• Không có kết quả nào được tìm thấy

Hóa 10 Bài 10: Quy tắc octet | Giải Hóa học 10 Kết nối tri thức

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Hóa 10 Bài 10: Quy tắc octet | Giải Hóa học 10 Kết nối tri thức"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 10. Quy tắc octet

A/ Câu hỏi mở đầu

Câu hỏi mở đầu trang 49 SGK Hóa học 10: Khi các nguyên tử kết hợp với nhau tạo thành phân tử theo một tỉ lệ xác định, yếu tố nào quyết định tỉ lệ số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử đó?

Trả lời:

Yếu tố quyết định đến tỉ lệ số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử đó là tỉ lệ số electron nhường, nhận hay góp chung của nguyên tử khi tham gia liên kết để hình thành phân tử.

B/ Câu hỏi giữa bài

I. Khái niệm liên kết hóa học

Câu hỏi 1 trang 49 SGK Hóa học 10: Khi nguyên tử fluorine nhận thêm 1 electron thì ion tạo thành có cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố nào?

Trả lời:

Cấu hình electron của nguyên tử fluorine là 1s22s22p5.

Khi nguyên tử fluorine nhận thêm 1 electron thì cấu hình electron là 1s22s22p6

⇒ Giống với khí hiếm Ne.

Câu hỏi 2 trang 49 SGK Hóa học 10: Để giảm năng lượng, các nguyên tử kết hợp lại thành phân tử theo xu hướng nào?

Trả lời:

Để giảm năng lượng, các nguyên tử kết hợp lại thành phân tử theo xu hướng đạt tới cấu hình electron bền vững của khí hiếm.

II. Quy tắc octet

Câu hỏi 3 trang 50 SGK Hóa học 10: Vận dụng quy tắc octet để giải thích sự hình thành liên kết trong các phân tử F2, CCl4 và NF3.

Trả lời:

- Sự hình thành liên kết trong phân tử F2

(2)

Khi hình thành liên kết hóa học trong phân tử F2, nguyên tử fluorine có 7 electron hóa trị, mỗi nguyên tử fluorine cần thêm 1 electron để đạt cấu hình electron bão hòa theo quy tắc octet nên mỗi nguyên tử fluorine góp chung 1 electron.

Phân tử Fe được biểu diễn

Xung quanh mỗi nguyên tử fluorine đều có 8 electron.

- Sự hình thành liên kết hóa học trong phân tử CCl4

Nguyên tử C có 4 electron hóa trị, nguyên tử Cl có 7 electron hóa trị. Mỗi nguyên tử Cl cần thêm 1 electron và nguyên tử C cần thêm 4 electron để đạt cấu hình electron bão hòa theo quy tắc octet.

Phân tử CCl4 được biểu diễn

Xung quanh mỗi nguyên tử C và Cl đều có 8 electron.

- Sự hình thành liên kết hóa học trong phân tử NF3

Nguyên tử N có 5 electron hóa trị, nguyên tử F có 7 electron hóa trị. Mỗi nguyên tử F cần thêm 1 electron và nguyên tử N cần thêm 3 electron để đạt cấu hình electron bão hòa theo quy tắc octet.

Phân tử NF3 được biểu diễn

Xung quanh mỗi nguyên tử N và F đều có 8 electron.

Câu hỏi 4 trang 50 SGK Hóa học 10: Phosphine là hợp chất hoá học giữa phosphorus với hydrogen, có công thức hóa học là PH3. Đây là chất khí không màu, có mùi tỏi, rất độc, không bền, tự cháy trong không khí ở nhiệt độ thường và tạo thành khối phát sáng bay lơ lửng. Phosphine sinh ra khi phân huỷ xác động, thực vật và thường xuất hiện trong thời tiết mưa phùn (hiện tượng “ma trơi”).

(3)

Vận dụng quy tắc octet để giải thích sự tạo thành liên kết hoá học trong phosphine.

Trả lời:

Sự hình thành liên kết hóa học trong phosphine:

Khi hình thành liên kết hóa học trong phân tử PH3, nguyên tử H có 1 electron hóa trị, nguyên tử P có 5 electron hóa trị. Mỗi nguyên tử H cần thêm 1 electron và nguyên tử P cần thêm 3 electron để đạt cấu hình electron bão hòa theo quy tắc octet.

Phân tử PH3 được biểu diễn như sau:

Xung quanh nguyên tử P có 8 electron.

Em có thể trang 50 SGK Hóa học 10: Vận dụng quy tắc octet để giải thích sự hình thành liên kết hóa học trong một số phân tử của các nguyên tử nguyên tố nhóm A.

Trả lời:

Ví dụ: Sự hình thành liên kết hóa học trong phân tử nitrogen (N2)

Khi hình thành liên kết hóa học trong phân tử N2, nguyên tử N có 5 electron hóa trị, mỗi nguyên tử N cần thêm 3 electron để đạt cấu hình electron bão hòa theo quy tắc octet nên mỗi nguyên tử N góp chung 3 electron

Phân tử N2 được biểu diễn

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử. - Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng.. - Các

Trong một chu kì, theo chiều tăng điện tích hạt nhân số electron lớp ngoài cùng tăng.. ⇒ Lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng tăng dẫn đến bán kính

- Lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện trái dấu trong phân tử (hay tinh thể) tạo ra liên kết ion. - Liên kết ion thường được hình thành giữa kim loại điển hình

Câu hỏi mở đầu trang 55 SGK Hóa học 10: Nguyên tử hydrogen và chlorine dễ dàng kết hợp để tạo thành phần tử hydrogen chloride (HCl), liên kết trong trường hợp này có

- Liên kết hydrogen được hình thành giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn) với một nguyên tử khác (có độ âm điện lớn) còn cặp electron

Nguyên tử trung hòa về điện: Số đơn vị điện tích dương của hạt nhân bằng số đơn vị điện tích âm của các electron trong nguyên tử. ⇒ Điện tích hạt nhân của nguyên tử

Ngược lại, nếu AO chứa đủ hai electron thì các electron đó gọi là electron ghép đôi (kí hiệu bởi hai mũi tên ngược chiều nhau ↑↓). Hình thành kiến thức mới 10 trang 30

Hình thành kiến thức mới 10 trang 39 SGK Hóa học 10: Quan sát hình 5.2, dựa vào cấu hình electron nguyên tử, hãy nhận xét mối quan hệ giữa số electron hóa trị của