• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
26
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 10

NS: 8/11/2019

NG: Thứ hai ngày 11 tháng 11 năm 2019

TOÁN

TIẾT 46: LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Củng cố chuyển các phân số thập phân thành số thập phân: Đọc viết số thập phân. So sánh số đo độ dài, khối lượng và diện tích. Chuyển đổi số đo độ dài, số đo diện tích thành số đo có đơn vị cho trước. Giải bài tập liên quan đến “rút về đơn vị” hoặc “tìm tỉ số”.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng chuyển các phân số thập phân thành số thập phân: Đọc viết số thập phân. So sánh số đo độ dài, khối lượng và diện tích. Chuyển đổi số đo độ dài, số đo diện tích thành số đo có đơn vị cho trước. Giải bài tập liên quan đến

“rút về đơn vị” hoặc “tìm tỉ số”.

3. Thái độ: Giáo dục HS tính chính xác, cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. Kiểm tra bài cũ: 3p

5tạ 9kg = …tạ 1 ha 430m2 = …ha 16m 4cm = …m 5ha 8971m2 = …ha - GV nhận xét.

B. Dạy- học bài mới: 35p 1. Giới thiệu bài: 1’

2. Hướng dẫn luyện tập

Bài 1. SGK – trang 48. Chuyển các phân số thập phân sau thành số thập phân, rồi đọc các số thập phân đó: 7’

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng:

a) 12,7: mười hai phẩy bảy.

b) 0,65: không phẩy sáu mươi năm.

c) 2,005: hai phẩy không không năm.

d) 0,008: không phẩy không không tám.

- 2 học sinh lên bảng làm bài.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài vào vở.

- 2 HS lên bảng.

- Nhận xét bài làm của bạn.

(2)

- Củng cố chuyển các phân số thập phân thành số thập phân, cách đọc số thập phân.

Bài 2. SGK – trang 49. Trong các số đo độ dài dưới đây, những số nào bằng 11,02km?: 8’

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng:

11,020km; 11020m.

- Củng cố so sánh số đo độ dài.

Bài 3. SGK – trang 49. Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: 8’

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng:

a) 4m 85cm = 4,85m b) 72ha = 0,72km2

- Củng cố so sánh số đo độ dài và diện tích

Bài 4. SGK – trang 49: 9’

- Bài toán cho biết gì? bài toán hỏi gì?

- Muốn tìm giá tiền của 36 bộ đồ dùng ta làm ntn?

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng:

Bài giải

Giá tiền của một bộ đồ dùng là : 180 000 : 12 = 15 000(đồng) May 36 bộ đồ dùng phải trả số tiền là:

15 000 x 36 = 540 000 (đồng) Đáp số : 540 000 đồng - Hỏi HS cách làm khác.

- Củng cố giải bài tập liên quan đến

“rút về đơn vị ” hoặc “tìm tỉ số”.

3. Củng cố, dặn dò: 2’

- GV tổng kết tiết học.

- Dặn dò HS về nhà làm bài SGK và chuẩn bị bài sau.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài vào vở.

- 2 HS làm bảng lớp.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài vào vở.

- HS nêu kết quả và giải thích cách làm.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS tóm tắt.

- HS nêu cách giải.

- HS làm bài vào vở bài tập.

- 1 HS lên bảng.

- Nhận xét bài làm của bạn.

(3)

TẬP ĐỌC

TIẾT 19. ÔN TẬP GIỮA KÌ I (T 1)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Kiểm tra tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9.

2. Kĩ năng: Lập được bảng thống kê các bài thơ đã học trong 3 chủ điểm: Việt Nam - Tổ quốc em, cánh chim hoà bình, Con người với thiên nhiên.

3. Thái độ: Yêu đất nước, con người, thiên nhiên.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC

- Tìm kiếm và xử lí thông tin (kĩ năng lập bảng thống kê).

- Hợp tác (kĩ năng hợp tác tìm kiếm thông tin để hoàn thành bảng thống kê).

- Thể hiện sự tự tin (thuyết trình kết quả tự tin).

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9.

- Phiếu khổ to, bút dạ.

IV. CÁC HOAT ĐỘNG D Y H CẠ Ọ

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. GTB: 1’

- Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học B. Nội dung: 39’

1. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng: 10’

- Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc - Cho điểm từng HS

2. Hướng dẫn làm bài tập: 26’

Bài 2. VBT trang 64. Thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9 theo bảng sau: 29’

- GV chia nhóm: 4 HS/nhóm và phát phiếu khổ to cho HS.

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.

- Lần lượt từng HS bốc thăm bài.

- HS đọc và trả lời câu hỏi.

- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.

- HS làm bài theo nhóm.

- Đại diện các nhóm lên trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Chủ điểm Tên bài Tác giả Nội dung

Việt Nam tổ quốc em

Sắc màu em yêu

Phạm Đình Ân

Em yêu tất cả những màu sắc gắn với cảnh vật, con người trên đất nước Việt Nam

Cánh chim hoà bình

Bài ca về trái đất

Định Hải Trái đất thật đẹp, chúng ta cần giữ gìn cho trái đất bình yên, không có chiến tranh.

Ê-mi-li, con....

Tố hữu Chú Mo-xi-xơn đã tự thiêu trước bộ quốc phòng Mĩ để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Việt Nam.

(4)

Con người với thiên

nhiên

Tiếng đàn ba- la-lai-ca trên sông Đà

Quang Huy Cảm xúc của Nhà thơ trước cảnh cô gái Nga chơi đàn trên công trường thuỷ điện sông Đà vào một đêm trăng đẹp.

Trước cổng trời

Nguyễn Đình Ảnh

Vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ của một vùng cao

C. Củng cố, dặn dò: 3’

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà tiếp tục HTL và luyện đọc.

NS: 9/11/2019

NG: Thứ ba ngày 12 tháng 11 năm 2019

TOÁN

TIẾT 47: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ 1 (Kiểm tra theo đề của trường)

CHÍNH TẢ

TIẾT 10. ÔN TẬP GIỮA KÌ I (T 2)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:Tiếp tục kiểm tra tập đọc và HTL.

2. Kĩ năng: Nghe - viết chính xác, đẹp bài văn Nỗi niềm giữ nước giữ rừng.

3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức BVMT.

*BVMT: Giáo dục HS ý thức BVMT thông qua việc lên án những người phá hoại môi trường thiên nhiên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 1 đến tuần 9.

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H CẠ Ọ

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. GTB: 1’

- Nêu mục tiêu tiết học.

B. Nội dung: 36’

1. Kiểm tra tập đọc: 10’

- Tiến hành tương tự như ở tiết 1.

2. Viết chính tả: 26’

- Tại sao tác giả lại nói chính người đốt rừng đang đốt cơ man nào là sách?

- Vì sao những người chân chính lại càng thêm canh cánh nỗi niềm giữ

- 1 HS đọc bài văn.

- 1 HS đọc từ chú giải.

- Vì sách làm bằng bột nứa, bột của gỗ rừng.

- Vì rừng cầm trịch cho mực nước sông Hồng, sông Đà.

(5)

nước, giữ rừng?

- Bài văn cho em biết điều gì?

- GV đọc cho HS viết các từ: bột nứa, ngược, giận, nỗi niềm, cầm trịch.

- Trong bài văn, có những chữ nào phải viết hoa?

- GV đọc cho HS viết bài.

- GV đọc lại toàn bài.

- Chấm 7 bài.

- Nhận xét chung.

C. Củng cố, dặn dò: 3’

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về tiếp tục luyện đọc và học thuộc lòng.

- Bài văn thể hiện nỗi niềm trăn trở, băn khoăn về trách nhiệm của con người đối với việc bảo vệ rừng và giữ gìn nguồn nước.

- HS viết nháp, 2 HS viết bảng lớp.

- Những chữ đầu câu và tên riêng Đà, Hồng phải viết hoa.

- HS viết bài.

- HS tự soát lỗi.

- HS đổi chéo vở kiểm tra lẫn nhau.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TIẾT 19. ÔN TẬP GIỮA KÌ I (T 3)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Tiếp tục kiểm tra đọc tập đọc và HTL

2. Kĩ năng: Xác định được tính cách của từng nhân vật trong vở kịch Lòng dân, phân vai, diễn lại vở kịch.

3. Thái độ: Có ý thức học tập bộ môn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9 - Trang phục để diễn kịch.

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H CẠ Ọ

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. Giới thiệu bài: 1’

- Nêu mục đích của tiết học . B. Nội dung: 36’

1. Kiểm tra tập đọc: 10’

- Tiến hành như ở tiết 1.

2. Hướng dẫn bài tập: 26’

Bài 1. VBT – trang 67. Nêu tính cách của một số nhân vật trong vở kịch Lòng dân.

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Xác định tính cách của từng nhân vật?

- 1 HS đọc yêu cầu.

- 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng 2 đoạn của vở kịch.

+ Dì Năm: Bình tĩnh, nhanh trí, khôn khéo, dũng cảm bảo vệ cán bộ.

(6)

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.

- GV chia nhóm: 6 HS/nhóm.

- Yêu cầu HS diễn kịch trong nhóm.

- Khen ngợi, tuyên dương HS diễn hay nhất.

C. Củng cố, dặn dò: 3’

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.

+ An: Thông minh, nhanh trí, biết làm cho kẻ địch không nghi ngờ.

+ Chú cán bộ: Bình tĩnh, tin tưởng vào lòng dân.

+ Lính: Hống hách.

+ Cai: Xảo quyệt, vòi vĩnh.

- HS tự phân vai đóng kịch theo nhóm.

- 4 nhóm thi diễn kịch.

- Nhận xét, bình chọn nhóm diễn hay.

ĐẠO ĐỨC

TIẾT 10 : TÌNH BẠN (TIẾT 2)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Ai cũng cần có bạn bè và trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè.

2. Kĩ năng: Thực hiện đối xử tốt với bạn bè xung quanh trong cuộc sống hàng ngày.

3. Thái độ: Thân ái, đoàn kết với bạn bè.

II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC

- Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán, đánh giá những quan niệm sai, những hành vi ứng xử không phù hợp với bạn bè).

- Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống có liên quan tới bạn bè.

- Kĩ năng giao tiếp, ứng xử với bạn bè trong học tập, vui chơi và trong cuộc sống.

- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với bạn bè.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bài hát lớp chúng ta đoàn kết, nhạc và lời: Mộng Lân.

- Máy tính, máy chiếu.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. KTBC: 3’

- Yêu cầu học sinh đọc thuộc ghi nhớ.

- GV nhận xét, đánh giá.

B. Bài mới: 30’

1. GTB: 1’

2. Hoạt động 1: Em sẽ làm gì?: 8’

- GV chia nhóm: 4 HS/nhóm.

- 3 HS đọc.

- HS nhận xét.

(7)

- GV phát phiếu ghi tình huống thảo luận cho HS:

Em sẽ làm gì trong mỗi trường hợp sau? Vì sao em lại làm như vậy?

+ Khi em nhìn thấy bạn em làm việc sai trái.

+ Khi bạn em gặp chuyện vui.

+ Khi bạn em bị bắt nạt.

+ Khi bạn em bị ốm phải nghỉ học.

+ Khi bạn em gặp chuyện buồn.

- GV nhận xét, kết luận.

- Em nào đã làm được như vậy với bạn bè trong các tình huống tương tự như trên? Hãy kể một trường hợp cụ thể?

3. Hoạt động 2: Cùng nhau học tập tấm gương sáng: 8’

- GV chia nhóm: 6 HS/nhóm.

- Yêu cầu mỗi nhóm lựa chọn một tấm gương sáng trong tình bạn.

- Câu chuyện kể về những ai?

- Chúng ta học được những gì từ câu chuyện mà các em đã kể

- GV nhận xét, khen ngợi những nhóm kể hay.

- GV yêu cầu HS tự liên hệ.

- GV yêu cầu một số HS trình bày trước lớp.

4. Hoạt động 3: Liên hệ bản thân: 7’

- GV chia nhóm: 8 HS/nhóm.

- Yêu cầu HS mỗi nhóm sẽ thảo luận và đưa ra những việc mà các thành viên trong nhóm đã làm và chưa làm được. Từ đó thống nhất những việc nên làm để có một tình bạn đẹp.

- KL: Tình bạn không phải tự nhiên mà có.

Mỗi chúng ta cần vun đắp, giữ gìn mới có được tình bạn.

5. Hoạt động 4: Trò chơi “ Ai nhanh hơn”:

7’

- Chia lớp thành 2 nhóm.

- Mỗi nhóm thay phiên nhau đọc những câu ca dao tục ngữ về tình bạn. Nhóm nào đọc được đúng, nhiều sẽ thắng.

* Hướng dẫn HS làm bài 4, 5, 6 VBT trang 18 – 19.

6. Củng cố, dặn dò: 2’

- GV nhận xét giờ học.

- GV hướng dẫn HS về nhà.

- Các nhóm thảo luận.

- Đại diện các nhóm trình bày.

- Nhóm khác nhận xét bổ sung.

- HS thảo luận.

- Đại diện các nhóm lên kể.

- HS trả lời.

- HS làm việc theo nhóm.

- Đại diện các nhóm lên báo cáo.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS tham gia chơi.

(8)

NS: 10/11/2019

NG: Thứ tư ngày 13 tháng 11 năm 2019 TOÁN

TIẾT 48: CỘNG HAI SỐ THẬP PHÂN

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức: Biết thực hiện phép cộng hai số thập phân.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng giải bài toán có liên quan đến phép cộng hai số thập phân.

3. Thái độ: Giáo dục HS tính chính xác, cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Máy tính, máy chiếu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. KTBC: 4’

- Viết các STP sau thành PSTP 2,5 = 12,45 = 2,67 = 3,04 = - GV nhận xét.

B. Bài mới:

1. GTB: 1’

2. Nội dung: 12’

*Ví dụ 1: 7’

- GV vẽ bảng đường gấp khúc ABC như SGK lên bảng.

- Nêu bài toán như SGK - Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

- Muốn tìm độ dài của đường gấp khúc ABC ta làm ntn?

- Vậy ta thực hiện phép cộng như sau:

1,84 + 2,45 = ? (m)

- Em có nhận xét gì về phép cộng này?

- Yêu cầu HS tìm cách tính tổng của:

1,84m + 2,45m - GV cùng HS làm.

- Vậy: 1,84 + 2,45 bao nhiêu?

- GV giới thiệu kĩ thuật tính như SGK - So sánh tìm điểm và khác nhau giữa hai phép tính 1,84 + 2,45 và 184 + 245

- Em có nhận xét gì về dấu phẩy của các số hạng và dấu phẩy ở kết quả trong phép

- 2 HS lên bảng.

- 1 HS đọc.

- HS tóm tắt.

- Ta tìm tổng độ dài của 2 đoạn thẳng AB và BC là 1,84m + 2,45m.

- Đây là phép cộng 2 số thập phân.

- HS làm bài theo cặp.

- Đại diện HS trình bày.

Đổi: 1,84m = 184cm 2,45m = 245cm

Độ dài đường gấp khúc ABC là:

184 + 245 = 429 (cm) 429cm = 4,29m

- 1,84 + 2,45 = 4,29 - HS quan sát và lắng nghe.

- Giống nhau về cách đặt tính và thực hiện tính; Khác ở dấu phẩy.

- Dấu phẩy của các số hạng và dấu phẩy ở kết quả thẳng cột với nhau.

(9)

tính cộng hai số thập phân?

*Ví dụ 2: 5’

- GV ghi bảng: 15,9 + 8,75 =?

- GV yêu cầu HS đặt tính rồi tính.

- GV nhận xét và gọi HS nhắc lại cách làm.

3. Quy tắc: 2’

- Yêu cầu HS đọc quy tắc trong SGK.

4. Luyện tập: 18’

Bài 1. SGK – trang 50. Tính

- GV nx, chốt kết quả đúng:

a) 82,5 b) 23,44 c) 324,99 d) 1,863

- Củng cố cách cộng 2 STP

Bài 2. SGK – trang 50. Đặt tính rồi tính

- GV nx, chốt kết quả đúng:

a) 17,4 b) 44,57 c) 93, 018 - GV nx, củng cố đặt tính và cộng 2STP.

Bài 3

- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

- Muốn biết Tiến cân nặng bao nhiêu kg ta làm ntn?

- GV nx, chốt kết quả đúng:

Bài giải Tiến cân nặng là:

32,6 + 4,8 = 37,4, ( kg) Đáp số: 37,4 kg.

5. Củng cố, dặn dò: 2’

- GV củng cố lại nội dung bài.

- Nhận xét giờ học và giao BTVN.

- Lớp theo dõi GV làm sau đó thực hiện cộng như cộng STN: 1,84m + 2,45m.

- 1 HS làm bảng, lớp làm nháp.

- HS nhận xét.

- 3 HS đọc.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài vào vở.

- 4 HS làm phiếu khổ to.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài vào vở.

- 3 HS làm bảng lớp.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS tóm tắt.

- HS nêu cách giải.

- HS làm bài vào vở.

- 1 HS làm bảng lớp.

- Nhận xét bài làm của bạn.

(10)

TẬP ĐỌC

TIẾT 20. ÔN TẬP GIỮA KÌ I (T 5)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Kiểm tra đọc (như ở tiết 1)

2. Kĩ năng: Ôn lại các bài tập đọc là văn miêu tả đã học trong ba chủ điểm: Việt Nam - Tổ quốc em, Cánh chim hoà bình, Con người với thiên nhiên nhằm trau dồi kĩ năng cảm thụ văn học, thấy được cái hay, cái tinh tế trong cách quan sát và miêu tả của nhà văn.

3. Thái độ: Yêu đất nước, con người Việt Nam.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 1 đến tuần 9.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. GTB: 1’

- Nêu mục đích của tiết học.

B. Nội dung: 36’

1. Kiểm tra tập đọc: 10’

- Tiến hành như ở tiết 1.

2. Hướng dẫn làm bài tập: 26’

Bài 1. VBT – trang 66. Ghi lại chi tiết mà em thích nhất trong một bài văn miêu tả đã học dưới đây.

- Trong các bài tập đọc đã học, bài nào là văn miêu tả?

- GV hướng dẫn HS làm bài:

+ Chọn một bài văn miêu tả mà em thích.

+ Đọc kĩ bài văn đã chọn.

+ Chọn chi tiết mà mình thích.

+ Giải thích lý do vì sao mình thích chi tiết ấy.

- Nhận xét, khen ngợi những HS làm bài tốt.

C. Củng cố, dặn dò: 3’

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.

- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.

+ Quang cảnh làng mạc ngày mùa.

+ Một chuyên gia máy xúc.

+ Kỳ diệu rừng xanh.

+ Đất Cà Mau.

- HS làm vào VBT.

- HS nối tiếp nhau trình bày.

TẬP LÀM VĂN

TIẾT 19. ÔN TẬP GIỮA KÌ I (T 6)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Thực hành, luyện tập về nghĩa của từ: từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa. Làm đúng các bài tập về nghĩa của từ.

(11)

2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng dùng từ, đặt câu, mở rộng vốn từ.

3. Thái độ: Yêu thích Tiếng Việt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bài tập 1 viết sẵn trên bảng lớp.

- Bài tập 2 viết sẵn trên bảng phụ.

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H CẠ Ọ

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

1. GTB: 1’

- Nêu mục tiêu tiết học

2. Hướng dẫn làm bài tập: 36’

Bài 1. VBT – trang 68. Thay những từ in đậm trong đoạn văn sau bằng từ đồng nghĩa cho chính xác hơn: 12’

- Vì sao cần thay đổi những từ in đậm đó bằng những từ đồng nghĩa khác?

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng Bài 2. VBT – trang 68. Điền từ trái nghĩa thích hợp với mỗi chỗ trống: 12’

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng:

a) Một miếng khi đói bằng một gói khi no.

b) Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết.

c) Thắng không kiêu, bại không nản.

d) Nói lời phải giữ lấy lời

Đứng như con bướm đậu rồi lại bay e) Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người.

- Tổ chức cho HS học thuộc lòng các câu tục ngữ trên.

Bài 4. VBT – trang 69. Đặt câu với mỗi nghĩa của từ đánh: 12’

- 1 HS đọc yêu cầu và nội dung của bài.

- Vì những từ đó dùng chưa chính xác.

- HS làm bài vào VBT theo cặp.

- 2 cặp HS làm phiếu khổ to.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.

- 1 HS đọc yêu cầu và nội dung của bài.

- HS làm VBT.

- 1 HS lên bảng làm bài.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- Nhẩm, đọc thuộc lòng các câu tục ngữ.

- 1 HS đọc yêu cầu và nội dung của bài.

- HS làm VBT.

- 3 HS lên bảng làm bài.

- Nhận xét bài làm của bạn.

(12)

- GV nhận xét.

3. Củng cố, dặn dò: 3’

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà học bài.

- HS dưới lớp đọc câu mình đặt.

KỂ CHUYỆN

TIẾT 10. ÔN TẬP GIỮA KÌ I (T 4)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Ôn tập và hệ thống hoá vốn từ: danh từ, động từ, tính từ, thành ngữ, tục ngữ, gắn với ba chủ điểm đã học.

2. Kĩ năng: Củng cố kiến thức về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa gắn với các chủ điểm đã học.

3. Thái độ: Yêu thích tiếng việt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giấy khổ to và bút dạ.

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H CẠ Ọ

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. GTB: 1’

- Nêu mục tiêu tiết học.

B. Bài mới: 36’

1. GTB: 1’

2. Hướng dẫn làm bài tập

Bài 1. VBT – trang 66. Viết từ ngữ thích hợp về các chủ điểm đã học theo bảng sau: 15’

- GV chia nhóm: 4 HS/nhóm.

- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm.

- GV nhận xét, chốt đáp án đúng.

Bài 2. VBT – trang 67. Viết những từ đồng nghĩa, trái nghĩa với mỗi từ trong bảng sau: 20’

- Tiến trình tương tự bài 1.

- 1 HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.

- HS làm bài vào VBT.

- 1 nhóm làm phiếu khổ to.

- HS nhận xét, bổ sung.

Ví d :ụ

Bảo vệ Bình yên đoàn kết bạn bè mênh mông

Từ đồng nghĩa

giữ gìn giữ gìn

bình an, yên bình, thanh bình, bình yên, yên ổn

kết đoàn, liên kết, liên hiệp ...

bạn hữu, bầu bạn, bạn bè

bao la, bát ngát, mênh mang

(13)

Từ trái nghĩa

Phá hoại, tàn phá, tàn hại, phá phách, phá huỷ, huỷ hoại, huỷ diệt

bất ổn, náo động, nỏo loạn...

chia rẽ, phân tán, mõu thuẫn, xung đột,..

thù địch, kẻ thù, kẻ địch

chật chội, chật hẹp, toen hoẻn ...

C. Củng cố, dặn dò: 3’

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà ghi nhớ các từ, thành ngữ, tục ngữ vừa tìm được và chuẩn bị giờ sau.

NS: 11/11/2019

NG: Thứ năm ngày 14 tháng 11 năm 2019

TOÁN

TIẾT 49: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân.

2. Kĩ năng: Củng cố kĩ năng thực hiện phép cộng hai số thập phân.

- Giải bài toán có nội dung hình học, bài toán có liên quan đến số trung bình cộng.

3. Thái độ: Giáo dục HS tính chính xác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ kẻ sẵn nội dung của bài tập 1 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. Kiểm tra bài cũ: 4' - Đặt tính rồi tính:

23,45 + 34,5 67, 82 + 6,7 - Nhận xét.

B. Bài mới: 38' 1. Giới thiệu bài: 1’

2. Luyện tập:

Bài 1. SGK – trang 50. Tính rồi so sánh giá trị của a + b và b + a: 8’

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng:

14,9 + 4,36 = 19.26 0,53 + 3,09 = 3,62

- 2 học sinh lên bảng.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài vào vở.

- 1 HS làm bảng phụ.

- Nhận xét bài làm của bạn.

(14)

Bài 2. SGK – trang 50. Thực hiện phép cộng rồi dùng tính chất giao hoán để thử lại: 8’

- Nhận xét, chốt kết quả đúng:

a) 13,26 b) 70,05 c) 0,16

- Củng cố về tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân.

Bài 3. SGK – trang 51: 8’

- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

- Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm ntn?

- Nhận xét, chốt kết quả đúng:

- GV nhận xét.

Bài giải Chiều dài mảnh vườn là :.

16,34 + 8,32 = 24,66(m) Chu vi mảnh vườn là :

(16,34 + 24,66 ) x 2 = 82 (m) Đáp số :82 m - Củng cố cách tính chu vi hình chữ nhật.

Bài 4. SGK – trang 51: 9’

- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

- Muốn biết trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được bao nhiêu m vải ta làm ntn?

- Nhận xét, chốt kết quả đúng:

Bài giải

Tổng số mét vải bán được trong cả hai ngày là

314,78 + 525,22 = 840 (m)

Tổng số ngày bán hàng trong hai tuần lễ là:

7 x 2 = 14 (ngày)

Trung bình mỗi ngày cửa hàng bán đực số mét vải là:

840 : 14 = 60 (m)

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài vào vở.

- 3 HS làm bảng lớp.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- HS đổi chéo vở kiểm tra.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS tóm tắt.

- HS nêu cách giải.

- HS làm bài vào vở.

- 1 HS làm bảng phụ.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài vào vở.

- 1 HS làm phiếu khổ to.

- Nhận xét bài làm của bạn.

(15)

Đáp số: 60m.

- Củng cố cách tính trung bình cộng.

3. Củng cố, dặn dò: 2' - Củng cố nội dung bài.

- Nhận xét tiết học, dặn dò VN.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TIẾT 20. KIỂM TRA GIỮA KÌ I (T 7) (Kiểm tra theo đề của trường)

KHOA HỌC

TIẾT 19: PHÒNG TRÁNH TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Nêu một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến tai nạn giao thông và một số biệt pháp an toàn giao thông.

2. Kĩ năng: phân tích, phán đoán các tình huống có nguy cơ dẫn đến tai nạn.

3. Thái độ: Có ý thức chấp hành đúng luật giao thông và cẩn thận khi tham gia giao thông.

II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:

- Kĩ năng phân tích, phán đoán các tình huống có nguy cơ dẫn đến tai nạn.

- Kĩ năng cam kết thực hiện đúng luật giao thông để phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Máy tính, máy chiếu.

IV. HO T Ạ ĐỘNG D Y H CẠ Ọ

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. KTBC: 4’

- Chúng ta phải làm gì để phòng chống xâm hại ?

- Khi có nguy cơ bị xâm hại em sẽ làm gì?

- Tại sao khi bị xâm hại, chúng ta cần tìm người tin cậy để chia sẻ tâm sự ?

- GV nhận xét.

B. Bài mới: 30’

1. GTB: 1’

2. Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận:

15’

- GV yêu cầu HS cùng quan sát các hình 1, 2, 3, 4 trang 40 và làm bài 1 VBT trang 35 cùng phát hiện những việc làm vi phạm của người tham gia giao thông; đồng thời tự đặt các câu hỏi để nêu được các hậu quả có thể xảy ra của những sai phạm đó.

- 3 HS lần lượt lên bảng trả lời.

- HS thảo luận nhóm đôi.

- HS nối tiếp nhau trình bày.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

(16)

- KL: Có rất nhiều nguyên nhân gây tai nạn giao thông. Một trong những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông là do lỗi tại người tham gia giao thông không chấp hành đúng Luật Giao thông đường bộ.

3. Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận:

15’

- GV chia nhóm: 4 HS/nhóm.

- Yêu cầu HS quan sát các hình minh họa trang 41 SGK và nói rõ lợi ích của việc làm được mô tả trong hình.

- Nêu thêm những việc nên làm để thực hiện an toàn giao thông?

- GV ghi lên bảng ý kiến bổ sung.

- Nhận xét khen ngợi HS có hiểu biết để thực hiện ATGT.

* Hướng dẫn HS làm bài 2, 3 VBT trang 35.

3. Củng cố, dặn dò: 2’

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS chấp hành ATGT và chuẩn bị giờ sau.

- HS hoạt động nhóm.

- Đại diện các nhóm trình bày.

- Các nhóm khác bổ sung.

- HS nối tiếp nhau trình bày.

LỊCH SỬ

TIẾT 10: BÁC HỒ ĐỌC TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Ngày 2 - 9 - 1945 tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập.

2. Kĩ năng: Đây là sự kiện trọng đại, khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà.

3. Thái độ: Ngày 2 -9 trở thành ngày Quốc Khánh của dân tộc ta.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Máy tính, máy chiếu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. KTBC: 4’

- Em hãy kể lại một số sự kiện về cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội ngày 19 - 8 - 1945?

- Thắng lợi của cách mạng tháng Tám có ý nghĩa như thế nào với dân tộc ta?

- GV nhận xét.

B. Bài mới: 30’

1. GTB: 1’

2. Hoạt động 1 : Quang cảnh Hà Nội

- 2 HS lên bảng trả lời.

(17)

ngày 2 - 9 -1945 (Ứng dụng CNTT) chiếu ảnh: 8’

- GV yêu cầu HS đọc SGK + tranh minh họa của SGK miêu tả quang cảnh của Hà Nội vào 2 - 9 - 1945.

- GV tuyên dương HS miêu tả hay.

- KL: + Hà nội tưng bừng cờ hoa.

+ Đồng bào HN không kể già, trẻ, gái, trai, mọi người đều xuống đường hướng về Ba Đình chờ buổi lễ.

+ Đội danh dự đứng trang nghiêm quanh lễ đài mới dựng.

3. Hoạt động 2 : Diễn biến buổi lễ tuyên bố độc lập (Ứng dụng CNTT) chiếu đoạn phim: 7’

- GV chia nhóm: 6 HS/nhóm.

- Yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi:

+ Buổi lễ bắt đầu khi nào?

+ Trong buổi lễ, diễn ra các sự việc chính nào?

+ Buổi lễ kết thúc ra sao?

- GV nhận xét.

- Khi đang đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã dừng lại để làm gì ?

- Theo em, việc Bác dừng lại để hỏi nhân dân "Tôi nói đồng bào có nghe rõ không ?"

cho thấy tình cảm của Người đối với nhân dân như thế nào ?

4. Hoạt động 3 : Một số nội dung cơ bản tuyên ngôn độc lập: 7’

- Gọi HS đọc đoan trích của tuyên ngôn độc lập.

- Hãy trao đổi với bạn bên cạnh và cho biết nội dung chính của đoạn trích bản tuyên ngôn độc lập.

- GV kết luận: Bản Tuyên ngôn Độc lập đã khẳng định quyền độc lập, tự do thiêng liêng của dân tộc VN, Đồng thời cũng khẳng định dân tộc VN sẽ quyết tâm giữ vững quyền độc lập tự do ấy.

5. Hoạt động 4 : Ý nghĩa của sự kiện lịch sử ngày 2 - 9 - 1945: 8’

- GV chia nhóm: 4 HS/nhóm.

- Yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi:

- 3 HS lên bảng miêu tả.

- HS làm việc theo nhóm.

- Đại diện các nhóm lên trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS cả lớp cùng nhận xét bổ xung ý kiến.

- Bác dừng lại để hỏi: "Tôi nói đồng bào có nghe rõ không ?"

- Bác rất gần gũi, giản dị và vô cùng kính trọng nhân dân.

- 2 HS lần lượt đọc.

- HS trao đổi theo cặp.

- HS nối tiếp nhau phát biểu.

(18)

+ Sự kiện lịch sử ngày 2 - 9 - 1945 đã khẳng định điều gì về nền độc lập của dân tộc Việt Nam, chấm dứt sự tồn tại của chế độ nào ở Việt Nam ?

+ Tuyên bố khai sinh ra chế độ nào?

+ Những việc đó tác động như thế nào đến lịch sử dân tộc ta? Thể hiện điều gì về truyền thống của người Việt Nam?

- GV nhận xét, kết luận.

* Hướng dẫn HS làm bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 VBT trang 23 – 24.

C. Củng cố, dặn dò: 2’

- Củng cố lại nôi dung bài.

- GV nhận xét giờ học và giao BTVN.

- HS thảo luận nhóm.

- Đại diện trình bày ý kiến.

- HS theo dõi và bổ xung ý kiến.

- 2 HS đọc bài học trong SGK.

NS: 12/11/2019

NG: Thứ sáu ngày 15 tháng 11 năm 2019

TOÁN

TIẾT 50: TỔNG NHIỀU SỐ THẬP PHÂN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết thực hiện tính tổng nhiều số thập phân tương tự như tính tổng hai số thập phân. Nhận biết tính chất kết hợp của các số thập phân.

2. Kĩ năng: Biết sử dụng các tính chất của các phép cộng các số thập phân để tính theo cách thuận tiện.

3. Thái độ: Giáo dục tính chính xác, cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Máy tính, máy chiếu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. Kiểm tra bài cũ: 4’

- Đặt tính rồi tính:

45,67 + 34,5 = 869,09 + 34 = - GV nhận xét.

B. Dạy học bài mới: 36’

1. Giới thiệu bài: 1’

2. Hướng dẫn tính tổng nhiều số thập phân: 10’

a. Ví dụ: 5’

- 2 HS lên bảng làm bài.

(19)

- GV nêu bài toán như SGK - Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

- Làm thế nào để tính số lít dầu trong cả 3 thùng ?

- Dựa vào cách tính tổng hai số thập phân, em hãy suy nghĩ và tìm cách tính tổng ba số 27,5 + 36,75 +14,5?

- GV nhận xét và nêu: Để tính tổng nhiều số thập phân ta làm tương tự như tính tổng hai số thập phân.

b) Bài toán: 5’

- GV nêu bài toán như SGK - Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

- Nêu cách tính chu vi hình tam giác?

- GV nhận xét, củng cố cách cộng nhiều số thập phân

3. Luyện tập: 23’

Bài 1. SGK – trang 51. Tính

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng:

a) 28,87 b) 76,67 c) 60,14 d) 1,63

- Củng cố cách cộng nhiều số thập phân

- HS nghe.

- HS tóm tắt.

- Tính tổng 27,5 + 36,75 +14,5 - HS trao đổi với nhau và cùng tính :

27,5 + 36,75 14,5 78,75

- 1 HS lên bảng làm bài, nêu lại cách làm.

- HS nghe và tự phân tích bài toán.

- Muốn tính chu vi của hình tam giác ta tính tổng độ dài các cạnh.

- 1 HS lên bảng làm bài.

- HS làm bài ra nháp.

Bài giải

Chu vi của hình tam giác là : 8,7 + 6,25 + 10 = 24,95 (dm)

Đáp số : 24,95 dm

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài vào vở.

- 4 HS lên bảng làm bài.

- Nhận xét bài làm của bạn.

Bài 2. SGK – trang 52. Tính rồi so sánh giá Trị của (a + b) + c và a + (b + c)

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng:

(2,5 + 6,8) + 1,2 = 2,5 + (6,8 + 1,2) = 10,5 (1,34 + 0,52) + 4 = 1,34 + (0,52 + 4) = 5,86

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài vào vở.

- 1 HS làm bảng phụ.

- Nhận xét bài làm của bạn.

(20)

- Cho HS nêu lại tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân.

Bài 3. SGK – trang 52. Sử dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp để tính:

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng:

a) 12,7 + 5,89 + 1,3 = (12,7 + 1,3) + 5,89 = 14 + 5,89 = 18,89 b) 38,6 + 2,09 + 7,91 = 38,6 + (2,09 + 7,91) = 38,6 + 10 = 48,6 c) 5,75 + 7,8 + 4,25 + 1,2

= (5,75 + 4,25) + (7,8 + 1,2)

= 10 + 10 = 20

d) 7,34 + 0,45 + 2,66 + 0,05

= (7,34 + 2,66) + ( 0,45 + 0,05)

= 10 + 0,5 = 10,5

- Củng cố tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân.

3. Củng cố, dặn dò: 3p - GV nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài vào vở bài tập.

- 3 HS lên bảng làm bài.

- Nhận xét bài làm của bạn.

TẬP LÀM VĂN

TIẾT 20. KIỂM TRA GIỮA KÌ I (T 8) (Kiểm tra theo đề của trường)

KHOA HỌC

TIẾT 20. ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE (T 1)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Xác định được giai đoạn tuổi dậy thì ở con trai và con gái trên sơ đồ sự phát triển của con người kể từ lúc mới sinh. Khắc sâu đặc điểm của tuổi dậy thì.

2. Kĩ năng: Ôn tập các kiến thức về sự sinh sản ở người và thiên chức của người phụ nữ.

3. Thái độ: Vẽ hoặc viết sơ đồ thể hiện cách phòng tránh các bệnh: bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viên não, viêm gan A; HIV/AIDS.

*BVMT: Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường, phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh để ngăn chặn muỗi sinh sản và phát triển.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giấy khổ to, bút dạ, mầu vẽ

(21)

- Các sơ đồ trang 42, 43 SGK III. HO T Ạ ĐỘNG D Y H C Ạ Ọ

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. Kiểm tra bài cũ: 4’

- Chúng ta cần làm gì để thực hiện an toàn giao thông?

- Tai nạn giao thông để lại những hậu quả như thế nào?

- Nhận xét.

B. Bài mới: 31’

1. Giới thiệu bài: 1’

2. Hoạt động 1: Làm việc với SGK:

14’

- Yêu cầu HS làm theo yêu cầu bài 1, 2, 3 trang 36, 37 VBT

- Nhận xét, chốt đáp án đúng:

Câu 1: + Tuổi vị thành niên: 10-19 tuổi + Tuổi dậy thì ở nữ: 10-15 tuổi + Tuổi dậy thì ở nữ: 13-17 tuổi Câu 2: d

Câu 3: c

- Hãy nêu đặc điểm tuổi dậy thì ở nam giới?

- Hãy nêu đặc điểm tuổi dậy thì ở nữ giới?

- Hãy nêu sự hình thành của 1 cơ thể người?

- Em có nhận xét gì về vai trò của người phụ nữ ?

- Nhận xét, khen ngợi HS ghi nhớ tốt.

3. Hoạt động 2: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”: 14’

- GV hướng dẫn HS làm bài 4, 5 trang 37, 38 VBT.

- Chia lớp thành 4 nhóm và phân công:

+ Nhóm 1: Viết (hoặc vẽ) sơ đồ phòng tránh bệnh sốt rét.

+ Nhóm 2: Viết (hoặc vẽ) sơ đồ phòng tránh bệnh sốt xuất huyết.

+ Nhóm 3: Viết (hoặc vẽ) sơ đồ phòng tránh bệnh viêm não.

+ Nhóm 1: Viết (hoặc vẽ) sơ đồ phòng tránh nhiễm HIV/AIDS.

- Nhận xét, khen ngợi nhóm HS vẽ sơ đồ đẹp, đủ nội dung, trình bày lưu loát.

- 2 HS lên bảng trả lời.

- HS cả lớp làm phiếu cá nhân.

- Nối tiếp nhau trả lời.

- HS nhận xét, bổ sung.

- HS nối tiếp nhau trả lời.

- HS làm bài theo nhóm.

- Đại diện các nhóm lên trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

(22)

3. Củng cố, dặn dò: 2’

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn HS về nhà học bài & chuẩn bị bài sau.

SINH HOẠT TUẦN 10

I. MỤC TIÊU

- HS nhận thấy được ưu điểm, tồn tại của bản thân trong tuần 10 có phương hướng phấn đấu trong tuần 11.

- HS nắm được nhiệm vụ của bản thân trong tuần 11.

II. CHUẨN BỊ

- GV, HS: Sổ ghi chép, theo dõi hoạt động của HS.

III. HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU A. Hát tập thể

B. Đánh giá thực hiện nhiệm vụ tuần 10 1. Sinh hoạt trong tổ (tổ trưởng điều hành tổ)

2. Lớp phó học tập báo cáo tình hình học tập của lớp:

3. Lớp phó lao động báo cáo tình hình lao động-vệ sinh của lớp:

4. Lớp trưởng báo cáo tình hình hoạt động của lớp

5. Giáo viên chủ nhiệm đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ của lớp tuần 10 Ưu điểm

* Nề nếp:

- Đi học đúng giờ; không có hiện tượng đi học muộn.

- Thực hiện đồng phục tốt theo đúng qui định. Đội viên đeo khăn quàng đầy đủ.

- Chấp hành tốt an toàn giao thông.

- Thực hiện tốt nề nếp ăn ngủ bán trú.

* Học tập:

- Học và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.

- Làm bài kiểm tra giữa kì đạt điểm cao.

- Chuẩn bị tốt đồ dùng, sách vở.

- Đa số HS trong lớp chú ý nghe, giảng xây dựng bài.

- Ghi chép bài đầy đủ, cẩn thận.

* TD-LĐ-VS:

- Xếp hàng nhanh nhẹn. Tập đúng các động tác - Vệ sinh cá nhân gọn gàng sạch sẽ.

- Thực hiện tốt tiếng trống sạch trường

- Thực hiện tốt các buổi lao động theo khu vực được phân công.

Tồn tạị:

- Một số em chưa hăng hái xây dựng bài, một số em chữ viết chưa cẩn thận.

- Các động tác của bài thể dục giữa giờ tập chưa đều C. Triển khai nhiệm vụ trọng tâm tuần 11

- Khắc phục những mặt còn hạn chế, phát huy những ưu điểm đã đạt được.

- Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. Phát huy tinh thần học tập, giúp

(23)

nhau cựng tiến bộ trong học tập.

- Tập văn nghệ chào mừng ngày 20-11 - Rốn chữ viết qua cỏc loại vở.

- Đội ngũ cỏn bộ lớp cần đụn đốc cỏc bạn trong việc thực hiện tốt cỏc nề nếp.

- Ban ATGT của lớp thường xuyờn tuyờn truyền về phũng trỏnh tai nạn giao thụng.

- Phũng trỏnh tai nạn trong trường học, lớp học.

D. Sinh hoạt tập thể:

- Hỏt theo chủ đề: Mỏi trường, bạn bố, thầy cụ.

ĐỊA LÍ

TIẾT 10. NễNG NGHIỆP

I. MỤC TIấU

1. Kiến thức: Biết được vựng phõn bố của một số loại cõy trồng, vật nuụi chớnh ở nước ta trờn Lược đồ nụng nghiệp Việt Nam.

2. Kĩ năng: Nờu được vai trũ của ngành trồng trọt sản xuất nụng nghiệp, ngành chăn nuụi ngày càng phỏt triển.

3. Thỏi độ: Đặc điểm của cõy trồng nước ta: đa dạng, phong phỳ trong đú lỳa gạo là cõy được trồng nhiều nhất.

*SDNLTKVHQ:

- Sơ lược một số nột về tỡnh hỡnh khai thỏc rừng ở nước ta.

- Cỏc biện phỏp nhà nước đó thực hiện để bảo vệ rừng.

*BVMT: Sản xuất nụng nghiệp dựng thuốc trừ sõu, thuốc diệt cỏ phải đỳng cỏch gúp phần BVMT.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Mỏy tớnh, mỏy chiếu.

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C Ạ Ọ

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. KTBC: 4’

- Nước ta cú bao nhiờu dõn tộc? Dõn tộc nào cú số dõn đụng nhất, phõn bố chủ yếu ở đõu?

- Đọc thuộc phần bài học.

- GV nhận xột.

B. Bài mới: 30’

1. GTB:1’

2. Hoạt động 1: Vai trũ của ngành trồng trọt (Ứng dụng CNTT) chiếu lược đồ: 8’

- GV treo lược đồ nụng nghiệp Việt Nam và yờu cầu HS quan sỏt và trả lời:

+ Nhỡn trờn lược đồ em thấy số kớ hiệu của cõy trồng chiếm nhiều hơn hay số kớ hiệu con vật nhiều hơn ?

+ Nờu vai trũ của ngành trồng trọt trong sản

- 2 HS lờn bảng trả lời.

- Kớ hiệu của cõy trồng cú số lượng nhiều hơn kớ hiệu con vật.

- Ngành trồng trọt giữ vai trũ quan trọng trong sản xuất nụng nghiệp.

(24)

xuất nông nghiệp ?

- KL: Trồng trọt là ngành sản xuất chính trong nền nông nghiệp nước ta. Trồng trọt nước ta phát triển mạnh hơn chăn nuôi, chăn nuôi đang được chú ý phát triển

- Em có nhận xét gì về sự thay đổi diện tích rừng ở nước ta? Nguyên nhân của sự biến đổi đó ?

- Giới thiệu sơ lược về tình hình khai thác rừng ở nước ta.

Nêu các biện pháp để bảo vê rừng ? 3. Hoạt động 2: Các loại cây và đặc điểm chính của của cây trồng VN (Ứng dụng CNTT) chiếu lược đồ: 7’

- GV chia nhóm: 4 HS/nhóm.

- Phát phiếu thảo thảo luận và yêu cầu HS hoàn thành.

- KL: Do ảnh hưởng của khí hậu nên nước ta trồng được nhiều loại cây, tập trung chủ yếu là các cây sứ nóng. Lúa gạo là loại cây được trồng nhiều nhất ở nước ta, cây ăn quả và cây công nghiệp cũng đang được chú ý phát triển.

4. Hoạt động 3: Giá trị của lúa gạo và các cây công nghiệp lâu năm (Ứng dụng CNTT) chiếu sơ đồ: 8’

- Loại cây nào được trồng chủ yếu của vùng đồng bằng?

- Em biết gì về tình hình xuất khẩu lúa gạo của nước ta?

- Vì sao nước ta trồng nhiều cây lúa gạo nhất?

- Loại cây nào được trồng chủ yếu ở vùng núi, cao nguyên?

5. Hoạt động 4: Ngành chăn nuôi (Ứng dụng CNTT) chiếu ảnh: 7’

- Yêu cầu HS làm việc theo cặp trả lời các câu hỏi

+ Kể tên một số vật nuôi ở nước ta?

+ Trâu, bò, lợn được nuôi chủ yếu ở vùng nào?

+ Những điều kiện nào giúp cho ngành

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- HS làm bài theo nhóm.

- Đại diện các nhóm trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Cây lúa.

- Thường xuyên đứng thứ 2 trên thế giới.

- Có các đồng bằng lớn; đất phù sa màu mỡ; người dân có kinh nghiệm; có nguồn nước dồi dào.

- Các cây công nghiệp lâu năm:

chè, cà phê, cao su.

- HS làm việc theo cặp.

- HS nối tiếp nhau trình bày.

+ Trâu, bò, lợn, gà vịt.

+ Được nuôi chủ yếu ở vùng đồng bằng

+ Do nguồn thức ăn cho chăn nuôi ngày càng đảm bảo; nhu cầu thịt, trứng, sữa của nhân dân ngày càng

(25)

chăn nuôi phát triển ổn định và vững chắc?

* Hướng dẫn HS làm bài 1, 2, 3, 4, 5 VBT trang 18 – 20.

C. Củng cố, dặn dò: 3’

- GV nhận xét giờ học.

- Hướng dẫn HS về nhà.

tăng; phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm được chú ý.

- 2 HS đọc bài học trong sgk.

(26)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO Mở rộng quan hệ quốc tế.. Việt Nam – Trung

*Trong tự nhiên, chim sống theo đàn hay cặp. Chúng thường biết

Gà Trống

Kĩ năng: Ôn lại các bài tập đọc là văn miêu tả đã học trong ba chủ điểm: Việt Nam - Tổ quốc em, Cánh chim hoà bình, Con người với thiên nhiên nhằm trau dồi kĩ năng

- Ôn lại các bài tập đọc là văn miêu tả đã học trong 3 chủ điểm: VN-Tổ quốc em, cánh chim hoà bình, con người với thiên nhiên  nhằm trau dồi kĩ năng cảm thụ văn

- Ôn lại các bài tập đọc là văn miêu tả đã học trong 3 chủ điểm: VN-Tổ quốc em, cánh chim hoà bình, con người với thiên nhiên  nhằm trau dồi kĩ năng cảm thụ văn

- Ôn lại các bài tập đọc là văn miêu tả đã học trong 3 chủ điểm: VN-Tổ quốc em, cánh chim hoà bình, con người với thiên nhiên  nhằm trau dồi kĩ năng cảm thụ văn

- Ôn lại các bài tập đọc là văn miêu tả đã học trong 3 chủ điểm: VN-Tổ quốc em, cánh chim hoà bình, con người với thiên nhiên  nhằm trau dồi kĩ năng cảm thụ văn