• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
20
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 10

Ngày soạn :5/11/2020

Ngày giảng: 10/11/2020: 2A; 12/11/2020:2B

Bài 5: GẤP THUYÊN PHẲNG ĐÁY CÓ MUI (Tiết 2)

I.MỤC TIÊU 1. Mục tiêu chung

* Kiến thức : Học sinh gấp được thuyền phẳng đáy có mui.

* Kĩ năng:học sinh biết cách vận dụng gấp thuyền phẳng đáy không mui để gấp thuyền phẳng đáy có mui.

* Thái độ: HS nghiêm túc thực hiện thích thú khi gấp hình

2. Mục tiêu riêng: hoc sinh Nguyễn Văn Dũng, Chu tiến Chức

Biết được cấu tạo của thuyền phẳng đáy có mui. Gấp được mui thuyền, thân và mũi thuyền.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Mẫu thuyền phẳng đáy có mui.Mẫu thuyền phẳng đáy không mui của bài 4 - Quy trình gấp thuyền phẳng đáy có mui.

- Giấy thủ công hoặc giấy màu, giấy nháp tương đương khổ A4 để hướng dẫn học sinh gấp.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HS Dũng, Chức 1. Kiểm tra

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài: Gấp thuyền phẳng đáy có mui (tiết 2)

b. Hướng dẫn các hoạt động* Hoạt động 1: quan sát nhận xét

- thuyền phẳng đáy có mui gồm mấy phần?

- GV yêu cầu học sinh nêu lại các bước gấp thuyền phẳng đáy có mui

- Để đồ dùng lên mặt bàn.

- Lắng nghe

- Quan sát

- 3 phần: mui thuyền, thân, mũi thuyền

- 3 bước: + bước 1: Gấp tạo mui thuyền.

+ Bước 2: Gấp tạo thân và mũi thuyền.

+ Bước 3 Tạo thuyền phẳng đáy có mui

- Để đồ dùng lên mặt bàn.

- Theo dõi

- Quan sát.

- Theo dõi - Lắng nghe

* Hoạt động 2: học sinh thực hành gấp thuyền phẳng đáy có mui.

- Tổ chức cho học sinh gấp thuyền phẳng đáy có mui theo nhóm

- Gợi ý học sinh trình bày sản phẩm và chọn ra những sản phẩm đẹp để tuyên dương nhằm khích lệ học sinh.

- HS gấp theo quy trình - HS thực hành theo nhóm.

- Đại diện nhóm lên trình bày

- Thực hành gấp

- Thực hành cùng các bạn theo nhóm

- Theo dõi

(2)

- Theo dõi nhắc nhở từng tổ- Đánh giá sản phẩm của học sinh.

- Nhận xét tuyên dương đội thắng cuộc

- Lắng nghe.

- Theo dõi

- Theo dõi - Theo dõi

3. Nhận xét - dặn dò.

- Nhận xét về tinh thần, thái độ, kết quả học tập của học sinh

- Dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau:

Cả lớp tập chung theo dõi

chú ý lắng nghe - Lắng nghe nhận xét và chuẩn bị cho giờ học sau.

Hoạt động ngoài giờ lên lớp 2

CHÚC MỪNG NGÀY HỘI CỦA CÁC THẦY, CÔ GIÁO I/ Mục tiêu :

* Kiến thức : - Giáo dục sự kính trọng, lòng biết ơn của HS đối với công lao to lớn của thầy, cô giáo.

* Kĩ năng: - Rèn cho HS các kĩ năng: tự nhận thức, xác định mục tiêu, bày tỏ, chia sẻ, hợp tác.

* Thái độ: HS nghiêm túc thực hiện thích thú khi học bài.

II. Chuẩn bị :

- HS chuẩn bị các bài viết chúc mừng thầy, cô giáo.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :

Hoạt động GV Hoạt động HS

Tu n 10ầ

(3)

* Hoạt động 1: Chuẩn bị

Mục tiêu: Chuẩn bị đầy đủ các tư liệu phục vụ dạy - học.

- GV phổ biến cho hs chuẩn bị bài phát biểu chào mừng của lớp. Phân công trang trí lớp.

* Hoạt động 2 : Tiến hành buổi lễ Mục tiêu: HS tham gia buổi lễ

- GV tuyên bố lí do.

- Gv mời HS đọc lời chúc mừng các thầy, cô giáo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam

- GV phát biểu.

- Tổ chức văn nghệ.

- Lắng nghe

- Cá nhân - HS lắng nghe - Cá nhân, nhóm, tổ.

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

...

………

THỦ CÔNG 3 TUẦN 10

Ngày soạn: 5/11/2020

Ngày giảng: 12/11/2020: 3A; 13/11/2020: 3B

Bài 6: ÔN TẬP CHƯƠNG I PHỐI HỢP GẤP, CẮT, DÁN HÌNH (Tiết 2)

I.MỤC TIÊU.

1.Mục tiêu chung

* Kiến thức: Củng cố kiến thức, kĩ năng phối hợp gấp cắt, dán để làm đồ chơi.

* Kĩ năng: Học sinh gấp, cắt, dán được ít nhất hai đồ chơi đã học.

* Thái độ: HS nghiêm túc khi thực hiện gấp, cắt, dán.

2. Mục tiêu riêng: Học sinh Vũ Đình Thắng

Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng. Làm được 1 sản phẩm hoàn chỉnh theo sự hướng dẫn của giáo viên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Giáo viên chuẩn bị mẫu các bài 2, 3, 4, 5.

- Tranh quy trình

III.CÁC HOẠT ĐỘNG – DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HS KHUYẾT TẬT 1.Khởi động: Ổn định tổ chức lớp

1.Kiểm tra bài cũ:

Kiểm tra đồ dung, dụng cụ đã dặn học sinh chuẩn bị tiết trước.

2. Bài mới.

- Học sinh bỏ đồ dùng ra để kiểm tra

- HS Thắng: Để đồ dùng lên bàn

(4)

* Hoạt động 2: đề kiểm tra

Cách tiến hành: em hãy gấp hoặc phối hợp gấp cắt dán 1 trong những hình đã học ở chương I

- Yêu cầu học sinh biết cách làm và thực hiện thao tác để làm được một những sản phẩm đã học (đúng qui trình, các nếp gấp phải thẳng). các hình phối hợp gấp, cắt dán như ngôi sao năm cánh, lá cờ đỏ sao vàng, bông hoa phải cân đối.

- Giáo viên cho học sinh xem, quan sát lại các mẫu( tàu thủy hai ống khói, con ếch, sao năm cánh, bông hoa 4, 5, 8 cánh)

- Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành. Trong quá trình thực hành học sinh nào còn lung túng, giáo viên quan sát giúp đỡ những học sinh đó để các em hoàn thành bài kiểm tra.

* Đánh giá ở hai mức độ.

+ Hoàn thành (A) - Nếp gấp thẳng, phẳng

- Đường cắt thẳng đều, không bị mấp mô, răng cưa.

- Thực hiện đúng kĩ thuật. Đúng qui trình và hoàn thành sản phẩm tại lớp.

- Những em có sản phẩm đẹp, sang tạo được đánh giá là hoàn thành tốt (A+)

+ Chưa hoàn thành (B)

- Thực hiện chưa đúng qui trình kĩ thuật.

- không hoàn thành sản phẩm.

- HS quan sát mẫu và nhắc lại tên các bài đã học.

- Học sinh thực hành gấp cắt dán một trong những sản phẩm đã học

- Lắng nghe giáo viên đánh giá sản phẩm.

- HS Thắng : Quan sát các mẫu sản phẩm đã được học ở chương 1 - HS Thắng:

Thực hành làm 1 trong các sản phẩm đã học - HS Thắng: Theo dõi.

4. củng cố- dặn dò.

- Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần, thái độ, kết quả học tập của học sinh - Dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau

- Học sinh chú ý quan sát và lắng nghe

- HS Thắng: Lắng nghe để chuẩn bị bài sau.

(5)

ĐẠO ĐỨC 3

Chia sẻ vui buồn cùng bạn (Tiết 2) I. Mục tiêu :

1.Kiến thức: - HS biết cảm thông, chia sẻ vui buồn cùng bạn trong những tình huống cụ thể, biết đánh và tự đánh giá bản thân trong việc quan tâm giúp đỡ bạn.

2. Kỹ năng: Quý trọng các bạn biết quan tâm, chia sẻ vui buồn với bạn bè.

3. Thái độ: HS nghiêm túc khi thực hiện gấp, cắt, dán.

4. Mục tiêu riêng: Học sinh Vũ Đình Thắng

Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng. Làm được 1 sản phẩm hoàn chỉnh theo sự hướng dẫn của giáo viên.

II. Đồ dùng : - Phiếu học tập III. Các hoạt động : TG Hoạt động của

giáo viên Hoạt động của học sinh HSKT

Thắng 10p

hút  Hoạt động 1:

- Phân biệt hành vi đúng, hành vi sai.

- GV phát phiếu học tập và yêu cầu HS làm bài tập.

- HS Thắng:

Làm bài tập theo yêu cầu của GV

a) Hỏi thăm an ủi khi bạn có chuyện buồn.

 b) Độngviên, giúp đỡ khi bạn bị điểm kém.

 c) Chúc mừng khi bạn được điểm 10.

d) Vui vẻ nhận khi được phân công giúp đỡ bạn học kém.

 đ) Tham gia cùng các bạn quyên góp sách vở, quần áo cũ để giúp các bạn nghèo trong lớp

g) Kết bạn với các bạn bị khuyết tật, các bạn nhà nghèo.

- GV kết luận.

- Nội dung bài: Em hãy viết vào ô  chữ Đ trước các việc làm đúng và chữ S trước các việc làm sai đối với bạn.

- Thảo luận cả lớp.

- Các việc a, b, c, d, đ, g là việc làm đúng.

-

(6)

14ph út

10p

hút

4p

Hoạt động 2:

- Liên hệ và tự liên hệ.

- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho HS liên hệ, tự liên hệ.

-

Hoạt động 3:

- Trò chơi phóng viên.

Củng cố - Dặn dò:

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn các em về nhà xem lại bài.

- HS liên hệ, tự liên hệ.

- Một số HS liên hệ trước lớp.

- HS Thắng: tự liên hệ thực tế

- HS Thắng:

tham gia chơi trò chơi cùng các bạn

- HS Thắng:

Lắng nghe để chuẩn bị bài sau.

(7)

KĨ THUẬT 4 TUẦN 10

Ngày soạn: 6/11/2020 Ngày giảng:11/11/2020

KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT THƯA (tiết 1)

I. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu chung

* Kiến thức

- Biết cách khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa.

* Kĩ năng

- Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.

- Với HS khéo tay: Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa.

Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu có ít bị dúm.

* Thái độ

- Có ý thức rèn luyện kĩ năng khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa để áp dụng vào cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC

- Mẫu đường gấp mép vải được khâu viền bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau.

- Vật liệu và dụng cụ như sgk/24

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (5’)

Nhắc lại nội dung phần ghi nhớ.

3. Bài mới (27’)

* Giới thiệu và ghi bài: (1’)

Hoạt động 1: (7’) làm việc cá nhân

* Mục tiêu: Hướng dẫn hs quan sát và nhận xét mẫu.

* Cách tiến hành:

- Giới thiệu mẫu, hướng dẫn hs quan sát và nêu câu hỏi.

* Kết luận: Tóm tắt đặc điểm đường khâu của khâu viền gấp mép vải.

Hoạt động 2: (19’)làm việc cá nhân

* Mục tiêu: Thao tác kỹ thuật

* Cách tiến hành:

- Hướng dẫn hs quan sát hình 1, 2, 3

Nhắc lại

Hs quan sát và trả lời

- Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi.

- Theo dõi

(8)

và đặt câu hỏi.

- Hướng dẫn hs đọc mục 1 và quan sát hình 1, 2a, 2b sgk.

- Hs thực hiện thao tác vẽ 2 đường dấu.

- Hướng dẫn hs thao tác theo nội dung sgk

- Hướng dẫn hs đọc mục 2, 3 và quan sát hình 3, 4 sgk để trả lời các câu hỏi.

* Kết luận: thực hiện các thao tác.

- HS quan sát và trả lời câu hỏi - Quan sát hình trong sgk

- Học sinh thực hành vạch dấu đường khâu.

- Quan sát và trả lời câu hỏi.

- Theo dõi 4. Củng cố, dặn dò (2’)

- GV nhận xét sự chuẩn bị tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của học sinh.

- Chuẩn bị bài sau: chuẩn bị vật liệu và dụng cụ như sgk

Học sinh lắng nghe để chuẩn bị cho giờ sau

HĐTN 4

Bài 3: DỌN DẸP ĐẠI DƯƠNG (tiết 2) I. MỤC TIÊU

- Hs biết được các giải pháp xử lý rác thải trên đại dương.

- Hs lắp ghép được thiết bị thu lượm rác thải bằng bộ Wedo 2.0

- GD ý thức BVMT, tính tư duy, sáng tạo. Yêu thích nghiên cứu khoa học.

II. CHUẨN BỊ: Robot Wedo, Máy tính bảng.

III. CÁC HĐ DẠY HỌC

HĐ của GV HĐ của HS

1. Ổn định lớp (2’)

- Y/c HS về các nhóm, nêu Nd của tiết học.

- Y/c các nhóm trưởng nhận đồ dùng học tập 2. Bài mới

2.1. Tìm hiểu về MT biển, đại dương (5’)

- T/c cho Hs xem video về thực trạng MT đại dương, biển hiện nay, y/c Hs TL theo các câu hỏi:

? Diện tích biển, đại dương trên thế giới chiếm ?

- Hs thực hiện

- Hs theo dõi, thảo luận theo nhóm, nêu ý kiến

(9)

? Tình hình môi trường đại dương hiện nay ntn?

? VN có bao nhiêu diện tích biển? MT đó ntn?

? Hãy suy nghĩ về giải pháp xử lí rác thải trên đại dương?

- Các nhóm thảo luận và trả lời.

- GV nhận xét, tuyên dương 2.2. Hs thực hành lắp ghép (25’)

- Y/c các nhóm trưởng nhận thiết bị và tiến hành lắp ghép.

- GV theo dõi, hỗ trợ

- T/c cho HS trưng bày sản phẩm 3. Củng cố, dặn dò (3’)

- Y/c các nhóm dọn dẹp thiết bị, vs phòng học - Nhận xét tiết học

- Hs thực hiện

KĨ THUẬT 5 Tuần 10 Ngày soạn:

Ngày dạy:

BÀI 7: BÀY, DỌN BỮA ĂN TRONG GIA ĐÌNH I. MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU

1. Mục tiêu chung

* Kiến thức

- Biết cách bày, dọn một bữa ăn trong gia đình.

* Kĩ năng

- Biết liên hệ với việc bày, dọn bữa ăn ở gia đình.

* Thái độ

- Có ý thức giúp gia đình bày, dọn trước và sau bữa ăn.

II. CHUẨN BỊ

- Tranh, ảnh một số kiểu bày món ăn trên mâm hoặc bàn ăn - Phiếu đánh giá kết quả học tập

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Khởi động : (1’) Hát.

2. Bài cũ : (3’) Rán đậu phụ.

- Nêu lại ghi nhớ bài học trước.

3. Bài mới : (27’) Bày, dọn bữa ăn trong gia đình

- Cả lớp hát

- Nhắc lại ghi nhớ - Theo dõi

(10)

a) Giới thiệu bài : (1’) Nêu mục đích, yêu cầu cần đạt của tiết học.

b) Các hoạt động

Hoạt động 1: (16’) Tìm hiểu cách bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn.

MT: Giúp HS nắm cách bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn.

PP: Trực quan, đàm thoại, giảng giải.

- Hướng dẫn HS quan sát hình 1, đọc mục 1a, đặt câu hỏi yêu cầu HS nêu mục đích của việc bày món ăn, dụng cụ ăn uống trước bữa ăn.

- Tóm tắt các ý trả lời của HS; giải thích, minh họa mục đích, tác dụng của việc bày món ăn, dụng cụ ăn uống trước bữa ăn.

- Gợi ý HS nêu cách sắp xếp các món ăn, dụng cụ ăn uống trước bữa ăn ở gia đình.

- Nhận xét, tóm tắt một số cách bày món ăn phổ biến; giới thiệu tranh, ảnh một số cách bày món ăn, dụng cụ ăn uống để minh họa.

- Nêu yêu cầu của việc bày dọn trước bữa ăn: Dụng cụ phải khô ráo, vệ sinh; các món ăn được sắp xếp hợp lí, thuận tiện cho mọi người.

- Đặt câu hỏi yêu cầu HS nêu các công việc cần thực hiện khi bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn nhằm đảm bảo các yêu cầu trên.

- Tóm tắt nội dung chính của HĐ1: Bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn một cách hợp lí giúp mọi người ăn uống được thuận tiện, vệ sinh. Khi bày trước bữa ăn, phải đảm bảo đầy đủ dụng cụ ăn uống cho mọi người; dụng cụ ăn uống phải khô ráo, sạch sẽ

Hoạt động 2: (5’) Tìm hiểu cách thu dọn sau bữa ăn.

- Nhận xét, tóm tắt các ý HS trình bày;

hướng dẫn lại như SGK nêu.

- Hướng dẫn HS về nhà giúp gia đình bày, dọn bữa ăn.

- Lắng nghe

- Quan sát hình và trả lời câu hỏi.

- Lắng nghe.

- HS xắp xếp các món ăn, dụng cụ ăn uống trước bữa ăn ở gia đình

- Lắng nghe

- Theo dõi

- HS trả lời.

(11)

Hoạt động 3: (5’) Đánh giá kết quả học tập.

- Sử dụng câu hỏi cuối bài để đánh giá kết quả học tập của HS.

- Nêu đáp án bài tập.

- Nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.

-Trình bày cách thu dọn bữa ăn ở gia đình.

- Nêu mục đích, cách thu dọn sau bữa ăn ở gia đình; liên hệ thực tế với SGK đã nêu.

- Đối chiếu kết quả làm bài với đáp án để tự đánh giá kết quả học tập của mình.

- Báo cáo kết quả tự đánh giá.

4. Củng cố và dặn dò - Nêu lại ghi nhớ SGK.

- Giáo dục HS có ý thức giúp gia đình bày, dọn trước và sau bữa ăn.

- Động viên HS tham gia giúp đỡ gia đình trong công việc nội trợ, đọc trước bài học sau.

- Nêu ghi nhớ.

- Lắng nghe

ĐẠO ĐỨC 1

TUẦN 10

Chủ đề: THỰC HIỆN NỘI QUY TRƯỜNG, LỚP BÀI 10: ĐI HỌC ĐÚNG GIỜ

(Thời lượng: 1 tiết) I. MỤC TIÊU

Bài học góp phần hình thành, phát triển cho HS phẩm chất chăm chỉ và năng lực điều chỉnh hành vi dựa trên các yêu cầu cần đạt sau:

- Nêu được những biểu hiện thực hiện đi học đúng giờ;

- Biết vì sao phải thực hiện đi học đúng giờ;

- Thực hiện đi học đúng giờ;

- Nhắc nhở bạn bè thực hiện đi học đúng giờ.

II. CHUẨN BỊ

(12)

- Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo về trẻ tự giác thực hiện đi học đúng giờ - Tranh, ảnh, video bài hát Đi học (nhạc và lời Đình Thảo)

- Phiếu “Tuần tự giác đi học đúng giờ” (dành cho hoạt động thực hành):

PHIẾU TUẦN TỰ GIÁC ĐI HỌC ĐÚNG GIỜ

Việc làm Dành cho học sinh Dành

cho bố mẹ

T2 T3 T4 T5 T6

Hình bạn nhỏ chuẩn bị đồ dùng học tập từ tối hôm trước

Hình bạn nhỏ đặt báo thức đề thức dậy đi học

Hình bạn nhỏ thức dậy đúng giờ

Hình bạn nhỏ ăn sáng

Hình bạn nhỏ tự đi học

(13)

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC

- Phương pháp dạy học chính: đàm thoại, tổ chức hoạt động nhóm, thực hành.

- Hình thức dạy học chính: kết hợp dạy học theo lớp, theo nhóm và dạy học cá nhân (chia lớp làm 4 nhóm cố định suốt giờ học).

IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)

- Mục đích: Tạo tâm thế tích cực cho HS và dẫn dắt HS vào bài học - Nội dung: Nghe và hát theo bài hát “Đi học”

- Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi về nội dung bài hát.

- Cách thức thực hiện

- Cho hs nghe bài hát “Đi học”

- Nêu các câu hỏi HS cần trả lời theo lời bài hát:

+ Hôm qua bạn nhỏ đến trường với ai?

+ Hôm nay bạn nhỏ đến trường cùng ai?

+ Dù đến trường cùng ba mẹ hay một mình thì chúng ta cũng cần đi học như thế nào?

Vậy đi học đúng giờ mang lợi ích gì, cần làm gì để đi học đúng giờ. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua bài học ngày hôm nay: Đi học đúng giờ (ghi tên bài lên bảng).

- Lắng nghe và hát theo - Trả lời các câu hỏi:

+ Hôm qua bạn nhỏ được mẹ dắt tay đến trường.

+ Một mình em tới lớp.

+ Dù đến trường cùng ba mẹ hay một mình thì chúng ta cũng cần đi học đúng giờ

+ Nghe và nhắc lại tên bài.

Hoạt động 2: Khám phá vấn đề (10 phút)

(14)

- Mục đích: HS nêu được việc đi học đúng giờ mang lại lợi ích gì? Nêu được việc cần làm để đi học đúng giờ.

- Nội dung:

+ HS đồng tình hay không đồng tình với việc làm của bạn nào ? Vì sao?

+ Lợi ích của việc đi học đúng giờ

+Nêu được việc cần làm để đi học đúng giờ.

- Sản phẩm: HS biết đồng tình hay không đồng tình với việc làm của bạn nào. Nêu được lợi ích và biểu hiện của việc đi học đúng giờ.

- Cách thức thực hiện

- Yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

+ Tranh vẽ gì?

+ GV hướng dẫn đọc lời thoại + Phân vai đọc lời thoại trong tranh

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi (chia đều câu hỏi theo số nhóm):

+ Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm của bạn nào ? Vì sao?

+ Theo em việc đi học đúng giờ mang lại lợi ích gì?

- Quan sát tranh và trả lời câu hỏi

+ Tranh vẽ hai bạn đang đi học, bên đường có tiệm game và cảnh lớp học, có cô giáo và các bạn hs.

+ nghe và đọc theo + Hai HS đọc

+ Em đồng tình với bạn Bo, không đồng tình với bạn Bi. Vì bạn Bo không ham chơi, đi học đúng giờ.

Còn bạn Bi ham chơi game nên đến lớp muộn.

+ Đi học đúng giờ giúp em được nghe giảng bài đầy đủ, học mau tiến bộ, không vi phạm nội quy trường

(15)

- Theo dõi, hướng dẫn, khuyến khích nhóm HS nêu được càng nhiều việc càng tốt (có thể tạo thành cuộc thi đua nho nhỏ).

- Viết ý chính của các câu trả lời lên bảng.

- Mời đại diện 1 nhóm trình bày.

- Tổng kết/trình chiếu hình ảnh và bổ sung những lợi ích của việc đi học đúng giờ.

- Khen những nhóm nêu được nhiều lợi ích và có cách trình bày rõ ràng, thuyết phục.

- Chỉ ra điều HS cần khắc phục để phần trình bày có thể tốt hơn.

- Cho hs quan sát 5 tranh SGK thảo luận nhóm 4 trả lời câu hỏi: Bạn nhỏ trong tranh đã làm gì để đi học đúng giờ

- Hỏi: Em cần làm gì để đi học đúng giờ?

- Tổng kết/trình chiếu hình ảnh và bổ sung những lợi ích của việc đi học đúng giờ.

- Khen những hs nêu được nhiều việc để đi học đúng giờ và có cách trình bày rõ ràng, thuyết phục.

lớp……….

- Các nhóm khác đồng ý thì giơ mặt cười, không đồng ý giơ mặt méo.

- Học sinh quan sát tranh và TLCH

+ Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập từ tối hôm trước, đặt báo thức, thức dậy đúng giờ, ăn sáng và đi học đúng giờ….

(16)

Hoạt động 3: Luyện tập ( 10 phút)

Mục đích : Học sinh tập giải quyết các tình huống qua việc quan sát tranh.

-Nội dung:

Củng cố kiểm nghiệm các kiến thức kĩ năng đã học

+ HS đánh giá được thái độ, hành vi tự giác của bản thân và người khác.

- Sản phẩm: HS đánh giá được việc nên làm, không nên làm để đi học đúng giờ và nêu được các việc mình đã làm được.

- Cách thức tiến hành:

- Cho Học sinh quan sát 3 tranh và nêu tình huống trong mỗi bức tranh.

- GV giao nhiệm vụ cho học sinh thảo luận nhóm đôi nêu câu hỏi:

- Trong 3 bức tranh em vừa quan sát, em thấy những việc nào nên làm và việc nào không nên làm? Vì sao?

- Em cần làm gì để đi học đúng giờ ? - GV chốt ý: Để đi học đúng giờ , cần

phải :

- Học sinh quan sát tranh.

- Phân nhóm thảo luận.

- Học sinh đại diện các nhóm lên trình bày ,

- Việc em nên làm là:

+ Soạn sách vở đúng giờ trước khi đi học.

+ Ăn sáng đúng giờ.

- Việc không nên làm:

+ Không được ngủ dậy muộn.

- Em sử dụng đồng hồ báo thức hoặc nhờ mẹ gọi dậy. Tối đi ngủ sớm, sáng dậy sớm, hoàn thành vệ sinh cá

(17)

+ Chuẩn bị đầy đủ quần áo , sách vở từ tối hôm trước , không thức khuya .

+ Để đồng hồ báo thức hoặc nhờ bố mẹ gọi dậy cho đúng giờ .

+ Tập thói quen dậy sớm, đúng giờ .

nhân, ăn sáng nhanh…,…

- Hoạt động 4: Thực hành (10 phút)

- Mục đích: HS vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học để tự giác thực hiện các việc của mình trong thực tiễn đời sống hằng ngày.

- Nội dung: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn cuộc sống.

- Sản phẩm: HS nói được lời khuyên để bạn thay đổi hành vi. Em cùng bạn thực hiện hành vi tốt: thực hiện đi học đúng giờ.

Cách tiến hành:

- GV cho HS quan sát tranh, nêu nội dung bức tranh.

- GV chốt ý.

- Cho HS đóng vai theo tình huống trong tranh.

- Em sẽ khuyên bạn điều gì?

- Bạn nào ở lớp mình luôn đi học đúng giờ?

- Đi học đúng giờ để làm gì?

- GV kết luận: Được đi học là quyền lợi của trẻ em. Đi học đúng giờ giúp em thực hiện tốt quyền được đi học của mình

Nội quy mình nhớ khắc ghi Đến trường học tập em đi đúng giờ.

- Nhận xét tiết học , tuyên dương học

- HS quan sát, nêu nội dung

- HS thảo luận nhóm đôi đóng vai - HS nhận xét

- HS trả lời: Bạn đi học rồi tối về xem ti vi, trễ học cổng trường đóng, hoặc đội cờ đỏ sẽ trừ điểm, …

HS trả lời

(18)

sinh tích cực hoạt động .

Dăn học sinh xem BT4,5 /24,25 để chuẩn bị cho tiết học sau .

Hoạt động 5: Tổng kết (5 phút)

- Mục đích: Giáo viên, học sinh nhận biết được mức độ HS đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực sau bài học.

- Nội dung: Tổng kết, đánh giá thông qua việc giao nhiệm vụ tiếp nối sau bài học. - Sản phẩm: Thực hiện Phiếu “Tuần tự giác đi học đúng giờ”.

- Cách thức tiến hành:

- Giao nhiệm vụ tiếp nối sau giờ học: phát cho mỗi HS một Phiếu “Tuần tự giác đi học đúng giờ”, yêu cầu HS về nhà thực hiện và chia sẻ lại kết quả với giáo viên và các bạn vào giờ học sau. Chú ý: Yêu cầu HS khoanh tròn vào hình khuôn mặt cười () với việc em đã tự giác làm hoặc mặt mếu với việc em chưa tự giác làm vào ô tương ứng ở cột Dành cho HS; Bố, mẹ HS đánh dấu () nếu hài lòng về việc con mình đã tự giác làm.

- Nhận xét chung về sự tham gia của HS vào bài học.

Cách 2: GV hoặc cho HS theo dõi bạn đi học đúng giờ đánh x vào bảng chấm theo dõi ngày em đến trường ở mỗi lớp học..

- Nhận nhiệm vụ tiếp nối và thực hiện theo yêu cầu. Yêu cầu cần đạt:

+ HS nói ngắn gọn được những điều mình học được qua bài học này.

+ HS thể hiện cam kết sẽ tự giác để đi học đúng giờ.

+ HS thể hiện sự tự giác trong việc đi học đúng giờ.

THỦ CÔNG 3 TUẦN 10

Ngày soạn: 6/11/2020

Ngày giảng:12/11/2020: 3A; 13/11/2020: 3B

(19)

Bài 6: ÔN TẬP CHƯƠNG I PHỐI HỢP GẤP, CẮT, DÁN HÌNH (Tiết 2)

I.MỤC TIÊU.

1.Mục tiêu chung

* Kiến thức: Củng cố kiến thức, kĩ năng phối hợp gấp cắt, dán để làm đồ chơi.

* Kĩ năng: Học sinh gấp, cắt, dán được ít nhất hai đồ chơi đã học.

* Thái độ: HS nghiêm túc khi thực hiện gấp, cắt, dán.

2. Mục tiêu riêng: Học sinh Vũ Đình Thắng

Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng. Làm được 1 sản phẩm hoàn chỉnh theo sự hướng dẫn của giáo viên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Giáo viên chuẩn bị mẫu các bài 2, 3, 4, 5.

- Tranh quy trình

III.CÁC HOẠT ĐỘNG – DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HS KHUYẾT TẬT 1.Khởi động: Ổn định tổ chức lớp

1.Kiểm tra bài cũ:

Kiểm tra đồ dung, dụng cụ đã dặn học sinh chuẩn bị tiết trước.

2. Bài mới.

* Hoạt động 2: đề kiểm tra

Cách tiến hành: em hãy gấp hoặc phối hợp gấp cắt dán 1 trong những hình đã học ở chương I

- Yêu cầu học sinh biết cách làm và thực hiện thao tác để làm được một những sản phẩm đã học (đúng qui trình, các nếp gấp phải thẳng). các hình phối hợp gấp, cắt dán như ngôi sao năm cánh, lá cờ đỏ sao vàng, bông hoa phải cân đối.

- Giáo viên cho học sinh xem, quan sát lại các mẫu( tàu thủy hai ống khói, con ếch, sao năm cánh, bông hoa 4, 5, 8 cánh)

- Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành. Trong quá trình thực hành

- Học sinh bỏ đồ dùng ra để kiểm tra

- HS quan sát mẫu và nhắc lại tên các bài đã học.

- Học sinh thực hành gấp cắt dán một trong

- HS Thắng: Để đồ dùng lên bàn

- HS Thắng:

Quan sát các mẫu sản phẩm đã được học ở chương 1 - HS Thắng:

Thực hành làm 1

(20)

học sinh nào còn lung túng, giáo viên quan sát giúp đỡ những học sinh đó để các em hoàn thành bài kiểm tra.

* Đánh giá ở hai mức độ.

+ Hoàn thành (A) - Nếp gấp thẳng, phẳng

- Đường cắt thẳng đều, không bị mấp mô, răng cưa.

- Thực hiện đúng kĩ thuật. Đúng qui trình và hoàn thành sản phẩm tại lớp.

- Những em có sản phẩm đẹp, sang tạo được đánh giá là hoàn thành tốt (A+)

+ Chưa hoàn thành (B)

- Thực hiện chưa đúng qui trình kĩ thuật.

- không hoàn thành sản phẩm.

những sản phẩm đã học

- Lắng nghe giáo viên đánh giá sản phẩm.

trong các sản phẩm đã học - HS Thắng: Theo dõi.

4. củng cố- dặn dò.

- Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần, thái độ, kết quả học tập của học sinh - Dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau

- Học sinh chú ý quan sát và lắng nghe

- HS Thắng: Lắng nghe để chuẩn bị bài sau.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách

Sản phẩm học tập: Trình bày thể hiện đúng sắc thái âm nhạc và lời ca bài hát, động tác minh họa phù hợp.. Tổ chức thực hiện: Giáo viên hướng dẫn học sinh tự làm việc

- Giáo viên: Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ - Quan sát, động viên, lắng nghe học sinh trình bày - Dự kiến sản phẩm:4. * Báo cáo

- Học sinh thực hiện đúng các động tác chạy đà giậm nhảy bước bộ trên không kỹ thuật nhảy xa..

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập. Nội dung: Nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thực hiện... Sản phẩm học tập: HS thực hiện đúng động tác

a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn. Nội dung: Nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thực hiện.. c. Sản phẩm học tập: HS thực hiện đúng động

Sản phẩm học tập: Trình bày thể hiện đúng sắc thái âm nhạc và lời ca bài hát, TĐN động tác minh họa phù hợp. Tổ chức thực hiện: GV hướng dẫn học sinh tự làm

- Giáo viên: Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ - Quan sát, động viên, lắng nghe học sinh trình bày - Dự kiến sản