• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
28
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 12

Ngày soạn: 23 tháng 11 năm 2018

Ngày giảng: Thứ 2 ngày 26 tháng 11 năm 2018 TOÁN

$56. NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức: Giúp học sinh:

- Biết thực hiện nhân một số với một tổng, một tổng với một số.

2. Về kĩ năng: - Áp dụng phép nhân một số với một tổng, một tổng với một số để tính nhẩm, tính nhanh.

3. Về thái độ: Có lòng say mê, yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ:

- Máy tính, bảng tương tác.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: ƯDPHTT A. BÀI CŨ: ( 5)

- Ba HS lên bảng chữ bài 3, 4 SGK B. BÀI MỚI:

1. Giới thiệu bài: ( 2) Nhân một số với một tổng.

2. Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức: ( 8) GV viết lên bảng hai biểu thức:

4 x ( 3 + 5 ) và 4 x 3 + 4 x 5

? Hãy tính giá trị của hai biểu thức trên?

? Vậy giá trị của hai biểu thức trên như thế nào với nhau?

* Gv kết luận: Vậy ta có 4 x ( 3 + 5 ) = 4 x 3 + 4 x 5

Một HS thực hiện:

4 x ( 3 + 5 ) = 4 x 8 = 32 4 x 3 + 4 x 5 = 12 + 20 = 32 Giá trị của chúng bằng nhau.

3. Qui tắc một số nhân với một tổng: ( 5) - Gv nêu: biểu thức 4 x ( 3 + 5 )có: 4 là một số; (3 + 5) là một tổng. Vậy biểu thức 4 x ( 3 + 5 ) có dạng một số nhân với một tổng.

? Hãy nêu biểu thức bên phải dấu bằng?

? Vậy khi nhân một số với một tổng ta làm như thế nào?

? Gọi a là số đó; (b + c) là tổng hãy viết biểu thức a nhân với (b + c)?

4 x 3 + 4 x 5

- Ta lấy số đó nhân với từng số hạng trong tổng rồi cộng các kết quả lại.

a x ( b + c )

a x ( b + c ) = a x b + a x c HS nêu kết luận trong SGK.

(2)

? Vậy a x (b + c) tính như thế nào?

? Nêu lại qui tắc nhân một số với một tổng?

4. Thực hành: ( 17)

* Bài 1: Tính giá trị của biểu thức rồi viết vào ô trống (theo mẫu).

- HS đọc yêu cầu của bài.

- Gv giải thích mẫu.

- HS làm cá nhân, hai HS làm bảng.

- Chữa bài:

? Giải thích cách làm?

? Muốn nhân một số với một tổng ta làm như thế nào?

- Nhận xét đúng sai.

- Cả lớp đối chiếu bài trên bảng

a b c ax(b+c) axb+axc

4 5 2 4x(5+2)=28 4x5+4x2=28 3 4 5 3x(4+5)=27 3x4+3x5=27 6 2 3 6x(2+3)=30 6x2+6x3=30

* Gv chốt: Củng cố cho học sinh cách nhân một số với một tổng. Áp dụng nhân một tổng với một số để tính nhẩm.

* Bài 2: Tính bằng hai cách.

- HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài cá nhân, hai HS làm bảng.

- Chữa bài:

? Giải thích cách làm?

- Nhận xét đúng sai.

- Một HS đọc, cả lớp soát bài.

- Hs trao đổi theo cặp - làm bài.

- 2 cặp làm trên phiếu lớn.

- Đại diện trình bày bài.

- Lớp nhận xét, chữa bài.

a) Cách 1: 36 x (7 + 3) = 36 x 10 = 360

Cách 2: 36 x (7 + 3) = 36 x 7 + 36 x 3 = 252 + 108 = 360

207 x (2 + 6) = 207 x 2 + 207 x 6 = 414 + 1242 = 1656 b) 5 x 38 + 5 x 62 = 190 + 310 = 500 5 x 38 + 5 x 62 = 5 x (38 + 62) = 5 x 100 = 500

* GV chốt: Dựa vào tính chất nhân một số với một tổng hướng dẫn Hs cách giải bài toán theo nhiều cách.

* Bài 3: Tính và so sánh giá trị của hai iểu thức:

- Yêu cầu Hs trao đổi nhóm 2.

- Hs tự trao đổi làm bài.

- Đại diện trình bày bài.

- Lớp nhận xét, chữa bài.

- Hs các nhóm phát biểu.

? Phát biểu cách nhân một tổng với 1

(3 + 5) x 4 và 3 x 4 + 5 x 4 (3 + 5) x 4 = 8 x 4 = 32 3 x 4 + 5 x 4 = 12 + 20 = 32 Vậy (3 + 5) x 4 = 3 x 4 + 5 x 4

(3)

số

- Gv nhận xét, chốt lại.

* Gv chốt: Cách tính bằng nhiều cách.

4. Củng cố, dặn dò: (3’)

? Nêu muốn nhân một số với một tổng ta làm như thế nào?

- Nhận xét tiết học.

TẬP ĐỌC

$23.VUA TÀU THUỶ “ BẠCH THÁI BƯỞI”

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức: - Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với lòng khâm phục nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi.

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh tên tuổi lừng lẫy.

2. Về kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm thể hiện nội dung của bài.

3.Về thái độ: Có ý chí, nghị lực vươn lên trong học tập và cuộc sống.

*QTE: Quyền vươn lên mọi khó khăn để thực hiện ước mơ của mình.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI.

1. Xác định giá trị . 2.Tự nhận thức bản thân.

3. Đặt mục tiêu.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Máy tính, bảng tương tác.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: ƯDPHTT A. BÀI CŨ ( 5,)

- 2-3 học sinh học thuộc lòng 7 câu tục ngữ.

? Các câu tục ngữ khuyên chúng ta điều gì?

B. BÀI MỚI ( 32')

1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi đầu bài.

2.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:

a, Luyện đọc:

- GV đọc mẫu một lần.

- HS chia đoạn.

Đoạn 1: … Cho ăn học.

Đoạn 2: … Không nản chí.

Đoạn 3: …Trưng Nhị.

Đoạn 4: Còn lại.

- HS đọc nỗi tiếp 4 đoạn:

+ Lần 1: 4 học sinh đọc nối tiếp, kết hợp sửa phát âm.

+ Luyện đọc ngắt nghỉ câu dài.

+ Lần 2: Đọc + kết hợp giải nghĩa từ.

- Học sinh luyện đọc trong cặp.

(4)

- GV đọc mẫu.

b, Tìm hiểu bài:

* Bạch Thái Bưởi là người có ý chí:

- Học sinh đọc Đoạn 1:

? Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào?

- Học sinh đọc Đoạn 2.

- Trước khi mơ công ty vận tải đường thuỷ, Bạch thái Bưởi làm gì?

? Chi tiết nào chứng tỏ anh là một người rất có chí?

? Bạch Thái Bưởi đã thắng cuộc cạnh tranh không ngang sức của người nước ngoài như thế nào?

* Học sinh đọc đoạn 4:

? Em hiểu thế nào là một bậc “anh hùng kinh tế”

? Theo em nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công?

? Nêu ý chính toàn bài.

c, Luyện đọc diễn cảm:

- GV hướng dẫn đọc đoạn 1+2.

Bưởi mồ côi…không nản chí.

? Nêu giọng đọc toàn bài?

? Nêu cách đọc hay?

- Nhận xét.

- Mồ côi, hàng rong àđược làm con nuôi và cho ăn học.

- Trải đủ mọi nghề thư ký, buôn…

- Có lúc mất trắng tay nhưng anh không nản chí

- Khơi dậy lòng tự hào dân tộc

- chủ tàu nước ngoài pahỉ bán lại tàu cho ông à mua xưởng sửa chữa

* Sự Thành công của Bạch Thái Bưởi:

- Người lập nên nhiều thành tích phi thường trong kinh doanh.

àý chí, nghị lực

àKhơi dậy lòng tự hào dân tộc

* Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng.

* ( Như mục tiêu).

- 4 học sinh đọc nối tiếp.

+ Học sinh đọc.

- Học sinh đọc cặp…

- Thi đọc diễn cảm.

3. Củng cố dặn dò: ( 3,) - 1 em đọc toàn bài.

- Chốt nội dung.

*QTE: Trẻ em có quyền gì?

- Nhận xét tiết học.

ĐẠO ĐỨC

BÀI 6: HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ (TIẾT 1) I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức: - Hiểu công sinh thành, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ và bổn phận của con cháu đối với ông bà, cha mẹ.

2. Về kĩ năng: - Biết thực hiện những hành vi, những việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ trong cuộc sống.

(5)

3. Về thái độ: - Kính yêu ông bà, cha mẹ.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Kĩ năng xác định giá trị tình cảm của ông bà, cha mẹ dành cho con cháu.

- Kĩ năng lắng nghe lời dạy bảo của ông bà, cha mẹ.

- Kĩ năng thể hiện tình cảm yêu thương của mình đối với ông bà, cha mẹ.

III. TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN:

- Máy tính, bảng tương tác.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: ƯDPHTT A. KIỂM TRA BÀI CŨ: ( 2)

- HS nêu ghi nhớ về tiết kiệm thời giờ.

B. BÀI MỚI:

1. Giới thiệu bài: ( 4)

Giáo viên cho học sinh hát bài : Cho con “Phạm Trọng Cầu”

? Bài hát nói về điều gì?

? Em có cảm nghĩ gì về tình yêu, sự che chở của cha mẹ đối với mình?

? Là người con trong gia đình em sẽ làm gì cho ông bà, cha mẹ vui lòng?

2. Bài mới: ( 27)

a, Hoạt động 1: Thảo luận qua câu chuyện

“phần thưởng”

- GV phỏng vấn.

? Vì sao em lại mời bà ăn những chiếc bánh?

? Bà cảm thấy như thế nào trước việc làm của đứa cháu đối với mình?

KL: Hưng là đứa cháu hiếu thảo.

b, Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.

* Bài tập 1(SGK).

- GV nêu yêu cầu.

? Thảo luận trước lớp.

KL: Việc làm của bạn Lan, Hoài, Nhâm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; việc làm của bạn Linh và Hoàng là chưa quan tâm đến ông bà, cha mẹ.

* Bài tập 2:

Chia nhóm, giao nhiệm vụ.

GV kết luận: khen những nhóm đặt tên tranh phù hợp với nội dung.

àGhi nhớ: SGK

- học sinh đọc truyện: sắm vai.

- Học sinh đóng vai trả lời.

àThảo luận cả lớp.

à Nhận xét cách ứng xử của bạn Hưng trong câu chuyện.

- Học sinh trao đổi trong nhóm.

- Trình bày.

- Nhận xét, bổ sung.

- Học sinh thảo luận: đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

- 2-3 em nêu.

3. Củng cố dặn dò: ( 2) - Chốt nội dung.

- Nhận xét tiết học.

CHÍNH TẢ(NGHE VIẾT)

$12. NGƯỜI CHIẾN SĨ GIÀU NGHỊ LỰC I. MỤC TIÊU

(6)

1. Về kiến thức: - Nghe-viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn “ Người chiến sĩ giàu nghị lực”.

2. Về kĩ năng: - Luyện viết đúng những tiếng có âm, vần dễ lẫm: tr/ch;

ươn/ương.

3. Về thái độ: Có ý thức viết đúng chính tả.

*GDQPAN: Ca ngợi tinh thần vượt mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh để hoàn thành nhiệm vụ của các chú bộ đội và công an.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Phiếu nội dung bài tập.Máy tính, bảng tương tác.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: ƯDPHTT A. BÀI CŨ ( 3,)

- Nhận xét bài viết tiết trước.

B. BÀI MỚI ( 35,) 1. Giới thiệu bài:

- Nêu mục tiêu giờ học.

2. Hướng dẫn học sinh nghe-viết - GV đọc bài chính tả.

*GDQPAN: Nêu nội dung của đoạn văn?

Lưu ý: + Các từ dễ viết sai + Tên riêng cần viết hoa.

+ Cách viết các chữ số.

+ Cách trình bày.

- GV đọc chính tả.

- GV đọc soát lỗi.

- Chấm bài, đánh giá.

3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:

- GV nêu yêu cầu bài.

- Chọn Bài tập 2b.

Đáp án

- Vươn lên, chán chường, thương trường, khai trương, đường thuỷ, thịnh vượng

- Theo dõi SGK.

- Đọc thầm.

- Ca ngợi tinh thần vượt mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh để hoàn thành nhiệm vụ của các chú bộ đội và công an.

- Học sinh viết.

- Tự soát lỗi – đổi chéo bài.

- Học sinh đọc thầm đoạn văn.

- Suy nghĩ làm bài cá nhân.

- Trình bày kết quả.

- Thi tiếp sức: điềm vào phiếu học tập trên bảng lớp.

- Chữa bài.

- Đọc lại đoạn văn khi đã hoàn thành.

4. Củng cố dặn dò( 2,) - Nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị bài sau.

(7)

KHOA HỌC

$23. SƠ ĐỒ VÒNG TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC TRONG TỰ NHIÊN I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức: Sau bài học, học sinh biết

- Hệ thống hoá kiến thức về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên dưới dạng sơ đồ.

2. Về kĩ năng: - Vẽ và trình bày sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.

3. Về thái độ: Có lòng say mê, yêu thích môn học.

*BVMT: Thấy được vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. Có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ bầu không khí trong sạch tránh gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới cuộc sống của con người.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Máy tính, bảng tương tác.

- Giấy A4: Bút chì - bút màu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: ƯDPHTT 1. Kiểm tra bài cũ: ( 3)?

- Mây được hình thành như thế nào, mưa từ đâu ra.

2. Bài mới: ( 29)

a, Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi đầu bài.

b, Các hoạt động:

* Hoạt động 1: Hệ thống hoá kiến thức về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên(18 p')

- Treo sơ đồ phóng to.

+ Các đám mây: trằng + đen.

+ Giọt mưa từ đám mây đên sả xuống.

+ dãy núi, dòng suối.

+ suối à sông à biển

+ Bờ ruộng, ngôi nhà bên bờ sông.

+ Mũi tên.

- Giảng

+ Bay hơi: hơi nước được bay lên thường xuyên từ bất cứ vật nào chứa nước.

- Yêu cầu vẽ lại sơ đồ đơn giản.

- Chỉ trên sơ đồ sự bay hơi và ngưng tụ của nước trong tự nhiên.

- GV kết luận.

+ Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên (bạn cần biết).

* Hoạt động 2: Vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên( 15 p').

* Học sinh làm bài tập (T35-VBT) - Tổ chức trưng bày.

- Học sinh quan sát-liệt kê các cảnh vẽ được trong sơ đồ.

- Hoạt động nhóm.

- Trình bày.

- Hoạt động cặp.

- 2, 3 hoạ sinh trình bày.

- Học sinh đuợc phát giấy A4.

- Yêu cầu như mục vẽ (SGK-49).

- Làm việc cá nhân.

- Trưng bày, thuyết trình bài vẽ.

(8)

- Tuyên dương bài vẽ đẹp, đầy đủ.

*BVMT: Thấy được vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. Có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ bầu không khí trong sạch tránh gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới cuộc sống của con người.

3.Củng cố, dặn dò: ( 3) - GV chốt nội dung.

- Nhận xét tiết học.

Ngày soạn: 24 tháng 11 năm 2018

Ngày giảng: Thứ 3 ngày 27 tháng 11 năm 2018 TOÁN

$57. NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT HIỆU I. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức: Giúp H biết:

- Thực hiện phép nhân 1 số với 1 hiệu, nhân 1 hiệu với 1 số.

2. Về kĩ năng: Vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm.

3. Về thái độ: Có lòng say mê, yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG:

- Bảng phụ. Máy tính, bảng tương tác,...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: ƯDPHTT A. KIỂM TRA: (5’)

- HS làm bảng 123 x (100+1) = ; 28 x (10+2) =

? Muốn nhân 1 số với 1 tổng ta làm như thế nào?

B. BÀI MỚI:

1. Giới thiệu bài: ( 2) Nhân một số với một hiệu.

2. Tính và so sánh: ( 10)

- G đưa VD: 3x(7 - 5) và 3x7 - 3x5

? So sánh giá trị của 2 biểu thức?

? Từ đó em rút ra kết luận gì?

- H tính

- 3 x(7 - 5) = 3 x7 - 3 x 5

* Nhân 1 số với 1 hiệu:

? (7 - 5)được gọi là gì?

? 3 được gọi là gì?

->chốt

? Vậy cô có ? = a x b - a x c - G ghi: a x(b - c) = a xb - a xc

->Dạng tổng quát của 1 số nhân với 1 hiệu.

? Muốn nhân 1 số với 1 hiệu ta làm thế nào?

1 hiệu.

- 1 số.

- H trả lời.

- H nhắc lại.

HS trả lời.

HS đọc qui tắc SGK.

(9)

3. Luyện tập: (20’)

* Bài 1: Tính giá trị của biểu thức rồi viết vào ô trống (theo mẫu):

- Hs trao đổi nhóm bàn - làm bài.

- 2 cặp làm trên phiếu lớn.

- Đại diện trình bày bài.

- Lớp nhận xét, chữa bài.

a b c ax(b-c) axb-axc

3 7 6 3x(7-3)=12 3x7-3x3=12 6 9 5 6x(9-5)=24 6x9-6x5=24 8 5 2 8x(5-2)=24 8x5-8x2=24

* GV chốt: HS biết vận dụng cách nhân một số với một hiệu để giải toán theo hai cách.

* Bài 2: Áp dụng tính chất nhân một số với một hiệu để tính (theo mẫu):

- HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài cá nhân, hai HS làm bảng.

- Chữa bài:

? Giải thích cách làm?

- Nhận xét đúng sai.

- Một HS đọc, cả lớp soát bài.

a) 47 x 9 = 47 x (10 - 1) = 470 - 47 = 423 b, 123 x 99 = 123 x (100 - 1)

= 123 x 100 - 123 x 1 = 12300 - 123

= 12177

* Bài 3:

- HS đọc bài toán

? Bài toán cho biết gì?

? Bài toán hỏi gì?

- Yêu cầu Hs trao đổi cặp đôi, nêu cách giải ?

? Tìm 40 giá có bao nhiêu quả.

? Tìm cửa hàng đã bán ? quả.

? Tìm cửa hàng còn ? quả.

- Gv lưu ý: có thể tính gộp các phép tính rồi vận dụng tính chất vừa học để tính kết quả.

Bài giải

Sau khi bán, cửa hàng còn lại là:

40 - 10 = 30 (giá trứng) Số trứng còn lại ở cửa hàng là:

175 x 30 = 5250 (quả trứng) đáp số: 5250 quả trứng

* GV chốt: HS biết chọn lựa cách giải hợp lý ngắn gọn nhất để giải bài toán có lời văn.

->Áp dụng tính chất nhân 1 số với 1 hiệu để làm cho nhanh.

* Bài 4: Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức:

- HS làm bài cá nhân, 1 HS làm bảng.

- Lớp nhận xét, chữa bài.

- Hs các nhóm phát biểu.

? Phát biểu cách nhân một số với 1 hiệu

- Gv nhận xét, chốt lại.

(7 - 5) x 3 và 7 x 3 - 5 x 3 (7 - 5) x 3 = 2 x 3 = 6 7 x 3 - 5 x 3 = 21 - 15 = 6 Vậy (7 - 5) x 3 = 7 x 3 - 5 x 3

4. Củng cố, dặn dò: (3’)

(10)

- Nhận xét.

- HS đọc quy tắc SGK.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

$23. MỞ RỘNG VỐN TỪ: Ý CHÍ – NGHỊ LỰC I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức: - Nắm được một số từ, một số câu tục ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người.

2. Về kĩ năng: - Biết cách sử dụng các từ ngữ nói trên.

3. Về thái độ: Có ý thức dùng từ đúng khi nói và viết.

II. ĐỒ DÙNG

- Bảng phụ. Máy tính, bảng tương tác,...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: ƯDPHTT A. BÀI CŨ: ( 5)

? Nêu ghi nhớ về tính từ, lấy ví dụ.

B. BÀI MỚI: ( 32)

1. Giới thiệu bài: GV gới thiệu và ghi đầu bài.

2. Hướng dẫn làm bài tập:

* Bài tập 1:

- Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân.

- Trao đổi cả lớp.

- Học sinh lần lượt gắn phiếu ghi từ vào các cột cho thích hợp.

- Chữa bài và chốt lời giải đúng

Chí có nghĩa là rát, hết sức( biểu thị mức độ cao nhất)

Chí có nghĩa là ý muốn bền bỉ theo đuổi một mục đích tốt đẹp

* Bài tập 2:

- Nghĩa của từ “ nghị lực”

- Giúp hoc sinh hiêu thêm các nghĩa từ khác - Kiên trì ?

- Kiên cố?

- Chí nghĩa, chí tình

* Bài tập 3:

GV nêu yêu cầu của bài tập Lưu ý: Điền sao cho hợp nghĩa.

- GV chốt bài giải đúng, nhận xét.

Đáp án: nghị lực - nản chí - Quyết chí - nguyện vọng.

* Bài tập 4:

+ Yêu cầu học sinh hiểu nghĩa các câu tục

- Học sinh nêu yêu cầu.

- Làm bài cá nhân trên phiếu.

- Thi gắn nhanh, gắn đúng.

- Giải nghĩa 1 số từ để trình bày cách xếp.

- Chí phải, chí lý, chí thân, chí tình, chí công.

- ýchí, chí khí, chí hướng, quyết chí - Học sinh đọc yêu cầu làm bài + Sức mạnh tinh thần làm cho con người kiên quyết trong hành động không lùi bước trước mọi khó khăn.

- Làm việc liên tục bền bỉ.

- Chắc chắn bền vững khó phá vỡ.

- Có tình cảm rất chân thành, sâu sắc.

- Đọc thầm đoạn văn.

- Làm việc theo cặp.

- 1 Học sinh đọc bài làm, nhận xét.

- Học sinh đọc nội dung bài tập.

(11)

ngữ.

+ GV nêu nghĩa đen - học sinh trình bày.

- GV chốt lời giải đúng.

- Học sinh giải nghĩa các câu tục ngữ.

3. Củng cố, dặn dò:( 3) - Nhận xét tiết học.

- VN: BT 3, 4.

KỂ CHUYỆN

$12. KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I. MỤC TIÊU

1.Về kiến thức:

- Học sinh kể được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc có cốt truyện nhân vật nói về người có nghị lực, có ý chí vươn lên một cách tự nhiên, bằng lời của mình.

- Hiểu và trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.

2. Về kĩ năng: Có kĩ năng kể chuyện lưu loát.

3. Về thái độ: - Nghe chăm chú, nhận xét đúng lời kể.

*QTE: Các em có quyền tự do biểu đạt và tiếp nhận thông tin từ những người xung quanh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Một số truyện về người có nghị lực.

- Máy tính, bảng tương tác.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC A. BÀI CŨ ( 5)

- Kể chuyện “Bàn chân kì diệu”

- Em học được điều gì từ Nguyễn Ngọc Ký?

B. BÀI MỚI ( 32)

1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi đầu bài.

2. Hướng dẫn kể chuyện:

a. Tìm hiểu đề

Hãy kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về một người có nghị lực?

- Gợi ý:

1+ 2

+ Giới thiệu câu chuyện.

- Treo bảng phụ: ( nêu trình tự để kể câu chuyện).

a. Trao đổi ý nghĩa câu chuyện.

b. Thực hành kể chuyện, thực hành trao đổi ý nghĩa câu chuyện

- GVyêu cầu bình chọn người kể hay.

- 2 học sinh đọc đề bài.

- Xác định trọng tâm của đề.

- 4 học sinh đọc nối tiếp.

- Đọc thầm gợi ý 1+2.

- Chọn câu chuyện để kể 3+4 học sinh.

- Học sinh kể theo nhóm bàn.

- Thi kể chuyện.

+ Đại diện các nhóm lên kể.

- Nhận xét.

(12)

*QTE: Qua bài học các em thấy trẻ em có những quyền gì?

- Quyền tự do biểu đạt và tiếp nhận thông tin từ những người xung quanh.

3. Củng cố, dặn dò:( 3,) - Củng cố lại nội dung bài.

- Nhận xét tiết học.

Ngày soạn: 25 tháng 11 năm 2018

Ngày giảng: Thứ 4 ngày 28 tháng 11 năm 2018 TOÁN

$58. LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức: Giúp HS

- Củng kiến thức đã học về tính chất giao hoán,kết hợp của phép nhânvà cách nhân một số với 1 tổng (hoặc hiệu).

2. Về kĩ năng: Thực hành tính toán, tính nhanh.

3. Về thái độ: Có lòng say mê, yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ. Máy tính, bảng tương tác.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: ƯDPHTT A. KIỂM TRA BÀI CŨ: ( 5)

- Viết dạng tổng quát của 1 số nhân với 1 tổng;

- Viết dạng tổng quát của 1 số nhân với 1 hiệu.

- Nêu tính chất giao hoán và tinh chất kết hợp của phép nhân B. BÀI MỚI:

1. Giới thiệu bài: ( 2) 2. Luyện tập: ( 30)

* Bài 1: Tính:

- HS đọc yêu cầu.

- Giáo viên giải thích mẫu.

- HS làm cá nhân, hai HS làm bảng.

- Chữa bài:

? Giải thích cách làm?

? Nêu cách nhân 1 số với 1 tổng

? Muốn nhân 1 số với 1 tổng ta làm thế nào?

- Nhận xét đúng sai.

- Một HS đọc cả lớp soát bài.

a) 135x ( 20 + 3) =135 x 23 = 3105 135x ( 20 + 3) = 135 x 20 + 135 x 3 = 2700 + 405 = 3 105 b) 642 x ( 30 – 6 ) = 642 x 18 = 7 686 642 x ( 30 – 6 ) = 642 x 30 - 642 x 6 = 19260 - 3852 = 15 408

* Gv chốt: Củng cố cho Hs áp dụng cách nhân một số với một tổng hoặc một hiệu để tính.

(13)

* Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất:

- HS đọc yêu cầu.

- Giáo viên giải thích mẫu phần b.

- HS làm cá nhân, hai HS chữa bài.

- Chữa bài: Lớp nhận xét.

? Giải thích cách làm?

? Muốn nhân 1 số với 1 tổng ta làm thế nào?

- Nhận xét đúng sai.

- Một HS đọc cả lớp soát bài.

a) 134 x 4 x 5 = 134 x (4 x 5) = 134 x 20 = 2680 b) Tính (theo mẫu)

137 x 3 + 137 x 97

= 137 x (3 + 97)

= 137 x 100 = 13700

* Gv chốt: Củng cố cho Hs áp dụng cách nhân một số với một tổng hoặc một hiệu để tính thuận tiện.

* Bài 4:

- HS đọc bài toán

? Bài toán cho biết gì?

? Bài toán hỏi gì?

- HS làm bài cá nhân, một HS làm bảng.

- Chữa bài:

?Nêu cách tính chu vi và diện tích hình chữ nhật.

- Nhận xét đúng sai.

- Đối chiếu bài trên bảng.

Bài giải:

Chiều rộng sân vận động là:

180 : 2 = 90 (m) Chu vi sân vận động là:

(180 + 90) x 2 = 540 (m) Diện tích sân vận động là:

180 x 90 = 16 200 (m2)

Đáp số: 540m; 16 200m2

* Gv chốt: Hs biết cách tính chu vi và diện tích hình chữ nhật.

* Gv chốt: Bước đầu HS làm quen với cách tính độ dài quãng đường.

3. Củng cố, dặn dò: ( 3) - Nhận xét giờ học.

- Dặn dò về nhà.

TẬP ĐỌC

$24. VẼ TRỨNG I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức: - Đọc trôi chảy lưu loát toàn bài. Đọc chính xác không ngắc ngứ, vấp váp các tên riêng nước ngoài.

- Biết đọc diễn cảm bài văn giọn kể từ tốn, nhẹ nhàng. Lời thầy giáo đọc với giọng khuyên bảo, ân cần.

- Hiểu từ ngữ trong bài.

Hiểu ý nghĩa truyện: Nhờ khổ công rèn luyện, Lê-ô-nác - đô đa Vin-xi đã trở thành một nhạc sĩ thiên tài.

2. Về kĩ năng: Có kĩ năng đọc diễn cảm tốt.

3. Về thái độ: Có ý thức rèn luyện trong học tập và cuộc sống.

*QTE: Cần có ý chí rèn luyện, vượt qua mọi khó khăn để vươn lên đạt được điều mình mong ước.

(14)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh hoạ. Máy tính, máy chiếu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: ƯDPHTT A. BÀI CŨ ( 5,)

- Học sinh đọc nối tiếp bài: Vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi.

- Câu chuyên khuyên ta điều gì?

B. BÀI MỚI ( 32,)

1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi đầu bài.

2. Luyện đọcvà tìm hiểu bài:

a, Luyện đọc:

- Hướng dẫn học sinh chia đoạn.

- Hướng dẫn học sinh luyện đọc.

+ Học sinh đọc nối tiếp theo đoạn (3lần).

- GV đọc mẫu.

b, Tìm hiểu bài:

- Đọc từ đầu à chán ngán.

? Vì sao những ngày đầu đi học vẽ cậu bé Lê- ô-nác-đô cảm thấy chán ngán?

- HS đọc đoạn: Thầy Vê-rô- ki-ô... được như ý và trả lời câu hỏi:

? Thầy Vê-rô-ki-ô cho học trò vẽ thế để làm gì?

- Đọc đoạn 2:

? Lê-ô-nác-đô... đã thành đạt như thế nào?

? Những nguyên nhân nào khiến ông trở thành hoạ sĩ nổi tiếng?

? Nguyên nhân nào quan trọng nhất? Vì sao?

? Nêu ý chính?

*QTE: Trẻ em có quyền gì?

+ Lần 1+2: sửa phát âm từ và câu khó...

+ Lần 3: kết hợp giải nghĩa từ.

- Học sinh đọc theo cặp.

- 1-2 học sinh đọc toàn bài.

* Lê- ô-nác-đô khổ cộng vẽ trứng theo lời khuyên chân thành của thầy Vê-rô-ki-ô:

- Vì phải vẽ trứng suốt mười mấy ngày.

- Để biết quan sát mộtc cách tỉ mỉ, mô tả nó một cách chính xác

* Sự thành đạt của Lê- ô-nác-đô:

- Danh hoạ kiệt xuất.

- Bẩm dinh đã có tài, gặp thầy giỏi khổ luyện.

- Sự khổ công luyện tập.

* Nhờ khổ công rèn luyện, Lê-ô-nác- đô đa Vin-xi đã trở thành hoạ sĩ thiên tài.

- Quyền tự do mơ ước và thực hiện những ước mơ của mình.

c, Luyện đọc diễn cảm:

- Hướng dẫn luyện đọc “ Thầy Vê-rô-ki-ô liền bảo... như ý”

- 2 HS đọc nối tiếp bài.

? Nêu cách đọc của từng nhân vật?

+ HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.

+ 3 HS thi đọc diễn cảm.

- Nhận xét bình chọn HS đọc hay nhất theo tiêu chí sau:

+ Đọc đã trôi chẩy chưa?

+ Cách ngắt nghỉ đã đúng, hợp lý chưa, đọc phân biệt giọng chưa?

(15)

+ Đã đọc diễn cảm chưa, có kèm điệu bộ không?

3. Củng cố dặn dò:(3’) - 1 Học sinh đọc toàn bài.

? Nêu nội dung bài - Nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị bài sau.

TẬP LÀM VĂN

$23. KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức: - Biết được hai cách kết bài: kết bài mở rộng và kết bài khòn mở rộng trong văn kể chuyện.

- Bước đầu biết viết kế bài cho bài văn kể chuyện theo 2 cách mở rộng và không mở rộng.

2. Về kĩ năng: Có kĩ năng viết kết bài theo hai cách mở rộng và không mở rộng.

3. Về thái độ; Có lòng say mê, yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG:

- Phiếu học tập. Máy tính, bảng tương tác.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC: ƯDPHTT A. BÀI CŨ: (5’)

- Nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ trong tiết tập làm văn trước - Đọc phần mở bài đã làm ở bài tập 3.

B. BÀI MỚI (32)

1. Giới thiệu bài: GV gới thiệu và ghi đầu bài.

2. Phần nhận xét:

* Nhận xét 1:

- Đọc lại truyện “Ông Trạng thả diều”

Nhận xét 2: Tìm đoạn kết của truyện?

Nhận xét 3: Thêm vào cuối truyện một lời, đánh giá, nhận xét làm đoạn kết bài

- Hướng dẫn phân tích mẫu. Kết bài bằng cách rút ra bào học kinh nghiệm hay ý nghĩa câu chuyện?

Nhận xét 4: So sánh 2 cách kết bài.

3. Ghi nhớ: (SGK) 4. Luyện tập:

* Bài 1:

- Kết bài mở rộng: b, c, d, e - Kết bài không mở rộng: a

KL: Có nhiều cách kết bài mở rộng.

* Bài 2:

- 1 học sinh đọc-lớp đọc thầm - “Thế rồi vua ... nước Nam ta

- Học sinh nêu yêu + mẫu.

- Làm cá nhân- đọc phần kết.

- Nhận xét.

C1: Cho biết kết cục của câu chuyện C2: Nêu ý nghĩa hoặc đưa ra lời bình luận.

4. Học sinh đọc.

- 5 học sinh đọc nối tiếp yêu cầu và các cách kết bài.

(16)

+ Đọc lại truyện: Một người chính trực (T.36, 37-SGK)

+ Nỗi dằn vặt của An- đrây- ca (T 55,56 - SGK)

- GV cho học sinh chữa bài-chốt lời giải đúng.

- Trao đổi theo cặp.

- Giải thích sự lựa chọn.

- Học sinh nêu yêu cầu.

- Làm bài các nhân.

- 2 Học sinh chữa bài.

- Thảo luận

Tên truyện Kết bài Kiểu kết bài

Một người chính trực.

Nỗi dằn vặt của An- đrây-ca.

THT tâu...Trần Trung Tá.

Nhưng An-đrây ca...ít năm nữa.

- Không mở rộng.

- Không mở rộng.

* Bài 3:

- Viết kết bài mở rộng.

- Học sinh đọc yêu cầu bài.

- Nhận xét, sửa chữa.

- Đọc bài viết.

- Đánh giá nhận xét.

5. Củng cố, dặn dò:( 3) - Nhận xét tiết học.

- HTL: Ghi nhớ.

- Làm bài tập 3.

Ngày soạn: 26 tháng 11 năm 2018

Ngày giảng: Thứ 5 ngày 29 tháng 11 năm 2018 TOÁN

$59. NHÂN VỚI SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ I. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức: Giúp HS:

- Biết cách nhân với số có 2 chữ số

- Nhận biết tích riêng thứ nhất và tích riêng thứ 2 trong phép nhân với số có 2 chữ số.

2. Về kĩ năng: Có kĩ năng nhân thành thạo.

3. Về thái độ: Có lòng say mê, yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG:

- Bảng phụ. Máy tính, bảng tương tác.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: ƯDPHTT A. KIỂM TRA BÀI CŨ: (5’)

- H làm bảng: 64 x 20 ; 14 x9 B. BÀI MỚI:

1. Giới thiệu bài: (2’) - Nhân với số có hai chữ số.

2. Hướng dẫn bài mới: (12’) a, Tìm cách tính:

- G đưa VD: 36 x23=? - H đọc phép tính.

(17)

+ Kết quả của em là bao nhiêu?

+ Nêu cách làm?

- G ghi: 36 x 23 = 36 x(20 + 3) = 36 x 20 + 36 x 3

= 720 + 108 = 828

b, Giới thiệu cách đặt tính:

Thông thường khi nhân với số có 2 chữ số ta làm như sau:

* B1: Đặt tính

* B2: Tính:lấy hàng đơn vị x cả thừa số thứ nhất->tích riêng thứ nhất.

- Lấy hàng chục x cả thừa số thứ nhất -

>Tích riêng thứ hai viết lùi vào 1 chữ số ( thẳng hàng chục)

* B3:Cộng 2 tích riêng->tích chung - G vừa nêu vừa ghi phép tính.

36

x 23 108

72

828

+ Nêu các bước làm? 3. Luyện tập: (18’) * Bài 1: Đặt tính rồi tính: - H làm nháp. - H nêu. - H trả lời. - Học sinh nêu các bước tính. - HS đọc đề bài. - HS làm cá nhân, hai HS làm bảng. - Chữa bài: ? Giải thích cách làm? ? Nêu các bước thực hiện nhân với số có hai chữ số? ? Tại sao tích riêng thứ 2 lại viết lùi vào bên trái 1 chữ số? - Nhận xét đúng sai. - Cả lớp đối chiếu bài trên bảng 86 157

x x

53 24

258 628

430 314

4558 3768

* Gv chốt: Củng cố HS cách đặt tính rồi tính nhân với số có hai chữ số.

* Bài 2: Tính giá trị biểu thức 45 x a với a = 13; 26; 39 - HS đọc đề bài.

- Gv hướng dẫn Hs cách trình bày:

+ Nếu a = 13 thì 45 x a = 45 x 13 = 585

- HS làm cá nhân, ba HS làm bảng.

Nếu a = 13 ta có 45 x a = 45 x 13 = 585

Nếu a = 26 ta có 45 x a = 45 x 26 = 1170

(18)

- Chữa bài:

? Giải thích cách làm?

? Em dựa vào kiến thức đã học nào để tính giá trị biểu thức?

- Nhận xét đúng sai.

- Cả lớp đối chiếu bài trên bảng

Nếu a = 39 ta có 45 x a = 45 x 39 = 1755

* Gv chốt: Củng cố cho HS cách tính giá trị biểu thức có chứa một chữ.

* Bài 3:

- HS đọc bài toán.

? Bài toán cho biết gì?

? Bài toán hỏi gì?

- HS làm bài cá nhân, một HS làm bảng.

- Chữa bài:

? Giải thích cách làm?

- Nhận xét đúng sai.

- Đổi chéo vở kiểm tra. - HS đọc bài toán

- Hs đọc bài toán.

- Hs tự giải bài. 1 em lên bảng làm.

Bài giải

25 quyển vở có số trang là:

48 x 25 = 1200 (trang) Đáp số: 1200 trang

* GV chốt: HS áp dụng cách nhân với số có hai chữ số để giải bài toán có lời văn.

4. Củng cố, dặn dò: (3’)

? Nêu cách nhân với số có 2 chữ số?

- Nhận xét tiết học.

KHOA HỌC

$24. NƯỚC CẦN CHO SỰ SỐNG I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức: Sau bài học, học sinh có khả năng:

- Nêu một số ví dụ chứng tỏ nước cần cho sự sống của con người, động vật và thực vật.

- Nêu được dẫn chứng về vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và vui chơi giải trí.

2. Về kĩ năng: Có kĩ năng trình bày ý kiến và lắng nghe.

3. Về thái độ: Có lòng say mê, yêu thích môn học.

*SNLTKVHQ:

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Máy tính, bảng tương tác.

- Hình vẽ. Giấy khổ to.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC: ƯDPHTT A. BÀI CŨ: (3’)

- Vẽ và trình bày sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên?

B. BÀI MỚI

1. Giới thiệu bài: (2’) GV gới thiệu và ghi đầu bài.

(19)

2. Các hoạt động: (27’)

* Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của nước đối với sự sống của con người, động vật và thực vật.

- Trình bày tranh ảnh đã sưu tầm.

- Chia nhóm và giao nhiệm vụ à giao tư liệu tranh ảnh và dụng cụ.

- Các nhóm thảo luận.

- Đại diện các nhóm trình bày.

- Nhận xét, bổ sung.

GV đưa ra kết luận (mục bạn cần biết SGK)

Yêu cầu tìm hiểu và trình bày.

N1: Vai trò của nước đối với cơ thể người.

N2: Vai trò của nước đối với cơ thể động vật.

N3: Vai trò của nước đối với Thựuc vật

- Trình bày vào giấy Ao.

* Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, vui chơi giải trí.

Con người sử dụng nước vào những việc gì khác?

KL: (mục bạn cần biết).

* Học sinh làm bài 1, 2, 3 (T36-VBT)

- Yêu cầu học sinh nêu kết quả, lớp nhận xét kết quả.

- Học sinh phát biểu ý kiến.

- Tắm rửa, lau nhà, tưới cây, làm lạnh...

3. Củng cố dặn dò:( 3) - GV chốt nội dung.

- Nhận xét tiết học.

LỊCH SỬ

$12. CHÙA THỜI LÝ I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức: Học sinh biết:

- Đến thời Lý đạo phật phát triển thịnh đạt nhất.

- Thời Lý chùa được xây dựng ở nhiều nơi.

- Chùa là công trình kiến trúc đẹp.

2. Về kĩ năng: Có kĩ năng tìm kiến thức trong ài và tranh.

3. Về thái độ: Có ý thức bảo vệ nền văn hoá của dân tộc.

*BVMT: Từ vẻ đẹp của ngôi chùa, chúng ta phải biết trân trọng di sản văn hóa của cha ông, có thái độ, hành vi giữ gìn sự sạch sẽ cảnh quan môi trường

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Máy tính, bảng tương tác.

- Tranh ảnh 1 số ngôi chùa xây dựng từ thời Lý.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC: ƯDPHTT A. BÀI CŨ: (4)

- Tại sao nhà Lý lại quyết định dời đô ra Đại La?

- Nêu ghi nhớ?

(20)

B. BÀI MỚI

1. Giới thiệu bài: (2’) GV giới thiệu và ghi đầu bài.

2. Các hoạt động: (27’)

* Hoạt động 1: Đạo phật ở thời Lý rất phát triển.

? tại sao nhân dân ta lại tiếp thu đạo Phật?

? Tại sao đến thời Lý, đạo Phật trở nên thịnh đạt nhất?

- KL: đạo Phật dưới thời Lý là thời kỳ phát triển thịnh đạt.

* Hoạt động 2: Vai trò tác dụng của chùa dưới thời Lý.

Bài tập: Đánh dấu x vào ô trống sau những ý đúng.

Chùa là nơi tu hành của các nhà sư.

Chùa là nơi tổ chức tế lễ của đạo phật.

Chùa là trung tâm văn hoá của làng xã.

Chùa là nơi tổ chức văn nghệ.

KL: Nêu lại các ý trên.

* Hoạt động 3: Giới thiệu một số ngôi chùa đuợc xây dựng từ thời Lý.

- GV treo tranh àgiới thiệu tên một số ngôi chùa.

*BVMT: Khi đến thăm đền chùa chúng ta phải có ý thức giữ gìn như thế nào?

* Học sinh làm bài 1, 2, 3 (T19, 20-VBT) - Yêu cầu học sinh nêu kết quả, lớp nhận xét kết quả.

- Học sinh đọc SGK.

- Đạo phật có nhiều điểm phù hợp với cách nghĩ, lối sống của nhân dân ta.

- Vì:

+ Nhiều vua đã từng theo đạo Phật.

+ Nhân dân theo đạo phật rất đông.

+ Rất nhiều chùa được xây dựng.

- Học sinh nhắc lại.

- Làm việc cá nhân.

- Đọc SGK- đánh dấu.

- Trình bày: thảo luận cả lớp.

- Chữa bài.

- Học sinh nhắc lại.

- Học sinh đọc SGK.

- Thi làm hướng dẫn viên giỏi:

Giới thiệu về các ngôi chùa cổ kính được xây dựng nên từ thời Lý.

- Có thái độ, hành vi giữ gìn sự sạch sẽ cảnh quan môi trường

- Nhận xét.

3. Củng cố dặn dò ( 2) - Hệ thống kiến thức.

- Nhận xét tiết học.

ĐỊA LÍ

$12. ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức: Giúp học sinh biết:

+ Chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.

(21)

+ Trình bày một số đặc điểm của Đồng Bằng Bắc Bộ, Vai trò của hệ thống đê ven sông.

2. Về kĩ năng: Dựa vào bản đồ tranh ảnh để tìm kiến thức.

3. Về thái độ: Có ý thức tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của con người.

*BVMT: Sự thích nghi và cải tạo môi trường của con người ở miền đồng bằng giúp cho họ tồn tại và khai thác những thế mạnh của đồng bằng vụ cho cuộc sống và sản xuất của người dân.

*SNLTKVHQ: Đồng bằng Bắc Bộ có hệ thống sông ngòi dày đặc, đây là nguồn phù sa tạo ra đồng bằng châu thổ, đồng thời là nguồn nước tưới và nguồn năng lượng vô giá. Các em cần có ý thức bảo vệ và tiết kiệm nguồn năng lượng này.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Máy tính, bảng tương tác, máy chiếu.

- Bản đồ. Tranh ảnh.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: ƯDPHTT A. BÀI CŨ: ( 3)

? Nêu đặc điểm địa hình 3 vùng đã học?

? Cây công nghiệp được trồng nhiều nhất ở đai trong 3 vùng?

B. BÀI MỚI

1. Giới thiệu bài: (2’) GV giới thiệu và ghi đầu bài.

2. Hoạt động dạy và học: (27’)

* Hoạt động 1: Đồng bằng lớn ở miền Bắc.

- GV chỉ vị trí Đồng Bằng Bắc bộ trên bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam.

- Yêu cầu quan sát nhận xét.

? Hình dạng của Đồng Bằng Bắc bộ? Giới thiệu: ĐBBB là ĐB lớn nhất ở miền Bắc ?

? ĐBBB do phù sa của con sông nào bồi đắp lên?

? ĐBBB có diện tích đứng thứ mấy trong các Đồng Bằng ở nước ta?

? Bề mặt Đồng Bằng có đặc điểm gì?

? Mô tả đặc điểm, vị trí cuả Đồng Bằng Bắc bộ?

- Yêu cầu học sinh đọc SGK và dựa vào kí hiệu tìm vị trí của ĐBBB trên lược đồ SGK.

- Chỉ vị trí của ĐBBB trên bản đồ.

àHọc sinh quan sát lược đồ (có dạng tam giác và đỉnh ở Việt Trì, đáy là đường bờ biển)

- Sông Hồng và Sông Thái Bình.

- Thứ 2.

- Địa hình thấp, bằng phẳng, sông chảy ở ĐB thường uốn lượn, quanh co. Nhiều nơi có màu sẫm là làng mạc của người dân.

- 2-3 em.

* Hoạt động 2: Sông ngòi và hệ thống đê ngăn lũ

? Chỉ một số sông ở ĐBBB trên bản đồ và

- Quan sát lược đồ +mục 2 SGK.

- Sông Thái Bình và Sông Thương,

(22)

nêu tên?

? Tại sao sông có tên là Sông Hồng?

? Mô tả sơ lược về sông Hồng và sông Thái Bình?

*SDNLTK: Đồng bằng Bắc Bộ có hệ thống sông ngòi dày đặc, đây là nguồn phù sa tạo ra đồng bằng châu thổ, đồng thời là nguồn nước tưới và nguồn năng lượng vô giá. Các em cần có ý thức bảo vệ và tiết kiệm nguồn năng lượng này.

? Khi mưa nhiều nước ở các sông, hồ... như thế nào?

? Người dân ở ĐBBB đắp đê ven sông để làm gì?

? Hệ thống đê ở ĐBBB có đặc điểm gì?

? Ngoài việc đắp đê, người dân còn làm gì để sử dụng nước các sông cho sản xuất?

*BVMT: Sự thích nghi và cải tạo môi trường của con người ở miền đồng bằng giúp cho họ tồn tại và khai thác những thế mạnh của đồng bằng vụ cho cuộc sống và sản xuất của người dân.

* Học sinh làm bài 1, 2, 3, 4, 5 (T28, 29- VBT)

- Yêu cầu học sinh nêu kết quả, lớp nhận xét kết quả.

Sông Lục Nam...

+ Sông Hồng: Lớn nhất miền Bắc.

+ Sông Thái Bình, Sông Câu, sông Thương, sông Lục Nam đoạn cuối các sông chia thành nhiều nhánhvà đổ ra biển.

- Nước dâng cao, rất có thể gây lũ lụt.

- Đắp đê ngăn lũ lụt.

- Cao, chắc chắn, rộng ...

- Làm mương dẫn nước vào ruộng.

3. Củng cố dặn dò( 3) - GV chốt nội dung.

- Nhận xét tiết học.

Ngày soạn: 27 tháng 11 năm 2018

Ngày giảng: Thứ 6 ngày 30 tháng 11 năm 2018 TOÁN

$60. LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức: - Rèn kĩ năng nhân với số có 2 chữ số.

- Giải bài toán có phép nhân với số có 2 chữ số.

2. Về kĩ năng: Có kĩ năng nhân với số có hai chữ số một cách thành thạo.

3. Về thái độ: Có lòng say mê, yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

(23)

- Bảng phụ.

- Máy tính, bảng tương tác.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

A. KIỂM TRA BÀI CŨ: (5’) - 2HS làm bảng: 96 x15; 25 x48 B. BÀI MỚI:

1. Giới thiệu bài: (2’) GV giới thiệu và ghi đầu bài.

2. Luyện tập: (30’)

* Bài 1: Đặt tính rồi tính:

- HS đọc đề bài.

- HS làm cá nhân, ba HS làm bảng.

- Chữa bài:

? Giải thích cách làm?

? Nêu các bước thực hiện nhân với số có hai chữ số?

- Nhận xét đúng sai.

- Cả lớp đối chiếu bài trên bảng

- Hs đọc yêu cầu

- HS làm bài. 3 HS lên bảng làm.

- HS dưới lớp đọc bài, nhận xét.

17 2057

x x

86 23

102 6171

136 4114

1462 47311

* GV chốt: Củng cố cho Hs cách nhân với số có hai chữ số.

* Bài 2: Viết giá trị của biểu thức vào ô trống.

- HS đọc yêu cầu.

- Giáo viên giải thích mẫu.

- HS làm cá nhân, hai HS làm bảng.

- Chữa bài:

? Giải thích cách làm?

? Em có nhận xét gì về phép tính nhân này?

- Nhận xét đúng sai.

- Một HS đọc cả lớp soát bài.

m 3 30 23 230

mx78 234 2340 1794 17940

* GV chốt: Củng cố cho HS cách tính giá trị của biểu thức có chứa 1 chữ.

* Bài 3:

- HS đọc bài toán

? Bài toán cho biết gì?

? Bài toán hỏi gì?

- Gv hướng dẫn:

1 giờ = 60 phút 24 giờ = ? phút

(60 x 24 = 1440)

- Hs đọc yêu cầu - Hs trao đổi cặp đôi.

- HS làm bài. 2 nhóm làm trên phiếu lớn.

- Đại diện 2 nhóm dán bài lên bảng- nhận xét.

(24)

- HS làm bài cá nhân, một HS làm bảng.

- Chữa bài:

? Giải thích cách làm?

- Nhận xét đúng sai.

- Đổi chéo vở kiểm tra. - HS đọc bài toán

Bài giải 1 giờ = 60 phút

Trong 1 giờ tim người đó đập số lần là:

75 x 60 = 4500 (lần)

Trong 24 giờ tim người đó đập số lần là:

4500x 24 = 108000 (lần)

Đáp số: 108000 lần

* Gv chốt: HS vận dụng các kiến thức đã học để giải bài toán có lời văn.

* Bài 4:

- HS đọc bài toán.

? Bài toán cho biết gì?

? Bài toán hỏi gì?

- GV treo bảng phụ tóm tắt:

13 kg đường, 1 kg: 5200 đồng 18 kg đường, 1 kg: 5500 đồng 13 kg + 18 kg đường … đồng ?

- Yêu cầu Hs trao đổi nhóm 2? Nêu cách giải

- HS làm bài cá nhân, một HS làm bảng.

- Chữa bài: ? Giải thích cách làm?

- Nhận xét đúng sai.

- Đổi chéo vở kiểm tra. - HS đọc bài toán.

Bài giải

Số tiền bán 13 ki-lô-gam đường là:

5200 x 13 = 67600 (đồng) Số tiền bán 18 ki-lô-gam đường là:

5500 x 18 = 99000 (đồng) Khi bán hết 2 loại đường cửa hàng thu được số tiền là:

67600 + 99000 = 166 600 (đồng)

Đáp số : 166 600 đồng

- Hs đọc bài giải, nhận xét.

- Chữa bài.

* GV chốt: Cách tính tổng trong các bài toán giải có lời văn.

* Bài 5:

- Gọi HS đọc yêu cầu - BT cho biết gì?

- BT hỏi gì?

- Gọi HS lên bảng làm bài.

- Nhận xét chốt bài.

12 lớp có số HS:

30 ´ 12 = 360 (HS) 6 lớp có số HS:

35 ´ 6 = 210 (HS ) Tất cả có số HS là:

360 + 210 = 570 ( HS ) Đ/S : 570 học sinh

(25)

3. Củng cố, dặn dò: (3’)

? Nêu các bước nhân với số có 2 chữ số?

- Nhận xét tiết học.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

$24. TÍNH TỪ (TIẾP THEO) I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức: - Biết được một số tính từ thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất.

2. Về kĩ năng: - Biết cách dùng các tính từ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất.

3. Về thái độ: Có lòng say mê, yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG:

- Từ điển. Máy tính, máy chiếu,...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: ƯDPHTT A. BÀI CŨ: ( 5)

- 3 học sinh lên bảng đặt 2 câu với 2 từ nối về ý chí, nghị lực của con người.

- Nhận xét.

B. BÀI MỚI

1. Giới thiệu bài: (2’)

? Thế nào là tính từ?

à Giới thiệu bài.

2. Phần nhận xét: (15’)

* Bài 1:

- Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung.

- Học sinh trao đổi, thảo luận để TLCH.

- Đại diện học sinh trả lời.

? Em có nhận xét gì về các từ chỉ đặc điểm cuả tờ giấy được thể hiện bằng cách tạo ra các từ ghép, từ láy, tính từ đã cho ban đầu?

* Bài 2:

- Học sinh trao đổi nhóm.

- Đại diện học sinh phát biểu, nhận xét.

- GV kết luận.

? Có những cách nào thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất?

3. Ghi nhớ: SGK 4. Luyện tập: (15’)

* Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu + nội dung bài

- 1 học sinh đọc.

- Nhóm 4

a. Tờ giấy này trắng: mức độ trắng bình thường

b. Tờ giấy này trắng trắng: mức độ trắng ít

c. Tờ giấy này trắng tinh: mức độ trắng cao

- 1 học sinh đọc yêu cầu + nội dung.

- Nhóm bàn.

- Ý nghĩa mức độ được thể hiện bằng cách thêm từ rất, hơn, nhất vào trước hoặc sau từ trắng

à Ghi nhớ

- 2-3 em nhắc lại.

(26)

- Học sinh tự làm à GV treo bảng phụ.

* Bài 2:

- Học sinh nêu yêu cầu và nội dung.

- Trao đổi-tìm từ.

- Thi nhanh và đúng.

- Nhận xét.

* Bài 3:

- GV hướng dẫn.

- Tổ chức thi tiếp sức.

- Nhận xét các câu vừa đặt.

- 1 học sinh.

- 1 em lên bảng gạch chân những từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm tính chất.

- Thơm lắm, Trong ngà trắng ngọc, đẹp hơn, lộng lẫy hơn...

- 1 em đọc.

Đỏ : + đo đỏ, đỏ rực, đỏ hồng, đỏ chót

+ đỏ hơn, rất đỏ, đỏ quá...

Cao: + cao cao, cao vút, cao vợi...

+ rất cao, cao nhất...

Vui: + vui vui, vui vẻ, vui sướng + rất vui, vui lắm,...

- Học sinh nêu yêu cầu.

- Lan Anh rất vui.

- Cái áo của mẹ màu đo đỏ.

...

5. Củng cố, dặn dò( 3)

? Có những cách nào thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất.

- Nhận xét tiết học.

TẬP LÀM VĂN

$24. KỂ CHUYỆN (KIỂM TRA VIẾT) I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức: - Học sinh thực hành viết một bài văn kể chuyện.

- Bài viết đúng nội dung, yêu cầu của đề bài, có nhân vật, sự kiện, cốt truyện (mở bài, diễn biến, kết thúc).

2. Về kĩ năng: - Lời kể tự nhiên, chân thật, dùng từ hay, giàu trí tưởng tượng và sáng tạo.

3. Về thái độ: Có kĩ năng viết bài văn kể chuyện theo đúng ba phần.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Máy tính, bảng tương tác.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. KIỂM TRA BÀI CŨ: ( 2)

- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

B. BÀI MỚI:

1. Giới thiệu bài: ( 2) GV giới thiệu và ghi đầu bài.

2. Thực hành viết:( 34) - GV nêu 3 đề (SGK).

- Học sinh lựa chọn đề để viết.

3. Củng cố dặn dò:( 2)

(27)

- Nhận xét tiết học.

- Dặn dò về nhà.

SINH HOẠT TUẦN 12 I. MỤC TIÊU

- HS nhận thấy được ưu điểm, tồn tại của bản thân trong tuần 12 có phương hướng phấn đấu trong tuần 13.

- HS nắm được nhiệm vụ của bản thân trong tuần 13.

II. CHUẨN BỊ

- GV, HS: Sổ ghi chép, theo dõi hoạt động của HS.

III. HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU

A. Hát tập thể

B. Đánh giá thực hiện nhiệm vụ tuần 12 1. Sinh hoạt trong tổ (tổ trưởng điều hành tổ)

2. Lớp phó học tập báo cáo tình hình học tập của lớp:

3. Lớp phó lao động báo cáo tình hình lao động-vệ sinh của lớp:

4. Lớp trưởng báo cáo tình hình hoạt động của lớp

5. Giáo viên chủ nhiệm đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ của lớp tuần 12 Ưu điểm

* Nền nếp:

- Đi học đúng giờ; không có hiện tượng đi học muộn.

- Thực hiện đồng phục tốt theo đúng qui định. Đội viên đeo khăn quàng đầy đủ.

- Chấp hành tốt an toàn giao thông.

* Học tập:

- Có ý thức học bài và làm bài ở nhà, chuẩn bị tương đối tốt đồ dùng, sách vở.

- Đa số HS trong lớp chú ý nghe giảng xây dựng bài - Ghi chép bài đầy đủ

* TD-LĐ-VS:

- Xếp hàng nhanh nhẹn. Tập đúng các động tác - Vệ sinh cá nhân gọn gàng sạch sẽ.

- Thực hiện tốt tiếng trống sạch trường

- Thực hiện tốt các buổi lao động theo khu vực được phân công.

Tồn tạị:

- Một số em chữ viết chưa cẩn thận, chưa chú ý trong giờ học.

- Một số em chưa hăng hái xây dựng bài.

C. Triển khai nhiệm vụ trọng tâm tuần 13

- Khắc phục những mặt còn hạn chế, phát huy những ưu điểm đã đạt được.

- Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. Phát huy tinh thần học tập, giúp nhau cùng tiến bộ trong học tập.

- Rèn chữ viết ở tất cả các loại vở.

- Đội ngũ cán bộ lớp cần đôn đốc các bạn trong việc thực hiện tốt các nề nếp.

(28)

- Ban ATGT của lớp thường xuyên tuyên truyền về phòng tránh tai nạn giao thông.

- Phòng tránh tai nạn trong trường học, lớp học.

D. Sinh hoạt tập thể:

-

- Dọn vệ sinh lớp học

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Kiến thức: H kể lại tự nhiên bằng lời của mình một câu chuỵện đã nghe, đã đọc về một người có tài, câu chuyện phải có cốt truyện, nhân vật, ý nghĩa và hành động,

1.1.Kiến thức: Học sinh kể được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc có cốt truyện nhân vật nói về người có nghị lực, có ý chí vươn lên một cách tự nhiên.. 1.2.Kĩ

Kiến thức: Biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện),đã nghe đã đọc nói về tính trung thực..  -Hiểu truyện, trao đổi được với bạn về

Kiến thức: Biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện),đã nghe đã đọc nói về tính trung thực.  -Hiểu truyện, trao đổi được với bạn về

Kiến thức: Biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện),đã nghe đã đọc nói về tính trung thực.. -Hiểu truyện, trao đổi được với bạn về

Đề bài: Kể lại một câu chuyện mà em đã được nghe hoặc được đọc về một người có tài.... Tìm thêm những truyện tương tự trong

- Dựa vào gợi ý SGK, biết chọn và kể lại được câu chuyện ( mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về người có nghị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc sống..

Kiến thức: Dựa vào gợi ý trong sgk biết chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về một người có nghị lực có ý chí vươn lên trong cuộc sống..