• Không có kết quả nào được tìm thấy

TIẾNG VIỆT (NGÀY 01/11/2021)

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "TIẾNG VIỆT (NGÀY 01/11/2021)"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Thứ hai, ngày tháng năm 2021 TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN

Trận bóng dưới lòng đường

Các em mở SGK TV3 Tập 1 , trang 54-55 Bài đọc:

Trận bóng dưới lòng đường

1. Trận đấu vừa bắt đầu thì Quang cướp được bóng. Quang bấm nhẹ bóng sang cánh phải cho Vũ. Vũ dẫn bóng lên. Bốn, năm cầu thủ đội bạn lao đến. Vũ ngần ngừ giây lát.

Chợt nhận ra cánh trái trống hẳn đi. Vũ chuyền bóng cho Long. Long như chỉ đợi có vậy, dốc bóng nhanh về phía khung thành đối phương. Cái đầu húi cua của cậu bé chúi về phía trước. Bỗng một tiếng "kít... ít" làm cậu sững lại. Chỉ chút nữa là cậu tông phải xe gắn máy.

Bác đi xe nổi nóng làm cả bọn chạy tán loạn.

2. Nhưng chỉ được một lát, bọn trẻ hết sợ, lại hò nhau xuống lòng đường. Lần này, Quang quyết định chơi bóng bổng. Còn cách khung thành chừng năm mét, em co chân sút rất mạnh. Quả bóng vút lên nhưng lại đi chệch lên vỉa hè và đập vào đầu một cụ già. Cụ lảo đảo, ôm lấy đầu và khuỵu xuống. Một bác đứng tuổi vội đỡ lấy cụ. Bác quát to:

- Chỗ này là chỗ chơi bóng à?

Đám học trò sợ hãi bỏ chạy.

3. Từ một gốc cây, Quang lén nhìn sang. Bác đứng tuổi xuýt xoa, hỏi han ông cụ. Một chiếc xích lô xịch tới. Bác đứng tuổi vừa dìu ông cụ lên xe, vừa bực bội :

- Thật là quá quắt!

Quang sợ tái cả người. Cậu bống thấy cái lưng còng của ông cụ sao giống lưng ông nội thế.

Cậu bé vừa chạy theo chiếc xích lô, vừa mếu máo : - Ông ơi... cụ ơi...! Cháu xin lỗi cụ.

NGUYỄN MINH Chú thích từ khó:

- Cánh phải: phía bên phải - Cầu thủ: Người chơi bóng.

- Khung thành: Khung có căng lưới ở cuối sân bóng, nếu để đối phương đưa bóng vào là thua.

- Đối phương: Phía đối địch trong trận đấu.

- Húi cua: (tóc) cắt rất cao và ngắn.

(2)

I. Mục đích, yêu cầu:

A. Tập đọc:

1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:

- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng,chú ý các từ ngữ : dẫn bóng, ngần ngừ, khung thành, sững lại, nổi nóng, lảo đảo, khuỵu xuống, xuýt xoa, xịch tới ,

- Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời các nhân vật ( bác đứng tuổi Quang ); bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung từng đoạn

2. Rèn kỹ năng đọc – hiểu :

- Hiểu nghĩa các từ ngữ :cánh phải, cầu thủ, khung thành, đối phương.

- Nắm được điều câu chuyện muốn nói:Không được chơi bóng dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn.Phải tôn trọng luật lệ giao thông, quy tắc chung của cộng đồng

B. Kể chuyện

1. Rèn kỹ năng nói: Học sinh biết phân vai một nhân vật, kể một đọan của câu chuyện 2. Rèn kĩ năng nghe.

II. Dạy bài mới:

Tập đọc 1. Luyện đọc:

Hướng dẫn đọc :

- Bài này cần đọc với giọng nhanh, dồn dập

Hướng dẫn đọc từng câu, đoạn :

- Các em hãy đọc từng câu, sau đó đọc từng đoạn cho đến khi hết bài. Trong khi đọc có từ nào khó đọc hay bị sai.

- Ví dụ: dẫn bóng, ngần ngừ,sững lại, nổi nóng, tán loạn…..

Đọc lại nhiều lần những từ hay sai, sau đó đọc lại câu, đoạn có từ đó.

- Sau đó các em sẽ tìm hiểu nghĩa của các từ ngữ mới trong từng đoạn ở phía dưới bài đọc:

- Giải nghĩa các từ mới: cánh phải, cầu thủ, khung thành, đối phương, hói cua…

Hướng dẫn tìm hiểu bài:

- Để tìm hiểu được nội dung bài đọc hôm nay các em sẽ đi tìm hiểu bài bằng cách các em hãy đọc lại các đoạn của bài văn( 3 đoạn). Sau đó trả lời các câu hỏi ở cuối bài.

- Sau đây các em đọc thầm lại đoạn 1 để trả lời câu hỏi nhé!

Câu 1: Các bạn nhỏ chơi đá bóng ở đâu? ( Các bạn nhỏ chơi bóng dưới lòng đường, nơi có nhiều người và xe cộ qua lại..)

Câu 2: Vì sao trận bóng phải tạm dừng lần đầu ? (Trận bóng phải tạm dừng lần đầu vì Long mải đá bóng suýt tông phải một chiếc xe gắn máy đang chạy trên đường.)

- Bây giờ các em hãy đọc thầm đoạn 2 để trả lời câu hỏi nhé!

Câu 3: Chuyện gì khiến trận bóng phải dừng hẳn? (Trận bóng phải dừng hẳn vì Quang sút trái bóng bay chệch lên vỉa hè, đập vào đầu một cụ già khiến cụ lảo đảo ôm lấy đầu và khuỵu xuống.)

- Học sinh đọc thầm đoạn 3 và trả lời:

Câu 4: Tìm những chi tiết cho thấy Quang rất ân hận trước tai nạn do mình gây ra?

(Chi tiết sau đây cho thấy Quang rất ân hận trước tai nạn do mình gây ra: cậu thấy cái lưng còng của ông cụ sao giống lưng ông nội thế. Quang chạy theo chiếc xích lô chở ông cụ và mếu máo: "Ông ơi... cụ ơi! Cháu xin lỗi cụ.")

(3)

Câu 5: Câu chuyện muốn nói với em điều gì?( Câu chuyện muốn nói với em : đá bóng là niềm đam mê chính đáng của nhiều học sinh nhưng phải tìm sân thích hợp để chơi bóng, tuyệt đối không được đá bóng dưới lòng đường vì rất dễ gây ra tai nạn cho chính người đá bóng cũng như cho những người đi đường. Đá bóng dưới lòng đường là vi phạm luật lệ giao thông, rất đáng trách phạt.)

Nội dung: Không được chơi bóng dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn. Phải tôn trọng luật lệ giao thông để bảo vệ tính mạng cho mình và cho mọi người.

2. Luyện đọc lại:

- Các em đọc lại toàn bài. Cần đọc đúng các vai (người dẫn chuyện, bác đứng tuổi, Quang)

- Các em cần đọc đúng, thể hiện được tình cảm của các nhân vật.

Kể chuyện

1. Nêu nhiệm vụ: Mỗi em sẽ nhập vai một nhân vật trong câu chuyện, kể lại một đoạn của câu chuyện.

2. Hướng dẫn kể chuyện:

- Câu chuyện vốn được kể theo lời ai? (Người dẫn chuyện)

- Có thể kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời của những nhân vật nào?

Kể đoạn 1: theo lời Quang, Vũ, Long, bác đi xe máy.

Kể đoạn 2: theo lời Quang, Vũ, Long, cụ già, bác đứng tuổi.

Kể đoạn 3: Theo lời Quang, ông cụ, bác đứng tuổi, bác xích lô.

- GV nhắc HS thực hiện đúng yêu cầu của kiểu bài tập “nhập vai” một nhân vật để kể.

Yêu cầu khi kể:

- Về nội dung: Kể có đúng yêu cầu không? Kể có đủ ý và đúng trình tự không?

- Về cách diễn đạt: Nói đã thành câu chưa? Dùng từ có hợp không?

- Về cách thể hiện: Giọng kể có thích hợp, có tự nhiên không? Đã biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt chưa?

Củng cố, dặn dò

- Em nhận xét gì về nhân vật Quang? (Quang là người giàu tình cảm, biet61 nhận ra lỗi của mình. Nhìn cái lưng còng của cụ già, bạn thấy cụ giống ông nội mình. Bạn thương cụ, ân hận vì đã gây ra tai nạn đáng tiếc.)

Qua các giờ kể chuyện các em đã thấy: kể chuyện khác đọc truyện. Khi đọc, em phải đọc chính xác, không thêm, bớt từ ngữ. Khi kể, em không nhìn sách mà kể theo trí nhớ. Để câu chuyện thêm hấp dẫn, em nên kể tự nhiên kèm điệu bộ, cử chỉ.

- Các em hãy kể lại câu chuyện cho người thân của mình nghe nhé .

CHÚC MỪNG CÁC EM ĐÃ HOÀN THÀNH BÀI HỌC CỦA MÌNH!

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Bước đầu biết đọc đúng một văn bản kịch; Biết đọc ngắt giọng, đủ để phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật. Đọc tương đối đúng ngữ điệu các câu kể, câu

- Chú ý biểu cảm khuôn mặt để nhập vai nhân vật một cách

- Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện: Câu chuyện cho ta thấy tình cảm gắn bó, thân thiết của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân

- HS lập dàn ý, hiểu và kể được một câu chuyện đã nghe, đã đọc (giới thiệu được nhân vật, nêu được diễn biến câu chuyện hoặc các đặc điểm chính của nhân vật,

         - Lập dàn ý, hiểu và kể được một câu chuyện đã nghe, đã đọc (giới thiệu được nhân vật, nêu được diễn biến câu chuyện hoặc các đặc điểm chính của nhân vật, nêu

+ Biết đọc ngắt giọng, đủ để phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật .Đọc đúng ngữ điệu của câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm trong bài.. + Giọng đọc

Kĩ năng : Đọc đúng một văn bản kịch: HS đọc phân biệt lời các nhân vật; đọc đúng ngữ điệu, phù hợp với tính cách, tâm trạng của từng nhân vật; biết phân vai, đọc

- Rèn kĩ năng nói: Dựa vào gợi ý trong SGK, HS biết nhập vai kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo lời của nhân vật Lan, biết thay đổi giọng kể phù hợp với ND,