• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
41
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày giảng:Thứ hai ngày 27 tháng 12 năm 2021 Toán

TIẾT 81: LUYỆN TẬP 1. I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc ( ). Áp dụng được việc tính giá trị của biểu thức vào dạng bài tập điền dấu "=", "<", ">".

- Biết tính giá trị của biểu thức.

- Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác. Năng lực tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề. Mạnh dạn trình bày ý kiến cá nhân trước lớp.

II. ĐỒ DÙNG GIẢNG DẠY:

- Gv: Phông chiếu 8 hình tam giác bằng nhau - Hs: Vở

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ Mở đầu (5phút):

- Trò chơi: Tính đúng tính nhanh

GV đưa ra các phép tính cho học sinh nêu kết quả:

63 +(20- 10) = 20 x 3 - 40=

(148 – 48) x 2= 80 : 8 x 7=

- Tổng kết trò chơi. Tuyên dương những em làm đúng, làm nhanh. Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng

- HS tham gia chơi, thực hiện trên bảng con

- Lắng nghe

2. HĐ Luyện tập – Thực hành (25 phút):

- Gọi học sinh đọc yêu cầu của

bài Bài 1: Tính giá trị của biểu thức

(2)

- Yêu cầu học sinh tự làm bài - Yêu cầu học sinh nhắc lại cách tính giá trị của biểu thức có ngoặc đơn

- Nhận xét.

* Kết luận: Biểu thức có dấu ngoặc đơn ta thực hiện trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.

a. 238 – ( 55 – 35 ) = 238 – 20

= 218 175 – ( 30 + 20 ) = 175 – 50

= 125 b. 84 : ( 4 : 2) = 84 : 2

= 42 (72 + 18) x 3 = 90 x 3.

= 270 - Yêu cầu học sinh tự làm bài,

sau đó 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra

- Yêu cầu học sinh so sánh hai biểu thức có giá trị như thế nào?

- Theo em tại sao giá trị của 2 biểu thức này khác nhau.?

* Kết luận :Hai biểu thức giống nhau về số và phép tính nhưng biểu thức a có ngoặc đơn, biểu thức b không có ngoặc đơn nên thứ tự thực hiện phép tính trong 2 biểu thức này khác nhau, nên giá trị khác nhau.

Bài 2: Tính giá trị biểu thức a. (421 – 200 ) x 2

= 221 x 2

= 442

421 – 200 x 2 = 421 – 400

= 21

(3)

- Viết bảng (12 + 11 ) x 3 ….

45

- Muốn so sánh một biểu thức với 1 số thì ta phải làm gì?

- Yêu cầu học sinh làm bài tính giá trị của biểu thức ra nháp - GV theo dõi học sinh làm bài, kèm học sinh yếu

Kết luận :Cách so sánh giá trị biểu thức.

3. HĐ Vận dụng, trải nghiệm ( 8 phút)

- GV yêu cầu học sinh dùng 8 hình tam giác bằng nhau để ghép thành hình như (SGK ) - GV tổ chức cho học sinh thi ghép theo nhóm đôi.

- GV nhận xét tuyên dương

* Kết luận: Cần quan sát kĩ hình ngôi nhà rồi mới xếp

* Củng cố dặn dò

- Nếu trong biểu thức có nhân chia cộng trừ ta phải làm như thế nào?

- Về nhà xem lại bài luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau

- Nhận xét tiết học

Bài 3

(12+11)x3

69

>45

11+(52−22)

41

=41

30 <

(70+23):3

31

120 <

484 :(2x2)

121

Bài 4:

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (NẾU CÓ)

(4)

………

………

Tập đọc- Kể chuyện

TIẾT 49, 50: MỒ CÔI XỬ KIỆN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Đọc đúng: nông dân, vịt rán, giãy nảy, trả tiền, phiên xử, ...Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. - Hiểu các từ ngữ: công đường, bồi thường . Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sự thông minh của mồ côi

- Biết kể chuyện tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mắt; biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.

- Tích cực, hứng thú trong nhận thức tri thức mới. Năng lực giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề sáng tạo. Mạnh dạn kể chuyện.

* Giáo dục kĩ năng sống;

- Tư duy sáng tạo; Ra quyết định; giải quyết vấn đề; Lắng nghe tích cực.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. Giáo viên: Giáo án điện tử, PHTM,Tranh ảnh minh họa phần giới thiệu bài Tập đọc. Tranh kể chuyện

2. Học sinh: sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HĐ CỦA GIÁO VIÊN HĐ CỦA TRÒ

1. HĐ Mở đầu (3 phút)

- HS đọc bài: Về quê ngoại, trả lời các câu hỏi có liên quan đến bài học.

+ Bạn nhỏ thấy ở quê có những gì lạ?

Bạn nghĩ gì về những người làm ra hạt gạo?

- GV nhận xét.

- HS quan sát tranh minh họa - GV giới thiệu và ghi tên bài.

- HS nhắc lại tên bài

2. HĐ Hình thành kiến thức mới +

Từ khó

vùng quê nọ, nông dân, vịt rán, miếng cơm nắm, hít hương thơm, giãy nảy, trả tiền, lạch cạch

(5)

hoạt động luyện tập thực hành : (40 phút)

a. Đọc mẫu:

- GV đọc mẫu toàn bài Hướng dẫn cách đọc

- GV khái quát giọng đọc của bài b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:

* Đọc từng câu lần 1:

- Đọc nối tiếp, mỗi em một câu.

- GV theo dõi nhận xét, sửa sai phát âm

- HS luyện đọc từ khó Đọc từng câu lần 2:

Nhận xét

* Đọc từng đoạn lần 1 - GV chia đoạn

- 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn trong bài, lớp theo dõi

- Theo dõi, nhắc HS nghỉ hơi đúng và đọc đoạn văn với giọng thích hợp - HS nêu cách ngắt nghỉ

- HS khác nhận xét, bổ sung - Gv chốt cách đọc đúng - Nhiều HS đọc câu

- 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2

- Giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ mới SGK

c, Đọc từng đoạn trong nhóm:

- Hs thực hiện Câu dài

Mồ Côi nói :

- Thế thì bác phải bồi thường. Chủ quán muốn bồi thường bao nhiêu?

- Thưa ngài, hai mươi đồng.

- Bác hãy đưa hai mươi đồng đây, tôi phân xử cho!

Nghe nói, bác nông dân giãy nảy:

- Tôi có đụng chạm gì đến thức ăn trong quán đâu mà phải trả tiền?

Tiêu chí: + To, rõ ràng + Phát âm chuẩn + Ngắt nghỉ hợp lí

- Chủ quán, bác nông dân và Mồ Côi - Chủ quán kiện bác nông dân về tội bác vào quán hít mùi thức ăn mà không trả tiền

- Tôi chỉ vào quán ngồi nhờ để ăn

(6)

- Đọc theo cặp.

- GV theo dõi, hướng dẫn HS đọc đúng

- Nhận xét cách đọc của các bạn trong nhóm.

- Nhận xét tuyên dương nhóm đọc hay.

c, Tìm hiểu bài:

- 1 HS đọc đoạn 1- Lớp đọc thầm

? Câu chuyện có những nhân vật nào?

? Chủ quán kiện bác nông dân về việc gì ?

GV : Vụ án thật khó xử, phải xử sao cho công bằng, bảo vệ được bác nông dân bị oan,làm cho chủ quán bẽ mặt và chấp nhận.

- 1 HS đọc đoạn 2- Lớp đọc thầm

? Tìm câu nêu rõ lí lẽ của bác nông dân ?

? Khi bác nông dân nhận có hít hương thơm của thức ăn trong quán, Mồ Côi phán như thế nào ?

? Thái độ của bác nông dân như thế nào khi nghe lời phán xử?

-KNS: Lắng nghe tích cực

- 1 HS đọc đoạn 3- Lớp đọc thầm

? Tại sao Mồ Côi bảo bác nông dân xóc 2 đồng bạc đủ 10 lần?

? Mồ Côi đã nói gì để kết thức phiên toà?

-KNS: Tư duy sáng tạo

Ra quyết định, giải quyết vấn

miếng cơm nắm. Tôi không mua gì cả.

- Bác nông dân phải bồi thường 20 đồng

- Bác nông dân giãy nảy lên : Tôi có đụng chạm gì đến thức ăn trong quán đâu mà phải trả tiền.

- Xóc 2 đồng bạc đủ 10 lần thì mới đủ 20 đồng

- Một bên hít mùi thịt , một bên nghe tiếng bạc. Thế là công bằng.

(7)

đề

GV : Mồ Côi phân xử thật công bằng và tài trí đến bất ngờ, khiến cho gã chủ quán tham làm không sao chối cãi được.

- HS trao đổi : Đặt tên khác cho câu chuyện

3. HĐ Vận dụng, trải nghiệm ( 25 phút)

* Luyện đọc lại:

- HS đọc toàn bài.

- GV đọc diễn cảm đoạn 3

- HS luyện đọc phân vai - Các nhóm thi đọc trước lớp

- Lớp nhận xét - GV nhận xét

Kể chuyện 1. GV nêu nhiệm vụ

- Dựa vào 4 tranh minh họa kể lại toàn bộ câu chuyện

2. Hướng dẫn HS kể chuyện - 1 HS đọc yêu cầu của bài - HS quan sát tranh minh họa

- Hướng dẫn kể chuyện theo tranh..

- GV nhận xét, lưu ý HS kể đơn giản, ngắn gọn theo sát tranh minh hoạ, cũng có thể kể sáng tạo thêm nhiều câu chữ của mình.

- HS quan sát tranh minh họa ứng với nội dung 3 đoạn trong truyện.

- 1 HS khá giỏi kể mẫu đoạn 1.

- HS quan sát tiếp các tranh 2, 3, 4 suy nghĩ về nội dung từng tranh.

- 3 HS nối tiếp nhau kể từng đoạn.

* 2, 3 HS kể toàn bộ câu chuyện.

Tiêu chí đánh giá:

-To, rõ ràng - Phát âm chuẩn - Ngắt nghỉ hợp lí - Đọc đúng lời nhân vật

- Thể hiện tình cảm của từng nhân vật

Dựa vào các tranh sau kể lại câu chuyện Mồ Côi xử kiện

(8)

- Nhận xét. Bình chọn.

- 1, 2 HS nêu - HS lắng nghe.

- GV nhận xét, tuyên dương

? Nhắc lại nội dung câu chuyện?

* GV: Những người nông dân không chỉ sẵn lòng giúp đỡ mọi người, cứu người, thật thà, tốt bụng, họ còn rất thông minh, tài trí.

*Củng cố dặn dò : - GV nhận xét giờ học.

- Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện

- Chuẩn bị bài sau: Anh Đom Đóm.

-Tiêu chí:

+ Kể to, rõ ràng

+ Đúng nội câu chuyện

+ Có sáng tạo trong khi kể chuyện.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (NẾU CÓ)

………

………

_________________________________________________

Ngày giảng:Thứ ba ngày 28 tháng12 năm 2021 Toán

TIẾT 82: LUYỆN TẬP CHUNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Năng lực giải quyết vấn đề toán học: Biết tính giá trị của biểu thức ở cả 3 dạng.

- Vận dụng làm bài tập liên quan.

- Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác. Năng lực tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề. Mạnh dạn trình bày ý kiến cá nhân trước lớp.

II. ĐỒ DÙNG GIẢNG DẠY:

- Gv: Phông chiếu - Hs: Vở

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ Mở đầu (5 phút):

(9)

Trò chơi “Đoán nhanh đáp số”.

GV đọc phép tính để học sinh nêu kết quả:

27 : 9 + 10=? 4+ (36 : 6) =?

45 : 5 x 8 = ? 10 x 2 - 10 = ? 72: 8 +11 =? 40 : 4 x 6 =?

- Nhận xét - Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng.

- HS tham gia chơi, nhẩm nhanh đáp số và thi đua nêu kết quả trước lớp.

- Lắng nghe - Mở SGK 2. HĐ Luyện tập – Thực hành (28 phút) . HD luyện tập

- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài - Yêu cầu học sinh tự làm bài - Yêu cầu học sinh nhắc lại cách tính giá trị của biểu thức phần a, b

Kết luận: Cách tính giá trị của biểu thức chỉ có phép cộng, trừ hoặc biểu thức chỉ có phép nhân,chia.

Bài 1:Tính giá trị biểu thức a) 324 – 20 + 61 = 304 + 61

= 365 188 + 12 -50 = 200 – 50

= 150 b) 21 x 3 : 9 = 63 : 9

= 7 40 : 2 x 6 = 20 x 6

= 120 - Tương tự bài 1

- Yêu cầu học sinh tự làm bài sau đó đổi vở để kiểm tra.

- Yêu cầu học sinh nhắc lại cách tính giá trị của các biểu thức

Kết luận: Cách tính giá trị của biểu thức có phép tính cộng, trừ, nhân, chia.

Bài 2: Tính giá trị biểu thức a) 15 + 7 x 8 = 15 + 56

= 71 201 + 39 : 3 = 20 +13

= 214 b) 90 + 28 : 2 = 90 + 14

= 104 564 – 10 x 4 = 564 – 40

= 524

(10)

- Yêu cầu học sinh nhắc lại cách thực hiện biểu thức.

- Nhận xét.

* Kết luận: Biểu thức có dấu ngoặc đơn ta thực hiện phép tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau..

- Muốn biết mỗi số là giá trị của biểu thức nào thì ta phải là gì?

Kết luận: Để nối đúng biểu thức với kết quả của biểu thức ta phải tính giá trị của biểu thức rồi mới nối.

2. HĐ Vận dụng, trải nghiệm (8 phút)

- Gọi học sinh đọc đề bài - Bài toán cho biết gì? hỏi gì?

- Muốn biết có bao nhiêu thùng bánh ta phải biết được gì?

- Yêu cầu học sinh giải bài toán theo 2 cách.

- GV theo dõi học sinh làm bài kèm học sinh yếu.

- Nhận xét.

* Kết luận: Đây là bài toán giải bằng 2 phép tính cần lưu ý cách

Bài 3:

123 x ( 42 – 40 ) = 123 x 2

= 246 (100 + 11 ) x 9 = 11 x 9

= 999

Bài 4: Hs chơi trò chơi

86 – (81 – 31 ) 230

90 + 70 x 2 36

142 – 42 : 2 280

56 x (17 – 12) 50

(142 – 42) : 2 121

Bài 5:

Cách 1:

Số hộp bánh xếp được là 800 : 4 = 200 ( hộp ) Số thùng bánh xếp dược là:

200 : 5 = 40 (thùng)

Đáp số: 40 thùng Cách 2:

Mỗi thùng có số bánh là 4 x 5 = 20 ( bánh ) Số thùng xếp được là:

800 : 20 = 40 ( thùng )

Đáp số: 40 thùng

(11)

đặt lời giải và cách trình bày.

* Củng cố dặn dò

- Nếu trong biểu thức có nhân chia cộng trừ ta thực hiện như thế nào?

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau

- Nhận xét tiết học

- Hs trả lời - Hs lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (NẾU CÓ)

………

………

Chính tả

TIẾT 33: VẦNG TRĂNG QUÊ EM I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.

- Rèn kĩ năng viết, trình bày đúng hình thức. Làm đúng bài tập chính tả phương ngữ.

- Chăm học, trách nhiệm. Năng lực tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác;

giải quyết vấn đề. Hoàn thành nhiệm vụ được giao.

* Nội dung tích hợp: GD BVMT: Học sinh yêu quý cảnh đẹp thiên nhiên trên đất nước ta, từ đó thêm yêu quý môi trường xung quanh, có ý thức BVMT.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 2. Học sinh: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ Mở đầu (3 phút):

- Hát: “Cùng múa hát dưới trăng”.

- Viết bảng con: làm lụng, chăn trâu - Giáo viên nhận xét, tuyên dương - Giới thiệu bài.

(12)

2. HĐ Hình thành kiến thức mới:(7phút) - GV đọc bài 1 lần - 2 HS đọc lại

+ Vầng trăng đang nhô lên đẹp ntn?

*Cảnh thiên nhiên thật đẹp, chúng ta cần biết BVMT

+ Đoạn văn có mấy đoạn? Chữ đầu mỗi đoạn trình bày như thế nào?

- GV đọc – HS viết từ khó vào nháp

- Trăng óng ánh trên hàm răng, đậu vào đáy mắt, ôm ấp trên mái tóc bạc của bà cụ, thao thức như canh gác trong đêm - Nội dung bài tách làm 2 đoạn, các chữ đầu đoạn viết hoa và lùi lại 1 ô.

- lo lắng, dám, chuyện xảy ra, chiến tranh

3. HĐ Luyện tập -Thực hành (15 phút) - Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề

cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chữ đầu câu viết hoa lùi vào 1 ô, quan sát kĩ từng chữ trên bảng, đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng, đẹp, nhanh; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định.

- Cho học sinh viết bài.

Lưu ý: Tư thế ngồi, cách cầm bút và tốc độ viết của các đối tượng

- Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo.

- GV đánh giá, nhận xét 7 - 10 bài

- Nhận xét nhanh về bài làm của học sinh

- Lắng nghe

- HS viết bài.

- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực.

- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau - Lắng nghe.

4. HĐ Vận dụng, trải nghiệm: (10 phút)

*Hoạt động cá nhân:

- 1 HS nêu yêu cầu - HS làm bài vào vở - 1HS làm trên bảng

Bài tập. Điền từ thích hợp vào chỗ trống? Giải câu đố.

- Cây ..gì. gai mọc đầy mình Tên gọi như thể bồng bềnh bay lên

(13)

- Nhiều HS nêu bài làm của mình - HS nhận xét - GV nhận xét - 2 HS đọc lại bài làm

- HS giải câu đố-chốt ý đúng

*Kết luận: Thiên nhiên ban tặng cho chúng ta nhiều loài cây, hoa, chim ... đem lại cho chúng ta cuộc sống tươi đẹp.

Chúng ta cần có ý thức bảo vệ môi trường.

* Củng cố -dặn dò:

- Gv nhận xét tiết học.

Vừa thanh, vừa .dẻo.., lại bền

Làm .ra. bàn ghế, đẹp .duyên.. bao người.

( Là cây …mây..) - Cây .gì.. hoa đỏ như son Tên gọi như thể thổi cơm ăn liền Tháng ba đàn sáo huyên thuyên ..Ríu ran. đến đậu đầy trên các cành?

( Là cây … gạo..)

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (NẾU CÓ)

………

………

THỦ CÔNG

TIẾT 17: ĐAN NONG MỐT(TIẾT 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết cách đan nong mốt. Đan được nong mốt. Dồn được nan nhưng có thể chưa khít. Dán được nẹp xung quanh tấm đan. Với học sinh khéo tay: kẻ, cắt được các nan tương đối đều nhau. Dồn được nan khít.Tạo hứng thú và yêu thích đan hình.

- Kể tên được các bước chính khi đan. So sánh và nhận xét được các sản phẩm đã làm.

- Có ý hoàn thành sản phẩm được giao. Rèn cho học sinh khả năng khéo léo, cẩn thận. Biết làm các sản phẩm thủ

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. Giáo viên: Mẫu tấm đan nong mốt bằng bìa có kích thước đủ lớn để HS quan sát được, các nan dọc và nan ngang khác màu nhau. Tranh quy trình đan nong mốt. Các nan đan mẫu 3 màu khác nhau. Bìa màu hoặc giấy thủ công (hoặc vật liệu khác) bút chì, thước kẻ, kéo thủ công, hồ dán

(14)

2. Học sinh: Giấy nháp, giấy thủ công, kéo, hồ dán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1. HĐ Mở đầu (2 phút):

- Kiểm tra dụng cụ, đồ dùng học tập của HS và nhận xét.

- HS kiểm tra chéo trong cặp đôi, báo cáo GV - Giới thiệu bài mới:

2. HĐ Hình thành kiến thức mới: 10 phút Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét mẫu

-Gv giới thiệu tấm đan nong mốt mẫu và đặt câu hỏi:

+Tấm đan nong mốt mẫu có hình gì?

+Có mấy màu?

+ 2 màu nền được đan như thế nào?

+ Nhận xét về nan dọc, nan ngang, nan nẹp?

Hoạt động 2: Hướng dẫn các thao mẫu -Để phối hợp màu sắc cho tấm đan đẹp, hs cần chọn màu của các nan dọc và nan ngang là 2 màu tương phản nhau: ví dụ:

đỏ, vàng...

-Gv treo tranh quy trình và hướng dẫn:

+ Bước1:

-Kẻ, cắt các nan đan.

-Cắt các nan đan:

-

-Hình vuông.

-3 màu (2 màu nền, một màu nẹp xung quanh).

-Đan xen kẽ nhau tạo thành những ô vuông rất đẹp.

-Khác màu nhau.

Hs theo dõi và trả lời các câu hỏi, hướng dẫn của gv.

(15)

-Cắt các nan dọc: Cắt 1 hình vuông có cạnh 9 ô, sau đó, cắt theo các đường kẻ trên giấy bìa đến hết ô thứ 8 (như H2) làm các nan dọc, ô thứ 9 không cắt để chân nan liền nhau các em dễ đan. Trong thực tế, người ta sử dụng các nan rời,để dễ đan, người ta phải khoá đầu nan.

-Cắt 7 nan ngang và 4 nan dùng để dán nẹp xung quanh có kích thước dài 9 ô, rộng 1 ô ( cắt các nan khác màu với nan dọc).

-Nêu cách kẻ, cắt các nan.

-Mời 2 hs lên bảng cắt 3 loại nan.

-Gv nhận xét.

* Chuyển ý: Chúng ta đã có các nan ngang, dọc, nẹp. Để có tấm nan như mẫu, cô hướng dẫn cach đan như mẫu bằng giấy bìa như sau:

+ Bước2: Đan nong mốt bằng giấy bìa -Nêu nguyên tắc đan nong mốt là: nhấc 1 nan, đè 1 nan và lệch nhau 1 nan dọc giữa 2 hàng nan liền kề.

-Đan nong mốt bằng bìa được thực hiện theo trình tự sau:

+Đan nan ngang thứ nhất: đặt các nan dọc lên bàn, đường nối liền các nằm ở phía dưới. Sau đó, nhấc nan dọc: 2,4,6,8 lên và luồn nan ngang thứ nhất vào.Dồn nan ngang thứ nhất khít với đường nối liền với nan dọc.

+Đan nan ngang thứ hai: nhấc nan dọc:

(16)

1,3,5,7,9 và luồn nan ngang thứ hai vào cho khít với nan ngang thứ nhất.

+Đan nan ngang thứ 3: giống như cách đan nan ngang thứ nhất.

+Đan nan ngang thứ tư: giống như cách đan nan ngang thứ hai.

-Cứ đan như vậy cho hết nan ngang thứ bảy.

-Chú ý: Khi đan , các em nhớ dồn các nan cho khít lại với nhau.

-Gv đan mẫu lần 1.

-Sau đó, nhìn sơ đồ, hướng dẫn cách đan:

+2 nan ngang đầu, gv nêu nguyên tắc đan.

+2 nan ngang tiếp, hs trả lời câu hỏi.

+Các nan ngang còn lại, hs lên đan.

-Gv nêu nguyên tắc đan nong mốt: Để dễ nhớ, các em lưu ý:nhấc nan dọc lẻ, đè nan dọc chẵn, nhấc nan dọc chẵn, đè nan dọc lẻ.

3. HĐ Luyện tập - Thực hành: 15 phút Gv đan mẫu lần 2 với tốc độ nhanh hơn.

- Chuyển ý: Để có tấm đan hoàn chỉnh như mẫu (chỉ vào tranh quy trình), ta còn làm gì nữa?

*Bước3: Dán nẹp xung quanh tấm đan.

- Gv hướng dẫn dán 4 nẹp xung quanh tấm đan.

-Bôi hồ vào mặt sau của 4 nan còn lại, lần lượt dán từng nan xung quanh tấm đan để giữ cho các nan khỏi bị tuột, chú ý dán cho thẳng và sát với mép tấm đan để được

- Hs lắng nghe

(17)

tấm đan đẹp.

-GV gọi nhắc lại quy trình.

-Tiến hành:

-Gv gọi hs lên bảng, trong khi hs làm nháp, gv quan sát, giúp đỡ, uốn nắn thực hiện đúng quy trình kĩ thuật.

4. HĐ Vận dụng, trải nghiệm: (5 phút) - Về nhà tiếp tục thực hiện cắt, dán các chữ đã được học.

- Dùng các sản phẩm để trang trí vào góc học tập của mình.

- Nhận xét tiết học.

- Hs thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (NẾU CÓ)

………

………

__________________________________________________

Ngày giảng:Thứ tư ngày 29 tháng 12 năm 2021 TOÁN

TIẾT 83: HÌNH CHỮ NHẬT I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Bước đầu nhận biết một số yếu tố (đỉnh, cạnh, góc) của hình chữ nhật.

- Biết cách nhận dạng hình chữ nhật ( theo yếu tố cạnh góc).

- Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác. Năng lực tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề. Mạnh dạn, tự tin trình bày ý kiến cá nhân, Mạnh dạn trình bày ý kiến cá nhân trước lớp. Tự giác thực hiện các nhiệm vụ học tập.

II.CHUẨN BỊ:

- GV: Các mô hình có dạng hình chữ nhật ; E ke , thước kẻ, thước đo chiều dài .

- HS: SGK, e ke

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

(18)

1. HĐ Mở đầu (5 phút) :

- Chơi trò chơi: Nối nhanh, nối đúng.

(60+30): 3 7

7 x 8 : 8 30

6+ 32 : 8 90

(32 – 22) x 9

10 - GV nhận xét tuyên dương HS tham gia chơi.

- Kết nối bài học

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

- HS tham gia chơi: Gồm hai đội, mỗi đội có 4 em tham gia chơi. Khi có hiệu lệnh nhanh chóng lên nối phép tính với kết quả đúng. Đội nào nhanh và đúng hơn thì đội đó thắng, các bạn HS còn lại cổ vũ cho 2 đội chơi.

- Lắng nghe

- Mở vở ghi bài

2. HĐ Hình thành kiến thức mới (15 phút):

* Giới thiệu hình chữ nhật:

- Dán mô hình hình chữ nhật lên bảng và giới thiệu: Đây là hình chữ nhật ABCD.

- Mời 1HS lên bảng đo độ dài của 2 cạnh dài, 2 cạnh ngắn và dùng ê ke kiểm tra 4 góc.

- Yêu cầu HS đọc số đo, GV ghi lên bảng.

+ Hãy nêu nhận xét về số đo của 2 cạnh dài AB và CD; số đo của 2 cạnh ngắn AD và BC

- Ghi bảng: AB = CD : AD = BC.

+ Em có nhận xét gì về 4 góc của HCN

*GV KL: Hình chữ nhật có 4 góc vuông, có 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau.

+ Hãy tìm các hình ảnh xung quanh lớp học có dạng HCN ?

- Cả lớp quan sát, lắng nghe GV giới thiệu.

- 1HS lên bảng đo, cả lớp theo dõi.

- HS thảo luận trong cặp để tìm ra kết quả.

+ Hình chữ nhật ABCD có 2 cạnh dài AB bằng CD và có 2 cạnh ngắn AD bằng BC.

+ 4 góc của HCN đều là góc vuông.

- 1 số HS nhắc lại KL.

+ Khung cửa sổ, cửa ra vào, bảng lớp, ...

(19)

3. HĐ Luyện tập – Thực hành (16 phút):

- Yêu cầu học sinh tự nhận biết HCN sau đó dùng thước và ê ke để kiểm tra lại

- GV nhận xét

Kết luận: Đặc điểm của HCN - Gọi HS đọc y/c bài

?Bài tập y/c chúng ta làm gì?

- Yêu cầu học sinh dùng thước để đo độ dài các cạnh của 2 hình

Bài 1:

- HS nêu: Hình chữ nhật là MNPQ và RSTO, các hình còn lại không phải là HCN.

Bài 2:

chữ nhật sau đó báo cáo kết quả

?Nhìn vào kết quả trên em thấy độ dài của các cạnh nào có số đo bằng nhau?

- GV nhận xét Bài 3, 4 giảm tải

3. HĐ Vận dụng ( 5 phút) - GV vẽ hình như SGK lên bảng

- Yêu cầu học sinh kẻ thêm 1 đoạn thẳng để được hình chữ nhật

- GV nhận xét.

* Kết luận: Từ hình cho trước, để có hình chữ nhật, ta dựa vào phần có 2 góc vuông trước, kể thêm 1 đoạn thẳng nữa tạo thành hình chữ nhật có 4 góc vuông và có 2 cặp cạnh bằng nhau

* Củng cố - dặn dò (3 phút)

- Em hãy nêu đặc điểm để nhận biết hình chữ nhật?

- Hãy nêu những hình chữ nhật có

Độ dài AB = CD = 4 cm AC = BD = 3 cm

Độ dài MN = PQ = 5 cm MQ = NP = 2 cm

- Về nhà tập vẽ các hình chữ nhật có kích thước do mình tự chọn.

- Vẽ các hình tam giác, tứ giác và đo độ dài các cạnh của nó

(20)

trong thực tế mà em biết?

- GV nhận xét tiết học.

- Học bài và chuẩn bị bài sau

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (NẾU CÓ)

………

………

Tập đọc

TIẾT 51: ANH ĐOM ĐÓM I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc các dòng thơ, khổ thơ. Hiểu nội dung: Đom Đóm rất chuyên cần. Cuộc sống của các loài vật ở làng quê vào ban đêm rất đẹp và sinh động.

- Đ c đúng các t khó.ọ ừ - Đ c đúng, rõ ràng toàn bài, bi t ng t ngh h iọ ế ắ ỉ ơ h p lý khi đ c các dòng th , kh th .ợ ọ ơ ổ ơ

- Yêu thích môn học. Năng lực tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề. Tự giác thực hiện các nhiệm vụ được giao.

* Giáo dục bảo vệ môi trường: Môi trường thiên nhiên và cảnh vật ở nông thôn thật đẹp đẽ và đáng yêu.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. Giáo viên: Giáo án điện tử, PHTM, Tranh ảnh minh họa phần giới thiệu bài

2. Học sinh: sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ Mở đầu (3 phút)

- 2 HS đọc bài cũ

? Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ? - HS nhận xét

- GV nhận xét đánh giá

- Gv giới thiệu trực tiếp vào bài - HS nhắc lại tên đầu bài.

2. HĐ Hình thành kiến thức mới +

(21)

hoạt động luyện tập thực hành : (26 phút)

1. Luyện đọc:

a. GV đọc toàn bài - GV đọc mẫu toàn bài

- GV khái quát giọng đọc của bài b. GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ

* Đọc từng câu

- Đọc nối tiếp, mỗi em một câu, lớp theo dừi

- GV theo dõi nhận xét, sửa sai phỏt õm

- HS luyện đọc từ khó

* Đọc từng đoạn:

- GV chia đoạn

- HS nối tiếp nhau đọc đoạn trong bài, lớp theo dừi

- Theo dừi, nhắc HS nghỉ hơi đúng và đọc đoạn văn với giọng thích hợp - HS nêu cách ngắt nghỉ

- HS khác nhận xét, bổ sung - Gv chốt cách đọc đúng - Nhiều HS đọc câu

- HS đọc nối tiếp khổ lần 2

- Giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ mới / SGK

c, Đọc từng đoạn trong nhóm:

- Đọc theo cặp.

- GV theo dõi, hướng dẫn HS đọc đúng

- HS trong nhóm nhận xét

- Giọng đọc nhẹ nhàng, nhấn giọng vào các từ ngữ gợi tả cảnh, tả tính nết hàng động của Đom Đóm và các con vật trong bài.

Từ khó

gác núi, lan dần, làn gió mát, lặng lẽ, long lanh, quay vòng, rộn rịp,...

Câu dài

Tiếng chị Cò Bợ ://

Ru hỡi! // Ru hời ! //

Hỡi bé tôi ơi, /

Ngủ cho ngon giấc.//

Tiêu chí: + To, rõ ràng + Phát âm chuẩn + Ngắt nghỉ hợp lí

- Anh Đom Đóm lên đèn đi gác cho mọi người ngủ yên.

- chuyên cần

(22)

- GV nhận xét

c. Hướng dẫn tìm hiểu bài

- 1 Hs đọc khổ thơ 1, 2 – Lớp đọc thầm

? Anh Đom Đóm lên đèn đi đâu ?

? Tìm những từ tả đức tính của Đom Đóm trong hai khổ thơ trên?

GV: Đêm nào anh Đóm cũng gác cho mọi người ngủ yên , anh Đóm thật chăm chỉ.

- 1 HS đọc khổ thơ 3,4 – Lớp đọc thầm

? Anh Đóm thấy những cảnh gì trong đêm ?

- HS đọc thầm cả bài thơ

? Tìm một hình ảnh đẹp của anh Đom Đóm trong bài thơ ?

GV chốt :Trên thực tế, buổi tối, ở vùng nông thôn, Đom Đóm thường bay rất nhiều để đi kiếm ăn, bụng chúng phát ra luồng ánh sáng nhạt.

Từ hình ảnh ấy, tác giả đã hình dung và sáng tạo ra một người gác đêm chuyên cần và cuộc sống về đêm của các loài vật thật sinh động

Giáo dục môi trường

- Chị Cò Bợ ru con, thím vạc lặng lẽ mò tôm bên sông.

- Vung ngọn đèn lồng - Anh Đóm quay vòng,....

- Hs lắng nghe

3. HĐ Vận dụng, trải nghiệm (8 phút) - HS đọc toàn bài

- Nêu giọng đọc toàn bài

- GV hướng dẫn Hs đọc diễn cảm

*Củng cố, dặn dò:

? Bài đọc giúp em hiểu điều gì ? - GV NX giờ học, tuyên dương học

Tiêu chí: + To, rõ ràng + Phát âm chuẩn + Ngắt nghỉ hợp lí + Đọc diễn cảm

(23)

sinh

- Chuẩn bị bài tiếp theo.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (NẾU CÓ)

………

………

Luyện từ và câu

TIẾT 17: ÔN VỀ TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM.

ÔN TẬP CÂU AI THẾ NÀO? DẤU PHẨY I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Tìm được các từ chỉ đặc điểm của người hoặc vật. Ôn câu Ai – thế nào?

Ôn luyện về cách dùng dấu phẩy.

- Biết đặt câu theo mẫu Ai thế nào? để miêu tả một đối tượng. - Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu.

- Yêu thích môn học. Năng lực tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề. Tự giác thực hiện các nhiệm vụ được giao. Mạnh dạn, tự tin trình bày ý kiến cá nhân.

*GD BVMT: Giáo dục tình cảm đối với con người và thiên nhiên đất nước (qua HĐ đặt câu).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Giáo án điện tử, PHTM - Học sinh: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ Mở đầu (3 phút)

- Trò chơi: “ Bắn tên”

(Kể tên các thành phố và các vùng quê)

- Tổng kết TC - Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới - Ghi bảng đầu bài.

- HS thi đua nhau nêu kết quả.

- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.

2. HĐ Luyện tập - Thực hành (28 phút):

(24)

a. Ôn luyện về từ chỉ đặc điểm:

- Gọi h/s đọc yêu cầu của bài 1.

? Bài 1 y/c chúng ta làm gì?

- Yêu cầu h/s suy nghĩ và ghi ra giấy tất cả những từ tìm được theo yêu cầu.

? Mến là người như thế nào?

? Anh Đom Đóm là một con vật như thế nào?

? Chàng Mồ Côi là người như thế nào?

- Yêu cầu h/s phát biểu ý kiến về từng nhận vật, ghi nhanh ý kiến.

- Giáo viên nhận xét đúng/sai.

- Yêu cầu h/s ghi các từ vừa tìm được vào vở.

b. Ôn luyện mẫu câu Ai thế nào?

- Gọi h/s đọc đề bài 2.

- Yêu cầu h/s đọc mẫu.

- Câu" Buổi sớm, hôm nay lạnh cóng tay." cho ta biết điều gì về buổi sớm hôm nay?

- Yêu cầu h/s tự làm bài.

- Gọi h/s đọc câu của mình, sau đó chữa bài

? Em hãy nêu bộ phận trả lời cho câu hỏi thế nào?

?Bộ phận trả lời cho câu hỏi thế nào là từ chỉ gì?

c.Luyện tập về cách dùng dấu phẩy:

- Gọi h/s đọc đề bài 3.

- Gọi 2 h/s lên bảng thi làm bài nhanh, yêu cầu h/s cả lớp làm bài vào

Bài 1: Hãy tìm những từ ngữ thích hợp nói về đặc điểm của những nhân vật trong bài tập đọc đã học:

- Đáp án:

a. Mến: Dũng cảm, tốt bụng, sẵn sàng chia sẻ khó khăn với người khác, không ngần ngại khi cứu người,...

b. Anh Đom Đóm: Cần cù, chăm chỉ, chuyên cần, tốt bụng, có trách nhiệm,...

c. Anh Mồ Côi: Thông minh, tài trí, tốt bụng, biết bảo vệ lẽ phải,...

d. Người chủ quán: Tham lam, xảo quyệt, gian trá, dối trá, xấu xa,...

Bài 2: Đặt câu theo mẫu Ai thế nào để miêu tả

- Mẫu Ai thế nào? Về các sự vật được , trước sự vật được nêu.

- Đáp án:

a. Bác nông dân cần mẫn/ chăm chỉ/ ...

b. Bông hoa trong vườn tươi thắm/

rực rỡ...

c. Buổi sớm mùa đông thường rất lạnh/ gió lạnh...

Bài 3: Em có thể điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp nào trong các câu sau:

a.Ếch con ngoan ngoãn, chăm chỉ và thông minh.

b. Nắng cuối thu vàng ong, dù giữa

(25)

vở bài tập.

- Nhận xét.

? Khi nào em dùng dấu phẩy?

? Dùng dấu phẩy có tác dụng gì?

* GDBVMT: Giáo dục HS yêu cảnh đẹp thiên nhiên trên đất nước ta, từ đó thêm yêu quý môi trường xung quanh, có ý thức BVMT.

trưa cũng chỉ dìu dịu.

c. Trời xanh ngắt trờì cao, xanh như dòng sông trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây, hè phố.

3. HĐ Vận dụng, trải nghiệm : (5 phút)

*Củng cố, dặn dò:

- Nêu những từ chỉ đặc điểm?

- GV nhận xét tiết học.

- Về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.

- Tìm các từ chỉ đặc điểm của người và vật sau đó đặt các câu theo mẫu:

Ai thế nào?

- Suy nghĩ xem các dấu câu được sử dụng như thế nào, đặc biệt là dấu phẩy.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (NẾU CÓ)

………

………

_____________________________________________

Ngày giảng: Thứ năm ngày 30 tháng 12 năm 2021 TOÁN:

TIẾT 84: HÌNH VUÔNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận biết một số yếu tố (đỉnh, cạnh, góc) của hình vuông.

- Vẽ được hình vuông đơn giản (trên giấy kẻ ô vuông)

(26)

- Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác. Năng lực tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề. Mạnh dạn, tự tin trình bày ý kiến cá nhân, Mạnh dạn trình bày ý kiến cá nhân trước lớp. Tự giác thực hiện các nhiệm vụ học tập.

II.ĐỒ DÙNG GIẢNG DẠY:

- GV: Các mô hình có dạng h.vuông ; E ke để kiểm tra góc vuông, thước đo chiều dài. Phiếu HT (BT3)

- HS: SGK, e ke

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ Mở đầu (5 phút) : - Trò chơi: Bắn tên

(Kể tên các đồ vật có dạng hình chữ nhật và đặc điểm của hình chữ nhật)

- Tổng kết – Kết nối bài học

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

- HS tham gia chơi

- Lắng nghe - Mở vở ghi bài

2. HĐ Hình thành kiến thức mới (15 phút) Giới thiệu hình vuông

- Dán mô hình hình vuông lên bảng và giới thiệu: Đây là hình vuông ABCD.

- Mời 1HS lên bảng dùng ê ke để KT 4 góc của HV và dùng thước đo độ dài các cạnh rồi nêu kết quả đo được.

+ Em có nhận xét gì về các cạnh của hình vuông?

- Cả lớp quan sát mô hình.

- 1HS lên đo rồi chia sẻ kết quả.

- Lớp rút ra nhận xét:

+ Hình vuông ABCD có 4 góc đỉnh A, B, C, D đều là góc vuông.

+ Hình vuông ABCD có 4 cạnh đều bằng nhau : AB = BC = CD = DA.

(27)

-GVK L: Hình vuông có 4 góc vuông và có 4 cạnh bằng nhau.

+ Hãy tìm các hình ảnh xung quanh lớp học có dạng HV ?

- Yêu cầu học sinh tìm điểm giống và khác nhau của hình vuông và HCN

- Học sinh nhắc lại KL.

- Nhiều học sinh nhắc lại KL.

- Chiếc khăn mùi xoa, viên gạch hoa…

- Giống: Đều có 4 góc vuông

- Khác: HCN có 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau, còn hình vuông có 4 cạnh bằng nhau.

3. HĐ Luyện tập – Thực hành (15 phút):

- Nêu yêu cầu của bài toán và yêu cầu làm bài.

- GV nhận xét

?Lí do em xác định hình ABCD là hình chữ nhật mà không phải hình vuông?

- GV hỏi tương tự với các phần còn lại.

- Gv gọi HS nêu y/c bài toán . - Yêu cầu học sinh nêu lại cách đo độ dài đoạn thẳng cho trước sau đó làm bài

- GV nhận xét

- Tổ chức cho học sinh tự làm bài và kiểm tra vở học sinh - GV theo dõi học sinh làm bài

? Giải thích cách làm.

- Bài 1:

- HS dùng thước và ê ke kiểm tra từng hình sau dó báo cáo kết quả.

+ Hình ABCD là HCN không phải hình vuông.

+ Hình MNPQ không phải là hình vuông vì các góc không vuông

+ Hình EGHI là hình vuông vì có 4 góc vuông và 4 cạnh bằng nhau

Bài 2:

+ Hình ABCD có độ dài cạnh là 3 cm + Hình MNPQ có độ dài cạnh là 4 cm

Bài 3: Kẻ thêm 1 đoạn thằng để được hình vuông

(28)

- GV nhận xét

4. HĐ Vận dụng, trải nghiệm ( 4 phút)

- Yêu cầu học sinh vẽ hình như SGK vào vở, sau đó đổi vở để kiểm tra

Bài 4: Vẽ theo mẫu

* Củng cố - dặn dò

- Yêu cầu học sinh nhắc lại đặc điểm của hình vuông

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau

- Nhận xét tiết học

- Về nhà tập vẽ các hình vuông có kích thước do mình tự chọn.

- Vẽ thêm các hình tam giác, tứ giác và đo độ dài các cạnh của nó.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (NẾU CÓ)

………

………

Tâp viết

TIẾT 17: ÔN CHỮ HOA N I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Viết đúng chữ hoa N (1 dòng); Q, Đ (1dòng).Viết đúng tên riêng Ngô Quyền (1dòng) .Viết câu ứng dụng: Đường vô xứ Nghệ... Non xanh nước biếc... (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.

- Chữ viết rõ ràng, đều nét, thẳng hàng.

- Cẩn thận, tỉ mỉ. Năng lực tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề. Chăm học, trách nhiệm

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 2. Học sinh: Bảng con, vở Tập viết

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

HĐ CỦA GIÁO VIÊN HĐ CỦA TRÒ

(29)

1. HĐ Mở đầu (5 phút) - Học sinh luyện viết chữ

- Giới thiệu bài mới - Ghi đầu bài lên bảng.

- Hát: Chữ đẹp nết càng ngoan - Lê Lợi

2.HĐ Hình thành kiến thức mới: 10 phút

*Hoạt động cả lớp:

a. Luyện viết chữ hoa:

- HS tìm các chữ hoa có trong bài - GV viết mẫu, nhắc lại cách viết từng chữ

- HS tập viết các chữ hoa trên bảng con b. HS viết từ ứng dụng:

- HS đọc từ ứng dụng: Ngô Quyền

=> Ngô Quyền là một vị anh hùng của dân tộc ta năm 938 ông đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng …

+ Gồm mấy chữ, là những chữ nào?

+ Trong từ ứng dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào?

-Viết bảng con.

- GV lưu ý HS cách viết khoảng cách giữa các chữ, độ cao các con chữ.

- HS luyện viết trên bảng con. ( 2 lần) - GV nhận xét uốn nắn.

c. HS viết câu ứng dụng : - HS đọc câu ứng dụng

- GV giúp HS hiểu ý nghĩa câu ứng dụng:

Ca ngợi phong cảnh xứ Nghệ An đẹp như tranh vẽ.

- HS nêu những con chữ viết hoa trong

(30)

câu ca dao?

- HS tập viết trên bảng con các chữ : Đường, Non

3. HĐ Luyện tập – Thực hành: 15 phút - Gv nêu yêu cầu viết

- HS viết bài vào vở - Gv theo dõi uốn nắn - Gv chấm khoảng 5 bài

- Nhận xét chung bài viết để lớp rút kinh nghiệm

+ Viết 1 dòng chữ hoa N + 1 dòng chữa Q, Đ

+ 1 dòng tên riêng Ngô Quyền

+ 1 lần câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ

4. HĐ Vận dụng, trải nghiệm: 5 phút - Giáo viên hướng dẫn học sinh chơi trò chơi Truyền điện:

- Tìm thêm những câu ca dao, tục ngữ tả cảnh đẹp quê hương

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương

*Củng cố - dặn dò

- Nhận xét chữ viết của học sinh .

- Dặn hs về viết phần bài ở nhà - Gv nhận xét tiết học.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (NẾU CÓ)

………

………

Chính tả

TIẾT 34: ÂM THANH THÀNH PHỐ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

(31)

- Nghe - viết đúng chính tả; trình bày đúng hình thức văn xuôi.

- Rèn kĩ năng viết, trình bày đúng hình thức. Làm được bài tập phân biệt vần ui/ uôi. Làm đúng bài tập chính tả phương ngữ.

- Cẩn thận, tỉ mỉ. Năng lực tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề. Chăm học, trách nhiệm

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 2. Học sinh: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ Mở đầu (3 phút)

- Hát: “Chữ đẹp nết càng ngoan”.

- Nêu nội dung bài hát.

- Trưởng ban học tập tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: “Viết đúng viết nhanh”: Một số học sinh thi tìm và viết tiếng có chứa âm đầu là x/s

- Lắng nghe.

- Mở sách giáo khoa.

2. HĐ Hình thành kiến thức mới: 8 phút a. Hướng dẫn HS chuẩn bị

- GV đọc bài 1 lần

- 2 HS đọc lại đoạn thơ cần viết

- Hướng dẫn HS nắm nội dung đoạn văn + Bài chính tả nói về ai?

+ Hải cảm thấy như thế nào khi nghe nhạc?

+ Đoạn văn có mấy câu?

+ Trong đoạn văn có những chữ nào viết hoa?

- HS viết từ khó vào giấy nháp

+ Nói về Hải

+ Anh cảm thấy dễ chịu và bớt căng thẳng đầu óc.

+ 3 câu

+ Các chữ đầu đoạn, đầu câu, tên người, tên địa danh ...

- Mỗi dịp, Hải, Cẩm Phả, Bét – tô –

(32)

*Kết luận: Nhắc học sinh tập trung để viết cho đúng

ven, pi – a – nô,...

3. HĐ Luyện tập - Thực hành: 15 phút - Giáo viên nhắc học sinh những vấn

đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chữ đầu câu viết hoa lùi vào 1 ô, quan sát kĩ từng chữ trên bảng, đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng, đẹp, nhanh; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định.

- Cho học sinh viết bài.

Lưu ý: Tư thế ngồi, cách cầm bút và tốc độ viết.

- Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo.

- Giáo viên đánh giá, nhận xét 5 - 7 bài.

- Nhận xét nhanh về bài làm của học sinh.

- Dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực.

- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau

4. HĐ Vận dụng, trải nghiệm (10 phút )

*Hoạt động cá nhân:

- 1 HS nêu yêu cầu

- HS làm VBT - 1 HS làm bài trên bảng

- Nhiều HS nêu bài làm của mình - HS nhận xét- GV nhận xét - 2 HS đọc lại bài làm

*Hoạt động nhóm:

Bài 2. Điền vào chỗ trống: ui/ uôi + ui : cúi , cặm cụi , bụi , bùi , dụi mắt , đui , đùi , lùi , tủi thân …

+ uôi : tuổi trẻ , chuối , buổi , cuối , đuối , nuôi , muỗi , suối …

Bài 3.

+ giống, gốc rạ, giảng giải

(33)

- 1 HS nêu yêu cầu - 2 nhóm thi tiếp sức

- Lớp nhận xét, bình chọn, bổ sung.

- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.

* Củng cố, dặn dò:

- Gv nhận xét giờ

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (NẾU CÓ)

………

………

______________________________________________

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 31 tháng 12 năm 2021 Toán

TIẾT 85: CHU VI HÌNH CHỮ NHẬT I. MỤC TIÊU

- Nhớ qui tắc tính chu vi hình chữ nhật và vận dụng để tính được chu vi hình chữ nhật (biết chiều dài, chiều rộng).

- Kĩ năng giải toán có nội dung liên quan đến tính chu vi hình chữ nhật.

- Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác. Mạnh dạn trình bày ý kiến cá nhân trước lớp.

Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

II. CHUẨN BỊ

GV: Thước kẻ, phấn màu, giáo án điện tử HS: Vở ô li

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ mở đầu (3 phút):

- Trò chơi: Hái hoa dân chủ - Giáo viên đưa ra yêu cầu:

+ Hình vuông có bao nhiêu góc vuông?

+ 4 cạnh của hình vuông như thế nào?

+ Hình chữ nhật có mấy góc vuông?

(34)

- Tổng kết – Kết nối bài học.

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

2. HĐ hình thành kiến thức mới (15 phút):

Xây dựng quy tắc tính chi vi hình chữ nhật

- GV nêu bài toán

- Yêu cầu HS tính chu vi của hình tứ giác đó

- HS báo cáo kết quả - HS nêu cách làm bài

- Gv giới thiệu vào bài toán tính chu vi hình chữ nhật

- GV vẽ hình chữ nhật ABCD lên bảng

- Yêu cầu HS nêu độ dài các cạnh của hình chữ nhật ABCD

- HS nêu cách tính chu vi hình chữ nhật ABCD

GV: Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta lấy chiều dài cộng với chiều rộng rồi nhân với 2

- Yêu cầu HS hoàn thiện bài giải tính chu vi hình chữ nhật ABCD vào giấy nháp

- Gv lưu ý HS cách trình bày và khi thực hiện phép tính phải cùng đơn vị

Cho hình tứ giác MNPQ với kích thước như hình vẽ. Tính chu vi hình tứ giác đó.

Chu vi hình tứ giác MNPQ là : 4 + 3 + 2 + 5 = 14 ( đm ) Đ/s: 14 dm

Bài toán:

Cho hình chữ nhật ABCD có chiều dài 4 dm, chiều rộng 3 dm. Tính chu vi hình chữ nhật đó .

AD = BC ; AB = DC 4 + 3 + 4 + 3 = 14 ( dm ) ( 4 + 3 ) x 2 = 14 ( dm )

Bài giải Chu vi hình chữ ABCD là : ( 4 + 3 ) x 2 = 14 ( dm ) Đáp số : 14 dm

M

P

Q N

4 dm

3 dm

5 dm

2 dm

A 4dm B

3dm D C

(35)

đo.

3.Hoạt động luyện tập, thực hành (15 phút)

Hướng dẫn HS làm bài tập - 1 HS nêu yêu cầu

- HS làm bài vào vở - 2 HS làm bài trên bảng - Chữa bài :

+ Nhận xét bài trên bảng + Dưới lớp đổi chéo vở + Giải thích cách làm bài

+ Yêu cầu HS nêu lại cách tính chu vi hình chữ nhật

GV: Lưu ý cách tính chu vi hình chữ nhật.

- 1 HS nêu yêu cầu

? Bài cho biết gì ? Hỏi gì ? - HS làm bài cá nhân - 1 HS làm bài lên bảng - Chữa bài :

+ Nhận xét Đ-S

+ Dưới lớp đọc bài làm

+ Yêu cầu HS giải thích cách làm bài + Nêu cầu lời giải khác

GV: Lưu ý dạng toán có lời văn liên quan đến yếu tố hình học

- 1 HS nêu yêu cầu

- 1 HS đọc lại các câu trả lời

? Trước khi lựa chọn ý đúng em phải làm gì ? ( phải tính chu vi mỗi hình và so sánh )

- HS làm bài cá nhân

- HS báo cáo miệng kết quả- GV ghi nhanh kết quả lên bảng

- Chữa bài :

Bài 1. Tính chu vi hình chữ nhật có : a) Chiều dài 10 cm, chiều rộng 5cm

Bài giải Chu vi hình chữ nhật đó là : ( 10 + 5 ) x 2 = 30 ( cm ) Đ/s : 30 cm

Bài 2. Tóm tắt Mảnh đất có chiều dài: 35 m Chiều rộng : 20 m Chu vi mảnh đất : ... m?

Bài giải Chu vi mảnh đất đó là : ( 35 + 20 ) x 2 = 110 ( m ) Đ/ s : 110 m

Bài 3. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:

Khoanh vào ý C

(36)

+ Nhận xét bài trên bảng + Giải thích cách làm bài + Dưới lớp đổi chéo vở + Giải thích cách làm bài

GV: Lưu ý vận dụng cách tính chu vi hình chữ nhật để giải các bài toán khác nhau

4. HĐ vận dụng, trải nghiệm (3 phút)

- Tính chu vi hình chữ nhật biết chiều dài là 4cm, chiều rộng 2cm.

- 2 HS nhắc lại đặc điểm của hình vuông

* Củng cố – Dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Hs thực hiện

IV. ĐI U CH NH SAU BÀI D Y:Ề

...

...

Tập làm văn:

TIẾT 17: VIẾT VỀ THÀNH THỊ, NÔNG THÔN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Viết được một bức thư ngắn cho bạn ( khoảng 10 câu) để kể những điều đã biết về thành thị, nông thôn.

- Biết trình bày đúng, viết thành câu, dùng từ đúng.

- GD Hs yêu cuộc sống xung quanh. Năng lực tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề. Mạnh dạn, tự tin trình bày ý kiến cá nhân, Mạnh dạn trình bày ý kiến cá nhân trước lớp. Tự giác thực hiện các nhiệm vụ học tập.

*GD BVMT: Giáo dục ý thức tự hào về cảnh quan môi trường trên các vùng đất quê hương.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

(37)

- Giáo viên: Giáo án điện tử, PHTM.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. HĐ Mở đầu. (3 phút) - Trò chơi: Bắn tên

(Yêu cầu kể những điều mình biết về nông thôn (thành thị)).

- Tổng kết TC - Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới - Ghi đầu bài lên bảng

- HS tham gia trò chơi.

- Lắng nghe.

- Mở SGK 2. HĐ Luyện tập - Thực hành: (30 phút)

- 1 HS đọc yêu cầu của bài - HS quan sát quy trình mẫu của một bức thư

- 1 HS khá nói mẫu đoạn đầu của lá thư

* Câu hỏi gợi ý:

+ Em cần viết thư cho ai?

+ Em viết thư kể về thành thị hay nông thôn?

+ Mục đích chính của thư là gì?

- Yêu cầu nhắc lại cách trình bày một bức thư.

- Treo bảng phụ có sẵn hình thức viết thư.

- Quan sát, gợi ý cách viết cho những HS còn lúng túng.

- Đánh giá, nhận xét kết quả làm

Bài tập:Dựa vào bài tập văn miệng ở tuần 16, em hãy viết một bức thư ngắn (khoảng 10 câu) cho bạn, kể những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn.

Bài làm

Hạ Long, ngày ...

Mai Lan yêu quý!

Lâu rồi mình chưa nhận được thư của cậu, mình nhớ cậu lắm. Dạo này cậu có khỏe không? Việc học tập của cậu vẫn tốt chứ?

Mình và các bạn ngoài này vẫn khỏe.

Mai Lan yêu quý! Kì nghỉ hè vừa qua, mình được bố mẹ cho về quê thăm ông bà ngoại ở Thái Bình. Quê mình là một quê lúa. Phong cảnh ở quê mình thật đẹp. Những cánh đồng lúa rộng mênh mông, bát ngát và xanh mơn mởn. Trông xa cả cánh đồng như một tấm thảm xanh khổng lồ. Mỗi khi có cơn gió thổi qua, những cây lúa đung đưa theo làn gió như một làn sóng biển. Trên cánh đồng thỉnh

(38)

bài của HS.

- Nhận xét nhanh trước lớp.

- Gọi 1 số Hs có bài viết tốt chia sẻ kết quả trước lớp.

- GV nhắc nhở HS trình bày lá thư đúng thể thức, nội dung hợp lí

thoảng lại có những chú trâu thung thăng gặm cỏ. Dẫn vào trong làng là một con đường bê tông ngoằn ngoèo như như một dải lụa mềm mại. Thấp thoáng sau những lùm cây là những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi. Ở đây, nhà ai cũng có một vườn cây ăn quả thật là rộng. Mình thích nhất là mỗi lần về quê được cùng các anh chị vui đùa dưới ánh trăng thật là vui. Khi nào có điều kiện mình mời cậu về quê mình chơi nhé. Thôi mình dừng bút đây. Mình chúc cậu mạnh khoẻ, học giỏi.

Nhớ viết thư cho mình nhé!

Bạn của cậu

Thu Huệ.

Giáo dục BVMT: Giáo dục ý thức tự hào về cảnh quan môi trường trên các vùng quê hương.

3. HĐ Vận dụng, trải nghiệm : (5 phút)

* Củng cố - dặn dò - Nhận xét tiết học

- Về nhà hoàn thành bức thư (nếu chưa xong) hoặc chỉnh sửa lại bức thư cho hoàn chỉnh hơn, hay hơn.

- Viết 1 bức thư cho bạn kể về cảnh đẹp của quê hương mình.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (NẾU CÓ)

………

………

SINH HOẠT A. KĨ NĂNG SỐNG ( 20’)

Bài 9: KĨ NĂNG LÀM THỦ LĨNH I. YÊU C U C N Đ TẦ

(39)

- Hiểu được tầm quan trọng của việc thủ lĩnh. Trình bày và thực hành được các kĩ năng giúp làm thủ lĩnh hiệu quả.

- Biết vận dụng điều đã học vào thực tế hàng ngày.

- Yêu thích môn h c. ọ Hs m nh d n, ạ ạ GD h c sinh tôn tr ng lu t giaoọ ọ ậ thông.

II. Đ DUNG D Y H C:Ô O

- GV: SGV th c hành kỹ năng s ng.ự ố - HS: SGK th c hành kỹ năng s ng.ự ố III. Các hoạt động dạy - học:

HO T Đ NG C A GV HO T Đ NG C A HS

1. HĐ m đ u ( 2 phut )ơ â

- Tầm quan trọng của lắng nghe và chia sẻ?

- Khi lắng nghe cần có hành động và thái độ thế nào?

- Nhận xét, đánh giá.

2. HĐ hinh thanh ki n th c m i ( 10 ê ư ơ phut )

HĐ 1. Tìm hiểu về cách làm việc nhóm Đọc truyện: Ai làm thủ lĩnh rừng xanh.

- GV yêu cầu HS đọc truyện.

- Yêu cầu HS thảo luận:

BT1: Rút ra bài học nhóm từ câu chuyện trên?

BT2: HS làm bài tập trong SGK/17 - Chốt ý đúng

BT3: Tổ chức cho HS chơi trò chơi

BT4: Viết kinh nghiệm của bản thân giúp em làm thủ lĩnh hiệu quả.

- Chốt ý đúng.

BT5: Em cùng các bạn lập kế hoạch tập văn nghệ cho nhóm nhân dịp kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

3. HĐ luy n t p, th c hanh ( 5 phut )ê â ư HĐ 2: Bài học

- Nêu ndung bài học và những điều nên tránh.

HĐ3: Đánh giá nhận xét.

- HS tự đánh giá vào bảng/19 - GV đánh giá HS.

4. HĐ v n d ng, tr i nghi m ( 3 phut )â u a ê

- HS nêu.

- HS đọc truyện.

- HS thảo luận nhóm 4

- HS làm bài tập trong SGK - HS tham gia trò chơi.

- Viết kinh nghiệm và nêu trước lớp.

- HS trong nhóm lập kế hoạch.

- HS nêu

(40)

- Em cần làm gì để làm thủ lĩnh hiệu quả.

- Vận dụng vào học tập, làm việc hàng ngày.

* C ng c - D n dò:ủ - Nhận xét tiết học.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

SINH HO T Ạ B. SINH HO T L P : (20')Ạ

TU N 17Ầ I. YÊU C U C N Đ TẦ

- Đánh giá k t qu tình hình h c t p trong tu n, nh n xét u đi m ế ả ọ ậ ầ ậ ư ể c a l p. Tuyên dủ ớ ương HS có ti n b , nh c nh nh ng b n còn y u. Th c ế ộ ắ ở ữ ạ ế ự hi n v sinh cá nhân.ệ ệ

- HS n m đắ ược phương hướng tu n t i.ầ ớ

- Hs m nh d n, ạ ạ GD h c sinh tôn tr ng lu t giaoọ ọ ậ thông . II. CHU N B C A GIÁO VIÊN VÀ H C SINH:Ẩ Ị Ủ O

- GV, HS: S ghi chép, theo dõi ho t đ ng c a HS tu n qua.ổ ạ ộ ủ ầ - M t s ti t m c văn ngh .ộ ố ế ụ ệ

III. HO T Đ NG CH Y UẠ Ủ Ế A. Hát t p th :â

B. Đánh giá th c hi n nhi m v tu n 17:ư ê ê u â

* L p trơ ương sinh ho t ạ

1. Sinh ho t trong t (4 t trạ ổ ổ ưởng đi u hành t ), ề ổ thành viên góp ý.

2. L p phó h c t p báo cáo tình hình h c t p c a l p:ớ ọ ậ ọ ậ ủ ớ 3. L p trớ ưởng báo cáo tình hình ho t đ ng chung c a l p: ạ ộ ủ ớ

5. Giáo viên ch nhi m đánh giá tình hình th c hi n nhi m v c a l pủ ệ ự ệ ệ ụ ủ ớ tu n 17.ầ

u đi m Ư

* N n n pề ê : Th c hi n t t m i n n p: ự ệ ố ọ ề ế

* H c t p: ọ â - L p h c đ u, đúng gi .ớ ọ ề ờ

(41)

- Trong l p chú ý nghe gi ng xây d ng bài. ớ ả ự T n t :ồ ạị

- M t s HS ch a chú ý h c bài nhà, ch vi t c u th , đ c còn ch m nh ộ ố ư ọ ở ữ ế ẩ ả ọ ậ ư b n: ...ạ ...

- Trong l p còn 1 s b n nói chuy n riêng: ớ ố ạ ệ

………

C. Tri n khai nhi m v tr ng tâm tu n 18ể ê u ọ â - Duy trì các n n p đã có.ề ế

- H c bài và làm bài nhà đ y đ .ọ ở ầ ủ

- Các t ti p t c hoàn thành nhi m v c a mình.ổ ế ụ ệ ụ ủ - Th c hi n t t công tác phòng d ch Covid-19.ự ệ ố ị

* Binh các t lam t t nhi m v , cá nhân xu t s c:ổ ê u ấ ắ - T : ổ

- Cá nhân: ………

D. Sinh ho t t p th :ạ â

- C l p tham gia trò ch i: Ong đ t.ả ớ ơ ố

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO Mở rộng quan hệ quốc tế.. Việt Nam – Trung

*Trong tự nhiên, chim sống theo đàn hay cặp. Chúng thường biết

Gà Trống

Trường: Tiểu học Kim Đồng Trường: Tiểu học Kim Đồng.. Đông Triều – Quảng Ninh Đông Triều –

Bài thơ cho chúng ta thấy sự thương nhớ, lòng biết ơn sâu sắc của gia đình em bé đối với người liệt sĩ đã. hi sinh vì

Một số học sinh chen lấn, xô đẩy như vậy làm ồn ào, gây cản trở cho việc biểu diễn văn nghệ.. Như thế làm mất trật

a/ Trong gìơ sinh hoạt đầu tuần của toàn trường ,em đang chăm chú nghe cô hiệu trưởng nói thì một bạn ngồi cạnh hỏi chuyện em .Em hãy dùng hình thức câu hỏi để nói với

- Biết nhắc nhở bạn bè phải đoàn kết, thân ái, giúp đỡ nhau trong học tập và trong vui chơi.. - Đoàn kết, thân ái với bạn bè