• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
28
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 11

Ngày soạn: 16/ 11/ 2018

Ngày giảng: Thứ hai ngày 19 tháng 11 năm 2018 TOÁN

Tiết 51: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Học thuộc và nêu nhanh công thức của bảng trừ có nhớ (11 trừ đi một số), vận dụng khi tính nhẩm, thực hiện phép trừ (tính viết) và giải bài toán có lời văn.

- Củng cố về tìm số hạng chưa biết và bảng cộng có nhớ.

2. Kĩ năng:

- Rèn tính đúng, chính xác các dạng toán tìm số hạng trong một tổng.

3. Thái độ: - Hs hứng thú, tích cực học tập II. ĐỒ DÙNG DẠY -HỌC:

- Bảng phụ, VBT, bảng con,

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Gọi lên bảng đọc thuộc lòng bảng trừ 11 trừ đi 1 số?

- Nhận xét – tuyên dương B. Bài mới: (32’)

1. Giới thiệu bài:

- Giáo viên giới thiệu bài.

2. Luyện tập Bài 1: Tính nhẩm - HS nêu yêu cầu bài.

- Yêu cầu học sinh làm bài tập

- Sau đó cho học sinh đọc nối tiếp mỗi em 1 cột.

- Nhận xét.

Bài 2: Đặt tính rồi tính - HS nêu y/c bài.

- 3 học sinh lên bảng làm bài tập. Lớp làm vào vở ô li.

- Chữa bài:

- Nhận xét cách đặt tính và kết quả của phép tính.

- Khi đặt tính và tính phải thực hiện như thế nào?

GV: Bài toán củng cố phép cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100

- 2 học sinh lên bảng.

- HS đọc yêu cầu - HS làm bài tập - Hs chữa bài tập

- HS đọc yêu cầu - HS làm bài tập - Hs chữa bài tập

41 51 81 71 - - - - 25 35 48 9 16 16 33 62

38 29

+ +

(2)

Bài 3: Tìm x

- HS nêu yêu cầu bài.

- 3 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở ô li.

- Chữa bài:

- Nhận xét.

- Nêu cách làm bài.

GV: Bài toán 3 tìm x chính là đi tìm số hạng chưa biết trong 1 tổng.

- Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào?

Bài 4:

- HS đọc bài toán, phân tích bài toán.

- GV tóm tắt lên bảng.

- HS nhìn tóm tắt đọc lại bài toán.

- 1 HS lên bảng giải bài toán, lớp làm vào vở ô li.

- Chữa bài:

- Nhận xét.

GV: Củng cố dạng toán tìm hiệu khi biết số bị trừ và số trừ.

C. Củng cố – dặn dò: (3’)

- Bài học đã củng cố những kiến thức gì?

- Nhận xét tiết học.

47 6 85 35 - HS đọc yêu cầu - HS làm bài tập - Hs chữa bài tập

a) x + 18 = 61 x = 61 – 18 x = 43 c) x + 44 = 81

x = 81 – 44 x = 37

- Ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.

- HS đọc yêu cầu Có : 51 kg táo Đã bán: 26 kg táo Còn lại : ... kg táo?

Bài giải

Cửa hàng còn lại số ki-lô-gam táo là:

51 – 26 = 25 (kg) Đáp số: 25 kg táo

- Bảng trừ và giải toán

--- TẬP ĐỌC

Tiết 31 + 32: BÀ CHÁU I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Đọc trơn toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ dài.

- Biết đọc bài với giọng kể chuyện chậm rãi, tình cảm: đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với các nhân vật (cô tiên, hai cháu).

- Nghĩa các từ mới và các từ ngữ quan trọng: rau cháo nuôi nhau, đầm ấm, màu nhiệm, hiếu thảo.

- Hiểu nội dung ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi tình cảm bà cháu quý giá hơn vàng bạc, châu báu

2. Kĩ năng:

- Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch.

3. Thái độ:

(3)

- Giáo dục HS biết tình thương của con người rất quý không có gì thay thế được.

* MT: GD HS tình cảm đẹp đẽ đối với ông bà, yêu quý ông bà, hiếu thảo với ông bà.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN:

- Xác định giá trị, tự nhận thức về bản thân - Thể hiện sự cảm thông, giải quyết vấn đề.

III. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Bảng phụ viết câu văn cần luyện đọc.

- Tranh vẽ SGK.

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Tiết 1

A. Kiểm tra bài cũ: (3’)

- Gọi học sinh đọc bài “Bưu thiếp”

- Bưu thiếp dùng để làm gì?

B. Bài mới: (30’) 1. Giới thiệu bài:

- Gv giới thiệu qua tranh minh họa.

2. Luyện đọc.

* Đọc mẫu

- GV đọc mẫu toàn bài:

+ Giọng người dẫn: chậm rãi tình cảm + Giọng cô tiên: dịu dàng

+ Giọng các cháu: kiên quyết

* Luyện đọc và giải nghĩa từ - HS đọc nối tiếp câu.

- HS luyện đọc từ khó.

* Đọc từng đoạn trước lớp:

- Hướng dẫn học sinh đọc câu dài.

- HS tiếp nối nhau đọc đoạn.

* Đọc từng đoạn trong nhóm.

- HS đọc trong nhóm.

- Theo dõi NX bạn đọc

* Thi đọc giữa các nhóm - Các nhóm thi đọc đoạn - Nhận xét

Tiết 2

3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: (13’) - HS đọc đoạn 1.

+ Gia đình em bé có những ai?

+ Trước khi găp cô tiên ba bà cháu.

sống như thế nào?

+ Cô tiên cho hạt đào và nói gì?

- HS đọc đoạn 2.

+ Sau khi bà mất hai anh em sống ra

- 3 HS đọc bài cũ.

- HS quan sát tranh

- làng, vất vả, giàu sang, nảy mầm - Hạt đào vừa gieo xuống đát đã nảy mầm/ ra lá đơm hoa kết bao nhiêu là trái vàng/ trái bạc.

- Lớp theo dõi.

+ Bà và hai anh em

+ Ba bà cháu sống nghèo khổ nhưng đầm ấm

+ Khi bà mất gieo hạt đào lên mộ bà sẽ được sung sướng hạnh phúc.

+ Hai anh em trở nên giàu có.

(4)

sao?

- HS đọc đoạn 3.

+ Thái độ 2 anh em ra sao sau khi trở nên giàu có?

+ Vì sao lại như vậy?

- HS đọc đoạn 4.

+ Câu chuyện kết thúc như thế nào?

4. Luyện đọc phân vai: (22’) - GV nêu lại cách đọc bài.

- Câu chuyện này gồm có mấy nhân vật?

- HS đọc trong nhóm.

- Đại diện các nhóm thi đọc.

- Nhận xét.

3. Củng cố, dặn dò: (3’)

- Qua câu chuyện này các em hiểu được điều gì?

- Dặn dò HS đọc câu chuyện cho ông bà nghe.

- Về nhà đọc lại bài, chuẩn bị bài sau.

+ Ngày càng buồn bã vì nhớ bà.

+ Bà sống lại, ba bà cháu lại sống như trước đây.

- người dẫn chuyện - hai anh em

- cô tiên

- Tình cảm bà cháu, tình cảm gia đình quý hơn mọi thứ trên đời.

--- ĐẠO ĐỨC

Tiết 11: THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HỌC KỲ I I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức:

- Học sinh ôn tập kiến thức về các hành vi đạo đức đã học.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng thực hiện các hành vi đạo đức đó 3.Thái độ:

- Có thói quen ứng xử đúng trong cuộc sống II. CHUẨN BỊ :

- Giáo viên: Phiếu thảo luận nhóm. - Học sinh: Vở bài tập.

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Thế nào là chăm chỉ học tập? - Chăm chỉ học tập có lợi ntn? - Gv nhận xét.

B. Bài mới: (30’)

* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài.

* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh Thảo luận

- Giáo viên viết sẵn câu hỏi có liên quan đến các bài đạo đức đã học vào phiếu học tập.

- Học sinh lần lượt lên bốc thăm rồi chuẩn bị trả lời câu hỏi trong phiếu.

(5)

+Thế nào là học tập sinh hoạt đúng giờ ? + Học tập sinh hoạt đúng giờ có lợi gì ? + Khi có lỗi các em cần phải làm gì ? + Nhận lỗi và sửa lỗi có ích lợi gì ?

+ Để giữ gọn gàng ngăn nắp chỗ học chỗ chơi em cần làm NTN ?

+ Nêu ích lợi của việc chăm làm việc nhà ? + Ở nhà em đã làm gì để giúp bố mẹ ? - Yêu cầu học sinh lên bốc thăm và trả lời câu hỏi.

- Gi viên cùng cả lớp nhận xét chốt lời giải đúng.

* Hoạt động 3: Liên hệ thực tế

- GV cho hs tự liên hệ xem bạn nào trong lớp đã thực hiện tốt những điều đã học? Bạn nào thực hiện còn chưa tốt ?

. Củng cố - Dặn dò.

- Hệ thống nội dung bài.

- Nhận xét giờ học.

- HD Vn học và chuẩn bị

- Học sinh lần lượt lên trả lời.

- Cả lớp cùng nhận xét.

- Học sinh Các nhóm tự liên hệ

- - T bày ý kiến

--- Ngày soạn: 16/ 11/ 2018

Ngày giảng: Thứ ba ngày 20 tháng 11 năm 2018 KỂ CHUYỆN Tiết 11: BÀ CHÁU I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Dựa vào trí nhớ, tranh minh họa kể lại được từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện kể tự nhiên, bước đầu biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.

- Có khả năng tập trung nghe bạn kể chuyện, biết đánh giá lời kể của bạn.

2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng nói, nghe bạn kể và đánh giá lời kể của bạn.

3. Thái độ: - Giáo dục học sinh biết yêu quý những người thân của mình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh hoạ theo sách giáo khoa (phóng to) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Yêu cầu học sinh tiếp nối nhau kể chuyện giờ học trước.

- GV nhận xét.

- 2 học sinh đọc bài tập đọc: Sáng kiến của bé Hà.

(6)

B. Bài mới: (32’) 1. Giới thiệu bài:

- Giáo viên giới thiệu bài.

2. Hướng dẫn kể chuyện:

Bài 1. Kể từng đoạn câu chuyện theo tranh:

- HS nêu yêu cầu bài.

- GV hướng dẫn mẫu đoạn 1.

- Trong tranh có những nhân vật nào?

- Ba bà cháu sống với nhau như thế nào?

- Cô tiên nói gì?

- 2 HS khá kể đoạn 1.

- GV nhận xét.

- HS nhìn tranh kể các đoạn còn lại theo tranh 2, 3, 4.

* Kể chuyện trong nhóm:

- HS kể trong nhóm.

- HS nghe góp ý.

* Kể chuyện trước lớp:

- Đại diện nhóm thi kể.

- GV nhận xét.

Bài 2. Kể lại toàn bộ câu chuyện:

- HS nêu yêu cầu.

- 4 HS kể nối tiếp hoàn chỉnh câu chuyện

C. Củng cố - dặn dò: (3’) - 1 HS kể lại câu chuyện.

- 1 HS nêu ý nghĩa của chuyện.

- Dặn dò HS kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

- HS nêu yêu cầu bài - HS lắng nghe

- Ba bà cháu, cô tiên.

- Ba bà cháu sống vất vả nhưng cảnh nhà lúc nào cũng đầm ấm, vui vẻ.

- Khi bà mất trồng hạt đào lên mộ bà sẽ được giàu sang, vui sướng.

- Hs kể chuyện theo tranh

- HS quan sát tranh kể đoạn 2, 3, 4.

- HS kể chuyện theo nhóm

- HS thi kể trước lớp - HS nhận xét

- HS nêu yêu cầu bài

- HS nối tiếp kể toàn bộ câu chuyện - HS bình chọn nhân vật kể chuyện hay - HS kể lại câu chuyện

- HS nêu ý nghĩa câu chuyện

--- TOÁN

Tiết 52: 12 TRỪ ĐI MỘT SỐ: 12 - 8 I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Tự lập được bảng trừ có nhớ dạng 12 – 8 và bước đầu học thuộc bảng trừ đó.

- Biết giải bài toán có 1 phép trừ.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng trừ có nhớ dạng 12- 8 3. Thái độ: - Hs tích cực học tập II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Bảng phụ, VBT, bảng con,

(7)

- 4 Bó que tính.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập, lớp làm ra nháp.

- Nhận xét B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (2’) - Nêu mục tiêu tiết học.

2. Giới thiệu phép trừ 12 – 8: (7’) - GV nêu: Có 12 que tính, bớt đi 8 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?

- HS nghe và phân tích bài toán.

- HS nhắc lại bài tập.

- Muốn biết còn lại bao nhiêu que tính ta làm thế nào?

- GV ghi: 12 – 8

* Tìm kết quả:

- Yêu cầu HS lấy 12 que tính. Thực hiện thao tác bớt 8 que tính để tìm kết quả của phép tính trên.

- HS nêu cách bớt của mình.

- Hướng dẫn cách bớt hợp lí nhất.

- Có tất cả bao nhiêu que tính?

- GV hướng dẫn HS cách bớt: bớt 2 que tính rời trước, chúng ta còn phải bớt bao nhiêu que tính nữa? Vì sao?

- Vậy 12 que tính bớt 8 que tính còn mấy que tính?

- Vậy 12 – 8 = ?

- HS trả lời. GV ghi bảng: 12 – 8 = 4

* Đặt tính và tính:

- Yêu cầu 1 em lên bảng đặt tính và tính.

Lớp làm bảng con.

- Gọi vài HS nhắc lại cách trừ.

3. Bảng công thức 12 trừ đi một số:

(10’)

- Y/c HS sử dụng que tính tìm kết quả các phép trừ trong phần bài học.

- HS thao tác bằng que tính, nêu kết quả: HS nối tiếp nêu kết quả mỗi em 1

- 2hs lên bảng làm + Đặt tính rồi tính:

31 – 15 91 – 7 + Tìm x:

x + 63 = 71

- Phép trừ: 12- 8

- Thực hiện phép tính: 12 - 8

- 12 que tính.

- Bớt 6 que tính nữa vì 2 + 6= 8 - 4 que tính.

- 12 – 8 = 4

- Học sinh thực hiện.

(8)

phép tính.

- HD học thuộc lòng bảng công thức 12 trừ đi một số.

4. Luyện tập – thực hành: (15’) Bài 1. Tính nhẩm:

- HS nêu y/c bài.

- Y/c nhẩm kết quả và làm bài vào phần vở ô li.

- 4 HS làm bài bảng, mỗi em 1 cột tính.

- Chữa bài: Nhận xét đúng - sai

- GV: Bài toán củng cố 2 tính chất của phép cộng. Khi đổi chỗ 2 số hạng trong 1 tổng thì tổng không thay đổi và lấy tổng trừ đi số hạng này được số hạng kia.

- GV: Trừ liên tiếp các số hạng bằng trừ tổng.

Bài 2. Tính:

- 1 HS đọc lệnh đề.

- Yêu cầu HS tự làm bài vở ô li. 2 HS trình bày bảng.

- Chữa bài: Nhận xét. 2 HS đổi chéo vở kiểm tra bài.

- Khi tính hiệu ta thực hiện theo trình tự nào?

Bài 3. Đặt tính rồi tính hiệu, biết số bị trừ và số trừ lần lượt là:

- HS nêu y/c bài.

- Y/c HS tự làm BT – 2HS lên bảng.

- Chữa bài.

- GV: Nêu cách tính hiệu khi biết số bị trừ và số trừ?

Bài 4: Bài toán - 2HS đọc bài toán.

- 1 HS lên bảng tóm tắt. Lớp làm nháp.

- Nhận xét.

- Nhìn tóm tắt nêu lại bài toán.

- Gọi 1HS lên bảng làm. Lớp làm vào vở ôli.

- Chữa bài: Nhận xét.

- GV: áp dụng dạng toán tìm hiệu để giải toán có lời văn.

- Học sinh đọc.

- HS đọc yêu cầu - HS làm bài tập

- Hs chữa bài tập

- HS đọc yêu cầu - HS làm bài tập - Hs chữa bài tập

- Thực hiện từ phải sang trái. Từ hàng đơn vị sang hàng chục.

- HS đọc yêu cầu - HS làm bài tập - Hs chữa bài tập - Học sinh trả lời.

- HS nêu yêu cầu bài Tóm tắt:

Có : 12 quyển vở Vỏ bìa đỏ : 6 quyển Vở bìa xanh: … quyển?

- HS nêu bài toán - HS làm bài tập - Hs chữa bài tập

Bài giải

Số vở bìa xanh có là:

12 – 6 = 6 (quyển)

(9)

C. Củng cố – dặn dò: (3’)

- 1HS đọc thuộc bảng công thức: 12 trừ đi một số?

- Nhận xét tiết học.

Đáp số: 4 quyển - HS học thuộc bảng trừ

--- CHÍNH TẢ( NGHE - VIẾT)

Tiết 21: BÀ CHÁU I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Chép lại chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài “Bà cháu”.

- Làm đúng các bài tập phân biệt g/ gh, s/ x, ươn/ ương.

2. Kĩ năng: - Rèn viết đúng, trình bày sạch, đẹp.

3. Thái độ: - Giáo dục học sinh biết tình cảm quý hơn vàng bạc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Bảng phụ, bút dạ, phiếu BT.

- HS: Bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Đọc các từ khó cho HS viết. Yêu cầu lớp viết vào bảng con.

- Nhận xét.

B. Bài mới: (32’) 1. Giới thiệu bài:

- Giáo viên giới thiệu bài.

2. Hướng dẫn tập chép:

*Ghi nhớ nội dung đoạn chép:

- Đọc mẫu đoạn văn cần chép.

- Yêu cầu ba em đọc lại bài cả lớp đọc thầm theo.

- Đoạn chép này ở phần nào của câu chuyện?

- Câu chuyện kết thúc ra sao?

- Tìm lời nói của hai anh em trong đoạn?

* Hướng dẫn cách trình bày:

- Đoạn văn có mấy câu?

- Lời nói của hai anh em được viết với dấu nào?

- Trong bài có những chữ nào viết hoa?

* Hướng dẫn viết từ khó:

- 3 em lên bảng viết các từ: vũng nước, ngói đỏ, cái chổi, sẽ tới, chim sẻ, bé ngủ.

- Lớp lắng nghe giáo viên đọc.

- Ba em đọc lại bài, lớp đọc thầm tìm hiểu bài

- Phần cuối.

- Bà móm mém, hiền từ sống lại còn nhà cửa, đất đai, vàng bạc biến mất.

- “Chúng cháu chỉ cần bà sống lại”

- Có 5 câu.

- Đặt trong dấu ngoặc kép và sau dấu hai chấm.

- Chữ cái đầu câu.

(10)

- Đọc cho học sinh viết các từ khó vào bảng con

- Giáo viên nhận xét đánh giá.

*Chép bài:

- Yêu cầu nhìn bảng chép bài vào vở - Theo dõi chỉnh sửa cho học sinh.

* Soát lỗi:

- Đọc lại để học sinh dò bài, tự bắt lỗi

* Nhận xét bài:

- Thu tập học sinh nhận xét từ 3 - 5 bài 3. Hướng dẫn làm bài tập:

Bài 2:

- Gọi một em đọc y/c tập 2.

- Gọi hai em đọc hai từ mẫu.

- Yêu cầu lớp làm vào vở.

- Mời 3 em lên bảng làm bài.

- Nhận xét bài và chốt lại lời giải đúng.

- Yêu cầu lớp đọc các từ trong bài sau khi điền.

Bài 3:

- Gọi một em nêu bài tập 3.

- Trước những chữ cái nào ta viết gh mà không viết g?

- Trước những chữ cái nào ta viết g mà không viết gh?

- Yêu cầu lớp làm vào vở.

- Nhận xét bài và chốt lại lời giải đúng.

- Yêu cầu lớp đọc lại.

C. Củng cố - dặn dò: (3’)

- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học.

- Lớp thực hành viết từ khó vào bảng con: sống lại, màu nhiệm, ruộng vườn, móm mém.

- Nhìn bảng chép bài.

- Nghe và tự sửa lỗi bằng bút chì - Nộp bài lên để giáo viên nhận xét

- Đọc yêu cầu đề bài.

- Đọc 2 từ: gh, g.

- Học sinh làm vào vở

- Ba em lêm trên bảng: ghi, ghì, ghe, ghế, ghé, ghẻ, ghẹ - gừ, gờ, gở, gỡ, ga, gả, gạ, gu, gụ gơ, gị, gộ, gị.

- Đọc lại các từ vùa điền xong.

- Đọc yêu cầu đề bài.

- Viết gh trước các chữ i, ê, e.

- Viết g trước các chữ a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư.

- Đọc lại bài làm.

--- THỂ DỤC

BÀI 21: TRÒ CHƠI: “BỎ KHĂN” – ÔN BÀI THỂ DỤC

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Ôn đi đều. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác, đều và đẹp.

2. Kỹ năng:

- Ôn trò chơi “Bỏ khăn”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.

3. Thái độ:

(11)

- Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi ở mức độ ban đầu II. ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG TIỆN:

- Sân trường, còi, hai khăn để chơi trò chơi.

III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP:

PHẦ N

NỘI DUNG

ĐỊNH

LƯỢNG PHƯƠNG PHÁP

TỔ CHỨC SỐ

LẦN

THỜI GIAN

MỞ ĐẦU

- Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.

- Xoay các khớp cổ chân, đầu gối, hông.

- Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên 60 - 80m.

- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu

- Tập bài thể dục, mỗi động tác 2 x 8 nhịp

- Trò chơi do giáo viên tự chọn.

1

1 phút 2 phút 2 phút 1 phút

1 phút









 ● ● ● ● ● GV ● ● ● ● ● ● ●

BẢN

* Đi đều theo 3 hàng dọc.

* Trò chơi “Bỏ khăn”. Giáo viên nêu tên trò chơi và vừa giải thích vừa đóng vai người bỏ khăn bằng cách đi chậm. Sau đó cho học sinh chơi. Kết thúc trò chơi cho học sinh chuyển đội hình hàng dọc.

Chú ý: Nếu lớp đông có thể tổ chức theo 2 vòng tròn.

5 phút 10 phút

GV

           

      

● ● ● ● ● GV ● ● ● ● ● ● ●

KẾT THÚ

C

- Cúi người thả lỏng.

- Nhảy thả lỏng.

- Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài từ đội hình vòng tròn lớn dồn thành vòng tròn nhỏ.

- Nhận xét và giao bài về nhà.

6 4 - 5

2 phút 2 phút 2 phút

1 phút

● ● ● ● ● GV ● ● ● ● ●

---

(12)

Ngày soạn: 16/ 11/ 2018

Ngày giảng: Thứ tư ngày 21 tháng 11 năm 2018 TOÁN Tiết 53: 32 – 8 I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Vận dụng bảng trừ đã học để làm các phép trừ dạng 32 – 8 khi làm tính và giải toán.

- Củng cố cách tìm một số hạng khi biết tổng và số hạng kia.

- Biết giải bài toán có môt phép trừ dạng 32 – 8 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng làm tính và giải toán

3. Thái độ: - Hs hứng thú học tập và yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- Bảng phụ, VBT, bảng con, - 4 Bó que tính.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Đọc thuộc 12ong bảng trừ 12 trừ đi một số

- Giáo viên nhận xét đánh giá.

B. Bài mới: (32’) 1. Giới thiệu bài:

- Giáo viên giới thiệu bài

2. Giới thiệu phép trừ 32 – 8:

- Nêu bài toán: Có 32 que tính bớt đi 8 que tính. Còn lại bao nhiêu que tính ? - Muốn biết có bao nhiêu que tính ta làm như thế nào ?

* Yêu cầu sử dụng que tính để tìm kết quả.

- Vậy 32 trừ 8 bằng mấy ?

- Yêu cầu 1HS lên bảng đặt tính sau đó nêu lại cách làm của mình.

- Mời 1 HS khác nhận xét.

3. Luyện tập : Bài 1 :5’

-1 HS đọc yêu cầu của bài - Yêu cầu HS làm bảng con.

- Giáo viên nhận xét đánh giá.

Bài 2 :5’

- 2 HS lên bảng đọc

- Quan sát và lắng nghe và phân tích đề toán.

- Thực hiện phép tính trừ 32 – 8

- Thao tác trên que tính và nêu còn 24 que tính.

- 32 trừ 8 bằng 24

32 Viết 32 rồi viết 8 xuống dưới - 8 Viết dấu trừ và kẻ ngang

24 Thực hiện trừ từ phải sang trái.

2 không trừ được 8 lấy 12 trừ 8 bằng 4, viết 4, nhớ 1.

3 trừ 1 bằng 2, viết 2.

- Học sinh đọc.

- HS làm bảng con

(13)

- HS nêu yêu cầu của bài

- GV hướng dẫn HS làm phiếu học tập.

- Giáo viên nhận xét đánh giá.

Bài 3 : 5’

- 2 HS đọc bài toán

- GV hướng dẫn HS phân tích bài toán.

+ Bài toán cho biết gì ? + Bài toán yêu cầu ?

- Yêu cầu tự tóm tắt và giải bài.

- Yêu cầu cả lớp làm vào vở.

- Nhận xét, đánh giá bài làm học sinh Bài 4 : 5’

- HS nêu yêu cầu của bài.

- x là gì trong phép tính của bài ? - Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm như thế nào ?

- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vở nháp.

- Giáo viên nhận xét đánh giá.

C. Củng cố - dặn dò : (3’) - Nhận xét đánh giá tiết học.

- Dặn về nhà xem trước bài : 52 – 28

- Đặt tính rồi tính hiệu.

- HS làm vào vở

- Có 22 nhãn vở cho đi 9 nhãn vở. Hỏi còn lại bao nhiêu nhãn vở

Bài giải

Số nhãn vở còn lại là : 22 – 9 = 13 (nhãn vở) Đáp số : 13 nhãn vở

- x là số hạng chưa biết trong phép cộng.

- Lấy tổng trừ đi số hạng đó biết.

- Nhận xét bài bạn.

--- TẬP ĐỌC

Tiết 33: CÂY XOÀI CỦA ÔNG EM I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Đọc trơn toàn bài. Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài.

- Biết đọc bài văn với giọng nhẹ nhàng tình cảm.

- Hiểu ý nghĩa của các từ mới : lẫm chẫm, đu đưa, đậm đà, trảy, ….

- Hiểu được nội dung bài: Miêu tả cây xoài của ông trồng và tình cảm thương nhớ, biết ơn của hai mẹ con bạn nhỏ với người ông đã mất.

2. Kĩ năng: - Rèn đọc đúng với giọng rõ ràng, rành mạch, dứt khoát.

3. Thái độ: - Giáo dục học sinh hiểu được “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

* MT: GS HS tình cảm đẹp đẽ với ông, bạn nhỏ thấy yêu quý các sự vật trong môi trường đã gợi ra hình ảnh người thân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Bảng phụ viết câu văn luyện đọc.

-Tranh minh họa SGK.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

(14)

A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Gọi 3 học sinh đọc bài “Bà cháu”

- Qua câu chuyện em hiểu điều gì?

- Nhận xét.

B. Bài mới: (32’) 1. Giới thiệu bài:

- GV giới thiệu qua tranh minh họa.

2. Luyện đọc:

a. Đọc mẫu:

- GV đọc mẫu.

- Nêu giọng đọc toàn bài: giọng tả và kể nhẹ nhàng, tình cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả gợi cảm.

b. Luyện đọc câu

- Cho học sinh nối tiếp đọc câu lần 1 - Luyện đọc từ khó, dễ lẫn.

- HS đọc nối tiếp câu lần 2.

c. Luyện đọc đoạn.

- Luyện đọc câu dài

- Chia đoạn.

- HS tiếp nối nhau đọc đoạn.

- HS tiếp nối nhau đọc đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa từ.

- GV giải nghĩa thêm từ:

+ xoài cát: tên một loại xoài thơm ngọt + xôi nếp hương: tên một loại xôi nấu từ loại gạo thơm ngon.

* Đọc từng đoạn trong nhóm.

- HS đọc trong nhóm.

* Thi đọc giữa các nhóm.

- Các nhóm thi đọc đoạn - Nhận xét.

* Đọc đồng thanh cả lớp.

3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:

- HS đọc đoạn 1

+ Tìm những hình ảnh đẹp của cây xoài cát?

- Học sinh trả lời.

- Lắng nghe.

- lẫm chẫm, trảy, đậm đà.

- Câu dài: Mùa xoài nào,/ mẹ cũng chọn những quả chín vàng và to nhất/

bày lên bàn tờ ông.//

- Ăn quả xoài cát chín/ trảy từ cây của ông em trồng,/ kèm với xôi nếp hương/

thì đối với em/ không có thứ quà gì ngon bằng.//

- Học sinh đọc theo nhóm đôi.

- 2-3 nhóm thi đọc.

- Lớp theo dõi

+ Cuối đông nở trắng cành. Đầu hè sai lúc lỉu. Từng chùm quả to đu đưa theo gió.

(15)

+ Quả xoài cát có mùi vị, màu sắc như thế nào?

- 1 HS đọc đoạn 2

+ Tại sao mẹ lại chọn những quả to nhất, ngon nhất bày lên bàn thờ ông?

+ Tại sao bạn nhỏ lại cho rằng quả xoài cát nhà mình là thứ ngon nhất?

* GDBVMT: Bạn nhỏ nghĩ như vậy vì mỗi khi nhìn thứ quả đó, bạn lại nhớ ông. Nhờ có tình cảm đẹp đẽ với ông, bạn nhỏ thấy yêu quý cả sự vật trong môi trường đã gợi ra hình ảnh người thân.

* Luyện đọc lại:

- Giáo viên lựa chọn đoạn thi đọc.

- Yêu cầu học sinh thi đọc: Cử đại diện của nhóm thi đọc.

- Nhận xét, tuyên dương.

- Gọi học sinh đọc lại toàn bài.

C. Củng cố - dặn dò: (3’)

- Nội dung của bài dọc ngày hôm nay là gì?

- Nhận xét tiết học.

+ Có mùi thơm dịu dàng, vị ngọt đậm đà, màu sắc vàng đẹp.

+ Để tưởng nhớ, biết ơn ông trồng cây cho con cháu có quả ăn.

+ Vì xoài cát vốn là thơm ngon, bạn đã quen ăn từ nhỏ, lại gắn với kỷ niệm về người ông đã mất.

- Các nhóm cử đại diện.

- 1 học sinh đọc lại toàn bài.

- Miêu tả cây xoài của ông trồng và tình cảm thương nhớ, biết ơn của hai mẹ con bạn nhỏ với người ông đã mất.

--- LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Tiết 11: TỪ NGỮ VỀ ĐỒ DÙNG VÀ CÔNG VIỆC TRONG NHÀ I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ liên quan đến đồ dùng và công việc trong nhà.

- Bước đầu hiểu các từ ngữ chỉ hoạt động.

- Sử dụng thành thạo các từ chỉ đồ dùng và công việc trong nhà.

- Phát triển tư duy ngôn ngữ.

2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng sử dụng các từ chỉ đồ vật và công việc trong nhà.

3. Thái độ: - Hs chăm chú nghe giảng và phát biểu tích cực

*Quyền được có ông bà, chăm sóc. Bổn phận phải biết kính trọng, biết ơn ông bà…

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bảng phụ, SGK.

- HS: VBT, bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (4’)

(16)

- Gọi 2 HS lên bảng: Tìm những từ chỉ người trong gia đình họ hàng của họ ngoại, nội.

- Nhận xét đánh giá bài làm học sinh B. Bài mới: (33’)

1. Giới thiệu bài:

- Giáo viên giới thiệu bài.

2. Hướng dẫn làm bài tập:

Bài tập 1:

- Treo bảng phụ và yêu cầu đọc.

- Chia lớp thành 4 nhóm. Phát cho mỗi nhóm một tờ giấy, một bút dạ. Yêu cầu viết thành 2 cột.

- Viết tên các đồ dùng và công dụng của chúng.

- Ghi các từ này lên bảng.

Bài tập 2:

- Mời một HS khá đọc bài thơ “Thỏ thẻ”

- Yêu cầu HS tìm các từ ngữ chỉ những việc mà bạn nhỏ trong bài thơ muốn làm giúp ông và nhờ ông làm giúp?

- Tìm những từ ngữ chỉ những việc mà bạn nhỏ muốn làm giúp ông?

- Bạn nhỏ muốn làm giúp ông những việc gì?

- Nhận xét đánh giá.

C. Củng cố - dặn dò: (3’)

- Tìm những từ chỉ các đồ vật trong gia đình em?

- Em thường làm gì để giúp gia đình?

- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học.

- HS trả lời

- HS khác nhận xét.

- 2 HS đọc đề bài.

- Tìm những từ chỉ các đồ dùng và công dụng mỗi loại: HS hoạt động nhóm 4

- 1 bát hoa to để đựng thức ăn, 1 cái thìa để xúc thức ăn, 1 chảo để rán, 1 bình in hoa để đựng nước lọc, 1 li to có quai để uống trà, 2 đĩa hoa để đựng thức ăn...

- Học sinh đọc.

- HS làm vở.

- Đun nước, rút rạ.

- Xách siêu nước, ôm rạ, dập lửa, thổi khói. Quét nhà, rửa chén, giữ em, ...

- Cái nồi, bếp, dao, thớt, rổ, chén, thớt, bàn ghế, ti vi, tủ lạnh, điện thoại ...

--- TẬP VIẾT

Tiết 11: CHỮ HOA I I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Viết đúng, viết đẹp chữ I hoa; cụm từ ứng dụng: Ích nước lợi nhà theo cỡ chữ vừa, cỡ nhỏ

- Biết cách nối nét từ chữ hoa I sang chữ cái đứng liền sau.

2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng viết dúng, viết đẹp

3. Thái độ: - Ý thức rèn tính cẩn thận, giữ gìn vở sạch sẽ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

(17)

- Mẫu chữ hoa, vở tập viết.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Yêu cầu lớp viết vào bảng chữ H và từ

“Hai”.

- Giáo viên nhận xét đánh giá.

B. Bài mới: (30’) 1. Giới thiệu bài:

- Giáo viên giới thiệu bài.

2. Hướng dẫn viết:

- Quan sát số nét quy trình viết chữ I - Yêu cầu quan sát mẫu và trả lời : - Chữ hoa I gồm mấy nét?

- Chỉ nét 1 và hỏi học sinh:

- Nét 1 là sự kết hợp giữa nét nào với nét nào?

- Nét thứ 2 gồm những nét cơ bản nào nối với nhau?

- Chữ I cao mấy đơn vị chữ?

- Chỉ theo khung hình mẫu và giảng quy trình viết chữ I cho học sinh.

- Viết lại qui trình viết lần 2.

*Học sinh viết bảng con

- Yêu cầu viết chữ hoa I vào không trung và sau đó cho các em viết vào bảng con.

*Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng:

- Yêu cầu một em đọc cụm từ.

* Quan sát, nhận xét :

- Yêu cầu nhận xét về độ cao các chữ?

- Những chữ nào có độ cao bằng chữ I?

- Khoảng cách giữa các chữ là bao nhiêu?

- Nêu cách viết nét nối từ I sang c?

* Viết bảng:

- 2 em viết chữ H.

- Hai em viết từ “Hai”.

- Lớp thực hành viết vào bảng con.

- Học sinh quan sát.

- Chữ I gồm 2 nét, nét 1 gồm nét cong trái và nét lượn ngang, nét 2 là nét móc ngược trái phần cuối lượn vào trong.

- Cao 5 ô li rộng 4 ô li.

- Lớp theo dõi và thực hiện viết vào không trung sau đó bảng con.

- Đọc: Ích nước lợi nhà.

- Gồm 4 tiếng: Ích, nước, lợi, nhà.

- Chữ I cao 2,5 li, chữ c cao 1 li - Chữ l, h.

- Bằng một đơn vị chữ (khoảng viết đủ âm o).

- Nét cong trái của chữ c chạm vào điểm dừng của nét móc phải chữ I

- Quan sát theo giáo viên hướng dẫn giáo viên

(18)

- Yêu cầu viết chữ I vào bảng.

- Theo dõi sửa cho học sinh.

* Hướng dẫn viết vào vở:

- Theo dõi chỉnh sửa cho học sinh.

* Nhận xét - chữa bài - Nhận xét từ 5 - 7 bài.

- Nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm.

C. Củng cố, dặn dò: (3’)

- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học - Dặn về nhà hoàn thành nốt bài viết trong vở.

- Thực hành viết vào bảng.

- Viết vào vở tập viết:

- Nộp vở từ 5- 7 em để nhận xét

- Về nhà tập viết lại nhiều lần và xem trước bài mới: “Ôn chữ hoa K”.

--- Ngày soạn: 16/ 11/ 2018

Ngày giảng: Thứ năm ngày 22 tháng 11 năm 2018 THỂ DỤC

BÀI 22 – TRÒ CHƠI: “BỎ KHĂN” – ÔN BÀI THỂ DỤC

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Tiếp tục ôn đi đều. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác, đều và đẹp.

2. Kỹ năng:

- Ôn trò chơi “Bỏ khăn”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.

3. Thái độ:

- Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi ở mức độ ban đầu II. ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG TIỆN:

- Sân trường, còi, khăn để chơi trò chơi.

III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP:

PHẦ N

NỘI DUNG

ĐỊNH

LƯỢNG PHƯƠNG PHÁP

TỔ CHỨC SỐ

LẦN

THỜI GIAN MỞ

ĐẦU

- Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.

- Đứng vỗ tay hát.

- Giậm chân tại chỗ, đếm to theo

1 phút 2 phút 2 phút







(19)

nhịp: 1- 2.

- Trò chơi do giáo viên tự chọn. 1 phút





BẢN

* Điểm số 1- 2; 1- 2; … theo đội hình 19ang dọc (19ang ngang). ở mỗi cách và mỗi đội hình điểm số 2 lần.

* Đi đều theo 3 hàng dọc do cán sự lớp điều khiển sau đó chuyển đội hình vòng tròn quay mặt vào tâm để chơi trò chơi.

* Trò chơi “Bỏ khăn”. Giáo viên nêu tên trò chơi và nhắc lại cách chơi.

4 5 phút

5 phút

8 phút

GV

           

      

● ● ● ● ● GV ● ● ● ● ● ● ●

KẾT THÚ

C

- Chạy nhẹ nhàng theo vòng tròn.

- Đi theo vòng tròn và hít thở sâu (hai tay đưa từ dưới lên cao: hít vào bằng mũi, buông tay xuống:

thở ra bằng miệng).

- Nhảy thả lỏng.

- Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài từ đội hình vòng tròn lớn dồn thành vòng tròn nhỏ.

- Nhận xét và giao bài về nhà.

4 – 5 5 – 6

2 phút 2 phút

2 phút 2 phút

1 phút

● ● ● ● ● GV ● ● ● ● ●

--- TOÁN

Tiết 54: 52 - 28 I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết thực hiện phép trừ mà số bị trừ là số có hai chữ số, chữ số hang đơn vị là 2, số trừ là số có hai chữ số.

- Biết giải bài toán có 1 phép trừ dạng 52 - 28.

2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng thực hiện phép trừ và giải toán 3. Thái độ: - HS tích cực học tập

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Bảng phụ, VBT, bảng con, - 4 Bó que tính.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

(20)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (4’)

- Gọi 2 em lên bảng sửa bài tập về nhà:

Đặt tính rồi tính 52 - 3; 22 – 7.

- Giáo viên nhận xét đánh giá.

B. Bài mới: (32’) 1. Giới thiệu bài:

- Giáo viên giới thiệu bài.

2. Giới thiệu phép trừ 52 – 28:

- Nêu bài toán: Có 52 que tính bớt đi 28 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?

- Muốn biết có bao nhiêu que tính ta làm như thế nào?

- Viết lên bảng 52 - 28

* Yêu cầu sử dụng que tính để tìm kết quả.

- Lấy 5 bó que tính và 2 que tính rời, suy nghĩ tìm cách bớt 28 que tính, yêu cầu trả lời xem còn bao nhiêu que tính.

* Hướng dẫn cách bớt hợp lí nhất.

- Có bao nhiêu que tính tất cả?

- Chúng ta phải bớt bao nhiêu que tính?

- 28 que gồm mấy chục và mấy que tính rời?

- Vậy 52 que tính bớt 28 que còn mấy que tính?

- Vậy 52 trừ 28 bằng mấy?

- Viết lên bảng 52 - 28 = 24

* Đặt tính và thực hiện phép tính.

- Yêu cầu một em lên bảng đặt tính sau đó nêu lại cách làm của mình.

- Nhận xét.

3. Luyện tập:

Bài 1:

- Yêu cầu 1 em đọc đề bài.

- Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở.

- Yêu cầu đọc chữa bài.

- Yêu cầu nêu cách thực hiện các phép tính:

- Giáo viên nhận xét đánh giá Bài 2:

- Gọi một em nêu yêu cầu đề bài - Muốn tìm hiệu ta làm như thế nào?

- Hai em lên bảng mỗi em làm một yêu cầu.

- Học sinh khác nhận xét.

- Lớp theo dõi giới thiệu bài

- Quan sát và lắng nghe và phân tích đề toán.

- Thực hiện php tính trừ 52 - 28

- Thao tác trên que tính và nêu còn 24 que tính.

- Có 52 que tính (gồm 5 bó và 2 que rời)

- Phải bớt 28 que tính.

- Gồm 2 chục và 8 que rời.

- Còn 24 que tính.

- 52 trừ 28 bằng 24.

- Học sinh thực hiện.

- Một em đọc đề bài.

- Yêu cầu lớp tự làm vào vở.

- Nêu cách đặt tính và cách tính đối với các phép tính trên.

- Em khác nhận xét bài bạn.

- Một em đọc đề bài sách giáo khoa.

- Lấy số bị trừ trừ đi số trừ.

(21)

- Yêu cầu tự làm bài vào vở.

- Gọi 3 HS lên bảng làm, mỗi em làm một ý

- Yêu cầu 3 em lên bảng nêu rõ cách đặt tính và thực hiện tính của từng phép tính.

- Nhận xét.

Bài 3:

- Mời một học sinh đọc đề bài.

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- Bài toán thuộc dạng gì?

- Yêu cầu học sinh tự ghi tóm tắt và giải bài

- Yêu cầu cả lớp làm vào vở.

- Mời 1 em lên bảng làm bài.

- Gọi em khác nhận xét bài bạn.

- Nhận xét đánh giá bài làm học sinh C. Củng cố - dặn dò: (2’)

- Nhận xét đánh giá tiết học.

- Lớp thực hiện vào vở.

- Ba em lên bảng thực hiện.

72 82 92 - - - 27 38 55 45 44 37

- Đọc đề.

- đội 2 trồng 92 cây, đội 1 trồng ít hơn đội hai 38 cây.

+ Số cây đội 1 trồng.

- Bài toán về ít hơn.

Tóm tắt: Đội II : 92 cây Đội I ít hơn đội II: 38 cây Đội I : ...cây?

Bài giải

Số cây đội Một trồng được là:

92 - 38 = 54 (cây) Đáp số: 54 cây - Em khác nhận xét bài bạn.

--- TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

TIẾT 11: GIA ĐÌNH I. MỤC TIÊU :

Sau bài học học sinh có thể:

- Biết được các công việc thường ngày của từng người trong gia đình.

- Có ý thức giúp đỡ bố mẹ làm những công việc nhà tùy sức mình.

- Yêu quí, kính trọng những người thân trong gia đình.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Kĩ năng tự nhận thức: Tự nhận thức vị trí của mình trong gia đình.

- Kĩ năng làm chủ bản thân và kĩ năng hợp tác: Đảm nhận trách nhiệm và hợp tác khi tham gia công việc trong gia đình, lựa chọn công việc phù hợp với lứa tuổi.

- Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các hoạt động học tập.

III. CHUẨN BỊ :

- Giáo viên: Phiếu bài tập.

(22)

- Học sinh: Vở bài tập.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Gv hệ thống kiến thức bài cũ

B. Bài mới:

1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài.

(1’)

2. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh quan sát hình vẽ trong sách giáo khoa. (15’)

- Giđình Mai có những ai ? - Ông bạn Mai đang làm gì ?

- Ai đang đi đón bé ở trường mầm non ? - Bố của Mai đang làm gì ?

- Mẹ của Mai đang làm gì ? Mai đang làm gì giúp mẹ ?

- Hnào mô tả cả gđ đang nghỉ ngơi trong gđ Mai ?

- Kết luận: Gđình Mai gồm có ông, bà, bố, mẹ, Mai và em trai của Mai.

3. Hoạt động 3: Nói về công việc của mỗi người trong gia đình. (15’)

-Ycầu hs nhớ những việc thường làm trong g đình.

- Kluận: Mỗi người đều có gđình, tham gia công việc gđình là bphận và tr.nhiệm của mỗi người trong gđình.

* Trẻ em có quyền được sống trong một gia đình hạnh phúc, quyền được chăm sóc dạy dỗ của cha mẹ và người thân trong gia đình.

Bổn phận của cha mẹ là phải biết yêu quý,

- Học sinh lắng nghe.

- Quan sát hình vẽ.

- Gia đình Mai có 6 người.

- Ông bạn Mai đang tưới cây.

- Mẹ của Mai đón em bé ở trường mầm non.

- Bố Mai đang sửa quạt.

- Mẹ của Mai đang nấu cơm, Mai giúp mẹ nhặt rau.

- Hình 5.

- Học sinh trao đổi trong nhóm.

- Nối nhau phát biểu.

- Nhắc lại kết luận.

- HS lắng nghe.

(23)

kính trọng, vâng lời, lễ phép với ông bà, cha mẹ.

C. Củng cố - Dặn dò. (4’) - Hệ thống nội dung bài.

- Nhận xét giờ học.

--- Ngày soạn: 16/ 11/ 2018

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 23tháng 11 năm 2018 TOÁN

Tiết 55: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Thuộc bảng trừ 12 trừ đi một số.

- Thực hiện phép cộng trừ có nhớ (dạng tính viết), biểu tượng về hình tam giác.

- Tìm một số hạng chưa biết khi biết tổng và số hạng kia, giải toán có lời văn.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng tinh trừ có nhớ và tìm số hạng trong một tổng.

3. Thái độ: - Hs hăng hái học tập II. Đồ dùng dạy - học:

- Bảng phụ, VBT, bảng con, III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Gọi HS lên bảng đọc thuộc lòng bảng trừ 12 trừ đi 1 số.

- Nhận xét

B. Bài mới: (32’) 1. Giới thiệu bài:

- GV nêu mục tiêu của giờ học.

2. Luyện tập – thực hành:

Bài 1: Tính nhẩm - HS nêu yêu cầu bài.

- Yêu cầu HS làm bài tập sau đó cho học sinh đọc nối tiếp mỗi em 1 cột.

Nhận xét.

- Bài củng cố phép trừ có nhớ dạng 12 trừ đi 1 số.

Bài 2: Đặt tính rồi tính - HS nêu yêu cầu bài.

- Nêu chú ý khi đặt tính.

- 2 học sinh đọc.

- HS đọc yêu cầu - HS làm bài tập - Hs chữa bài tập

12 - 3 = 9 12 - 5 = 7 12 - 7 = 5 12 - 4 = 8 12 - 6 = 6 12 - 8 = 4 12 - 9 = 3 12 - 10 = 2 - HS đọc yêu cầu

- Đặt thẳng hàng, thẳng cột; thực hiện từ phải sang trái

(24)

- 2 HS lên bảng làm bài tập, lớp làm vào vở ô li.

- Chữa bài:

- Nhận xét

- GV: Bài tập củng cố cách cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100.

Bài 3: Tìm x

- HS nêu yêu cầu bài.

- x trong các phép tính cộng là thành phần nào?

- 3HS lên bảng, lớp làm vào vở ôli.

- Chữa bài:

+ Nhận xét cách trình bày bài.

+ Nhận xét đúng – sai.

- GV: Củng cố cách tìm số hạng chưa biết.

Bài 4: Bài toán - HS đọc bài toán.

- 1HS lên bảng tóm tắt. 1HS lên bảng giải bài tập. Lớp làm vào vở ôli.

- Chữa bài:

+ Nhận xét đúng – sai.

- GV: Bài toán thuộc dạng tìm một số hạng trong tổng.

Bài 5: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.

- HS nêu yêu cầu bài.

- Yêu cầu HS suy nghĩ quan sát và tự làm bài.

- Chữa bài. Nhận xét.

C. Củng cố – dặn dò: (2’)

- Yêu cầu học sinh nhắc lại cách đặt tính và cách tính 52 – 28.

- HS làm bài tập - Hs chữa bài tập

62 72 32 53 - - - + 27 15 8 19 35 57 24 72 - HS đọc yêu cầu

- x là số hạng chưa biết - HS làm bài tập

- Hs chữa bài tập

a. x + 18 = 52 b. x + 24 = 62 x = 52 – 1 x = 62 - 24 x = 34 x = 38 c. 27 + x = 82 x = 82 – 27 x = 55

- Tóm tắt:

Gà và thỏ : 42 con Thỏ : 18 con Gà : … con?

- Hs chữa bài tập

Bài giải Có số con gà là:

42 – 18 = 24 (con) Đáp số: 24 con gà

- Có bao nhiêu hình tam giác?

A. Có 4 hình tam giác B. Có 6 hình tam giác C. Có 7 hình tam giác D. Có 8 hình tam giác - HS làm bài tập

- Hs chữa bài tập: D. Có 8 hình tam giác

(25)

- Nhận xét tiết học.

--- CHÍNH TẢ (NGHE - VIẾT)

Tiết 22 : CÂY XOÀI CỦA ÔNG EM I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức :

- Nghe viết đúng chính xác, trình bày đúng đoạn đầu của bài “Cây xoài của ông em”

- Làm đúng các bài tập phân biệt g/ gh, s/ x, ươn/ ương.

2. Kĩ năng : - Rèn viết đúng, trình bày đẹp.

3. Thái độ : - Giáo dục học sinh tình cảm thương nhớ biết ơn của hai mẹ con bạn nhỏ với người ông đã mất.

II. Đồ dung dạy – học :

- GV : Bảng phụ, bút dạ, phiếu BT.

- HS : Bảng con.

III. Các hoạt động dạy- học :

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ : (5’)

- Mời 2 em lên bảng viết.

- Lớp thực hiện viết vào bảng con.

- Nhận xét đánh giá phần kiểm tra bài cũ.

B. Bài mới : (30’) 1. Giới thiệu bài :

- Giáo viên giới thiệu bài.

2. Hướng dẫn nghe viết :

- Ghi nhớ nội dung đoạn cần viết - Treo bảng phụ đọc đoạn cần viết yêu cầu đọc.

- Tìm những hình ảnh nói lên cây xoài rất đẹp ?

- Mẹ làm gì khi đến mùa xoài chín ?

* Hướng dẫn cách trình bày : - Đoạn trích này có mấy câu ? - Mời một em đọc lại đoạn trích.

* Hướng dẫn viết từ khó :

- Tìm những từ dễ lẫn và khó viết.

- Yêu cầu lớp viết bảng con các từ khó.

* Đọc viết

- Đọc thong thả từng câu, các dấu chấm - Mỗi câu hoặc cụm từ đọc 3 lần.

* Soát lỗi nhận xét bài :

- Đọc lại chậm rãi để học sinh dò bài - Thu tập học sinh nhận xét.

- Hai em lên bảng viết các từ có âm và vần là g/ gh, s/ x vần ươn / ương…

- Nhận xét bài bạn.

- Lớp đọc đồng thanh đoạn viết.

- Hoa nở trắng, chùm quả to, đu đưa theo gió đầu hè, quả chín vàng.

- Chọn những quả thơm ngon nhất bày lên bàn thờ ông.

- Có 4 câu.

- 2 em đọc lại đoạn trích.

- trồng, lẫm chẫm, quả, nở, những,…

- Nêu các từ khó và thực hành viết bảng con

- Lớp nghe đọc chép vào vở.

- Nhìn bảng để soát và tự sửa lỗi bằng bút chì.

(26)

3. Hướng dẫn làm bài tập : Bài 2 :

- Yêu cầu đọc đề.

- Mời một em lên làm mẫu.

- Yêu cầu nối tiếp để tìm các chữ theo yêu cầu.

- Ghi lên bảng các từ HS nêu.

- Yêu cầu lớp nhận xét bài làm của bạn.

- Giáo viên nhận xét đánh giá.

Bài 3 :

- Yêu cầu 1 em đọc đề.

- Yêu cầu lớp làm việc theo nhóm.

- Mời 4 nhóm lên bảng làm bài.

- Yêu cầu em khác nhận xét bổ sung.

- Nhận xét chốt ý đúng.

C. Củng cố - dặn dò : (2’)

- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học - Dặn về nhà học bài và làm bài xem trước bài mới.

- Nộp bài lên để giáo viên nhận xét

- Đọc bài.

- Một em đọc mẫu cả lớp làm vào vở.

- Thứ tự các từ cần điền là : ghềnh, gà, gạo, ghi,…

- Nhận xét bài bạn.

- Đọc đồng thanh và ghi vào vở.

- Đọc yêu cầu đề bài.

- Phân thành các nhóm thảo luận tìm từ để điền

- Lớp làm bài vào vở.

a. sạch – sạch – xanh – xanh.

b. thương – thương – ươn – đường.

- Nhận xét bài bạn và ghi vào vở.

--- TẬP LÀM VĂN

Tiết 11: CHIA BUỒN, AN ỦI I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết nói lời chia buồn an ủi.

- Biết viết bưu thiếp, thăm hỏi.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nói, viết lời thăm hỏi.

3. Thái độ: Giáo dục tình cảm, quan tâm, chăm sóc tới người thân trong gia đình.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN.

- Biết thể hiện sự cảm thông và tự nhận thức được về bản thân

- Có kĩ năng giao tiếp: cởi mở, tự tin trong giao tiếp, biết lắng nghe ý kiến của người khác.

III. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Bảng phụ, chép sẵn câu hỏi bài tập 2. Bút dạ HS làm theo nhóm bài tập.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- 2 HS đọc bài tập 2 tiết trước.

- Nhận xét.

B. Bài mới: (32’) 1. Giới thiệu bài:

- 2 học sinh lên kể

- Kể về ông bà hoặc người thân.

(27)

- GV nêu mục tiêu của giờ học.

2. Hướng dẫn HS làm bài tập:

Bài 1: Ghi lại 2, 3 câu để tỏ rõ sự quan tâm khi ông bà mệt.

- HS nêu yêu cầu.

- GV hướng dẫn viết lời thăm hỏi sức khỏe ân cần, thể hiện sự quan tâm, tình cảm thương yêu.

- HS nói lời của mình

- Nhận xét.

Bài 2: Ghi lại lời an ủi của em với ông bà.

- HS nêu yêu cầu.

- HS phát biểu ý kiến.

- Nhận xét, sửa lỗi sai.

- Khi nói lời an ủi cần nói với thái độ như thế nào?

Bài 3: Đựơc tin quê em bị bão, bố mẹ em về quê thăm ông bà. Em hãy viết một bức thư ngắn (giống như viết bưu thiếp) thăm hỏi ông bà.

- 1 HS đọc yêu cầu của bài.

- 1 HS đọc lại bài tập đọc “Bưu thiếp”.

- HS làm bài cá nhân.

- Nhiều HS đọc bài làm.

- Nhận xét.

- G: Mỗi chúng ta đều có quyền được có ông bà thương yêu, chăm sóc; Quyền được tham gia; Bổn phận phải biết kính trọng, biết ơn ông bà.

C. Củng cố dặn dò: (2’)

- Khi nói lời an ủi cần nói với thái độ như thế nào?

- Nhận xét giờ học.

- HS đọc yêu cầu - HS làm bài tập

- Hs chữa bài tập

- Bà ơi, bà có mệt lắm không?

- Bà ơi, cháu bóp đầu cho bà nhé!

- Bà ơi, bà uống sữa nhé!

- HS đọc yêu cầu - HS làm bài tập - Hs chữa bài tập

a. Khi cây hoa do ông trồng bị chết:

- Ông ơi, ông đừng tiếc nhé, mai cháu sẽ cùng ông trồng cây khác.

b. Khi kính đeo mắt của ông bà bị vỡ:

- Ông đừng tiếc nữa ông ạ! Mai cháu sẽ bảo mẹ mua biếu ông chiếc khác!

- Tình cảm, nhẹ nhàng.

- HS đọc yêu cầu

- HS đọc lại bài tập đọc Bưu thiếp.

- HS làm bài tập - Hs chữa bài tập

- Tình cảm, nhẹ nhàng.

- HS lắng nghe

---

(28)

SINH HOẠT TẬP THỂ TUẦN 11

I. MỤC TIÊU:

- Giúp học sinh thấy được ưu, nhược điểm về nề nếp của lớp cũng như của mình trong tuần qua.

- Nắm được phương hướng tuần 11. Vui văn nghệ II. NỘI DUNG :

1. Giáo viên nhận xét các hoạt động trong tuần qua:

- Nề nếp ra vào lớp: các em đã thực hiện tốt. Đặc biệt lớp đã kiểm tra được vệ sinh của các bạn và đồng phục của các bạn trước khi vào lớp.

- Nề nếp xếp hàng ra vào hoạt động giữa giờ: Lớp đã khẩn trương, nhanh chóng xếp hàng, múa hát nghiêm túc.

- Nề nếp ôn bài 15 phút đầu giờ: Lớp đã kiểm tra bài làm, đồ dùng học tập của các bạn và hầu như lớp thực hiện nghiêm túc.

- Nề nếp học trong lớp và chuẩn bị bài ở nhà : lớp đã chú ý nghe giảng, hiểu bài và làm bài theo đúng yêu cầu của cô giáo. Việc chuẩn bị bài ở nhà chu đáo.

- TD : ………....

- Nhắc nhở : ………., 2. Phương hướng tuần 12:

- Tiếp tục phát huy những gì đã làm được ở các tuần trước.Thi dành nhiều điểm mười giữa các nhóm học tập.Phối kết hợp với phụ huynh HS rèn đọc ,viết làm toán cho HS yếu.Xây dựng đôi bạn giúp nhau trong học tập .

.-Giáo dục thực hiện tốt ATGT.-Bảo vệ của công,giữ trường, lớp, vở sạch đẹp giữ,viết chữ đẹp.

.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Hiểu nghĩa các từ mới và nội dung của bài: Miêu tả cây xoài của ông và tình cảm thương nhớ, biết ơn ông của hai mẹ con bạn nhỏ với người ông

Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO Mở rộng quan hệ quốc tế.. Việt Nam – Trung

*Trong tự nhiên, chim sống theo đàn hay cặp. Chúng thường biết

Gà Trống

Trường: Tiểu học Kim Đồng Trường: Tiểu học Kim Đồng.. Đông Triều – Quảng Ninh Đông Triều –

Bài thơ cho chúng ta thấy sự thương nhớ, lòng biết ơn sâu sắc của gia đình em bé đối với người liệt sĩ đã. hi sinh vì

- Hiểu nghĩa các từ mới và nội dung của bài: Miêu tả cây xoài của ông và tình cảm thương nhớ, biết ơn ông của hai mẹ con bạn nhỏ với người ông

- Hiểu nghĩa các từ mới và nội dung của bài: Miêu tả cây xoài của ông và tình cảm thương nhớ, biết ơn ông của hai mẹ con bạn nhỏ với người ông