• Không có kết quả nào được tìm thấy

1 -Yêu cầu cơ bản của sơ đồ mạch thứ cấp

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "1 -Yêu cầu cơ bản của sơ đồ mạch thứ cấp"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

CHƯƠNG 13 :

ĐO LƯỜNG , TÍN HIỆU , KIỂM TRA , ĐIỀU KHIỂN TRONG NHÀ MÁY ĐIỆN VÀ TRẠM BIẾN ÁP

13-1. KHÁI NIỆM .

Trong nhà máy điện và trạm biến áp bên cạnh sơ đồ nối điện chính đã nghiên cứu trong chương 10 ( sơ đồ nhất thứ ) còn có sơ đồ để đo lường , kiểm tra , báo tín hiệu và điều khiển các mạch điện phục vụ cho việc vận hành của NMĐ và TBA , phần này thường nối sau máy biến dòng (BI) và máy biến điện áp (BU) nên còn gọi là mạch thứ cấp . Phần này tuy tiêu thụ lượng điện năng rất nhỏ nhưng đóng góp rất quan trọng đảm bảo an toàn, tin cậy trong vận hành Trong mạch nhị thứ còn có phần bảo vệ rơle và tự động hóa sẽ nghiên cứu riêng trong môn học khác trong chương này không trình bày .

1 -Yêu cầu cơ bản của sơ đồ mạch thứ cấp :

- Sơ đồ phải rõ ràng , đơn giản cho phép phát hiện nhanh tình trạng làm việc của mạng điện khi bình thường cũng như khi sự cố .

- Báo hiệu, tác động chính xác, nhanh chóng không để xảy ra hậu quả nghiêm trọng dẫn đến xử lý sai trong vận hành .

So với mạch sơ cấp mạch thứ cấp phức tạp hơn nhiều vì những lý do sau đây:

-Luôn luôn được nghiên cứu cải tiến không những về thiết bị màcảvềnguyên ly, trong khi hiện nay ở ta có cả các NMĐ và TBA đã xây dựng từ hơn 40 năm về trước và các NMĐ , TBA mới xây dựng và sẽ xây dựng cho nên mạch nhị thứ khác nhau cũng rất xa .

-Ký hiệu giữa các nước cũng không hoàn toàn giống nhau . Vì vậy yêu cầu các nhân viên thiết kế cũng như vận hành phải theo dõi để tiếp thu và sử dụng vào công việc của mình , ở đây trình bày các theo ký hiệu của Việt nam , trong khi trong thực tế hiện nay các NMĐ và TBA của ta lại do nhiều nước thiết kế , xây lắp và vận hành theo thể thức BOT ( đầu tư , xây dựng ,vận hành và quản lý một thời gian rồ mới bàn giao cho ta ) trong thời gian này tất cả ký hiệu vẫn giữ nguyên chưa chuyển sang ký hiệu của Việt nam .

-Mức độ tự động hóa ngày càng cao , thiết bị điều khiển ngày càng nhỏ, càng hiện đại ,việc điều khiển càng tập trung và thực hiện từ xa ( không có dây nối) Vì vậy đòi hỏi khi nghiên cứu vấn dề này phải thường xuyên theo dõi bổ sung trong chương này chỉ trình bày các khái niệm cơ bản làm cơ sở khi nghiên cứu.

Có ba hình thức điều khiển : trực tiếp , đứng cách và từ xa .

- Điều khiển trực tiếp : khi cần điều khiển người điều khiển phải đến tận nơi đặt thiết bị dùng tay thông qua bộ truyền động để đóng cắt thiết bị .

(2)

- Điều khiển đứng cách : khi điều khiển người điều khiển có thể đứng cách xa thiết bị cần điều khiển hàng chục , hàng trăm mét , dùng tay ấn nút điều khiển hay khóa điều khiển truyền tín hiệu , mệnh lệnh đóng , cắt thông qua mạch điều khiển đến cuộn dây đóng , cắt để đóng , cắt thiết bị .

- Điều khiển từ xa : khi điều khiển từ xa người điều khiển có thể đứng xa hàng chục thậm chí hàng trăm km thông qua hệ thống điều khiển đặc biệt không cần dây ( vô tuyến ) hay qua hệ thống điện cao áp ( tải ba ) truyền tín hiệu điều khiển đến điều khiển thiết bị .

2- Cách vẽ sơ đồ mạch điều khiển . có ba cách vẽ :

- Sơ đồ nguyên lý . Trong sơ đồ nguyên lý các thiết bị cũng như sự liên lạc giữa chúng được trình bày tương ứng theo nguyên lý làm việc . Vẽ theo dạng này được sử dụng cho một bộ phận cụ thể vì rất phức tạp ,ví dụ trên hình 13-1 vẽ sơ đồ nguyên lý cung cấp dòng thao tác cho máy cắt điện .

6-10 kV

a) b)

Hình 13-1. Sơ đồ cung cấp dòng thao tác cho bảo vệ rơle của máy cắt điện 1- bằng máy biến dòng ; b) bằng máy biến điện áp

- Sơ đồ khai triển : trong sơ đồ này không trình bày theo thiết bị mà theo mạch đi của dòng điện , một thiết bị có thể vẽ thành nhiều mạch ở nhiều dòng khác nhau , ví dụ trên hình 13-2a vẽ sơ đồ nguyên lý, trên hình 13-3b vẽ sơ đồ dưới khai triển .

- Sơ đồ lắp máy : sơ độ dạng này chủ yếu phục vụ khi lắp máy và kiểm tra mạch điện khi cần , ví dụ cũng mạch trên nhưng vẽ dưới dạng sơ đồ lắp máy , các thiết bị ký hiệu theo qui ước , các dây liên lạc giữa chúng đánh dấu ở hai đầu đi và đến ngược nhau ( đầu này ghi vị trí của đầu kia ) .

(3)

W VAR W Wh VARh

Hình 13-2 Sơ đồ mạch đo lường của mạch máy phát điện dạng nguyên lý BIa Aa W VAR W Wh

BIb Ab Wh

BIc Ac W VAR W Wh

Hình 13-3 .Sơ đồ mạch trên hình 13-2 vẽ dưới dạng khai triển (mạch dòng)

A B C D E F G H 12 12 12 1234567 1234567 1234567 1234567 12345678

Hình 13-3 .Sơ đồ mạch trên hình 13-2 vẽ dưới dạng sơ đồ lắp máy . 3- Khoá điều khiển ( KĐK ).

Để đóng cắt mạch điện dùng máy cắt điện , để điều khiển đóng cắt máy cắt điện dùng khóa điều khiển .Khóa điều khiển có nhiều loại : - chỉ có hai vị trí đóng ( Đ ) và cắt ( C ) ;

- có ba vị trí Đ , C , và vị trí trung gian ( O ) KĐK

(4)

- hoàn chỉnh nhất có 6 vị trí : C1 CC C Đ ĐC Đ1

ĐC : Chuẩn bị đóng ; 1

Đ1 : Đóng ; 2

Đ : Đã đóng : 3

CC : Chuẩn bị cắt ; 4

C1 : Cắt 5

C : Đã cắt 6

Trèn sơ đồ KĐK được ký hiệu theo 7

cột là các vị trí , theo hàng là các mạch . 8

Dưới các hàng tương ứng với các cột 9

nếu có chấm là ở vị trí đó mạch này 10

Hình 13-4.Sơ đồ ký hiệu KĐK 11

đóng , không có dấu chấm là cắt . Trên 12

hình 13-4 vẽ sơ đồ biểu diễn ký hiệu của 13

KĐK có 6 vị trí và 14 mạch .

Hình 13-4.Sơ đồ ký hiệu KĐK 4- Các ký hiệu trên sơ dồ mạch nhị thứ thường gặp theo qui định của VN

Cuộn dây của Rơle _____ ______

Tiếp điểm thường mở, đóng ,

mở ngay ( không có thời gian ) Tiếp điểm thường đóng ,

đóng , mở ngay

Tiếp điểm thường mở,

đóng , mở có thời gian

Tiếp điểm thường đóng, đóng ngay , mở có thời gian

Tiếp điểm thường đóng , đóng có thời gian , mở ngay

Tiếp điểm thường mở , đóng có thời gian , mở ngay

Nút ấn thường mở , ấn thì đóng

thả tay mở ngay

Nút ấn thường đóng , ấn thì mở

thả tay thì đóng lại ngay

13-2 . KIỂM TRA .

(5)

Trong NMĐ và TBA cần phải kiểm tra nhiều thông số khi vận hành , ví dụ : điện áp , áp suất , nhiệt độ… nhưng ở đây chỉ khảo sát các biện pháp kiểm tra cách điện của mạng điện một chiều và xoay chiều . Có nhiều phương pháp kiểm tra cách điện , tùy tính chất , tầm quan trọng và yêu cầu mà áp dụng phương pháp nào cho thích hợp .

A . Kiểm tra cách điện mạng điện một chiều .

Theo qui trình vận hành NMĐ và TBA điện trở cách điện của mạng điện một chiều khi đo bằng mêgôm mét 1000-2500 V không được nhơ hơn 1M đối với từng mạch và 0,3M đối với toàn bộ hệ thống một chiều .Bởi vì khi cách điện giảm có thể gây tác động nhầm hoặc không tác động các bảo vệ rơle , tự động hoá và điều khiển … do đó các bộ phận cách điện giảm phải được phát hiện và khắc phục ngay . Để thực hiện kiểm tra cách điện mạng một chiều có thể dùng 1 , 2 vôn kế hay sơ đồ cầu .

1-Phương pháp dùng 1 vôn kế .

Trên hình 13-5a vẽ sơ đồ kiểm tra cách điện mạch một chiều bằng 1 vôn kế

Hình 13-5. Sơ đồ kiểm tra cách điện mạch một chiều a) bằng một vôn kế ; b) bằng hai vôn kế .

Trong sơ đồ này dùng dao đổi nối để kiểm tra :

- Đóng vào vị trí 1 hoặc 2 vôn kế đều chỉ 0 tức cách điện mạng điện tốt , - Đóng vào 1 vôn kế chỉ U , đóng vào 2 chỉ 0 , cực 2 ( + ) chạm đất trực tiếp - Đóng vào 1 vôn kế chỉ 0 , đóng vào 2 chỉ U , cực 1 ( - ) chạm đất trực tiếp - Đóng vào 1 vôn kế chỉ 0<U1<U/2, đóng vào 2 vôn kế chỉ U/2<U2<U cách điện cực 1 giảm hay là chạm đất qua điện trở , và ngược lại khi đóng vào 2 , 1 . Phương pháp này đơn giản ít thiết bị nhưng phức tạp khi kiểm tra chỉ phát hiện khi tiến hành kiểm tra , cho nên chỉ sử dụng ở xí nghiệp không quan trọng.

2-Phương pháp dùng hai vôn kế .

(6)

Phương pháp này trình bày trên hình 13-5b . Nhìn trực tiếp vào các trị số vôn kế để xác định trạng thái cách điện của mạng điện :

Bình thường nếu cách điện tốt V+ = V- = U/2 , còn các trạng thái khác tương tự như trong phương pháp 1 vôn kế .

Cả hai phương pháp này đều có khuyết điểm chỉ định tính không định lượng tức là không biết trị số điện trở cách điện ( R ) của các cực để so sánh với chuẩn cho phép và không phát tín hiệu khi cách điện không đạt yêu cầu . 3-Phương pháp dùng sơ đồ cầu .

Có hai dạng sơ đồ cầu ở đây chỉ giới thiệu sơ đồ hiện nay đang sử dụng trong NMĐ và TBA . Sơ đồ vẽ trên hình 13-6

Trong đó :

R1 = R2 = R = 1k N1 R1 R2 N2 R+, R- là điện trở cách điện các cực

RTH : rơle tín hiệu Nối tiếp với RTH là đồng hồ Ampe

Nhưng ghi trị số điện trở R thay trị R0 N3 số dòng I . R+ R -

RG : rơle trung gian để chuyển tín hiệu .

Bình thường điện trở cách điện tốt RTH RG

R+ ≈ R-≈ Rbt = 100 ÷ 200 k R = 50

R R

R

R ÷ 100 k Trường hợp này cầu cân bằng không có dòng chạy qua RTH , tiếp điểm của

nó mở rơle trung gian RG không có điện Hình 13-6 .Sơ đồ kiểm tra cách điện mạch tín hiệu không làm việc Nếu cách điện của một cực nào giảm R+ ≠ R - cầu mất cân bằng sẽ có dòng chạy qua RTH , tiếp điểm của nó đóng , rơle RG có điện , mạch tín hiệu làm việc đi báo tín hiệu ” cách điện giảm ”.

Đóng nút N3 để nối tắt RTH và lần lượt ấn nút N1, N2 sẽ đọc được dòng qua Ampe kế có trị tương ứng là Id+ ( hình 13-7a), - (hình 13-7b )và suy ra R+ , R- :

Id+ = ( )( )

0

R R R R R

R

UR Id- = ( )( )

0

R R R R R

R

UR

R+ =

d

d d

I

I I R R

U ( 0 )( )

R- =

d

d d

I

I I R R

U ( 0 )( )

(7)

R2 R1

R0 R0

R+ R - R+ R -

a) b)

Hình 13-7.Sơ đồ cầu kiểm tra cách điện a)khi ấn nút N3 và N; b) khi ấn nút N3 và N2

B – Kiểm tra cách điện mạng xoay chiều .

Trong các mạng điện xoay chiều trung tính trực tiếp nối đất khi một pha chạm đất là ngắn mạch một pha bảo vệ rơle tác động cắt mạch nên không cần đặt bộ phận kiểm tra cách điện. Còn trong mạng trung tính không nối đất khi một pha chạm đất hay cách điện giảm vẫn cho phép làm việc một thời gian , do đó cần kiểm tra để phát hiện xử lý khắc phục kịp thời đảm bảo cung cấp điện liên tục .

1- Đối với mạng điện áp đến 500 V .

Có thể dùng 1 hoặc 3 vôn kế theo sơ đồ 13-8 a,b .

A ______________ _______________

B ______________ _______________

C ______________ _______________

Hình 13-8 . Sơ đồ kiểm tra cách điện mạng điện xoay chiều Uđm< 500 V a) bằng một vôn kế ; b) bằng ba vôn kế .

Khi cách điện ba pha bằng nhau trị số điện áp ba pha trên các vôn kế bằng nhau và bằng điện áp pha UA = UB = UC = Upha

(8)

Khi có một pha nào đó cách điện giảm , trị số vôn kế của pha đó sẽ giảm còn trị số vôn kế các pha kia sẽ tăng lên . Mức độ tăng , giảm càng lớn chứng tỏ cách điện giảm càng nhiều . Khi chạm đất trực tiếp điện áp pha đó bằng 0 các pha kia tăng lên đến Ud = 3Upha .

2- Đối với mạng điện áp cao hơn 500 V.

Trong các mạng điện áp cao để đảm bảo an toàn không thể thực hiện trực tiếp mà phải qua tổ 3 máy biến điện áp một pha ( hình 13-9a ) hay máy biến áp ba pha 5 trụ ( hình 13-9b ) , nối Y0/Y0/ . Cuộn thứ cấp Y0 được sử dụng 1 hay 3 vôn kế như khi U < 500 V , còn cuộn thứ cấp thứ 2 nối tam giác hở ( )nối với rơle tín hiệu . Bình thường khi cách điện tốt điện áp ba pha đối xứng trên cuộn tam giác hở điện áp U0 = 0 , khi cách điện một pha bị giảm điện áp ba pha đối với đất không đối xứng , trên cuộn tam giác hở U = 3U0 rơle tín hiệu tác động báo tín hiệu . Cần chú ý các cuộn thứ cấp của BU chỉ phản ả nh trạng thái mạng sơ cấp khi trung tính của BU cả sơ và thứ đều phải nối đất

a) b)

Hình 13-9 . Sơ đồ kiểm tra cách điện mạng điện xoay chiều U > 500 V a) dùng tổ 3 máy biến điện áp một pha ; b) dùng máy biến điện áp ba

pha

13-3. TÍN HIỆU TRONG NHÀ MÁY ĐIỆN VÀ TRẠM BIẾN ÁP.

Để thuận tiện trong vận hành cần có các tín hiệu sau đây :

- Tín hiệu chỉ vị trí : để chỉ trạng thái đóng , cắt của các thiết bị như dao cách ly , máy cắt điện và vị trí nấc đầu phân áp của máy biến áp dưới tải . Ngoài ra cũng cần chỉ trạng thái làm việc của bảo vệ rơle tự động hóa …

- Tín hiệu sự cố : chỉ trạng thái làm việc sự cố của các mạch điện , thiết bị .

(9)

- Tín hiệu báo trước : chỉ trạng thái làm việc không bình thường của các thiết bị và mạch điện , giúp cho nhân viên vận hành có thời gian khắc phục không dẫn đến sự cố .

- Tín hiệu chỉ huy : dùng để truyên đạt mệnh lệnh điều khiển và liên lạc giữa các bộ phận liên quan nhiều trong vận hành .

Tùy thuộc vào yêu cầu có thể sử dụng các hình thức : chỉ số , ánh sáng , âm thanh ( chuông , còi …) và các hình thức thích hợp khác

1- Tín hiệu chỉ vị trí .

Để chỉ vị trí của thiết bị nào đó mạch tín hiệu dử dụng các tiếp điểm phụ của nó , các tiếp điểm phụ tương ứng với trạng thái của thiết bị bằng cơ qua bộ phận truyền động , không liên quan với mạch chính bằng điện ( dao cách ly ) , hoặc qua các tiếp điểm của khoá điều khiển ( máy cắt điện ) .

Đối với dao cách ly dùng thiết bị gọi là cái chỉ vị trí ( hình 13-10 ) . Phụ thuộc vào vị trí dao cách ly kim chỉ của cái chỉ vị trí nằm đứng ( dao cách ly ở vị trí đóng ) , nằm ngang ( dao cách ly ở vị trí cắt ) bằng cách đổi chiều dòng điện đưa vào nam châm điện , khi không có nguồn điện một chiều kim nằm nghiêng 450 có nghĩa dao cách ly không tham gia vận hành , người vận hành không được thao tác .

1 2 1 2 1 2

1 2 1 2 1 2

`

a) b) c) Hình 13-10. Sơ đồ nối điện cái chỉ vị trí của dao cách ly .

a) ký hiệu ; b) đối với sơ đồ 1 thanh góp ; c) đối với sơ đồ 2 thanh góp.

Để chỉ vị trí của máy cắt điện sử dụng đèn tín hiệu nối với với các tiếp điểm của KĐK bố trí hai bên tay quay của KĐK (hỉnh-11)

Ký hiệu Vị trí KĐK Vị trí tay Đèn Đèn

(10)

quay KĐK Đỏ Xanh

C Đã cắt x

Đc Chuẩn bị đóng x

Đ1 Đóng x

Đ Đã đóng x

Cc Chuẩn bị cắt x

C1 Cắt x

Ghi chú : x : đèn sáng

Để chỉ vị trí đầu phân thế của MBA sử dụng cái đồng bộ kế (xen xin) 2 - Tín hiệu sự cố .

Trong NMĐ và TBA tín hiệu sự cố sử dụng đồng thời ánh sáng chỉ riêng cho từng mạch và âm thanh ( còi ) chung cho cả nhà máy .

Đối với máy cắt điện tín hiệu chỉ vị trí dựa trên nguyên tắc tương ứng còn tín hiệu sự cố dựa trên nguyên tắc không tương ứng giữa KĐK và máy cắt điện : nếu máy cắt và KĐK trùng nhau tức do người điều khiển nếu máy cắt và KĐK không trùng nhau tức máy cắt tự động tác động không do người điều khiển nghĩa là có sự cố .

Để phân biệt tín hiệu ánh sáng bình thường với sự cố có thể sử dụng thêm đèn màu da cam , đèn này sáng khi có sự cố hoặc dùng chung đèn chỉ vị trí với ánh sáng không liên tục ( nhấp nháy ) để chỉ có sự cố nghĩa là :

Nếu đèn xanh sáng liên tục tức là máy cắt đã cắt do người điều khiển Nếu đèn xanh sáng nhấp nháy tức là máy cắt đã tự động cắt do có sự cố Nếu đèn đỏ sáng liên tục tức là máy cắt đã đóng do người điều khiển Nếu đèn đỏ sáng nhấp nháy tức là máy cắt đã tự động đóng do có sự cố Khi còi kêu báo hiệu trong nhà máy có sự cố ở một mạch nào đó , để biết mạch nào sự cố phải xem tín hiệu ánh sáng .

Phụ thuộc vào yêu cầu sơ đồ tín hiệu sự cố thực hiện theo 3 dạng : a) Khử âm thanh riêng : nếu có ít máy cắt sau khi nhận biết có sự cốchỉ cần chuyển KĐK về vị trí tương ứng với máy cắt sẽ làm mất đồng thời tín hiệu âm thanh và ánh sáng sự cố , sơ đồ thực hiện cho trên hỉnh 13-12.

+

(11)

_ TGS

R C1CcC ĐĐcĐ1 C1CcC ĐĐcĐ1 MC1

3 13

MC2

3 13

- - -

Hình 13-12. Sơ đồ tín hiệu sự cố khử tín hiệu âm thanh riêng b) Khử tín hiệu âm thanh tập trung không lặp lại .

Để khử tín hiệu âm thanh sử dụng một nút ấn chung , không chuyển KĐK về vị trí tương ứng với máy cắt do đó vẫn còn tín hiệu ánh sáng . Nhược điểm của sơ đồ này là trong khi chưa đưa về vị trí tương ứng của mạch sự cố nếu xảy ra sự cố mạch khác sẽ không có tín hiệu . Do đó sơ đồ chỉ sử dụng trong TBA có ít mạch .Hình 13 -13 trình bày sơ đồ loại này .

+ _

C1CcC ĐĐcĐ1 C1CcC ĐĐcĐ1 1RG CO

NK RG

Hình 13-13. Sơ đồ tín hiệu sự cố khử âm thanh tập trung không lặp lạ c) .Khử tín hiệu àm thanh tập trung có lặp lại .

Trong sơ đồ này sử dụng rơle phân cực ( RPC ) ( hình 13-14a ) hoặc bộ tín hiệu xung RTX có khuyếch đại dòng bẳng tiristo (hình 13-14b ) dùng tín hiệu xung điều khiển đóng mạch tín hiệu sự cố .

RPC

(12)

N S BT

4 3

ĐK1 ĐK2

1 1 2

2 R NK

a) b)

Hình 13-14. Nguyên lý làm việc của RPC (a) và RTX (b)

Trong RPC có hai cuộn dây 1 và 2 tạo thành nam châm điện 3, một nam châm vĩnh cửu NS , khi có dòng vào cuộn 1 nam chàm vĩnh cửu hút nam châm điện mở tiếp điểm RPC , khi có dòng vào cuộn 2 ngược lại làm mở tiếp điểm RPC . Dòng điện được tạo nên bởi quá trình quá độ của biến điện áp BU .

Trong RTX đèn kích 1 (ĐK1) và đèn kích 2 (ĐK2) mở mạch cho dòng điện qua cuộn 1 hoặc 2 để đóng mở mạch tín hiệu .

Trên hình 13-15 vẽ sơ đồ tín hiệu âm thanh sự cố khử tín hiệu tập trung có lập lại sử dụng RPC .

R C1CCC DDCD1 C1CCC DDCD1 MC1 RTX

NT

RG NK RPC

Chuông RG

Hình 13-15. Sơ đồ tín hiệu sự cố khử âm thanh tập trung có lặp lại

3. Tín hiệu báo trước .

(13)

Nguyên lý thực hiện tín hiệu báo trước tương tự như trong tín hiệu sự cố, thay mạch KĐK bằng tiếp điểm của rơle trung gian RG , thay điện trơ Rû bằng đèn báo tín hiệu cần báo trước . Tín hiệu báo trước gồm các hiện tượng không bình thường như nhiệt độ cao , điện trở cách điện giảm , áp suất , mực nước không đạt chuẩn … chỉ cần biết để có biện pháp xử lý kịp thời không phải cắt điện . Ttên sơ đồ 13-16 vẽ sơ đồ tín hiệu báo trước khử âm thanh tập trung có lặp

RG-1 Đ-1

RG-2 Đ-2

RPC

NT RTX

NK

RPC RG

RG chuông

Hình 13-16.Sơ đồ tín hiệu báo trước khử âm thanh tập trung có lặp lại

4 -Tín hiệu chỉ huy .

Tín hiệu chỉ huy dùng để truyền các lệnh chính thường sử dụng trong khi điều hành giữa phòng điều khiển trung tâm với các gian máy cũng như giữa các gian máy với nhau . Yêu cầu của tín hiệu chỉ huy là :

- Chính xác

- Rõ ràng , người ra lệnh phải biết người nhận lệnh đã nhận được lệnh - Cần phải lưu , người ra lệnh cũng như người nhận lệnh phải đảm bảo

lệnh chính xác .

Để thực hiện được các yêu cầu trên trong nhà máy điện cũng như trạm biến áp ngoài các phương tiện thông thường như điện thoại , lệnh trực tiếp … thường sử dụng bảng điều khiển đã có sẳn , trong đó những lệnh thường sử dụng như :

(14)

đóng , cắt máy phát điện , tăng , giảm công suất , …

Trên hình 13-17 vẻ sơ đồ nguyên lý của tín hiệu chỉ huy .

Phòng điều khiển

trung tâm Gian máy

NK1 Khử tín hiệu từ phòng ĐKtrung tâm

NK2 Khử tín hiệu từ gian máy

N1

Còi Mệnh lệnh “ chú ý “ từ phòng trung tâm

Đ1

Đ2

Đ3 K2 Mệnh lệnh “chú ý “ từ gian máy

RG 1RG

2RG Đ4

N2

Tin hiệu “ X “ từ phòng Đ6 trung tâm

Đ5

Đ7 N4 Tín hiệu “Y” từ gian máy

Đ8

13-4. SƠ ĐỒ ĐIỀU KHIỂN VÀ TÍN HIỆU CỦA MÁY CẮT ĐIỆN

Tuỳ trường hợp cụ thể và đặc điểm riêng của từng loại máy cắt mà sử dụng sơ đồ điều khiển và tín hiệu máy cắt khác nhau . Các dạng sơ đồ chủ yếu :

1.Sơ đồ điều khiển và tín hiệu máy cắt có kiểm tra mạch điều khiển bằng ánh sáng .( Hình 13 – 18 )

C1CCC ĐĐcĐ1 ĐC R MC CĐ

(15)

RTĐ

ĐĐ R MC CC

RBV

MC đến tín hiệu sự cố

Hình 13-18

2- Sơ đồ điều khiển và tín hiệu máy cắt kiểm tra mạch điều khiển bằng âm thanh

(hình 13-19 )

RGđ R MC CĐ

C1CcC ĐĐcĐ1

RTĐ

RG C R MC CC

RBV

RGC ĐĐ R

RG đ ĐC R

RG đ đến tín hiệu sự cố

Đến tín hiệu báo trước RG đ RG C

Hình 13-19

3 - Sơ đồ điều khiển và tín hiệu máy cắt không khí ( hình 13-20 )

RBV RG

(16)

1RG

C1 C C C Đ Đ C Đ1 CđA CđB CđC

2RG 1 MCA MCB MCC

RTĐ

R ĐC

1RG2

R ĐĐ

MCA

CCA CCB CCC MCB

3RG 1 MCC

RP RG 2

MCA

MCB

MCC

2RG 2 R ĐP MCA MCA

MVB MCB R MCC MCC

Hình 13- 20 Sơ đồ điều khiển máy cắt không khí

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Caên cöù vaøo phöông phaùp daäp taét hoà quang phaân loaïi maùy caét ñieän : a) Maùy caét nhieàu daàu.. Trong ñoù daàu laøm nhieäm vuï daäp taét hoà quang vaø

_ Hoïc sinh mang kim, keùo,chæ, vaø caùc chi tieát voû goái ñaõ caét.. Chuùc caùc em chaêm ngoan –

a) Qua moät ñieåm ôû ngoaøi moät ñöôøng thaúng chæ coù moät ñöôøng thaúng song song vôùi ñöôøng thaúng ñoù. b) Neáu moät ñöôøng thaúng caét hai ñöôøng thaúng taïo

2 Tính toaùn toån thaát coâng suaát, toån thaát naêng löôïng trong maùy bieán aùp.. 3 Tính toaùn ngaén maïch.Löïa choïn maùy caét, dao

2 Tính toaùn toån thaát coâng suaát, toån thaát naêng löôïng trong maùy bieán aùp.. 3 Tính toaùn ngaén maïch.Löïa choïn maùy caét, dao

b) Neáu chæ coù 6 boùng ñeøn thì phaûi maéc chuùng nhö theá naøo ñeå caùc boùng saùng bình thöôøng. Trong caùc caùch maéc ñoù caùch naøo lôïi hôn. Ngöôøi ta maéc

_ Hoïc sinh mang kim, keùo,chæ, vaø caùc chi tieát voû goái ñaõ caét.. Chuùc caùc em chaêm ngoan –

3) Chuùng toâi nghó laø caùc baïn seõ ñoàng yù raèng: neáu moät baøi toaùn ñaõ chuaån hoùa (töùc laø BÑT coù ñieàu kieän) thì noù seõ &#34;gôïi yù&#34; cho chuùng