thảo luận. - Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- HS theo dõi.

Hình Môi trường tự nhiên

Cung cấp cho con người Nhận từ hoạt động của con người

1 Chất đốt (than). Khí thải.

2 Môi trường để xây dựng nhà ở, khu vui chơi giải trí (bể bơi).

Chiếm diện tích đất, thu hẹp diện tích trồng trọt chăn nuôi 3 Bãi cỏ để chăn nuôi gia súc. Hạn chế sự phát triển của

những thực vật và động vật khác.

4 Nước uống Chất thải

Hoạt động 2: Trò chơi “ Ai nhanh hơn”

(11’)

+Giáo viên yêu cầu các nhóm thi đua liệt kê vào giấy những thứ môi trường cung cấp hoặc nhận từ các hoạt động sống và sản xuất của con người.

- Giáo viên yêu cầu cả lớp cùng thảo luận câu hỏi cuối bài ở trang 133 SGK.

- Điều gì sẽ xảy ra nếu con người khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi và thải ra môi trường nhiều chất độc hại ?

+ Học sinh viết tên những thứ môi trường cho con người và những thứ môi trường nhận từ con người.

- HS thảo luận.

- Tài nguyên thiên nhiên sẽ bị hết, môi trường sẽ bị ô nhiễm,….

3. Củng cố kiến thức: (3’)

- Điều gì sẽ xảy ra nếu con người khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi và thải ra môi trường nhiều chất độc hại ?

(22)

- Địa phương nơi em ở cùng các cơ quan đóng trên địa bàn đã có biện pháp gì để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường ?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.

__________________________________________________________________

Ngày soạn: 6.5. 2018

Ngày giảng: Thứ tư ngày 9 tháng 5 năm 2018 Toán

ÔN TẬP VỀ DIỆN TÍCH, THỂ TÍCH MỘT SỐ HÌNH I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Thuộc công thức tính diện tích và thể tích các hình đã học.

2.Kĩ năng: Vận dụng tính diện tích, thể tích một số hình trong thực tế.

3.Thái độ: Ý thức học tốt.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Gv : Mô hình, hình hộp chữ nhật, hình lập phương.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của thầy

1. Kiểm tra bài cũ(4')

- Gọi hs lên bảng làm lại bài 4 tiết trước.

- Nhận xét, chữa bài . 2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b) Hướng dẫn hs ôn lại các công thức đã học (10')

- Nêu công thức tính Sxq, S toàn phần, V thể tích hình hộp chữ nhật ?

Sxq = ( a+b)  2  c STP = S xq + S đáy  2 V = a  b  c

-Nêu công thức tính S xung quanh, S toàn phần, thể tích hình lập phương?

Sxq = a  a  4 STP = = a  a  6 V = a  a  a

c) Hướng dẫn hs làm bài tập Bài 1(9')

- Gọi học sinh đọc đề, xác định yêu cầu đề

- Cho Hs thảo luận nhóm 4, nêu hướng giải

- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở

 Giáo viên lưu ý : Diện tích cần quét vôi = S4 bức tường + Strần nhà - Scác cửa .

Hoạt động của trò - 1 em lên bảng thực hiện yêu cầu

- Tiếp nối nhau nêu, mỗi em một công thức. Lớp nhận xét

- 1 em đọc

- Học sinh thảo luận, nêu hướng giải - Học sinh làm bài vào vở, 1 học sinh làm vào bảng nhóm.

(23)

- Nhận xét, chữa bài, kết luận :

- Ở bài này ta được ôn tập kiến thức gì?

Bài 2(10')

- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm đôi nêu cách làm.

- Cho học sinh làm bài vào vở, gọi 1 học sinh làm vào bảng.

- Nhận xét

- Nêu kiến thức ôn luyện qua bài này?

Bài 3(8')

- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm đôi nêu cách làm.

- Cho học sinh làm bài vào vở, gọi 1 học sinh làm vào bảng .

- Nêu kiến thức vừa ôn qua bài tập 3?

3.Củng cố dặn dò(3')

- Muốn tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương ta làm thế nào ?

- Nhận xét chung - Chuẩn bị : Luyện tập

- Tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần HHCN.

- Học sinh đọc đề, xác định yêu cầu - Học sinh suy nghĩ, nêu hướng giải - Làm bài

- Nhận xét bạn và sửa bài mình

- Tính thể tích, diện tích toàn phần của hình lập phương.

- Học sinh đọc đề, xác định yêu cầu - Trao đổi nêu cách giải

- làm bài

Giải

Thể tích bể nước HHCN là:

2  1,5  1 = 3 (m3)

Thời gian để vòi nước chảy đầy bể là:

3 : 0,5 = 6 (giờ) Đáp số: 6 giờ

Địa lí

ÔN TẬP CUỐI NĂM

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nêu được 1 số đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên, dân cư, và các hoạt động kinh tế của châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương.

2.Kĩ năng: Nhớ được tên các quốc gia trong các châu lục kể trên.

- Chỉ được trên bản đồ thế giới các châu lục và các đại dương.

3.Thái độ: Giáo dục hs ý thức ôn tập.

II. CHUẨN BỊ:

- Bản đồ thế giới để trống tên các châu lục và châu đại dương.

- Quả địa cầu. Phiếu học tập của HS.

- Thẻ từ ghi các châu lục và đại dương.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)

+ Nêu tên và tìm 4 đại dương trên quả địa cầu. (1 HS)

+ Mô tả từng đại dương theo thứ tự: vị trí địa lý, diện tích, độ sâu. (4 HS) - GV nhận xét.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài: (1’)

(24)

Trong giờ học hôm nay các em cùng ôn tập lại các kiến thức, kĩ năng đã học về địa lý thế giới.

b. Các hoạt động

Hoạt động 1: Thi ghép chữ vào hình.

(10’)

- GV treo 2 bản đồ thế giới để trống tên các châu lục và các đại dương.

- Quan sát hình.

- Chọn 2 đội chơi, mỗi đội chơi 10 xếp thành 2 hàng dọc ở 2 bên bảng.

+ 20 HS chia thành 2 đội lên tham gia thi.

- Đọc bảng từ của mình và quan sát bản đồ để tìm chỗ dán thẻ từ.

- Phát cho mỗi em ở mỗi đội một thẻ từ ghi tên một châu lục hoặc 1 đại dương.

+ 10 HS tiếp nối nhau nêu trước lớp mỗi học sinh nêu về một châu lục hoặc 1 đại dương.

- Yêu cầu các em tiếp nối nhau dán các thẻ từ vào đúng vị trí các châu lục, đại dương được ghi tên trên thẻ từ.

- Tiếp nối nhau dán các thẻ từ vào đúng vị trí các châu lục, đại dương được ghi tên trên thẻ từ.

- Tuyên dương đội làm nhanh, đúng là đội thắng cuộc.

- Yêu cầu từng học sinh trong đội thua dựa vào bản đồ mà đội thắng đã làm nêu vị trí địa lý của từng châu lục từng đại dương.

- Từng học sinh trong đội thua dựa vào bản đồ mà đội thắng đã làm nêu vị trí địa lý của từng châu lục từng đại dương.

- Nhận xét kết quả trình bày của học sinh. - Lắng nghe.

Hoạt động 2: Đặc điểm tự nhiên và hoạt động kinh tế của các châu lục và một số nước trên thế giới. (21’)

- GV chia học sinh thành 6 nhóm yêu cầu học sinh đọc bài 2 sau đó:

- HS chia thành các nhóm kẻ bảng vào phiếu của nhóm mình và làm việc theo yêu cầu:

- Nhóm 1, 2 hoàn thành bảng thống kê a.

 Nhóm 3, 4 hoàn thành bảng thống kê b (phần châu Á, Âu, Phi)

 Nhóm 5,6 hoàn thành bảng thông kê c (các châu lục còn lại).

- Các nhóm 1, 3, 5 dán phiếu mình lên bảng và trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung ý kiến.

- GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày - GV chỉnh sửa câu trả lời cho học sinh và kết luận đúng đáp án như sau:

Châu lục

Vị trí Đặc điểm tự nhiên

Dân cư Hoạt động kinh tế Châu

Á

Bán cầu Bắc

Đa dạng và phong phú, có cảnh biển, rừng tai-ga, đồng bằng,

Đông nhất thế giới chủ yếu là người da vàng người dân vùng nam

Hầu hết có vùng nông nghiệp giữ vai trò chính trong vùng kinh tế các sản phẩm chính là lúa gạo, bông lúa mì, trâu, bò… Công nghiệp phát triển

(25)

rừng rậm nhiệt đới, núi cao…

á có mầu sẫm hơn sống tập chung ở đồng bằng.

chủ yếu là khai thác khoáng sản, dầu mỏ, một số nước có nền công nghiệp phát triển như: Nhật, Hàn Quốc…

Châu Âu

Bán cầu Bắc

Thiên nhiên vùng ôn đới, rừng tai-ga chiếm đa số, ngoài ra có dãy cao (an- pơ) quanh năm tuyết phủ, biển ăn sâu vào vùng núi đá tạo thành các phi o có phong cảnh kì vĩ.

Dân cư đông thứ tư trong các châu lục trên thế giới chủ yếu là người da trắng sống tập trung ở các thành phố phân bố tương đối giữa các châu lục.

Có nền kinh tế phát triển cao, có sản phẩm công nghiệp nổi tiếng là máy bay, ô tô, thiết bị hàng điện tử, len dạ, dược phẩm, mĩ phẩm…

Châu Phi

Trong các khu vực chí tuyến có đướng xích đạo đi qua lãnh thổ

Chủ yếu là hoang mạc vào các xa- van vì đây có khí hậu khô nóng nhất thế giới ngoài ra ven biển phía đông phía tây có 1 số rừng rậm nhiệt đới

Dân đông thứ 2 thế giới hầu hết là người da đen sống tập chung ở ven biển và các thung lũng sông đời sống rất nhiều khó khăn

Kinh tế kém phát triển tập chung khai thác khoáng sản để xuất khẩu trồng các cây công nghiệp nhiệt đới như: cà phê, ca cao, cao su, bông, lạc…

Châu Mĩ

Trải dài từ Bắc xuống Nam là lục địa duy nhất nằm ở bán cầu Tây.

Thiên nhiên đa dang phong phú rừng A- ma- dôn là rừng rậm nhiệt đới lớn nhất thế giới.

Phần lớn dân cư là người nhập cư nên nhiều thành phần từ Âu, Á, Phi, người lai người Anh-điêng là người bản địa.

+ Bắc mĩ có nền kinh tế phát triển có nông nghiệp như lúa mì bông lợn bò, sản phẩm công nghiệp như ,máy móc thiết bị, hàng điện tử, máy bay,...

+ Nam Mĩ có nền kinh tế đang phát triển chuyên trồng chuối, cà phê, mía, bông và khai thác khoáng sản để xuất khẩu

Châu Đại Dương

Nằm ở bán cầu

Nam

Ô-xtrây-li-a có khí hậu nóng khô nhiều hoang

- Người dân “ Ô -xtrây-li-a và đảo Niu- Di-Len là

“Ô-xtrây-li-a là nước có nền kinh tế phát triển nổi tiếng thế giới về xuất khẩu lông cừu, len, thịt bò, sữa…”

(26)

mạc xa-van, nhiều thực vật và động vật lạ, các đảo có khí hậu nóng ẩm chủ yếu là rừng nhiệt đới bao phủ`.

người gốc anh da trắng.

- Dân của đảo là người bản địa có nước da sẫm tóc đen xoăn.

Châu Nam Cực

Nằm ở vùng địa cực

Lạnh nhất thế giới chỉ có chim cánh cụt sống

Không có dân cư sinh sống thường xuyên

- GV nhận xét, đánh giá. - HS lắng nghe.

3. Củng cố kiến thức: (3’) - GV nhận xét giờ học.

- Dặn HS về nhà ôn tập để tổng kết cuối năm.

__________________________________

Tập làm văn

TẢ CẢNH (KIỂM TRA VIẾT)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Thực hành viết bài văn tả cảnh.

- Bài viết đúng nội dung, yêu cầu của đề bài mà HS lựa chọn, có đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.

- Lời văn tự nhiên, chân thật, biết cách sử dụng nhiều giác quan khi quan sát, biết cách dùng các từ ngữ, hình ảnh so sánh nhân hoá .

2.Kĩ năng: Có kĩ năng viết bài.

3.Thái độ: Thể hiện được vẻ đẹp của cảnh và tình cảm của mình đối với cảnh vật.

Diễn đạt tốt, mạch lạc.

II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ viết sẵn đề bài cho HS lựa chọn.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Kiểm tra bài cũ: (4’)

- Hãy nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh ? 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài: (1’) b. Thực hành viết

- Gọi HS đọc 4 đề bài trên tả cảnh. + HS đọc 4 đề bài.

1. Tả một ngày mới bắt đầu ở quê em.

2. Tả một đêm trăng đẹp.

3. Tả trường em trước buổi học.

4. Tả một khu vui chơi, giải trí mà em thích

+ Đề bài yc gì?

+ Khi làm văn tả cảnh cần lưu ý điều gì ?

+ Chọn 1 trong 4 đề để tả.

- Quan sát cảnh vật từ xa đến gần,

(27)

hoặc từ gần đến xa, từ bao quát đến cụ thể , bằng nhiều giác quan, dùng các nghệ thuật nhân hoá, so sánh.

+ Nêu lại cấu tạo của bài văn tả cảnh? - HS nêu lại.

- Nhắc HS: luyện tập về viết đoạn văn tả cảnh. Từ các kĩ năng đó. Em hãy viết bài văn tả cảnh.

- Yêu cầu HS viết bài. - HS viết bài.

- Thu, chấm một số bài.

- Nêu nhận xét chung.

3. Củng cố kiến thức: (2’)

- Khi làm văn tả cảnh cần lưu ý điều gì ? ( Quan sát cảnh vật từ xa đến gần, hoặc từ gần đến xa, từ bao quát đến cụ thể , bằng nhiều giác quan, dùng các nghệ thuật nhân hoá, so sánh.)

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn HS chuẩn bị bài sau.

___________________________________________

Tập đọc

LUẬT BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Hiểu nội dung 4 điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

(Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

2.Kĩ năng: Biết đọc bài văn rõ ràng, rành mạch và phù hợp với giọng đọc một văn bản luật.

3.Thái độ: Biết liên hệ những điều luật với thực tế để xác định những việc cần làm, thực hiện luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

GV: Tranh SGK ; Văn bản luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của nước cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ(4')

Đọc thuộc lòng bài thơ Những cánh buồm, trả lời các câu hỏi về nội dung bài thơ.

- Nhận xét 2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1') b) Luyện đọc(10')

- Yêu cầu 1 học sinh đọc toàn bài.

- Mời 4 học sinh đọc nối tiếp 4 điều luật.

- Hướng dẫn hs luyện đọc từ khó.

- Giáo viên giúp học sinh giải nghĩa các từ khó hiểu.

Hoạt động của trò

- 2 Học sinh đọc, trả lời câu hỏi.

- 1 học sinh đọc toàn bài.

- Một số học sinh đọc từng điều luật nối tiếp nhau đến hết bài.

- Học sinh đọc phần chú giải - HS luyện đọc.

(28)

- YC học sinh luyện đọc theo cặp.

- Giáo viên hướng dẫn đọc và đọc diễn cảm bài văn.

c) Tìm hiểu bài(12').

+ Những điều luật nào trong bài nêu lên quyền của trẻ em?

+ Đặt tên cho mỗi điều luật nói trên.

+ Điều luật nào nói về bổn phận của trẻ em?

+ Em đã thực hiện những bổn phận gì, còn những bổn phận gì cần phấn đấu thực hiện?

- Giáo viên hướng dẫn học sinh tự liên hệ xem mình đã thực hiện những bổn phận đó như thế nào: bổn phận nào được thực hiện tốt, bổn phận nào thực hiện chưa tốt.

- Vậy nội dung bài này nói lên điều gì?

Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là văn bản của nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em, quy định nghĩa vụ của trẻ em đối với gia đình và xã hội.

d)Luyện đọc diễn cảm(10'):

- Mời 4 học sinh đọc lại 4 điều luật.

- GV hướng dẫn học sinh luyện đọc các bổn phận 1; 2; 3 của điều luật 21.

Điều 21

- YC học sinh luyện đọc, thi đọc diễn cảm.

3.Củng cố dặn dò(3')

- Mời học sinh nhắc lại nội dung bài.

- Nhắc nhở học sinh chú ý thực hiện tốt quyền và bổn phận của trẻ em trong gia đình và xã hội.

- Chuẩn bị bài sang năm con lên bảy

- Các điều 15; 16; 17

- 5 bổn phận được quy định trong điều 21.

- HS đọc lại 5 bổn phận, tự liên hệ, nối tiếp nhau phát biểu.

- Cả lớp bình chọn người phát biểu ý kiến chân thành, hấp dẫn nhất.

- Nêu ý kiến

- 4 học sinh đọc lại 4 điều luật.

- HS luyện đọc, thi đọc.

_______________________________________________

Chính tả(Nghe -viết) TRONG LỜI MẸ HÁT

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Viết đúng, trình bày đúng, và đẹp bài thơ 6 tiếng 2.Kĩ năng: Nghe- viết đúng chính tả bài thơ Trong lời mẹ hát.

Viết hoa đúng tên cơ quan, tổ chức trong đoạn văn Công ước về quyền trẻ em 3.Thái độ: Ý thức học tốt.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

GV: Bảng phụ viết ghi nhớ về cách viết hoa HS : SGK, vở Chính tả, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Go around the classroom to provide any necessary help, ask individual students to say out the letter, the sound and the item..

 Use the phonics cards with sun, star, and snake, read the words out loud and have students repeat3.  Use gestures to help students to understand the meanings of the

 Use the phonics cards with tree, tent, and tiger, read the words out loud and have students repeat..  Use gestures to help students to understand the meanings of the

 Ask the students to write the letter Tt in the box in their book and tick the correct pictures that begin with the t sound. Answer keys: tiger, tent,

 Point to the up and umbrella phonics cards and say: “Up in an umbrella can you see it?” The students repeat.  Follow the same procedure and present the rest of the

- Slowly say: ugly, up, ring, snake, umbrella, under, tiger - Repeat the activity by saying the words quickly and ask the students to circle the correct pictures. - Go around

- Go around the classroom to provide any necessary help, ask individual students to say out the letter, the sound and the item..

Allow the pupils some time to colour in the pictures of the words that start with the /v/ sound. Check around the classroom providing any