• Không có kết quả nào được tìm thấy

TIẾNG VIỆT (NGÀY 04/10/2021)

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "TIẾNG VIỆT (NGÀY 04/10/2021)"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Thứ hai ngày tháng năm 202 TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN

Chiếc áo len

Các em mở SGK TV3 Tập 1 , trang 20-21 Bài đọc:

Chiếc áo len

1. Năm nay, mùa đông đến sớm. Gió thổi từng cơn lạnh buốt. Đã hơn một tuần nay, Lan thấy Hòa có chiếc áo len màu vàng thật đẹp. Áo có dây kéo ở giữa, lại có cả mũ để đội khi gió lạnh hoặc mưa lất phất. Lan đã mặt thử, ấm ơi là ấm. Đêm ấy, em nói với mẹ là em muốn có một chiếc áo len như của bạn Hòa.

2. Mẹ đang định mua áo ấm cho hai anh em Tuấn, Lan. Thấy con gái nói vậy, mẹ bối rối:

- Cái áo của Hòa đắt bằng tiền cả hai áo của anh em con đấy. Lan phụng phịu:

- Nhưng con chỉ muốn một chiếc áo như thế thôi.

Dỗi mẹ, Lan đi nằm ngay. Em vờ ngủ.

3. Một lúc lâu, bỗng em nghe tiếng anh Tuấn thì thào với mẹ:

- Mẹ ơi, mẹ dành hết tiền mua áo đấy cho em Lan đi. Con không cần thêm áo đâu.

Giọng mẹ trầm xuống:

- Năm nay trời lạnh lắm. Không có áo ấm, con sẽ ốm mất.

- Con khỏe lắm, mẹ ạ. Con sẽ mặc thêm nhiều áo cũ ở bên trong.

Tiếng mẹ âu yếm:

- Để mẹ nghĩ đã. Con đi ngủ đi.

4. Nằm cuộn tròn trong chiếc chăn bông ấm áp, Lan ân hận quá. Em muốn ngồi dậy xin lỗi mẹ và anh, nhưng lại xấu hổ vì mình đã vờ ngủ.

Áp mặt xuống gối, em mong trời mau sáng để nói với mẹ: "Con không thích chiếc áo ấy nữa. Mẹ hãy để tiền mua áo ấm cho cả hai anh em."

Theo TỪ NGUYÊN THẠCH

(2)

Chú thích từ khó:

Bối rối: lúng túng, không biết làm thế nào.

Thì thào: (nói) rất nhỏ.

I. Mục đích, yêu cầu:

A. Tập đọc:

1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:

- Đọc trôi chảy toàn bài. Cần chú ý các từ, tiếng khó hoặc dễ nhầm lẫn: lạnh buốt, lất phất, phụng phịu, bối rối…..

- Biết đọc phân biệt nhân vật với lời người dẫn . Biết nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm: lạnh buốt, ấm ơi là ấm, bối rối, phụng phịu, dỗi mẹ, thì thào…

2. Rèn kỹ năng đọc – hiểu :

- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới được chú giải cuối bài : bối rối, thì thào.

- Nắm được diễn biến câu chuyện.

- Hiểu nội dung câu chuyện : Anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu, quan tâm đến nhau.

B. Kể chuyện

1. Rèn kỹ năng nói: Dựa vào gợi ý trong SGK, HS biết nhập vai kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo lời của nhân vật Lan; biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung; biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nết mặt.

2. Rèn kĩ năng nghe II. Dạy bài mới:

Tập đọc 1. Luyện đọc:

Hướng dẫn đọc :

- Bài này cần đọc với giọng tình cảm, nhẹ nhàng. Giọng Lan nũng nịu. Giọng Tuấn thì thào nhưng mạnh mẽ, thuyết phục. Giọng mẹ: lúc bối rối, khi cảm động, âu yếm.

Hướng dẫn đọc từng câu, đoạn :

- Các em hãy đọc từng câu, sau đó đọc từng đoạn cho đến khi hết bài. Trong khi đọc có từ nào khó đọc hay bị sai.

- Ví dụ: lạnh buốt, lất phất, phụng phịu, bối rối…..

Đọc lại nhiều lần những từ hay sai, sau đó đọc lại câu, đoạn có từ đó.

- Sau đó các em sẽ tìm hiểu nghĩa của các từ ngữ mới trong từng đoạn ở phía dưới bài đọc:

- Giải nghĩa các từ mới: bối rối, thì thào

Hướng dẫn tìm hiểu bài:

- Để tìm hiểu được nội dung bài đọc hôm nay các em sẽ đi tìm hiểu bài bằng cách các em hãy đọc lại các đoạn của bài văn( 4 đoạn). Sau đó trả lời các câu hỏi ở cuối bài.

- Sau đây các em đọc thầm lại đoạn 1 để trả lời câu hỏi nhé!

Câu 1: Chiếc áo len của bạn Hòa đẹp và tiện lợi như thế nào? ( Chiếc áo len của bạn Hòa có màu vàng thật đẹp, áo có dây kéo ở giữa và cả mũ để đội khi có gió lạnh hoặc mưa lất phất..)

- Bây giờ các em hãy đọc thầm đoạn 2 để trả lời câu hỏi nhé!

(3)

Câu 2: Vì sao Lan dỗi mẹ? (Lan dỗi mẹ vì mẹ không muốn mua cho Lan một chiếc áo len đắt tiền như thế mà muốn dành số tiền đó mua hai chiếc áo cho cả hai anh em Lan..) - Học sinh đọc thầm đoạn 3 và trả lời:

Câu 3: Anh Tuấn nói với mẹ những gì? (Anh Tuấn muốn mẹ hãy mua cho Lan chiếc áo mà em thích, còn cậu bé chỉ cần mặc thêm nhiều áo cũ vào bên trong là được..)

- Học sinh đọc thầm đoạn 4 và trả lời:

Câu 4: Vì sao Lan ân hận? (Lan ân hận vì tự nhận ra mình quá ích kỉ, chỉ biết nghĩ tới bản thân, trong khi mẹ quan tâm tới cả hai anh em. Lan còn ân hận vì thấy anh Lan sẵn sàng nhường phần tiền mua áo của mình cho Lan để Lan có được chiếc áo đẹp như mong muốn.)

Câu 5: Các em có thể đặt tên truyện này một cái tên khác?

- Sự ân hận của Lan

- Ba mẹ con và chiếc áo len vàng,...

2. Luyện đọc lại:

- Các em đọc lại toàn bài. Cần đọc phân biệt lời kể chuyện với lời đối thoại của nhân vật, chọn giọng đọc phù hợp với lời thoại.

- Các em cần đọc đúng, thể hiện được tình cảm của các nhân vật.

Kể chuyện

1. Nêu nhiệm vụ: Dựa vào các câu hỏi gợi ý trong SGK, kể từng đoạn câu chuyện “Chiếc áo len” theo lời của Lan..

2. Hướng dẫn kể chuyện:

a )Các em đọc lại cả bài và cần lưu ý 2 yêu cầu sau:

- Kể theo gợi ý: gợi ý là điểm tựa để nhớ các ý trong truyện.

- Kể theo lời của Lan: kể theo cách nhập vai, không giống y nguyên văn bản, người kể đóng vai Lan phải xưng là tôi, mình hoặc em.

Câu hỏi gợi ý:

a) Đoạn 1: Chiếc áo len

- Mùa đông năm ấy lạnh như thế nào?

- Áo len của bạn Hòa đẹp và ấm ra sao?

- Lan nói gì với mẹ?

b) Đoạn 2: Dỗi mẹ

- Mẹ nói thế nào khi Lan đòi mua chiếc áo len đắt tiền?

- Lan trả lời ra sao?

- Lan dỗi mẹ như thế nào?

c) Đoạn 3: Nhường nhịn - Anh Tuấn nói gì với mẹ?

- Mẹ lo điều gì?

- Anh Tuấn nói thế nào để mẹ yên lòng?

(4)

d) Đoạn 4: Ân hận

- Vì sao Lan ân hận sau khi nghe câu chuyện?

- Lan muốn nói với mẹ điều gì?

Lời giải chi tiết

Dựa vào các gợi ý dưới đây, kể lại từng đoạn câu chuyện Chiếc áo len theo lời kể của Lan a) Đoạn 1: Chiếc áo đẹp.

Ví dụ: Gió bấc thổi từng cơn lạnh buốt báo hiệu mùa đông đã đến sớm rồi. Đã hơn một tuần nay tôi thấy Hòa mặc một chiếc áo len thật đẹp. Áo có màu vàng tươi như màu hoa cúc và một dây kéo dài có thể kéo từ dưới lên tận cổ. Đằng sau áo còn có một chiếc mũ có thể kéo trùm lên đầu cho khỏi lạnh. Tôi mượn Hòa mặc thử thấy ấm sực cả người. Tôi ao ước có một cái áo len như thế nên đêm ấy tôi đã ngỏ lời xin mẹ mua cho một cái áo len như cái áo của Hòa.

Yêu cầu khi kể:

- Về nội dung: Kể có đúng yêu cầu không? Kể có đủ ý và đúng trình tự không?

- Về cách diễn đạt: Nói đã thành câu chưa? Dùng từ có hợp không?

- Về cách thể hiện: Giọng kể có thích hợp, có tự nhiên không? Đã biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt chưa?

Củng cố, dặn dò

- Câu chuyện trên giúp em hiểu ra điều gì?

+ Không nên ích kỉ, chỉ nghĩ đến mình.

+Trong gia đình, phải biết nhường nhịn, quan tâm đến người thân.

+ Không được làm bố mẹ lo buồn khi đòi hỏi những thứ bố mẹ không thể mua được.

Qua các giờ kể chuyện các em đã thấy: kể chuyện khác đọc truyện. Khi đọc, em phải đọc chính xác, không thêm, bớt từ ngữ. Khi kể, em không nhìn sách mà kể theo trí nhớ. Để câu chuyện thêm hấp dẫn, em nên kể tự nhiên kèm điệu bộ, cử chỉ.

- Các em hãy kể lại câu chuyện cho người thân của mình nghe nhé .

CHÚC MỪNG CÁC EM ĐÃ HOÀN THÀNH BÀI HỌC CỦA MÌNH!

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Trong bài văn kể chuyện, nhiều khi ta phải kể lại lời nói và ý nghĩ của nhân vật?. Lời nói và ý nghĩ cũng nói lên tính cách nhân vật và ý

+ Nêu ý kiến cần trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm với người nhận thư.. Một bức thư thường mở đầu và kết thúc như

- Dựa vào tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn câu chuyện, biết thay đổi giọng kể phù hợp nội dung câu chuyện, phối hợp lời kể điệu bộ,

Rèn kĩ nămg nói: Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh hoạ, hs kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện: Đôi cánh của ngựa trắng, có thể phối hợp lời kể với

- Nghe hiểu câu chuyện Hồ nước và mây; biết dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh đoán nội dung câu chuyện và kể lại được từng đoạn của câu chuyện (không yêu cầu

+ Bước đầu biết dựng lại câu chuyện theo vai, giọng kể phù hợp với nhân vật... b)Kỹ năng: - Rèn kĩ năng nghe, kể: biết lắng nghe bạn bè và biết nhận xét lời kể cảu

- Rèn kĩ năng nói: Dựa vào gợi ý trong SGK, HS biết nhập vai kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo lời của nhân vật Lan, biết thay đổi giọng kể phù hợp với ND,

- Dựa vào tranh minh hoạ và gợi ý của GV tái hiện lại được nội dung của từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.... - Biết kể lại toàn bộ câu chuyện