• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Bình Khê II #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.botto

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Bình Khê II #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.botto"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 33

Ngày soạn:

Ngày dạy:

ÔN TẬP 2 BÀI HÁT: ĐI TỚI TRƯỜNG;

BÀI NĂM NGÓN TAY NGOAN

I/ MỤC TIÊU:

HS thuộc 2 bài hát đã học. Các em biết phân biệt 3 cách gõ đệm.

Biết hát kết hợp gõ đệm theo phách, đệm theo nhịp hoặc đệm theo tiết tấu lời ca.

II/ CHUẨN BỊ: Đàn Organ, nhạc cụ gõ.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1/ Hoạt động 1: (10p) Ôn tập bài Đi tới trường.

GV đệm đàn HS hát ôn lại bài hát 2 lần.

- HS hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp.

Từ nhà sàn xinh xắn đó . Chúng em đi tới trường nào.

x x x x x x x x

x x x x

- GV cho các nhóm lên trước lớp biểu diễn, kết hợp vận động phụ họa (như đã h/dẫn ở tiết 30).

2/ Hoạt động 2: (10p) Ôn tập bài Năm ngón tay ngoan.

- GV đệm đàn HS hát ôn lại bài hát 2 lần.

- GV cho HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp 2 và theo tiết tấu lời ca.

Xoè bàn tay đếm ngón tay. Một anh béo trông thật đến hay.

x x x x

x x x x x x x x x x x x x

- GV cho cả lớp tập biểu diễn bài hát theo hình thức đã hướng dẫn ở tiết 32.

+ Hát kết hợp nhún chân nhịp nhàng, dùng ngón trỏ tay phải chỉ vào từng ngón khi hát

- HS hát ôn.

- Hát gõ đệm theo phách, theo nhịp.

- HS biểu diễn trước lớp, kết hợp vận động phụ họa.

- HS hát ôn.

- Hát gõ đệm theo nhịp, theo tiết tấu lời ca.

- HS biểu diễn bài hát theo 1 trong 2 hình thức đã h/dẫn.

- HS lắng nghe bài hát.

- Vừa phải, nhẹ nhàng.

- Lòng hiếu thảo của Bống

(2)

đến nội dung ngón đó.

+ Mời mỗi nhóm 5 em tượng trưng cho 5 ngón tay. Khi hát nội dung ngón nào, em đóng vai ngón đó thể hiện động tác minh hoạ cho ngón của mình.

3/ Hoạt động 3: (10p) Nghe nhạc.

- GV đàn cho các em nghe bài Cái Bống ở trong phần nhạc tự chọn.

- Giai điệu bài hát như thế nào?

- Nội dung nói lên điều gì ?

- Để trở thành người con ngoan, hiếu thảo giống Cái Bống em cần phải làm gì ?

4/ Hoạt động 4: (5p)Dặn dò.

- Về nhà tập hát lại cho thuộc các bài hát đã học từ đầu năm cho đến nay để tiết sau kiểm tra.

đối với mẹ.

- Biết giúp đỡ mẹ vừa với sức của mình.

- HS lắng nghe vá ghi nhớ.

Rút kinh nghiệm sau tiết dạy

...

...

...

...

...

Ngày soạn:

Ngày dạy:

ÔN TẬP CÁC NỐT NHẠC, TẬP BIỂU DIỄN CÁC BÀI HÁT

I. YÊU CẦU :

- Tập biểu diễn một vài bài hát đã học.

-Biết tên nốt, hình nốt và vị trí các nốt nhạ trên khuông nhạc.

II. CHUẨN CỦA GIÁO VIÊN.

- Nhạc cụ quen dùng.

- Đàn và hát thuần thục các bài hát.

- Tranh vẽ khuông nhạc và các nốt nhạc.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh

(3)

Ôn tập các nốt nhạc(15p)

- Ôn tập qua trò chơi “ Khuông nhạc bàn tay” để HS nhớ vị trí nốt. GV hướng dẫn để HS tự tham gia, một em đọc tên nốt, em khác chỉ vị trí trên bàn tay.

- GV viết một số nốt nhạc trên khuông, HS tập đọc hoàn chỉnh tên từng nốt gồm cao độ ( vị trí nốt) và trường độ (hình nốt).

- HS tập kẻ khuông và viết một số nốt nhạc hoàn chỉnh, GV đọc chậm tên từng nốt. HS đọc lại tên các nốt đã chép.

GV đánh giá và cho điểm.

Tập biểu diễn các bài hát:(15p)

- GV chọn 3 bài hát vừa học: Chị Ong Nâu và em bé, Tiếng hát bẹn bè mình và bài hát địa phương đế các tổ, các nhóm lên trình bày.

- Từng tổ đứng tại chỗ trình bày và vận động phụ họa.- GV đánh giá, cho điểm.

- Từng nhóm lên đứng trước lớp trình bày bài hát và vận động phụ họa hoặc gõ đệm.

GV đánh giá, cho điểm.

* củng cố, dặn dò(5p)

HS ghi bài HS tham gia

HS thực hiện

HS ghi bài HS tham gia

HS trình bày

HS thực hiện

HS thực hiện theo nhạc

Rút kinh nghiệm sau tiết dạy

...

...

...

...

...

...

ÔN TẬP MỘT SỐ BÀI HÁT ĐÃ HỌC.

TRÒ CHƠI " CHIM BAY CÒ BAY"

I/ MỤC TIÊU: - HS thuộc lời ca và hát đúng giai điệu.

- Tập biếu diễn các bài hát kết hợp vận động phụ họa hoặc múa đơn giản.

- Nghe hát và thực hiện trò chơi.

II/ CHUẨN BỊ: Đàn Organ, nhạc cụ gõ.

Tập hát bài Chim bay cò bay.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1/ Hoạt động 1:(15p) Ôn tập các bài hát đã học.

(4)

- GV chọn 1 số bài hát khó trong 12 bài hát HS đã học trong năm để ôn tập.

- Cho HS hát đồng thanh lần lượt từng bài, GV đệm đàn.

- Cho 1 vài cá nhân HS hát, nhận xét cho điểm.

- Tổ chức cho 1 số tốp ca lên biểu diễn trước lớp.

2/ Hoạt động 2:(10p) Trò chơi âm nhạc."Chim bay cò bay".

- GV có thể hát hoặc mở băng bài Chim bay cò bay cho HS nghe và hướng dẫn trò chơi như sau:

HS đứng thành vòng tròn mỗi em cách nhau 1 sải tay (nếu ở ngoài sân, ở trong lớp thì đứng tại chỗ). GV đứng điều khiển và hát bài Chim bay cò bay.

Hát hết lần 1, GV sẽ hô to "Chim bay" hoặc "Cò bay", các em phải làm động tác vẫy 2 tay như đang bay. Khi GV hô "Nhà bay" thì các em phải đứng yên. Nếu các em thực hiện không đúng các động tác theo khẩu lệnh thì thua cuộc.

3/ Hoạt động 3: (10p)Củng cố, dặn dò.

- GV nhận xét dặn dò (thực hiện như các tiết trước).

- Dặn HS về nhà ôn lại các bài hát vừa tập.

- Ngồi trật tự lắng nghe.

- HS thực hiện theo hướng dẫn .

- Cả lớp gõ đệm hoặc vỗ tay theo các bạn đang biểu diễn.

- HS theo dõi, lắng nghe GV hướng dẫn trò chơi.

- HS tham gia trò chơi và cố gắng để thực hiện dúng theo khẩu lệnh của GV.

- HS lắng nghe.

- HS ghi nhớ.

Rút kinh nghiệm sau tiết dạy

...

...

...

...

...

Ngày soạn:

Ngày dạy:

ÔN TẬP 3 BÀI HÁT: EM YÊU HÒA BÌNH; BẠN ƠI LẮNG NGHE;

CHÚ VOI CON Ở BẢN ĐÔN

I/ MỤC TIÊU: Hs biết vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. Biết hát kết hợp vận động múa phụ hoạ. Tập biễu diễn bài hát.

II/ CHUẨN BỊ: Bảng phụ chép sẵn 3 bài hát, Đàn Organ.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

(5)

1/ Phần hoạt động:

* Hoạt động 1:(10p) Ôn tập bài hát : Em yêu hoà bình.

- Hướng dẫn HS hát với tốc độ vừa phải, tình cảm tha thiết, đằm thắm.

Từ câu 5,6 cần hát với sắc thái to hơn, khoẻ, sáng. Đến câu 7 hát nhẹ và dịu dàng để sang câu hát 8 chậm lại từ chỗ “ có đàn cò trắng...” và kết bài bằng chữ “ xa” cần ngân dài và vuốt nhẹ dần, tạo cảm giác lắng đọng. Có thể cho HS hát đuổi ở 4 câu đầu. Bè 2 vào sau bè 1 một phách rưỡi ( sau lần vạch nhịp đầu tiên) và câu hát thứ 4 khi hát bè 2 bỏ bớt 2 tiếng “rộn rã” chỉ hát 2 tiếng

“mái trường” để 2 bè chập vào nhau ở 2 tiếng

“lời ca”.

- GV gõ tiết tấu câu: Em yêu dòng sông 2 bên bờ xanh thắm rồi chỉ định 1 HS gõ lại tiết tấu trên và hỏi.

- Các em có nhận ra đó là tiết tấu của câu hát trong bài nào đã học?

- Ai là tác giả bài Em yêu hoà bình?

- GV đêm đàn, HS trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu.

* Hoạt động 2:(10p)

Ôn tập bài hát Bạn ơi lắng nghe.

- H/dẫn HS hát thể hiện sắc thái hồn nhiên, mạch lạc, âm thanh gọn gàng. Đặc biệt ngắt thật rõ ở những chỗ có dấu lặng đơn. Có thể cho HS hát với 3 tốc độ: lần 1: vừa phải, lần 2: chậm, lần 3: nhanh.

* Hoạt động 3:(10p) Ôn tập bài hát Chú voi con ở Bản Đôn

- GV đệm đàn HS trình bày bài hát kết hợp thể hiện động tác vận động

Ôn tập bài hát Chú voi con ở Bản Đôn.

- Cho HS trình bày bài hát theo cách hát lĩnh xướng và hát hòa giọng.( đã HD ở tiết trước).

Lời 1: HS lĩnh xướng: Chú voi con...ham chơi, vừa hát vừa gõ đệm theo phách. Phần tiếp theo cả lớp cùng hòa giọng , vừa hát vừa gõ đệm với 2 âm sắc. Lời 2 tương tự.

Trong khi trình bày bài hát, HS vừa hát vừa gõ

- HS lắng nghe và thực hiện cho đúng.

- HS chú ý và gõ lại.

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- HS thực hiện.

- HS lắng nghe và thực hiện.

- HS thực hiện.

- HS thực hiện theo h/dẫn của GV.

- HS thực hiện.

- HS thực hiện.

- HS thực hiện.

- HS lắng nghe và thực hiện.

(6)

đệm bằng 2 âm sắc.

+ HS trình bày bài hát theo cách hát lĩnh xướng, hát hòa giọng và kết hợp vận động theo nhạc.

2/ Phần kết thúc:(5p) Cho HS hát và vận động phụ hoạ 1 trong 2 bài hát đã ôn tập. - GV nhận xét tiết học - Xem trước bài hát “ Trên ngựa ta phi nhanh”.

Rút kinh nghiệm sau tiết dạy

...

...

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

-Đọc tên nốt nhưng có thể không thuộc hết các tên nốt trong bài.Hoặc có thể không đọc đúng cao độ của nốt nhạc. -Có thể đọc được tên nốt nhưng có thể

-Đọc tên nốt nhưng có thể không thuộc hết các tên nốt trong bài.Hoặc có thể không đọc đúng cao độ của nốt nhạc.. -Có thể đọc được tên nốt nhưng có thể gõ không

* GV hướng dấn học sinh nhập nốt nhạc vào khuôn nhạc, sau đó nhập lời bài hát cho bản nhạc.. - HS

Mở tệp chubodoi.mscz đã chép ở phần thực hành, nối thêm 4 ô nhịp, thêm các nốt nhạc và ghi lời bài hát theo mẫu sau, lưu bản nhạc vào thư mục

Tạo Số chỉ nhịp và Số lượng ô nhịp, rồi nhấn Tiếp theo - Để nhập nốt nhạc vào khuông nhạc..

Lần lượt nháy vào dòng kẻ thích hợp để nhập nốt nhạc đến khi hoàn thành bản nhạc, nhấn phím ESC để kết thúc qúa trình nhập nốt nhạc.. Nhấn chọn

- Nhập số lượng ô nhịp muốn chèn (2) vào rồi nhấn Đồng ý Để nhập nốt nhạc vào khuông nhạc, em làm theo hướng dẫn sau:... Nhấn chọn trường độ nốt

Chú Gà Trống mới gáy, ông Mặt Trời mới dậy.. Mà trên những cành hoa em đã thấy