• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng, giáo án - Trường MN Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng, giáo án - Trường MN Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
24
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuần thứ 6: TÊN CHỦ ĐỀ LƠN:

Thời gian thực hiện : Số tuần :03 Tên chủ đề nhánh 2:

Thời gian thực hiện: Số tuần :01

A.TỔ CHƯC CÁC HOẠT

ĐỘNG

NỘI DUNG HOAT ĐỘNG

MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUẨN BỊ

Đón trẻ

- Chơi

- Thể dục sáng

- Đón trẻ.

- Trò chuyện với trẻ về cơ thể của bé

- Thể dục sáng:

*Đối với trẻ khuyết tật

Trẻ tập các động tác đơn giản

- Điểm danh trẻ tới lớp

- Đón trẻ vào lớp, hướng dẫn trẻ biết cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định.

- Hướng dẫn trẻ chơi với đồ chơi ở các góc theo ý thích - Trò chuyện những cảm xúc của trẻ trong những ngày nghỉ cuối tuần

- Giúp trẻ dán tranh, ảnh chân dung của bé lên tường cùng quan sát, trò chuyện đề tìm hiểu về bức tranh ảnh chủ đề

- Trẻ tập đều đẹp đúng động tác.

- Phát triển thể lực cho trẻ.

- Trẻ yêu thích thể dục sáng.

*Đối với trẻ khuyết tật:

-Trẻ tập các động tác đơn giản cùng cô

- Trẻ biết tên mình tên bạn.

- Biết dạ cô khi gọi đến tên.

- Đồ dùng đồ chơi - Các góc chơi

- Sổ điểm danh

- Tranh

- Câu hỏi đàm thoại

- Nhạc tập - Sân tập

(2)

BẢN THÂN

Từ ngày 04/10 /2021 đến 22 /10/2021 Cơ thể của bé

11/10 đến ngày 15/ 10/ 2021

HOẠT ĐỘNG

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

- Đón trẻ: Cô đến sớm vệ sinh thông thoáng phòng học, lau nhà lấy nước uống.

- Cô niềm nở với trẻ với phụ huynh trẻ đón trẻ vào lớp.

- Nhắc trẻ chào cô giáo bố mẹ các bạn, cô trao đổi với phụ huynh về trẻ

- Cô hướng đẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định.

- Cho trẻ chơi với đồ chơi ở các góc - Giáo dục trẻ chơi đoàn kết với bạn - Trò chuyện về cơ thể của bé

- Các con thấy sức khỏe của mình như thế nào? Có bạn nào bị chảy nước mũi không?

- Mũi các con đâu? mũi để làm gì?

(Cô hỏi tương tự với các giác quan khác)

=> Cô giáo dục trẻ cách giữ gìn cơ thể khỏe mạnh, rèn luyện, chăm sóc, bảo vệ các giác quan.

- Thể dục sáng

-Cô kiểm tra sức khoẻ của trẻ + Khởi động:

Trẻ ra sân khởi động theo bài đoàn tàu nhỏ xíu kết hợp với các kiểu đi.

+ Trọng động: Tập theo nhạc

- Hướng dẫn trẻ tập với các động tác: Tay, chân, bụng kết hợp với lời bài hát " Đôi mắt xinh"

+ ĐT hô hấp: Hít vào thở ra

+ ĐT tay:Co và duỗi, bắt chéo 2 tay trước ngực + ĐT lưng, bụng:- Quay sang trái, sang phải +ĐT chân: Ngồi xổm đứng lên

+ĐT bật: Bật tại chỗ

+ Hồi tĩnh: Trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng Điểm danh

- Cô lấy sổ điểm danh trẻ tới lớp

*Đối với trẻ khuyết tật: Cô cho trẻ đọc tên mình từng chữ một

-Cô dạy trẻ phát âm “Dạ cô”

- Trẻ chào cô giáo. bố mẹ, các bạn.

- Trẻ cất đồ dùng

- trẻ chơi

- Không ạ - Để thở, ngửi

- Trẻ khởi động

- Trẻ tập theo cô

- Trẻ đi nhẹ nhàng

- Trẻ dạ cô

(3)

TỔ CHỨC CÁC

Chơi,hoạt động c c

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU CHUẨN BỊ

Góc đóng vai:

- Mẹ - con, bán hàng

- Góc xây dựng :

- Lắp ghép ngôi nhà của bé.lắp ghép đồ chơi Góc sách :

Xem tranh ảnh,chuyện liên quan đến chủ đề

Góc nghệ thuật + Tô màu, cát dán một số thực phẩm

- Hát các bài hát về chủ đề

- Góc thiên nhiên: Tưới cây lau lá, chăm sóc cây xanh

Góc đóng vai:

- Trẻ biết chơi theo nhóm - Biết thể hiện vai chơi, hành động của vai chơi

- Trẻ biết sử dụng bộ lắp ráp, hình khối để lắp ráp xếp khu công viên, ngôi nhà của bé

- Trẻ biết xem tranh tim hiểu về các bộ phân trên cơ thể trẻ - Trẻ thuộc các bài hát về chủ đề

- Trẻ nhận biết được màu - Trẻ biết cách phết keo dán những chức năng khác nhau của các giác quan

- Trẻ nhận biết được một số tên của thực phẩm

- Trẻ mạnh dạn, tự tin khi biêu diễn các bài hát

- Trẻ biết yêu quý thiên nhiên và chăm sóc cây

- Một số đồ chơi để đóng vai

- Đồ chơi lắp ghép

- Tranh sách chuyện

- Màu, keo, tranh ảnh các giác quan, các bộ phận của cơ thể bé

- Dụng cụ âm nhạc

- Dụng cụ chăm sóc cây

(4)

HOẠT ĐỘNG

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA

TRẺ

* Trò chuyện chủ đề

- Cho trẻ hát bài “Đôi mắt”

- Các con vừa hát bài hát gì?

- Trong bài hát nhắc đến bộ phận nào của cơ thể?

- Giáo dục trẻ cách chăm sóc vệ sinh cơ thể sạch sẽ.

B1: Thỏa thuận chơi

- Hỏi trẻ: Lớp mình gồm có những góc chơi nào?

- Cô đã chuẩn bị rất nhiều góc chơi cho các con gồm những góc sau: Góc nghệ thuật; Góc sách truyện; Góc xây dựng;

Góc khoa học; Góc đóng vai:

- Cho trẻ nhận góc chơi, vai chơi

- Con định đóng vai gì? Chơi ở góc nào?

- Bác sĩ làm gì?

- Bây giờ ai chơi ở góc nào thì nhẹ nhàng về góc đó.

- Cô dặn dò trẻ trong khi chơi các con phải đoàn kết không tranh giành đồ chơi của bạn, chơi xong các con phải cất đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định.

B 2: Qúa trình chơi

- Đầu tuần chơi 2-3 góc, cuối tuần chơi đầy đủ các góc chơitrẻ về góc chơi theo ý thích-Cô bao quát quá trình chơi của trẻ

- Cô nhập vai chơi để giúp đỡ những trẻ còn lúng túng chưa biết cách chơi.

- Xử lý tình huống nếu trẻ nhập vai chơi chưa hay như cô giáo đánh học sinh, bố uống rượu say... Hoặc trẻ lúng túng chưa biết thể hiện vai chơi

Tạo tình huống liên kết góc chơi và vai chơi trong nhóm, mở rộng nội dung chơi.

*Đối với trẻ khuyết tật: Cô đến bên trẻ bắt tay trẻ tô màu, phát âm từng chữ một

Bước 3: Kết thúc:

- Cô đến từng góc chơi, cho trẻ nêu nhận xét về góc chơi, vai chơi của mình và bạn

+ Hôm nay nhóm con chơi gì? Con có nhận xét gì về vai chơi của mình và bạn?

- Nếu có thêm thời gian, gia đình con sẽ làm gì?

- Cho trẻ đi tham quan góc chơi nổi bật.Cho trẻ tự giới thiệu về sản phẩm của mình, của nhóm.

Cho trẻ cất đồ dùng đồ chơi gọn gàng, đúng nơi quy định

- Hát - Đôi mắt.

- Góc phân vai, xây dựng

- Trả lời.

- Trẻ chơi

- Trẻ chơi

- Quan sát và lắng nghe

(5)

TỔ CHỨC CÁC

CHƠI NGOÀI TRI

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU CHUẨN BỊ

1. Hoạt động có chủ đích:

- Quan sát thời tiết mùa thu

- Quan sát vườn hoa trong trường

2. Trò chơi vận động:

- Trời nắng trơi mưa - Kéo co

3. Hoạt động chơi tự do:

- Vẽ phấn trên sân

- Tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên

- Trẻ cảm nhận được thời tiết của mùa thu

- Trẻ biết được thời tiết trong ngày

Trẻ biết quan sát vườn hoa và biết tên một số loài hoa trong trường

- Trẻ biết chăm sóc và bảo vệ vườn hoa

- Trẻ biết tên trò chơi, cách chơi

- Trẻ biết ý nghĩa cảu việc nhặt lá

- Trẻ thoải mái khi chơi

- Giáo dục trẻ chơi đoàn kết với các bạn không tranh giành đồ chơi

- Địa điểm quan sát

- Vườn hoa trong trường

- Trò chơi vận động.

- Mũ thỏ - Dây co

- Phấn vẽ

(6)

HOẠT ĐỘNG

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG

CỦA TRẺ

1.Quan sát có chủ đích:

- Cô cho trẻ xếp hàng ra sân

* Quan sát thời tiết

- Các con có bây giờ đang là mùa gì không?

- Các con thấy thời tiết buổi sáng hôm nay như thế nào?

- Các con có nhìn thấy ông mặt trời không? - Trên bầu trời có nhiều mây không?

- Hôm nay không có ông mặt trời, thời tiết buổi sáng hơi se lạnh và còn có gió heo may nữa đấy

- Vào thời tiết như thế này các con phải mặc quần áo như thế nào? =>

Cô giáo giục trẻ ăn mặc phù hợp với thời tiết

*Quan sát vườn hoa trong trường - Quang cảnh sân trường như thế nào?

- Trên sân trường có những gì?

( cô gợi ý trẻ trả lời)

- Vườn hoa có đẹp không? Có nhiều loại hoa không?

=> Cô giáo dục trẻ chăm sóc và bảo vệ vườn hoa cho đẹp.

2.Trò chơi vận động

- + Trò chơi: Trời nắng trời mưa

- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.

- Cách chơi: Cô và trẻ vận động theo bài “ Trời nắng trời mưa”

- Khi hát đến câu mưa to rồi mau về nhà thôi,cô và trẻ cùng chạy về nhà.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi - Động viên khích lệ trẻ chơi + Trò chơi: Kéo co

- Cách chơi cô chia lớp thành hai đôi chơi mỗi đội cầm vào một đầu dây co mà cô đã chuẩn bị.khi có hiệu lệnh kéo thì hai đội kéo thật mạnh dây về phía của đội mình.Đội nào kéo được dây về đội mình là đội thắng cuộc.

- Cô tổ chức cho hai đội kéo - Cô động viên trẻ chơi.

3. Chơi tự do

- Cô phát phấn cho trẻ và hướng dẫn trẻ vẽ phấn theo ý thích của mình

- Cô bao phát và động viên trẻ vẽ

- Kết thúc cô cho trẻ đi làm vệ sinh sạch sẽ

* Đối với trẻ khuyết tật: Cô chú ý tới từng hoạt động của trẻ

- Trẻ xếp hàng

- Mùa thu ạ - Trời Se lạnh - Không - Có ạ - Trẻ lắng nghe -

- rất đẹp ạ - Nhiều hoa - Có ạ

- Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi

- Trẻ nghe

- trẻ chơi

- Trẻ vẽ

(7)

TỔ CHỨC CÁC

HOT ĐNG ĂN

NỘI DUNG HOAT ĐỘNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUẨN BỊ

1. Trước khi ăn

2. Trong khi ăn

3. Sau khi ăn

- Trẻ biết các thao tác rửa tay.

- Trẻ hiểu vì sao phải rửa tay đúng cách trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, lau miệng sau khi ăn.

- Trẻ biết mời cô mời bạn trước khi ăn, ăn chậm, nhai kĩ.

- Trẻ biết kể tên một số món ăn hằng ngày. Biết thực phẩm giàu chất đạm, vitamin….

- Khi ăn không nói chuyện….

- Trẻ biết tên các món ăn và tác dụng của chúng đối với sức khỏe con người.

- Trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất

- Trẻ biết đi vệ sinh, uống nước, lau miệng

- Nước sạch,

bàn ăn, khăn ăn, các món ăn

Hoạt động ngủ

1. Trước khi ngủ

2. Trong khi ngủ

3. Sau khi ngủ

- Rèn cho trẻ có thói quen ngủ đúng giờ, đủ giấc.

- Trẻ ngủ ngon đúng tư thế - Tạo cho trẻ có tinh thần thoải mái sau khi ngủ dậy

- Phản, chiếu, gối

- Bài vận động, quà chiều

HOẠT ĐỘNG

(8)

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG TRẺ

1.Trước khi ăn:

- Vệ sinh cá nhân

* Cô giới thiệu các thao tác rửa tay gồm 6 bước sau:

+ Bước 1: Làm ướt hai bàn tay bằng nước sạch. Thoa xà phòng vào lòng bàn tay. Chà xát hai lòng bàn tay vào nhau.

+ Bước 2: Dùng ngón tay và lòng bàn tay này cuốn và xoay lần lượt từng ngón của bàn tay kia và ngược lại.

+ Bước 3: Dùng lòng bàn tay này chà xát chéo lên mu bàn tay kia và ngược lại.

+ Bước 4: Dùng đầu ngón tay của bàn tay này miết vào kẽ giữa các ngón của bàn tay kia và ngược lại.

+ Bước 5: Chụm 5 đầu ngón tay của tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng cách xoay đi, xoay lại.

+ Bước 6: Xả cho tay sạch hết xà phòng dưới nguồn nước sạch. Lau khô tay bằng khăn.

- Trẻ thực hiện

*Tổ chức cho trẻ rửa mặt: + Bước 1: Cô cho trẻ gập đôi khăn rửa 2 mắt + Bước 2: Lân khăn rửa má+ Bước 3: Lân khăn rửa trán, mũi + Bước 4: Rửa miệng, cằm, cổ- Trẻ thực hiện

2. Trong khi ăn:

- Tổ chức cho trẻ ăn. - Cô giới thiệu các món ăn và các chất dinh dưỡng, nhắc trẻ ăn gọn gàng, ăn hết xuất.

- Cô mời trẻ, trẻ mời cô và các bạn

- Cô động viên khích lệ trẻ ăn, cô bao quát giúp đỡ những trẻ chưa biết cầm thìa, những trẻ ăn chậm.

3. Sau khi ăn:

- Trẻ ăn xong nhắc trẻ uống nước,lau miệng, đi vệ sinh

- Trẻ nghe và thực hành các bước rửa tay cùng cô.

- Trẻ rửa tay.

- Trẻ mời cô và các bạn cùng ăn

- Cô kê phản dải chiếu, lấy gối cho trẻ.

- Cô điều chỉnh ánh sáng nhiệt độ phòng ngủ . - Cho trẻ ngủ nằm đúng tư thế.

- Cho trẻ đọc bài thơ giờ đi ngủ.

- Cô bao quát trẻ ngủ chú ý những tình huống có thể xảy ra.

- Sau khi trẻ ngủ dậy nhắc trẻ cất gối đi vệ sinh.

- Tổ chức cho trẻ vận động nhẹ nhàng bài: “Đu quay”

- Tổ chức cho trẻ ăn quà chiều.

- Trẻ vào phòng ngủ.

- Trẻ đọc.

- Trẻ ngủ - Trẻ vận động - Trẻ ăn quà chiều

TỔ CHỨC CÁC

(9)

HOẠT ĐỘNG

Chơi hoạt động theo ý thích

NỘI DUNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUẨN BỊ

- Trò chuyện xem tranh ảnh về cơ thể bé

1. Ôn lại các hoạt động buổi sáng

2. Chơi hoạt động theo ý thích ở các góc

3. Nêu gương

- Biểu diễn văn nghệ về chủ đề cơ thể của bé

- Nhận xét tiêu chuẩn bé ngoan, tuyên dương trẻ, thưởng cờ cuối ngày, bé ngoan cuối tuần

- Trẻ nhớ lại được các hoạt động buổi sáng.

- Trẻ nhớ lại và hát đúng giai điệu bài hát.

- Biết về góc chơi trẻ thích - Thích được chơi tự do - Thu dọn đồ chơi

- Hứng thú tham gia biểu diễn văn nghệ

- Trẻ mạnh dạn tự tin, yêu thích văn nghệ

- Biết 3 tiêu chuẩn bé ngoan - Biết nhận xét mình, nhận xét bạn

- Câu hỏi đàm thoại

- Đồ chơi ở các góc

- Bài hát, nhạc, dụng cụ âm nhạc.

- Bé ngoan

Trả trẻ *. Trả trẻ

- Rèn cho trẻ các thao tác vệ sinh trước khi ra về.

- Nhắc nhở, hỗ trợ trẻ chuẩn bị đồ dùng cá nhân để ra về - Nhắc trẻ sử dụng các từ như: “ chào cô” “ Chào các bạn” trước khi ra về

- Đồ dùng cá nhân của trẻ

HOẠT ĐỘNG:

(10)

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

* Ổn định tổ chức:

- Cô cho trẻ ngồi về ba tổ và hát bài “ Cái mũi”

- Trò chuyện cùng trẻ về bài hát

- Giáo dục trẻ biết yêu quý ngôi trường mình đang học và dạy trẻ thích đi học.

1. Ôn lại các hoạt động buổi sáng - Trò chuyện xem tranh ảnh về chủ đề + Hỏi trẻ sáng nay con được học những gì?

+ Nếu trẻ không nhớ cô gợi ý để trẻ nhớ lại.

+ Tổ chức cho trẻ ôn bài.

+ Động viên khuyến khích trẻ 2.Chơi theo ý thích

+ Cô cho trẻ về góc chơi trẻ thích

+cô giáo dục trẻ chơi đoàn kết, không tranh giành đồ chơi 3. Nêu gương

- Biểu diễn văn nghệ:

+ Cô cho trẻ hát, biểu diễn các bài hát : Rửa mặt như mèo, ồ sao bé không lắc, mời bạn ăn

+ Cô động viên khuyến khích trẻ - Cho trẻ nêu 3 tiêu chuẩn bé ngoan

- Nhận xét – nêu gương cuối ngày- cuối tuần + Cô mời từng tổ đứng lên các bạn nhận xét + Cô nhận xét trẻ

+ Tổ chức cho trẻ cắm cờ cuối ngày + Phát bé ngoan cuối tuần

- Trẻ hát

- Học thơ, học hát

- Trẻ chơi

- Trẻ hát

- Nhận xét

*.Trả trẻ + Vệ sinh :

- Cô cho trẻ làm vệ sinh sạch sẽ

- Chuẩn bị đồ dùng cá nhân cho trẻ và rền cho trẻ có thói quen tự giác lấy đồ dùng của mình trước khi ra về

- Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ một ngày ở trường.

- Cô giáo dục trẻ biết chào cô, chào bố mẹ.

- Trả trẻ tận tay phụ huynh.

- Trẻ chào cô chào bố mẹ

B. HOẠT ĐỘNG HỌC

(11)

Thứ 2 ngày 11 tháng 10 năm 2021

TÊN HOẠT ĐỘNG : THỂ DỤC

- VĐCB: Chạy theo hướng thẳng - TCVĐ: Trời nắng trời mưa Hoạt động bổ trợ: - Bài hát: Mời bạn ăn

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1.Kiến thức.

- Trẻ thực hiện được vận động “ Chạy theo hướng thẳng”.

- Trẻ biết chơi trò chơi.

*Đối với trẻ khuyết tật : Trẻ đi nhanh theo hướng thẳng cô dắt 2.Kỹ năng.

- Rèn kỹ năng vận động cho trẻ

- Kỹ năng khéo léo, nhanh nhẹn của đôi chân.

- Kỹ năng quan sát thực hành 3.Giáo dục thái độ.

- Giáo dục trẻ yêu thích thể dục

II.CHUẨN BỊ

1.Đồ dùng cho giáo viên và trẻ

- Đài nhạc, Sân tập, bài tập, xắc xô, vạch chuẩn 2.Địa điểm tổ chức

- Ngoài sân

III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1.Ổn định tổ chức

- Cô cho trẻ hát bài hát “ Mời bạn ăn”

- Các con vừa bài hát gì?

- Ăn giúp cơ thể chúng ta ntn?

=> Giáo dục trẻ ăn hết xuất, các chất dinh dưỡng gúp cơ thể lớn nhanh và khỏe mạnh

2.Giới thiệu bài

- Muốn cơ thể khỏe mạnh ngoài ăn rà còn phải tập thể dục nữa đấy

- Hôm nay cô dạy các con bài vận động cơ bản “ Chạy theo hướng thẳng”

3.Hướng dẫn

a.Hoạt động 1: Khởi động - Kiểm tra sức khỏe

- Cô cho trẻ khởi động theo bài hát “ Đoàn tàu nhỏ xíu” kết hợp đi các kiểu chân: đi thường, đi bằng gót bàn chân, mũi bàn chân, chạy nhanh chạy chậm

b.Hoạt động 2: Trọng động *Bài tập phát triển chung:

+ ĐT tay:Co và duỗi, bắt chéo 2 tay trước ngực + ĐT lưng, bụng:- Quay sang trái, sang phải

- Trẻ hát - Mời bạn ăn - Chóng lớn - Vâng ạ

- Trẻ khởi động

- Trẻ tập theo cô -2 lần 8 nhịp -2 lần 8 nhịp

(12)

+ĐT chân: Ngồi xổm đứng lên +ĐT bật: Bật tại chỗ

* Vận động cơ bản: Chạy theo hướng thẳng - Lần 1: Cô làm mẫu không phân tích động tác

- Lần 2: Cô làm mẫu kết hợp phân tích động tác:TTCB cô đứng dưới vach xuất phát khi có hiệu lệnh chạy cô chạy theo hướng thắng về phía trước , chạy thẳng mắt nhìn về phía trước đến vạch đích rồi về cuối hàng đứng.

+ Cô vừa thực hiện xong vận động gì?

- Mời 2 trẻ lên thực hiện vận động mẫu cho trẻ quan sát - Cô quan sát sửa sai cho trẻ (nếu có)

- Cho lần lượt trẻ thực hiên, thực hiện 2-3 lần

*Đối với trẻ khuyết tật: Trẻ được cô dắt đi nhanh theo hướng thẳng

+ Hỏi trẻ vừa thực hiện vận động gì?

* TCVĐ: Trời nắng trời mưa

- Cách chơi: Cô và trẻ vận động theo bài “ Trời nắng trời mưa”

- Khi hát đến câu mưa to rồi mau về nhà thôi,cô và trẻ cùng chạy về nhà.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2, 3 lần

- Cô động viên, khích lệ trong quà trình trẻ chơi c. Hoạt động 2: Hồi tĩnh.

- Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng quanh lớp 4. Củng cố giáo dục

- Cô cho trẻ nhắc lại tên bài học?

-> Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục để có cơ thể khỏe mạnh

5.Kết thúc

-Nhận xét – tuyên dương cho trẻ ra chơi

- 3 lần 8 nhịp -3 lần 8 nhịp

- Trẻ quan sát

- Quan sát lắng nghe - Thực hiện

- Trẻ thực hiện

- Chạy theo hướng thẳng

- Chú ý nghe -Trẻ chơi

-Trẻ đi nhẹ nhàng quanh lớp

- Chạy theo hướng thẳng

*Đáng giá trẻ hàng ngày (Đánh giá những vấn đề nổi bật về: tình trạng sức khỏe;

trạng thái cảm xúc , thái độ và hành vi của trẻ ;kiến thức , kĩ năng của trẻ) :

………

………

………

………

……….

...

...

...

...

...

(13)

Thứ 3 ngày 12 tháng 10 năm 2021

TÊN HOẠT ĐỘNG : KPKH

Năm giác quan của bé.

Hoạt động bổ trợ

Nghe hát: Chúc mừng sinh nhật

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

1. Kiến thức:

- Trẻ biết được một số tên gọi và chức năng các giác quan của cơ thể , biết được tác dụng của các giác quan.

*Đối với trẻ khuyết tật: Trẻ biết phất âm một số giác quan trên cơ thể nhờ sự giúp đỡ của trẻ

2. Kĩ năng:

- Rèn khả năng chú ý và ghi nhớ ở trẻ.

- Phát triển ở trẻ một số ngôn ngữ thông qua việc gọi tên các giác quan: thị giác, thính giác…

3. Giáo dục:

- Trẻ giữ gìn cơ thể khoẻ mạnh, trẻ bảo vệ các giác quan của mình.

II. CHUẨN BỊ

1.Đồ dùng cho giáo viên và trẻ:

- Tranh vẽ các giác quan: mắt, mũi, miệng, tai, bàn tay.

- Túi thần kỳ, hoa, quả để trẻ ngửi.

2. Địa điểm tổ chức:

- Trong lớp

III - TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Ổn định tổ chức

- Nghe hát và vận động “Chúc mừng sinh nhật”

- Các con vừa lắng nghe và vận động hát bài hát gì?

- Bài hát nói về điều gì?

- Vì sao con nghe được bài hát này?

2. Giới thiệu bài

- Muốn biết thì cô và các con cùng khám phá xem năm giác quan của bé là những giác quan nào nhé!

3. Hướng dẫn

a. Hoạt động 1: Tìm hiểu về các giác quan +) Trò chuyện về cơ quan thính giác

- Mỗi người có mấy chiếc tai ? - Tai để làm gì?

- Cô khái quát lại: Mỗi chúng ta đều có một đôi tai, tai có

- Trẻ nghe - Sinh nhật

- trẻ trả lời

- Vâng ạ

-2 ạ

- Để nghe

(14)

vành tai và lỗ tai, được gọi là cơ quan thính giác dùng để nghe thấy mọi âm thanh. Để đôi tai lúc nào cũng thật thính các con nhớ phải vệ sinh thường xuyên, dùng tăm bông để lau tai. Không dùng vật nhọn, sắc để ngoáy tai +) Trò chuyện về cơ quan xúc giác

- Và hôm nay các bạn khác cũng có những món quà để tặng sinh nhật các bạn đấy vậy mời các bạn lên tặng quà nào?

Các con được tặng những gì nào?

- Hãy sờ tay vào quà tặng và cho cô biết con thấy con gấu bông này thế nào?

- Các con dùng gì để biết được là gấu bông rất mềm?

- Dùng tay để sờ và cảm nhận mọi vật, vậy tay còn gọi là cơ quan gì?

- Phát âm: “xúc giác”

- Có mấy tay?

- Để giữ vệ sinh đôi tay sạch sẽ các con phải làm gì?

- Cô chốt lại: Chúng ta cảm nhận mọi vậy bằng đôi tay vậy tay là cơ quan xúc giác. Tay có bàn tay và các ngón tay. Để đôi tay luôn sạch sẽ chúng ta phải thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bị bẩn

- Cho trẻ làm thao tác rửa tay +) Cơ quan khứu giác

- Các bạn được tặng quà cùng giới thiệu về quà của mình nào?

- Bạn nào được tặng nước hoa và bánh kẹo?

- Con thử xem nước hoa và bánh kẹo có mùi gì?

- Con dùng gì để biết được chúng có mùi thơm?

- Vậy mũi được gọi là giác quan gì?

- Phát âm: “Cơ quan khứu giác”

- Vậy con có mấy mũi?- Cô chốt lại: Mũi là cơ quan khứu giác, có sống mũi và hai lỗ mũi. Giúp chúng ta nhận biết

- Vâng ạ

- Bánh, kẹo…

- trẻ sờ - Dùng tay

- Trẻ phát âm - Hai tay - Rửa tay

- Trẻ ngửi - Mùi thơm - Mũi

- Trẻ phát âm - 1 ạ

(15)

được các mùi khác nhau xung quanh, vì vậy chúng ta phải biết vệ sinh sạch sẽ

+) Cơ quan thị giác

-Để nhìn được các món quà mà các còn được tặng là nhớ các con có bộ phận nào?

- Đôi mắt giúp chúng ta làm gì?

- Vậy nếu các con nhắm mặt lại thì các con có nhìn thấy gì không?

- Mắt chính là cơ quan thị giác đó các con à - trẻ phát âm “ Cơ quan thị giác”

- Đặc điểm của mắt có mấy cái mắt

- Để gữi gìn đôi mắt luôn sáng các con cần làm gì?

- Cô tổng quát lại:Chúng ta nhin đucợ cả thế giới là nhờ có cơ quan thị giác đó là đôi mắt.Vì vậy các con phải luôn giữ cho đôi mắt sạch sẽ.

+) Cơ quan vị giác

- Chúng ta cùng liên hoan nào.

- Cùng ăn bánh kẹo

- Các con thấy bánh, kẹo như thế nào?

- Làm sao con biết nó ngọt?

- Vậy lưỡi gọi là cơ quan gì của chúng ta?

- Phát âm: “Cơ quan vị giác”

- Để luôn nhận biết được các vị đó chúng ta phải làm thế nào?

Cô chốt lại: Lưỡi là cơ quan vị giác của chúng ta dùng để nếm và nhận biết các vị mặn, ngọt, đắng, cay, chua.... để bảo vệ các con không được ăn thức ăn quá nóng, quá cay GD: Để cảm nhận được, ngửi được, nghe, nhìn, nếm được các mùi vị chúng ta cần giữ gìn, vệ sinh các giác quan và vệ sinh cơ thể sạch sẽ

- Mắt ạ - Nhìn ạ

- Không ạ

- Trẻ phát âm

- Rửa mặt hàng ngày

Ngon ạ - Nhờ lưỡi

- Nếm thử ạ

(16)

*Đối với trẻ khuyết tật: Cô đọc tên các giác quan trên cơ thể cho trẻ phát âm theo cô

b. Hoạt động 2: Trò chơi “Nói tiếp cùng cô”

+) Cách chơi: Cô nêu đặc điểm của các giác quan. Trẻ nói tên giác quan và ngược lại. Ví dụ

Mắt Cơ quan thị giác Mũi Cơ quan khứu giác Tai Cơ quan thính giác Tay Cơ quan tri giác -Cô cho trẻ chơi 2-3 lần

4. Củng cố:

- Hỏi trẻ hôm nay các con được tìm hiểu về gì?

- Được chơi trò chơi gì?

5. Kết th úc:

- Nhận xét – Tuyên dương.

- Cô hướng trẻ chuyển sang hoạt động khác.

- Trẻ chơi

- Năm giác quan của bé

- Nói tiếp

*Đáng giá trẻ hàng ngày (Đánh giá những vấn đề nổi bật về: tình trạng sức khỏe;

trạng thái cảm xúc , thái độ và hành vi của trẻ ;kiến thức , kĩ năng của trẻ) :

………

………

………

………

………

Thứ 4 ngày 13 tháng 10 năm 2021 Tên hoạt động: VĂN HỌC

Thơ: Miệng xinh Hoạt động bổ trợ :

Hát: “Múa cho mẹ xem”

I - MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

1. Kiến thức:

- Trẻ nhớ tên bài thơ , tên tác giả - Trẻ hiểu nội dung bài thơ.

*Đối với trẻ khuyết tật : Trẻ đọc được tên bài thơ, đọc được 1 số từ trong bài thơ

2. Kỹ năng:

- Phát triển ngôn ngũ cho trẻ

(17)

- Rèn cho trẻ trả lời đủ câu,mạch lạc 3. Giáo dục thái độ:

- Giáo dục trẻ bảo vệ giữ gìn cơ thể sạch sẽ như đánh răng rửa mặt…

II. Chuẩn bị:

1. Đồ dùng cho giáo viên và trẻ.

- Tranh thơ : “Miệng xinh”

- Máy tính ,đàn nhạc.

2. Địa điểm:

- Trong lớp

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú:

- Cô cho trẻ hát bài"Múa cho mẹ xem", - Cô cùng trẻ trò chuyện về nội dung bài hát.

- Bài hát chúng mình vừa hát nói về điều gì?

- Bàn tay còn có thể làm những việc gì khác nữa?

2 .Giới thiệu bài .

- Hôm nay cô dạy các con bài thơ miệng xinh do phạm hổ sáng tác các con cùng lắng nghe nhé!

3. Hướng dẫn :

a.Hoạt động 1 : Cô đọc diễn cảm.

- Cô đọc lần 1; Diễn cảm cử chỉ điệu bộ.

+ Giới thiệu tên bài thơ và tác giả.

Cô giảng nội dung ; Bài thơ dạy các con là khi chơi không nên cãi nhau với bạn, như thế sẽ không vui cái miệng của mình nó xinh sắn thì chỉ nên nói điều hay, nói chuyện nhẹ nhàng

- Lần 2; Cô kèm tranh minh họa . b. Hoạt động 2 : Đàm thoại.

- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?

- Của tác giả nào?

- Các con chơi với bạn có được cãi nhau không?

- Cãi nhau thì như thế nào?

- Cái miệng của mình có xinh không?

- Miệng xình thì nói những gì?

c. Hoạt động 3 :Dạy trẻ đọc thơ - Cả lớp đọc theo cô 1-2 lần - Cả lớp đọc

- Trẻ hát cùng cô.

- Bạn nhỏ dùng đôi tay của mình để múa cho mẹ xem.

- Vâng ạ

- Trẻ lắng nghe.

- Miệng xinh - Phạm hổ - Không - Không vui - Có

- Điều hay

- Trẻ đọc

(18)

- Tổ, nhóm ,cá nhân đọc

- Cô chú ý sửa sai, ngọng cho trẻ - Cô động viên khuyến khích trẻ đọc - Cho cả lớp đọc lại 1lần

*Đối với trẻ khuyết tật: cô đọc từng chữ một cho trẻ đọc theo cô

4 .Củng cố.

- Các con vừa học bài thơ gì?

- Do ai sáng tác?

=> Miêng các con rất là xinh khi chơi với các bạn các con không được cãi nhau về nhà biết chào ông bà bố mẹ - Các con ạ! miệng xinh còn biết ăn cơm, hát, kể chuyện và biết mời, chào mọi người đấy. Bây giờ cô và các con cùng hát bài mời bạn ăn nhé

5 . kết thúc.

- Nhận xét - tuyên dương trẻ .

- Miệng xinh - Phạm hổ

- Cô và trẻ cùng hát

*Đáng giá trẻ hàng ngày (Đánh giá những vấn đề nổi bật về: tình trạng sức khỏe;

trạng thái cảm xúc , thái độ và hành vi của trẻ ;kiến thức , kĩ năng của trẻ) :

………

………

………

………

………

Thứ 5 ngày 14 tháng 10 năm 2021 Tên hoạt động:Toán

-Nhận biết tay phải- tay trái của bản thân Hoạt động bổ trợ:

-Vận động bài : " Ồ sao bé không lắc".

I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1- Kiến thức

- Trẻ nhận biết được tay phải, tay trái của bản thân - Biết chọn đồ dùng, đồ chơi theo yêu cầu của cô

*Đối với trẻ khuyết tật : Trẻ biết giơ tay trái tay phải nhờ sự giúp đỡ của cô 2- Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng phân biệt cho trẻ.

- Rèn kĩ năng quan sát, ghi nhớ, chú ý có chủ định.

3- Giáo dục thái độ:

- Giáo dục trẻ không nên đưa tay vào miệng, giữ gìn tay sạch sẽ.

- Có ý thức trong giờ học - Yêu thích đồ dùng đồ chơi

II- CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng cho giáo viên và trẻ :

(19)

- Đồ dùng của cô: Bát, thìa - Đồ dùng của trẻ: Bát, thìa

- Bài hát “ồ sao bé không lắc’’, “bài thơ đôi bàn tay em’’.

2. Địa điểm:

- Trong lớp.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1- Ổn định tổ chức

- Cho trẻ hát và vận động bài “ Ồ sao bé không lắc”

- Trong bài hát nhắc tới những bộ phận nào trên cơ thể?

- À đúng rồi đôi bàn tay làm rất nhiều công việc vì vậy hàng ngày các con phải bết giữ gìn bàn tay sạch sẽ và không được cho tay vào miệng các con nhé.

2. Giới thiệu bài.

- Hôm nay cô cùng các con nhận biết tay phải tay trái của bản thân nhé.

3. Hướng dẫn

a. hoạt động 1: Nhận biết tay phải tay trái của bản thân - Bây giờ các con chơi với cô trò chơi: dấu tay nhé

Dấu tay, dấu tay.

Tay đâu, tay đâu - Cô đố các con mỗi người có mấy tay?

À đúng rồ các con thử đếm lại xem nào;

- Giỏi quá; bây giờ nghe cô hỏi tay phải của các con đâu?

- (Cô quan sát xem trẻ đưa đúng chưa) - Các con nói với cô nào tay phải;

- Cô gọi từng trẻ nói tay phải (4 trẻ) - Cho cả lớp nói lại (1 lần)

- Thế còn tay kia là tay gì nào?

- Giỏi quá (Cô quan sát xem trẻ đưa đúng chưa) Các con nói tay trái với cô nào;

Cho cá nhân nói tay trái (1-2 trẻ))

- Các con nghe cô hỏi đến bữa ăn cơm các con dùng đồ dùng gì để ăn?

- À đúng rồi ở phía sau các con có cái rổ đựng đồ dùng các con đưa ra phía trước nào.

- Các con xem trong rổ có gì nào?

- Thế hàng ngày các con cầm thìa bằng tay gì?

- Bây giờ các con thử cầm thìa bằng tay phải cô xem đúng chưa nào.

- Tay phải các con cầm gì đó?

Các con nói tay phải cầm thìa

Cho cá nhân nói tay phải cầm thìa (2-3 trẻ) - Còn cái bát thì các con cầm bằng tay gì?

- Trẻ vận động -Trẻ trả lời - Trẻ kể.

-Vâng ạ

- Tay đây, tay đây - Hai tay

- Trẻ đếm

- Trẻ đưa tay phải nên - Trẻ nói

- Tay trái - Trẻ nói - Thìa, bát

- Thìa, bát - Tay phải

- Cầm thìa - Trẻ nói - Tay trái

(20)

- À đúng rồi các con cầm bát lên nào. Các con nói (tay trái cầm bát) cả lớp, cá nhân

=> Cô thấy ai cũng giỏi bây giờ các con bỏ bát, thìa vào rổ và đưa ra sau lưng nào

*Đối với trẻ khuyết tật :Cô hướng dẫn và bắt tay trẻ giơ tay phải tay trái theo cô

b.Hoạt động 2: Luyện tập củng cố:

* Trò chơi: Làm theo hiệu lệnh của cô - Các con xem trên tay của mình có gì?

- Các con cầm mũ bằng tay phải nào?

- Cái mũ có màu gì?

- Tay trái các con cầm váy nào - Chiếc váy có màu gì?

- Cô chú ý sửa sai cho trẻ

* Trò chơi 2: ‘‘Chúng ta cùng thi tài”

- Với trò chơi này các con đứng cho cô 2 đội mỗi đội (cho trẻ đội mũ đội số 1- số 2)

- Cô hỏi: tay phải đội số 1 đâu?

- Tay trái đội số 2 đâu?

- Đúng rồi và ở đây cô có rất nhiều chiếc vòng có nhiều màu nhiệm vụ của đội số 1 là lần lượt đi lên lấy chiếc vòng màu đỏ đeo vào tay phải của mình

- Còn đội số 2 cũng lần lượt lên lấy chiếc vòng màu xanh đeo vào tay trái của mình: thời gian chơi dành cho 2 đội là 1 bản nhạc. 2 đội nhớ chưa nào.

- Cô vừa nói cách chơi và làm mẫu cho trẻ quan sát - Tổ chưc cho trẻ chơi

- Cô kiểm tra kết quả của 2 đôi chơi - Cô nhận xét tuyên dương.

4.Củng cố.

- Hôm nay các con được học gì?

- Các con được chơi gì?

5. Kết thúc

- Nhận xét tuyên dương trẻ.

- Cho trẻ đọc bài thơ “ Đôi bàn tay em”

- Trẻ nói

- Mũ, váy

- Trẻ chơi

-Nhận biết tay phải tay trái

- Trẻ đọc

*Đáng giá trẻ hàng ngày (Đánh giá những vấn đề nổi bật về: tình trạng sức khỏe;

trạng thái cảm xúc , thái độ và hành vi của trẻ ;kiến thức , kĩ năng của trẻ) :

………

………

………

………

………...

Thứ 6 ngày 15 tháng 10 năm 2021

TÊN HOẠT ĐỘNG : Tạo hình - Ứng dụng stem

(21)

Trang trí khăn mặt của bé Đối tượng người học: 3-4 tuổi.

STEAM

* Khoa học: Tạo ra được chiếc khăn mặt

* Công Nghệ: Sử dụng và tiếp cận công nghệ như: Kéo, băng dính, giấy bìa, giấy thủ công...

- Tạo ra công nghệ: Sử dụng nguyên vật liệu để thiết kế thành công chiếc khăn mặt

* Kỹ thuật: Bản vẽ thiết kế và quy trình thiết kế chiếc khăn mặt

* Nghệ thuật: Sử dụng nguyên vật liệu để thiết kế chiếc khăn mặt vừa thẩm mĩ, sáng tạo

* Toán học: Trẻ biết được các hình, hình vuông , chữ nhật, Độ dài , độ ngắn.

CÁC CÂU HỎI QUAN TRỌNG - Khăn mặt có đặc điểm gì?

- Khăn mặt làm bằng những nguyên vật liệu gì?

- Cấu tạo của khăn mặt như thế nào?

KIẾN THỨC GIÁO VIÊN CẦN BIẾT

- Các bước thực hiện tạo ra một chiếc khăn mặt - Nguyên vật liệu để tạo ra được một chiếc khăn mặt I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

1. Kiến thức:

- Trẻ biết cấu tạo của chiếc khăn mặt

- Trẻ biết tính chất các nguyên vật liệu để tạo ra chiếc khăn mặt 2. Kỹ năng:

- Củng cố kỹ năng quan sát

- Phối hợp các kỹ năng đã học để vẽ bảng thiết kế: kĩ năng cắt , dán các đường thẳng , đường cong

- Phát triển khả năng tư duy, tưởng tượng sáng tạo - Có khả năng làm việc nhóm, lắng nghe thuyết trình 3. Thái độ:

- Trẻ có thái độ tìm tòi học hỏi, có tinh thần trách nhiệm trong công việc.

- Giáo dục trẻ giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn, biết yêu thích cái đẹp, bảo vệ môi trường.

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng của cô và trẻ:

Giấy bìa màu, keo, hồ dán, ....

2. Địa điểm: Trong phòng học III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ

Hoạt động 1: Thu hút:

(22)

- Cô và trẻ hát, vận động bài “ Vui đến trường”. Trò chuyện về nội dung bài hát:

+ Chúng mình vừa hát bài gì?

+ Bài hát nói về ai?

+ Bạn nhỏ làm những việc gì vào mỗi buổi sáng thức dậy?

-À đúng rồi rửa mặt đánh răng ,vệ sinh cá nhân đấy

-Hôm nay cô và các con cùng trang trí chiếc khăn mặt thật đẹp nhé.

Hoạt động 2: Khám phá

* Khám phá về chiếc khăn mặt - Đặt câu hỏi

+ Các con đã nhìn thấy chiếc mặt ở đâu nhỉ?

+ Khám phá chiếc khăn mặt qua video

* Khám phá về cấu tạo của chiếc khăn mặt + Chiếc khăn mặt có cấu tạo như thế nào?

+ Chiếc khăn mặt gồm có những phần gì ?

* Khám phá về nguyên vật liệu

+ Để làm thành chiếc khăn mặt cần những nguyên vật liệu gì?

+ Cho trẻ trải nghiệm với các nguyên vật liệu Hoạt động 3: Giải thích:

* Trẻ giải thích trình bày quy trình làm chiếc khăn mặt của nhóm mình:

- Các con sẽ gấp giấy và cắt như thế nào?

- Làm thế nào để cắt được hình vuông, dán viền khăn mặt như nào?

- Để chiếc khăn mặt được đẹp hơn các con sẽ làm gì?

Hoạt động 4: Mở rộng:

- Liên hệ thực tiễn: Những nguyên vật liệu nào có thể tạo ra được chiếc khăn mặt ?

- Áp dụng cụ thể: Với các nguyên vật liệu có thể làm ra chiếc khăn mặt như: giấy màu, miếng vải…

Hoạt động 5: Quy trình thiết kế chiếc khăn mặt - Các con có ý tưởng gì về việc thiết kế chiếc khăn mặt

- Đưa ra vấn đề cần giải quyết : Thiết kế chiếc khăn mặt - Đưa ra các tiêu chí cần thiết để thiết kế chiếc khăn mặt + Chọn giấy bìa màu , gấp và cắt thành hình vuông

+ Cắt 2 hình dây giấy màu để dán viền xung quanh khăn mặt

-Trẻ hát và vận động cùng cô

- Trả lời

- Trẻ trả lời

-Vâng ạ

- Khám phá chiếc khăn mặt cùng cô

-Khám phá về nguyên vật liệu

- Trẻ nêu ý tưởng

(23)

+Có thể cắt thêm 1 bông hoa dán lên trên khăn mặt cho sinh động

- Chia lớp thành 4 nhóm

2. Lên phương án thiết kế sản phẩm, đề xuất giải pháp khả thi:

+ Trẻ về nhóm của mình tự nêu ý tưởng của nhóm mình và đưa ra các giải pháp cấu tạo, màu sắc, nguyên vật liệu, kích thước của chiếc khăn mặt

3. Đánh giá các giải pháp lựa chọn giải pháp tốt nhất:

- Trẻ đã lựa chọn được giải pháp để làm chiếc khăn mặt 4. Thiết kế sản phẩm

- Trẻ thiết kế được chiếc mặt nạ theo giải pháp đã chọn - Trẻ thảo luận nhóm để dự kiến số liệu các nguyên vật liệu để thiết kế phân chia công việc cho các thành viên trong nhóm.

- Thực hiện các nhiệm vụ được giao

- Các nhóm thiết kế hoàn chỉnh sản phầm của mình

- Giáo viên quan sát và hỗ trợ tư vấn cho trẻ để thiết kế hoàn chỉnh chiếc khăn mặt

5. Thử nghiệm/ Đánh giá/ Cải tiến mô hình.

- Cho từng nhóm thử nghiệm trải khăn mặt lên bàn - Giáo viên hỗ trợ việc đánh giá sản phẩm của các nhóm.

6. Chia sẻ

- Lần lượt các nhóm lên trình bày sản phẩm và rút ra kiến thức bài học.

- Giáo viên nhận xét phần trình bày của các nhóm.

Hoạt động 6: Đánh giá

- Cô cho trẻ lên tự nhận xét đánh giá ngắm nhìn sản phẩm của mình và của các bạn.

- Con cảm nhận gì về những chiếc khăn mặt này? Con thích chiếc khăn mặt nào? Vì sao?

=> Giáo viên nhận xét chung cả lớp

- Kết thúc bài học và giới thiệu mở rộng, chuyển chủ đề tiếp theo.

-Về nhóm và nêu ý tưởng

- Trẻ thực hiện

-Trẻ thử nghiệm

-Trẻ trình bày và nghe ý kiến nhận xét

-Trẻ tự nhận xét sp

*Đáng giá trẻ hàng ngày (Đánh giá những vấn đề nổi bật về: tình trạng sức khỏe;

trạng thái cảm xúc , thái độ và hành vi của trẻ ;kiến thức , kĩ năng của trẻ) :

………

………

………

(24)

………

………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Chuẩn bị đồ dùng, tranh ảnh cùng cô chính - Trò chuyện xem tranh cùng với trẻ về chủ đề - Chuẩn bị đồ chơi ở các góc, bao quát trẻ chơi - Cho trẻ chơi tự do theo

- Từ tháng 7/1954, nhận thức rõ đế quốc Mĩ là kẻ thù chính, trực tiếp của nhân dân Đông Dương, TW Đảng đã chuyển cuộc đấu tranh vũ trang chống Pháp trước đó sang

Trong một chu kì, theo chiều tăng điện tích hạt nhân số electron lớp ngoài cùng tăng.. ⇒ Lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng tăng dẫn đến bán kính

- Trong một nhóm, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử tăng nhanh, lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng giảm, do đó độ âm

+ Trẻ về nhóm của mình tự nêu ý tưởng của nhóm mình và đưa ra các giải pháp cấu tạo, màu sắc, nguyên vật liệu, kích thước của khung ảnh. Đánh giá các giải pháp lựa

+ Cách bắt thông minh, bản lĩnh: ép sấu lên bờ bằng kế đốt đám sậy ở ao, dồn sấu vào con đường đã đào sẵn, khóa miệng sấu bằng khúc mốp, cắt gân đuôi cho sấu không

Dựa trên nguyên nhân phát sinh chất thải, 26 giải pháp sản xuất sạch hơn được phân tích tính khả thi về mặt kinh tế, kỹ thuật và môi trường, để lựa chọn 12 giải pháp

- Trẻ biết cấu tạo của chiếc khăn mặt và trang trí được chiếc khăn mặt thật đẹp - Trẻ biết tính chất các nguyên vật liệu để tạo ra chiếc